- 1 Law No.01/2002/QH11 of December 16, 2002 state budget Law
- 2 Decree No. 21/2012/ND-CP of March 21, 2012, on management of seaports and navigable channels
- 3 Joint circular No. 21/2013/TTLT-BGTVT-BTNMT of August 22, 2013, guiding the management of and environmental protection in inland waterway navigation activities
- 4 Decree No. 179/2013/ND-CP dated November 14, 2013, on the sanction of administrative violations in the domain of environmental protection
BỘ QUỐC PHÒNG | CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM |
Số: 11/2016/TT-BQP | Hà Nội, ngày 24 tháng 02 năm 2016 |
Căn cứ Luật Giao thông đường thủy nội địa ngày 15 tháng 6 năm 2004; Luật sửa đổi, bổ sung một số Điều của Luật Giao thông đường thủy nội địa ngày 17 tháng 6 năm 2014;
Căn cứ Nghị định số 35/2013/NĐ-CP ngày 22 tháng 4 năm 2013 của Chính phủ quy định về chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của Bộ Quốc phòng;
Xét đề nghị của Tổng Tham mưu trưởng,
Bộ trưởng Bộ Quốc phòng ban hành Thông tư quy định tiêu chí phân loại cảng, công bố danh Mục cảng thủy nội địa; phân cấp kỹ thuật, tiêu chuẩn phân cấp kỹ thuật cảng thủy nội địa, tiêu chuẩn của bến thủy nội địa và quản lý hoạt động đối với cảng, bến thủy nội địa thuộc thẩm quyền quản lý của Bộ Quốc phòng.
Thông tư này quy định các nội dung sau:
1. Tiêu chí phân loại cảng, công bố danh Mục cảng thủy nội địa; phân cấp kỹ thuật, tiêu chuẩn phân cấp kỹ thuật cảng thủy nội địa; tiêu chuẩn bến thủy nội địa thuộc thẩm quyền quản lý của Bộ Quốc phòng.
2. Công tác quy hoạch, quyết định chủ trương đầu tư xây và quản lý, khai thác, hoạt động đối với cảng, bến thủy nội địa thuộc thẩm quyền quản lý của Bộ Quốc phòng.
3. Việc quản lý cảng, bến thủy nội địa trong vùng nước cảng biển thực hiện theo quy định của Thông tư này.
Thông tư này áp dụng đối với cơ quan, đơn vị, tổ chức, cá nhân Việt Nam, tổ chức, cá nhân nước ngoài có liên quan đến phân loại cảng, công bố danh Mục cảng thủy nội địa; phân cấp kỹ thuật, tiêu chuẩn phân cấp kỹ thuật cảng thủy nội địa, tiêu chuẩn của bến thủy nội địa và quản lý hoạt động đối với cảng, bến thủy nội địa thuộc thẩm quyền quản lý của Bộ Quốc phòng.
Trong Thông tư này, các từ ngữ dưới đây được hiểu như sau:
1. Cảng, bến thủy nội địa thuộc thẩm quyền quản lý của Bộ Quốc phòng là cảng, bến thủy nội địa chuyên dùng phục vụ cho quốc phòng để phương tiện thủy neo đậu, cơ động bộ đội, binh khí, khí tài (BKKT), xếp dỡ hàng hóa và thực hiện dịch vụ hỗ trợ khác; có vùng đất, vùng nước cảng, bến; gồm cảng tổng hợp, cảng hàng hóa, cảng chuyên dùng, được phân thành cảng loại I, loại II, loại III và bến tổng hợp, bến chuyên dùng, bến hàng hóa, bến hành khách (nếu có).
2. Vùng đất cảng, bến thủy nội địa thuộc thẩm quyền quản lý của Bộ Quốc phòng được giới hạn để xây dựng vành đai an toàn, công trình cảng, kho, bãi, nhà xưởng, trụ sở nhà Điều hành, cơ sở dịch vụ, hệ thống giao thông, thông tin liên lạc, điện, nước và các công trình phụ trợ khác.
3. Vùng nước cảng, bến thủy nội địa thuộc thẩm quyền quản lý của Bộ Quốc phòng được giới hạn để thiết lập vùng kiểm soát an ninh, vùng nước trước cầu cảng, bến vùng quay trở, khu neo đậu, khu chuyển tải, khu hạ tải, khu tránh bão.
4. Cảng tổng hợp là cảng có khả năng thực hiện nhiều nhiệm vụ khác nhau.
5. Cảng, bến chuyên dùng là cảng, bến thủy nội địa dùng để xếp, dỡ hàng hóa, vật tư phục vụ sản xuất hoặc đóng mới, sửa chữa phương tiện thủy nội địa, tàu biển làm nhiệm vụ quốc phòng và phòng chống lụt bão, tìm kiếm cứu nạn.
