BỘ TÀI CHÍNH | CỘNG HOÀ XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM |
Số: 07-TC/TCT | Hà Nội, ngày 30 tháng 3 năm 1992 |
Căn cứ vào các Luật thuế, các Pháp luật thuế hiện hành của Việt Nam;
Căn cứ vào Luật đầu tư nước ngoài tại Việt Nam; Bộ Tài chính hướng dẫn tạm thời chế độ thuế đối với nhà thầu phụ nước ngoài hoạt động, sản xuất kinh doanh tại Việt Nam theo các hợp đồng chia sản phẩm dầu khí như sau:
Các quy định văn bản này áp dụng cho các tổ chức và cá nhân nước ngoài hoạt động tại Việt Nam với tư cách là Nhà nước phụ cho các Nhà thầu trong các hợp đồng chia sản phẩm dầu khí theo Luật đầu tư nước ngoài tại Việt Nam.
Trong trường hợp giữa nước chủ nhà của Nhà thầu phụ và nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam có ký kết các Hiệp định liên quan đến các quy định của văn bản này thì sẽ áp dụng theo Hiệp định đó.
Theo quy định tại văn bản này thì các thuật ngữ dưới đây được hiểu như sau:
1. "Nhà thầu" là tổ chức kinh tế, và cá nhân nước ngoài tiến hành hoạt động dầu khí trên cơ sở hợp đồng chia sản phẩm dầu khí theo Luật đầu tư nước ngoài tại Việt Nam.
2. "Nhà thầu phụ" là tổ chức kinh tế và cá nhân nước ngoài ký kết hợp đồng với Nhà thầu thực hiện một phần nghĩa vụ công việc của Nhà thầu trong hợp đồng chia sản phẩm dầu khí theo Luật đầu tư nước ngoài tại Việt Nam.
3. "Hợp đồng chia sản phẩm dầu khí" là văn bản ký kết giữa Petro Việt Nam là Nhà thầu để tiến hành hoạt động dầu khí theo Luật đầu tư nước ngoài tại Việt Nam.
Theo các Luật và Pháp lệnh thuế hiện hành thì Nhà thầu phụ có trách nhiệm nộp các loại thuế sau:
1. Thuế doanh thu,
2. Thuế lợi tức,
3. Thuế thu nhập cá nhân,
4. Thuế xuất nhập khẩu,
5. Các loại thuế khác.
1. Các loại thuế được nêu tại mục III của văn bản này chỉ áp dụng đối với các doanh thu, lợi tức và thu nhập phát sinh tại Việt Nam theo hợp đồng ký kết giữa Nhà thầu và Nhà thầu phụ.
2. Để thuận lợi cho việc tính toán và thu nộp thuế lợi tức và thuế doanh thu thì thuế lợi tức và thuế doanh thu được quy định tính gộp thành một mức thuế chung theo tỷ lệ phần trăm (%) trên giá trị của từng loại hợp đồng theo biểu sau:
Loại hình Mức thuế
1. Dịch vụ tàu khoan 4%
2. Dịch vụ carota 4%
3. Dịch vụ kỹ thuật trên giàn khoan 4%
4. Dịch vụ tàu địa chấn, tàu địa chất công trình 4%
5. Dịch vụ cung ứng vật tư, hoá phẩm, lao động 8%
Trong đó dịch vụ choòng khoan, cần khoan, ống chống 4%
6. Các loại dịch vụ dầu khí khác 4%
Đối với các hợp đồng trọn gói bao gồm nhiều loại ngành, nghề theo phân loại của biểu này thì mức thuế được xác định theo giá trị khối lượng công việc nào chiếm chủ yếu (trên 50%) trong giá trị hợp đồng.
3. Thuế thu nhập cá nhân được áp dụng theo Pháp lệnh thuế thu nhập đối với người có thu nhập cao và các văn bản hướng dẫn của Bộ Tài chính.
4. Thuế xuất, nhập khẩu được áp dụng theo Luật thuế xuất, nhập khẩu.
5. Các loại thuế khác được áp dụng theo các quy định hiện hành.
1. Đối tượng nộp thuế.