6. Phương tiện thủy là các loại tàu thuyền hoạt động trên mặt nước và dưới mặt nước bao gồm tàu thuyền quân sự, phương tiện thủy nội địa, tàu biển Việt Nam và phương tiện thủy nước ngoài, trong đó:
a) Tàu thuyền quân sự nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam (tàu thuyền quân sự) là tàu thuyền hoạt động trên mặt nước hoặc dưới mặt nước được biên chế tại các đơn vị thuộc Bộ Quốc phòng theo quyết định của Bộ Tổng Tham mưu;
b) Phương tiện thủy nội địa là tàu, thuyền và các cấu trúc nổi khác, có động cơ hoặc không có động cơ chuyên hoạt động trên đường thủy nội địa;
c) Tàu biển Việt Nam là tàu biển đã được đăng ký trong sổ đăng ký tàu biển quốc gia Việt Nam hoặc từ khi được cơ quan đại diện ngoại giao hoặc cơ quan lãnh sự của Việt Nam ở nước ngoài cấp giấy phép tạm thời mang cờ quốc tịch Việt Nam;
d) Phương tiện thủy nước ngoài là phương tiện thủy nội địa, tàu biển do nước ngoài cấp giấy chứng nhận đăng ký.
7. Thuyền viên là người làm việc theo chức danh quy định trên phương tiện không có động cơ trọng tải toàn phần trên 15 tấn hoặc phương tiện có động cơ tổng công suất máy chính trên 15 sức ngựa hoặc phương tiện có sức chở trên 12 người.
Chức danh thuyền viên trên phương tiện bao gồm thuyền trưởng, thuyền phó và các chức danh khác được cơ quan chức năng có thẩm quyền quy định đối với từng loại phương tiện thủy.
8. Thuyền trưởng là chức danh của người chỉ huy cao nhất trên phương tiện không có động cơ trọng tải toàn phần trên 15 tấn hoặc phương tiện có động cơ tổng công suất máy chính trên 15 sức ngựa hoặc phương tiện có sức chở trên 12 người.
9. Người lái phương tiện là người trực tiếp Điều khiển phương tiện không có động cơ trọng tải toàn phần đến 15 tấn hoặc phương tiện có động cơ tổng công suất máy chính đến 15 sức ngựa hoặc phương tiện có sức chở đến 12 người.
10. Bộ phận Điều độ cảng, bến thủy nội địa là đơn vị trực thuộc hải đoàn, lữ đoàn, sư đoàn và tương đương cử ra để Điều độ tại cảng, bến thủy nội địa.
11. Đơn vị quản lý trực tiếp cảng, bến thủy nội địa là đơn vị cấp hải đoàn, lữ đoàn, sư đoàn và tương đương theo biên chế của Bộ Quốc phòng.
12. Các cơ quan đơn vị trực thuộc Bộ Quốc phòng có cảng, bến thủy nội địa sau đây được gọi chung là Bộ Tư lệnh Quân khu hoặc tương đương.
Kinh phí bảo đảm cho công tác quy hoạch, quản lý cảng, bến thủy nội địa thuộc thẩm quyền quản lý của Bộ Quốc phòng do ngân sách nhà nước đảm bảo. Hằng năm, các cơ quan, đơn vị lập dự toán ngân sách gửi cơ quan tài chính cùng cấp tổng hợp, trình cấp có thẩm quyền theo quy định của Luật Ngân sách.
TIÊU CHÍ PHÂN LOẠI CẢNG, CÔNG BỐ DANH MỤC CẢNG THỦY NỘI ĐỊA
Điều 5. Tiêu chí phân loại cảng thủy nội địa
1. Các tiêu chí phân loại cảng thủy nội địa
a) Vị trí, vai trò và tầm quan trọng của cảng thủy nội địa đối với nhiệm vụ quốc phòng của vùng, địa phương hoặc một khu vực của địa phương;
b) Quy mô của cảng thủy nội địa bao gồm cơ sở hạ tầng như kho bãi, cầu tàu, nhà xưởng, trung tâm Điều hành, thao trường huấn luyện, khu làm việc và nơi ăn, nghỉ của bộ đội, công nhân, viên chức quốc phòng, lao động hợp đồng; dịch vụ hàng hải; hạ tầng giao thông kết nối thuận tiện với các phương thức vận tải khác; khả năng tiếp nhận phương tiện lớn nhất tại thời Điểm hiện tại và năng lực xếp dỡ hàng hóa thông qua cảng trong thời hạn 01 (một) năm.
2. Việc phân loại cảng thủy nội địa thực hiện theo Mẫu số 01 tại Phụ lục ban hành kèm theo Thông tư này.
Điều 6. Công bố danh Mục cảng thủy nội địa
1. Thẩm quyền công bố danh Mục cảng thủy nội địa
Bộ trưởng Bộ Quốc phòng công bố danh Mục cảng thủy nội địa thuộc thẩm quyền quản lý của Bộ Quốc phòng.
2. Trình tự công bố danh Mục cảng thủy nội địa
a) Các đơn vị quản lý trực tiếp cảng thủy nội địa lập danh Mục cảng thủy nội địa gửi Bộ Tư lệnh Quân khu hoặc tương đương trước ngày 01 tháng 9 hằng năm theo Mẫu số 03 tại Phụ lục ban hành kèm theo Thông tư này;
b) Bộ Tư lệnh Quân khu hoặc tương đương có trách nhiệm kiểm tra, tổng hợp và có văn bản gửi đến Cục Tác chiến/Bộ Tổng Tham mưu (sau đây viết gọn là Cục Tác chiến) trước ngày 01 tháng 10 hằng năm theo Mẫu số 03, kèm theo danh Mục cảng thủy nội địa theo Mẫu số 05 tại Phụ lục ban hành kèm theo Thông tư này;
c) Cục Tác chiến có trách nhiệm kiểm tra, tổng hợp báo cáo Thủ trưởng Bộ Tổng Tham mưu, trình Bộ trưởng Bộ Quốc phòng quyết định công bố danh Mục cảng thủy nội địa trước ngày 31 tháng 12 hằng năm theo Mẫu số 04, kèm theo danh Mục cảng thủy nội địa theo Mẫu số 05 tại Phụ lục ban hành kèm theo Thông tư này.
PHÂN CẤP KỸ THUẬT, TIÊU CHUẨN PHÂN CẤP KỸ THUẬT CẢNG THỦY NỘI ĐỊA VÀ TIÊU CHUẨN BẾN THỦY NỘI ĐỊA
Điều 7. Phân cấp kỹ thuật cảng thủy nội địa
Căn cứ tính năng, vị trí, vai trò và quy mô công trình cảng được xác định cấp kỹ thuật trên cơ sở các quy định về tiêu chuẩn sau:
1. Vai trò của cảng đối với nhiệm vụ quốc phòng của vùng hoặc một khu vực.
2. Cấp kỹ thuật tuyến đường thủy nội địa nơi xây dựng cảng.
3. Quy mô công trình cảng và khả năng kết nối với các phương thức vận tải khác.
4. Khả năng cho phép loại phương tiện lớn nhất cập cầu cảng, khả năng neo đậu phương tiện thủy.
5. Năng lực bốc xếp BKKT, kiện hàng có kích thước, trọng lượng tối đa hoặc xếp dỡ hàng hóa thông qua cảng (tấn/năm) bằng cơ giới hóa thông qua cảng/năm; khả năng cơ động bộ đội thực hiện nhiệm vụ trong thời bình cũng như thời chiến.
Điều 8. Tiêu chuẩn phân cấp kỹ thuật cảng thủy nội địa
1. Căn cứ các quy định về tiêu chuẩn, cảng thủy nội địa thuộc thẩm quyền quản lý của Bộ Quốc phòng được chia thành 04 cấp kỹ thuật theo Mẫu số 02 tại Phụ lục ban hành kèm theo Thông tư này.
2. Nguyên tắc xác định cấp
a) Cảng thủy nội địa thuộc thẩm quyền quản lý của Bộ Quốc phòng phải đạt đồng thời các tiêu chuẩn quy định của bảng phân cấp mới được áp vào cấp tương ứng, để thực hiện nhiệm vụ quốc phòng;
b) Năng lực xếp dỡ cảng phải tương ứng với trang thiết bị xếp dỡ khi phân cấp tiêu chuẩn kỹ thuật;
c) Cỡ phương tiện lớn nhất căn cứ vào khả năng tiếp nhận loại phương tiện lớn nhất của cầu cảng theo hồ sơ hoàn công khi xây dựng, nâng cấp hoặc kết quả kiểm định ở thời Điểm phân cấp kỹ thuật cảng;
d) Khả năng bốc xếp BKKT, kiện hàng có kích thước và khối lượng lớn nhất được lấy theo khả năng tối đa của thiết bị xếp dỡ trên cầu cảng (trên cơ sở hồ sơ thiết bị xếp dỡ đã được kiểm định) bằng cơ giới hóa tính theo tỷ lệ giữa khối lượng hàng hóa và tổng khối lượng hàng hóa xếp dỡ thông qua cảng theo phương án xếp dỡ khi phân cấp kỹ thuật cảng.
Điều 9. Tiêu chuẩn bến thủy nội địa
Theo công dụng của bến thủy nội địa là bến đứng hoặc bến nghiêng dùng để xếp dỡ BKKT, cơ động bộ đội và trung chuyển hàng hóa. Trừ bến dã chiến, bến thủy nội địa phải bảo đảm các tiêu chuẩn của từng loại, được quy định cụ thể như sau:
1. Thuận tiện cơ động, phù hợp với quy hoạch về giao thông của địa phương.
2. Không nằm trong hành lang bảo vệ luồng và khu vực cấm xây dựng theo các quy định hiện hành; vị trí ổn định thuận lợi về thủy văn.
3. Bố trí đủ hệ thống bích neo, đệm chống va và báo hiệu theo quy tắc báo hiệu đường thủy nội địa. Nếu khai thác ban đêm, phải có đủ hệ thống đèn chiếu sáng khu vực xếp dỡ, giao nhận hàng hóa.
QUẢN LÝ HOẠT ĐỘNG ĐỐI VỚI CẢNG, BẾN THỦY NỘI ĐỊA
Mục 1. ĐẦU TƯ XÂY DỰNG CẢNG, BẾN THỦY NỘI ĐỊA
Điều 10. Quy hoạch cảng, bến thủy nội địa
1. Việc quy hoạch cảng, bến thủy nội địa thuộc thẩm quyền quản lý của Bộ Quốc phòng phải đáp ứng nhiệm vụ quốc phòng của vùng, khu vực, phù hợp với phát triển kinh tế, xã hội ở địa phương và phải kết nối đồng bộ với các phương thức vận tải khác.
2. Bộ trưởng Bộ Quốc phòng phê duyệt quy hoạch hệ thống cảng, bến thủy nội địa thuộc thẩm quyền quản lý của Bộ Quốc phòng.