Petro Việt Nam (Tổng công ty dầu khí Việt Nam) là đơn vị được Bộ Tài chính uỷ quyền chịu trách nhiệm thu, nộp các loại thuế được quy định tại văn bản này cho ngân sách Nhà nước.
Nhà thầu phụ là đối tượng thuế được quy định tại văn bản này.
a. Đối với thuế doanh thu và thuế lợi tức (được xác định bằng mức thuế gộp được nêu tại điểm IV.2 của văn bản này):
- Trong vòng 10 ngày kể từ ngày hợp đồng được ký kết giữa Nhà thầu và Nhà thầu phụ. Nhà thầu có trách nhiệm gửi bản sao hợp đồng cho Petro Việt Nam.
- Trong vòng 5 ngày kể từ ngày nhận được hợp đồng, Petro Việt Nam có trách nhiệm gửi bản sao hợp đồng (bằng tiếng Việt) cho cơ quan thuế (Cục thuế) địa phương nơi Petro Việt Nam đặt trụ sở chính kèm theo tờ khai đăng ký nộp thuế (theo mẫu đính kèm).
- Trong vòng ba ngày kể từ ngày nhận được bản sao hợp đồng và tờ khai nộp thuế, cơ quan thuế địa phương có trách nhiệm ra thông báo nộp thuế cho Petro Việt Nam.
- Căn cứ vào thông báo này, trong vòng 3 ngày, Petro Việt Nam có trách nhiệm thông báo cho Nhà thầu biết số thuế phải nộp.
- Trong vòng 10 ngày kể từ ngày nhận được thông báo của Petro Việt Nam, Nhà thầu có trách nhiệm nộp số tiền thuế được ấn định cho Petro Việt Nam trước khi chuyển tiền cho Nhà thầu phụ.
- Vào ngày cuối cùng của hàng tháng, Petro Việt Nam có trách nhiệm chuyển toàn bộ số thuế đã nhận được trong tháng vào ngân sách Nhà nước.
b. Đối với thuế thu nhập cá nhân:
- Căn cứ vào từng hợp đồng được ký giữa Nhà thầu và Nhà thầu phụ, Nhà thầu có trách nhiệm thông báo cho Petro Việt Nam biết số lao động người Việt Nam và người nước ngoài làm việc cho Nhà thầu phụ kèm theo số thu nhập được hưởng của từng người trong thời gian làm việc.
- Căn cứ vào thông báo này trong vòng 2 ngày Petro Việt Nam có trách nhiệm thông báo cho Cục thuế địa phương nơi đóng trụ sở chính kèm theo tờ khai đăng ký nộp thuế.
- Trong vòng 2 ngày kể từ ngày nhận được thông báo và tờ khai, cơ quan thuế có trách nhiệm tính và thông báo số thuế phải nộp với Petro Việt Nam.
- Căn cứ vào thông báo này, Petro Việt Nam thông báo cho nhà thầu biết và trong vòng 10 ngày kể từ khi nhận được thông báo của Petro Việt Nam, nhà thầu có trách nhiệm nộp số tiền thuế được ấn định cho Petro Việt Nam.
- Hàng tháng Petro Việt Nam có trách nhiệm nộp số thuế nhận được trong tháng vào Ngân sách Nhà nước.
c. Đối với thuế xuất nhập khẩu và các loại thuế khác:
Theo các quy định hiện hành.
3. Toàn bộ số thuế phải nộp theo quy định của văn bản này đều được coi là chi phí được thu hồi của Nhà thầu trong hợp đồng chia sản phẩm giữa Petro Việt Nam và Nhà thầu.
VI. XỬ LÝ VI PHẠM VÀ KHEN THƯỞNG
1. Việc xử lý vi phạm các quy định tại văn bản này được thực hiện theo các quy định hiện hành.
2. Petro Việt Nam được hưởng một khoản thù lao tính bằng 0,5% số thuế thu được vào Ngân sách Nhà nước.
Văn bản này có hiệu lực đối với các hợp đồng chia sản phẩm ký sau ngày 1-7-1991. Trong quá trình thực hiện nếu có gì vướng mắc, đề nghị cơ quan và đơn vị liên quan kịp thời phản ảnh để Bộ Tài chính xem xét, bổ sung và hướng dẫn sửa đổi.
| Phan Văn Dĩnh (Đã Ký) |