Điều 11. Nguyên tắc đầu tư xây dựng cảng, bến thủy nội địa
1. Bộ Quốc phòng là cơ quan chủ quản đầu tư xây dựng cảng, bến thủy nội địa thuộc thẩm quyền quản lý của Bộ Quốc phòng.
2. Đơn vị quản lý trực tiếp cảng, bến thủy nội địa là chủ đầu tư xây dựng cảng, bến thủy nội địa.
3. Việc đầu tư xây dựng cảng, bến thủy nội địa phải tuân thủ theo quy định của pháp luật về đầu tư xây dựng; phòng, chống cháy nổ; bảo vệ môi trường; tuân thủ tiêu chuẩn, quy chuẩn kỹ thuật quốc gia, bảo đảm an toàn giao thông và các quy định khác tại Thông tư này.
4. Trường hợp dự án đầu tư xây dựng cảng, bến thủy nội địa chưa có trong quy hoạch hoặc có sự khác nhau so với quy hoạch, trước khi thực hiện dự án, chủ đầu tư phải báo cáo và được Bộ trưởng Bộ Quốc phòng phê duyệt quy hoạch.
Điều 12. Quyết định chủ trương đầu tư xây dựng cảng, bến thủy nội địa
1. Bộ trưởng Bộ Quốc phòng quyết định chủ trương đầu tư xây dựng cảng, bến thủy nội địa thuộc thẩm quyền quản lý của Bộ Quốc phòng.
2. Hồ sơ đề nghị
a) Văn bản đề xuất chủ trương đầu tư xây dựng cảng, bến thủy nội địa theo Mẫu số 03 tại Phụ lục ban hành kèm theo Thông tư này;
b) Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất hoặc quyết định đóng quân (bản sao có chứng thực);
c) Bình đồ vị trí công trình cảng, bến dự kiến xây dựng, mặt bằng cảng, bến vùng nước trước cảng, bến;
d) Báo cáo đánh giá tác động môi trường.
3. Trình tự thực hiện
a) Đơn vị quản lý trực tiếp cảng, bến thủy nội địa lập 06 (sáu) bộ hồ sơ theo quy định tại Khoản 2 Điều này gửi trực tiếp hoặc qua đường quân bưu đến Bộ Tư lệnh Quân khu hoặc tương đương;
b) Trong thời hạn 05 (năm) ngày làm việc, kể từ ngày tiếp nhận đủ hồ sơ hợp lệ, Bộ Tư lệnh Quân khu hoặc tương đương có trách nhiệm kiểm tra tính hợp lệ và có văn bản kèm theo hồ sơ gửi đến Cục Tác chiến; trường hợp hồ sơ không hợp lệ, Bộ Tư lệnh Quân khu hoặc tương đương phải có văn bản hướng dẫn đơn vị quản lý trực tiếp cảng, bến thủy nội địa bổ sung, hoàn thiện hồ sơ;
c) Trong thời hạn 05 (năm) ngày làm việc, kể từ ngày tiếp nhận đủ hồ sơ hợp lệ, Cục Tác chiến có trách nhiệm kiểm tra tính hợp lệ của hồ sơ và có văn bản kèm theo hồ sơ báo cáo Thủ trưởng Bộ Tổng Tham mưu gửi Cục Kế hoạch và Đầu tư, Cục Tài chính, Cục Khoa học quân sự thuộc Bộ Quốc phòng, Cục Doanh trại thuộc Tổng cục Hậu cần (sau đây viết gọn là Cục Kế hoạch và Đầu tư, Cục Tài chính, Cục Khoa học quân sự, Cục Doanh trại) thẩm định; trường hợp hồ sơ không hợp lệ, Cục Tác chiến phải có văn bản yêu cầu Bộ Tư lệnh Quân khu hoặc tương đương bổ sung, hoàn thiện hồ sơ.
Trong thời hạn 10 (mười) ngày làm việc, kể từ ngày nhận được văn bản yêu cầu thẩm định của Bộ Tổng Tham mưu kèm theo hồ sơ, Cục Kế hoạch và Đầu tư, Cục Tài chính, Cục Khoa học quân sự, Cục Doanh trại phải có văn bản thẩm định gửi về Cục Tác chiến;
d) Trong thời hạn 20 (hai mươi) ngày làm việc, kể từ ngày nhận đủ văn bản thẩm định, Cục Tác chiến có trách nhiệm tổng hợp, báo cáo Thủ trưởng Bộ Tổng Tham mưu kết quả thẩm định theo Mẫu số 06 tại Phụ lục ban hành kèm theo Thông tư này, kèm theo hồ sơ do chủ đầu tư nộp trình Bộ trưởng Bộ Quốc phòng xin ý kiến các Bộ, ngành, địa phương liên quan;
đ) Trong thời hạn 05 (năm) ngày làm việc, kể từ ngày nhận đủ văn bản trả lời của các Bộ, ngành, địa phương liên quan, Cục Tác chiến có trách nhiệm tổng hợp báo cáo Thủ trưởng Bộ Tổng Tham mưu, trình Bộ trưởng Bộ Quốc phòng ra quyết định phê duyệt chủ trương đầu tư xây dựng cảng, bến thủy nội địa theo Mẫu số 07 tại Phụ lục ban hành kèm theo Thông tư này; trường hợp không phê duyệt phải có văn bản trả lời và nêu rõ lý do.
Mục 2. THẨM QUYỀN VÀ THỦ TỤC CÔNG BỐ HOẠT ĐỘNG CẢNG THỦY NỘI ĐỊA, CẤP GIẤY PHÉP BẾN THỦY NỘI ĐỊA
Điều 13. Thẩm quyền công bố hoạt động cảng thủy nội địa
Bộ trưởng Bộ Quốc phòng công bố hoạt động và công bố lại hoạt động của cảng thủy nội địa thuộc thẩm quyền quản lý của Bộ Quốc phòng.
Điều 14. Thẩm quyền cấp giấy phép hoạt động bến thủy nội địa
Bộ trưởng Bộ Quốc phòng cấp giấy phép hoạt động và cấp lại giấy phép hoạt động bến thủy nội địa thuộc thẩm quyền quản lý của Bộ Quốc phòng.
Điều 15. Công bố hoạt động cảng thủy nội địa
1. Hồ sơ đề nghị
a) Văn bản đề nghị công bố cảng thủy nội địa theo Mẫu số 03 tại Phụ lục ban hành kèm theo Thông tư này;
b) Bản sao có chứng thực quyết định đầu tư xây dựng cảng của Bộ trưởng Bộ Quốc phòng hoặc bản sao kèm theo bản chính để đối chứng (trường hợp nộp trực tiếp);
c) Hồ sơ thiết kế kỹ thuật được duyệt; hồ sơ hoàn công;
d) Biên bản nghiệm thu công trình;
đ) Bình đồ vùng nước của cảng;
e) Bản sao có chứng thực giấy chứng nhận an toàn kỹ thuật và bảo vệ môi trường của phao nổi (nếu sử dụng phao nổi thay cho cầu tàu).
2. Trình tự thực hiện
a) Đơn vị quản lý trực tiếp cảng thủy nội địa lập 01 (một) bộ hồ sơ theo quy định tại Khoản 1 Điều này gửi trực tiếp hoặc qua đường quân bưu đến Bộ Tư lệnh Quân khu hoặc tương đương;
b) Trong thời hạn 05 (năm) ngày làm việc, kể từ ngày tiếp nhận đủ hồ sơ hợp lệ, Bộ Tư lệnh Quân khu hoặc tương đương có trách nhiệm kiểm tra tính hợp lệ và có văn bản kèm theo hồ sơ gửi đến Cục Tác chiến; trường hợp hồ sơ không hợp lệ, Bộ Tư lệnh Quân khu hoặc tương đương phải có văn bản hướng dẫn đơn vị quản lý trực tiếp cảng thủy nội địa bổ sung, hoàn thiện hồ sơ;
c) Trong thời hạn 20 (hai mươi) ngày làm việc, kể từ ngày tiếp nhận đủ hồ sơ hợp lệ, Cục Tác chiến có trách nhiệm thẩm định, báo cáo Thủ trưởng Bộ Tổng Tham mưu trình Bộ trưởng Bộ Quốc phòng ra quyết định công bố hoạt động cảng thủy nội địa theo Mẫu số 07 tại Phụ lục ban hành kèm theo Thông tư này; trường hợp hồ sơ không hợp lệ phải có văn bản yêu cầu Bộ Tư lệnh Quân khu hoặc tương đương bổ sung, hoàn thiện hồ sơ.
3. Thời hạn hiệu lực của quyết định công bố hoạt động cảng thủy nội địa bằng thời hạn sử dụng đất do cơ quan có thẩm quyền cấp hoặc quyết định đóng quân.
4. Trường hợp cảng mới xây dựng xong phần cầu tàu, nhưng chủ đầu tư có nhu cầu sử dụng ngay phục vụ cho việc xây dựng các hạng Mục công trình khác của cảng thì có thể đề nghị Bộ trưởng Bộ Quốc phòng công bố tạm thời phần cầu tàu đã hoàn thành theo thủ tục quy định tại Khoản 1 Điều này, thời hạn hiệu lực của quyết định công bố tạm thời không quá 12 tháng.
Điều 16. Công bố lại hoạt động cảng thủy nội địa
1. Cảng thủy nội địa được công bố lại hoạt động trong các trường hợp sau:
a) Khi thay đổi đơn vị quản lý cảng;
b) Thay đổi kết cấu công trình cảng, vùng đất, vùng nước hoặc thay đổi công dụng của cảng.
2. Hồ sơ đề nghị
a) Văn bản đề nghị công bố lại hoạt động cảng thủy nội địa theo Mẫu số 03 tại Phụ lục ban hành kèm theo Thông tư này;
b) Trường hợp do thay đổi đơn vị quản lý cảng nhưng không thay đổi các nội dung đã công bố, đơn vị quản lý cảng phải gửi hồ sơ liên quan đến việc bàn giao đơn vị quản lý cảng;
c) Trường hợp công bố lại hoạt động do có sự thay đổi về kết cấu công trình cảng, vùng nước, vùng đất, công dụng của cảng, đơn vị quản lý cảng phải gửi hồ sơ chứng minh các nội dung thay đổi;
d) Trường hợp công bố lại hoạt động do xây dựng mở rộng hoặc nâng cấp để nâng cao năng lực thông qua cảng, thực hiện theo quy định tại Điều 15 của Thông tư này đối với phần xây dựng mở rộng hoặc nâng cấp.
3. Trình tự thực hiện
a) Đơn vị quản lý trực tiếp cảng thủy nội địa lập 01 (một) bộ hồ sơ theo quy định tại Khoản 2 Điều này gửi trực tiếp hoặc qua đường quân bưu đến Bộ Tư lệnh Quân khu hoặc tương đương;
b) Trong thời hạn 05 (năm) ngày làm việc, kể từ ngày tiếp nhận đủ hồ sơ hợp lệ, Bộ Tư lệnh Quân khu hoặc tương đương có trách nhiệm kiểm tra tính hợp lệ và có văn bản kèm theo hồ sơ gửi đến Cục Tác chiến; trường hợp hồ sơ không hợp lệ, Bộ Tư lệnh Quân khu hoặc tương đương phải có văn bản hướng dẫn đơn vị quản lý trực tiếp cảng thủy nội địa bổ sung, hoàn thiện hồ sơ;
c) Trong thời hạn 20 (hai mươi) ngày làm việc, kể từ ngày tiếp nhận đủ hồ sơ hợp lệ, Cục Tác chiến có trách nhiệm thẩm định, báo cáo Thủ trưởng Bộ Tổng Tham mưu trình Bộ trưởng Bộ Quốc phòng ra quyết định công bố lại hoạt động cảng thủy nội địa theo Mẫu số 07 tại Phụ lục ban hành kèm theo Thông tư này; trường hợp hồ sơ không hợp lệ phải có văn bản yêu cầu Bộ Tư lệnh Quân khu hoặc tương đương bổ sung, hoàn thiện hồ sơ.
4. Thời hạn hiệu lực của quyết định công bố lại hoạt động cảng thủy nội địa bằng thời hạn sử dụng đất do cơ quan có thẩm quyền cấp hoặc quyết định đóng quân.
Điều 17. Cấp giấy phép hoạt động bến thủy nội địa
1. Hồ sơ đề nghị
a) Văn bản đề nghị cấp giấy phép hoạt động bến thủy nội địa theo Mẫu số 03 tại Phụ lục ban hành kèm theo Thông tư này;
b) Hồ sơ thiết kế kỹ thuật hoặc báo cáo kinh tế - kỹ thuật đầu tư xây dựng được duyệt; hồ sơ hoàn công;
c) Biên bản nghiệm thu công trình;
d) Sơ đồ vùng nước trước bến và luồng ra, vào bến.
2. Trình tự thực hiện
a) Đơn vị quản lý trực tiếp bến thủy nội địa lập 01 (một) bộ hồ sơ theo quy định tại Khoản 1 Điều này gửi trực tiếp hoặc qua đường quân bưu đến Bộ Tư lệnh Quân khu hoặc tương đương;
b) Trong thời hạn 10 (mười) ngày làm việc, kể từ ngày tiếp nhận đủ hồ sơ hợp lệ, Bộ Tư lệnh Quân khu hoặc tương đương có trách nhiệm kiểm tra tính hợp lệ và có văn bản kèm theo hồ sơ gửi đến Cục Tác chiến; trường hợp hồ sơ không hợp lệ, Bộ Tư lệnh Quân khu hoặc tương đương phải có văn bản hướng dẫn đơn vị quản lý trực tiếp bến thủy nội địa bổ sung, hoàn thiện hồ sơ;
c) Trong thời hạn 20 (hai mươi) ngày làm việc, kể từ ngày tiếp nhận đủ hồ sơ hợp lệ, Cục Tác chiến có trách nhiệm thẩm định, báo cáo Thủ trưởng Bộ Tổng Tham mưu trình Bộ trưởng Bộ Quốc phòng cấp giấy phép hoạt động bến thủy nội địa theo Mẫu số 08 tại Phụ lục ban hành kèm theo Thông tư này; trường hợp Bộ trưởng Bộ Quốc phòng không cấp giấy phép hoạt động bến thủy nội địa, Bộ Tổng Tham mưu phải có văn bản trả lời và nêu rõ lý do.
3. Thời hạn hiệu lực của giấy phép hoạt động bến thủy nội địa bằng thời hạn sử dụng đất do cơ quan có thẩm quyền cấp hoặc quyết định đóng quân.
Điều 18. Cấp lại giấy phép hoạt động bến thủy nội địa
1. Bến thủy nội địa được cấp lại giấy phép hoạt động trong các trường hợp sau:
a) Thay đổi đơn vị quản lý bến thủy nội địa;
b) Thay đổi vùng đất, vùng nước, công dụng của bến thủy nội địa.
2. Hồ sơ đề nghị
a) Văn bản đề nghị cấp lại giấy phép hoạt động bến thủy nội địa theo Mẫu số 03 tại Phụ lục ban hành kèm theo Thông tư này;
b) Trường hợp cấp lại giấy phép do thay đổi đơn vị quản lý nhưng không thay đổi các nội dung của giấy phép đã được cấp, đơn vị quản lý trực tiếp bến phải gửi hồ sơ liên quan đến việc bàn giao đơn vị;
c) Trường hợp cấp lại giấy phép do thay đổi vùng đất, vùng nước, công dụng của bến, đơn vị quản lý trực tiếp bến phải gửi hồ sơ chứng minh thay đổi;
d) Trường hợp cấp lại giấy phép do xây dựng mở rộng hoặc nâng cấp để nâng cao năng lực của bến, thì hồ sơ đề nghị cấp lại giấy phép hoạt động thực hiện theo quy định tại Điều 17 của Thông tư này đối với phần xây dựng mở rộng hoặc nâng cấp.
3. Trình tự thực hiện
a) Đơn vị quản lý trực tiếp bến thủy nội địa lập 01 (một) bộ hồ sơ theo quy định tại Khoản 2 Điều này gửi trực tiếp hoặc qua đường quân bưu đến Bộ Tư lệnh Quân khu hoặc tương đương;
b) Trong thời hạn 10 (mười) ngày làm việc, kể từ ngày tiếp nhận đủ hồ sơ hợp lệ, Bộ Tư lệnh Quân khu hoặc tương đương có trách nhiệm kiểm tra tính hợp lệ và có văn bản kèm theo hồ sơ gửi đến Cục Tác chiến; trường hợp hồ sơ không hợp lệ, Bộ Tư lệnh Quân khu hoặc tương đương phải có văn bản hướng dẫn đơn vị quản lý trực tiếp bến thủy nội địa bổ sung, hoàn thiện hồ sơ;
c) Trong thời hạn 20 (mười) ngày làm việc, kể từ ngày tiếp nhận đủ hồ sơ hợp lệ, Cục Tác chiến có trách nhiệm thẩm định, báo cáo Thủ trưởng Bộ Tổng Tham mưu trình Bộ trưởng Bộ Quốc phòng cấp lại giấy phép hoạt động bến thủy nội địa theo Mẫu số 08 tại Phụ lục ban hành kèm theo Thông tư này: trường hợp Bộ trưởng Bộ Quốc phòng không cấp lại giấy phép hoạt động bến thủy nội địa, Bộ Tổng Tham mưu phải có văn bản trả lời và nêu rõ lý do.
4. Thời hạn hiệu lực của giấy phép hoạt động bến thủy nội địa được cấp lại bằng thời hạn sử dụng đất do cơ quan có thẩm quyền cấp hoặc quyết định đóng quân.
5. Đối với bến hoạt động tạm thời để bốc xếp vật tư, thiết bị, vật liệu phục vụ đóng mới, sửa chữa tàu thuyền quân sự, xây dựng công trình, nhà xưởng thì thời hạn hiệu lực của giấy phép hoạt động của bến cấp lại bằng thời hạn đóng mới, sửa chữa tàu thuyền quân sự, xây dựng công trình, nhà xưởng.
Điều 19. Đình chỉ hoạt động cảng, bến thủy nội địa
1. Cảng, bến thủy nội địa thuộc thẩm quyền quản lý của Bộ Quốc phòng bị đình chỉ hoạt động trong các trường hợp sau:
a) Điều kiện về địa hình, thiên tai, thủy văn biến động không đảm bảo an toàn cho hoạt động của tàu thuyền và các phương tiện khác tại cảng, bến thủy nội địa;
b) Hoạt động của cảng, bến thủy nội địa ảnh hưởng trực tiếp đến an ninh quốc gia và trật tự an toàn xã hội;
c) Theo quy hoạch phát triển kinh tế-xã hội của địa phương;
d) Có quyết định đình chỉ hoạt động của Bộ trưởng Bộ Quốc phòng.
2. Đình chỉ có thời hạn trong trường hợp công trình cảng, bến thủy nội địa bị hư hỏng không đảm bảo Điều kiện thiết kế, gây mất an toàn giao thông hoặc có nguy cơ gây mất an toàn cho người và phương tiện.
3. Bộ trưởng Bộ Quốc phòng quyết định đình chỉ hoạt động vĩnh viễn hoặc đình chỉ hoạt động có thời hạn đối với cảng, bến thủy nội địa thuộc thẩm quyền quản lý của Bộ Quốc phòng theo Mẫu số 07 tại Phụ lục ban hành kèm theo Thông tư này.
4. Sau 15 (mười lăm) ngày làm việc, kể từ ngày quyết định đình chỉ hoạt động cảng, bến thủy nội địa có hiệu lực, đơn vị quản lý trực tiếp cảng, bến thủy nội địa thuộc thẩm quyền quản lý của Bộ Quốc phòng có trách nhiệm thanh thải chướng ngại vật trong khu vực cảng, bến; tháo dỡ báo hiệu đường thủy nội địa của cảng, bến. Trường hợp đơn vị quản lý trực tiếp cảng, bến thủy nội địa thuộc thẩm quyền quản lý của Bộ Quốc phòng không thực hiện, cơ quan quản lý nhà nước về cảng, bến thủy nội địa thuộc thẩm quyền quản lý của Bộ Quốc phòng được quyền tổ chức dỡ bỏ; mọi chi phí thanh thải chướng ngại vật, tháo dỡ báo hiệu, đơn vị quản lý trực tiếp cảng, bến thủy nội địa thuộc thẩm quyền quản lý của Bộ Quốc phòng phải chịu trách nhiệm thanh toán cho cơ quan quản lý.
Mục 3. PHƯƠNG TIỆN THỦY VÀO VÀ RỜI CẢNG, BẾN THỦY NỘI ĐỊA
Điều 20. Tàu, thuyền quân sự vào, rời cảng, bến thủy nội địa
1. Trước khi vào cảng, bến thủy nội địa ít nhất trước 24 (hai mươi bốn) giờ, cơ quan, đơn vị có tàu, thuyền phải hiệp đồng với đơn vị quản lý trực tiếp cảng, bến về số hiệu tàu, thuyền, Mục đích vào cảng, bến, thời Điểm đến, thời hạn lưu tại cảng, bến. Đơn vị quản lý trực tiếp cảng, bến thông báo cho bộ phận Điều độ cảng, bến thủy để sắp xếp vị trí neo đậu của tàu, thuyền.
2. Trước khi phương tiện vào, rời cảng, bến thủy nội địa, thuyền trưởng hoặc người quản lý tàu, thuyền hoặc người được ủy quyền (sau đây gọi chung là người làm thủ tục) có trách nhiệm xuất trình bản chính các giấy tờ sau đây cho bộ phận Điều độ cảng, bến thủy:
a) Lệnh, kế hoạch thực hiện nhiệm vụ được cấp có thẩm quyền phê duyệt;
b) Giấy đăng ký phương tiện, sổ đăng kiểm phù hợp với biển số đăng ký theo phiên hiệu đơn vị;
c) Giấy chứng nhận an toàn kỹ thuật;
d) Biên bản kiểm tra kỹ thuật;
đ) Bằng, chứng chỉ chuyên môn phù hợp với chức danh, loại phương tiện;
e) Danh sách thuyền viên hoặc quyết định danh sách cán bộ, chiến sĩ tham gia hoạt động trên tàu, thuyền, danh sách hành khách (nếu có);
g) Giấy chứng minh sĩ quan, quân nhân chuyên nghiệp, công nhân, viên chức quốc phòng (sau đây gọi chung là chứng minh quân đội) hoặc tương đương (khi có yêu cầu);
h) Giấy tờ liên quan đến hàng hóa trên phương tiện (nếu có).
3. Đối với phương tiện đóng mới hoặc sửa chữa khi chạy thử, nghiệm thu phải xuất trình cho bộ phận Điều độ cảng, bến thủy các loại giấy tờ sau:
a) Kế hoạch chạy thử đường dài được cấp có thẩm quyền phê duyệt;
b) Biên bản kiểm tra của cơ quan đăng kiểm xác nhận phương tiện đủ Điều kiện chạy thử đường dài;
c) Danh sách kíp Điều khiển phương tiện và thành viên tham gia thử đường dài có giấy tờ tùy thân hợp lệ (đối với công dân Việt Nam là chứng minh thư; đối với chuyên gia, chuyên viên kỹ thuật nước ngoài là hộ chiếu, giấy phép của cơ quan có thẩm quyền chứng nhận khả năng chuyên môn, hoặc cho phép làm việc liên quan đến phương tiện).
4. Trong thời hạn 01 (một) giờ sau khi kiểm tra đủ giấy tờ theo quy định, bộ phận Điều độ cảng, bến thủy báo cáo Thủ trưởng đơn vị quản lý trực tiếp cảng, bến thủy cấp giấy phép vào, rời cảng, bến thủy nội địa. Giấy phép vào cảng, bến thủy nội địa theo Mẫu số 09, giấy phép rời cảng, bến thủy nội địa theo Mẫu số 10 tại Phụ lục ban hành kèm theo Thông tư này.
Điều 21. Cấp phép cho phương tiện thủy nội địa vào cảng, bến thủy nội địa
1. Hồ sơ đề nghị
a) Văn bản đề nghị cho phép phương tiện vào cảng, bến (nêu rõ số hiệu tàu, thuyền, Mục đích vào cảng, bến, thời Điểm đến, thời hạn lưu tại cảng, bến) theo Mẫu số 03 tại Phụ lục ban hành kèm theo Thông tư này;
b) Giấy tờ phải nộp
- Giấy phép rời cảng, bến cuối cùng (đối với phương tiện chuyến tải, sang mạn trong vùng nước cảng, bến thủy thì không phải nộp giấy phép rời cảng, bến);
- Giấy chứng nhận an toàn kỹ thuật và bảo vệ môi trường của phương tiện thủy nội địa còn hiệu lực;
- Sổ danh sách thuyền viên, danh sách hành khách (nếu có).
c) Giấy tờ xuất trình
- Giấy chứng nhận đăng ký phương tiện (hoặc bản sao có xác nhận của tổ chức tín dụng trong trường hợp phương tiện đang cầm cố, thế chấp);
- Giấy chứng nhận khả năng chuyên môn, chứng chỉ chuyên môn của thuyền viên phù hợp với chức danh, loại phương tiện;
- Hóa đơn xuất kho, hợp đồng vận chuyển hoặc giấy vận chuyển hàng hóa, danh sách hành khách (nếu có);
- Chứng minh thư hoặc tương đương (khi có yêu cầu).
2. Trình tự thực hiện
a) Trước khi vào cảng, bến thủy nội địa ít nhất trước 03 (ba) ngày làm việc, tổ chức, cá nhân có tàu, thuyền, phương tiện (chủ tàu) phải có văn bản đề nghị đơn vị quản lý trực tiếp cảng, bến cho phép tàu, thuyền vào cảng, bến. Trong thời hạn 08 (tám) giờ kể từ khi nhận được văn bản đề nghị của chủ tàu, chỉ huy đơn vị quản lý trực tiếp cảng, bến phải báo cáo Thủ trưởng Bộ Tư lệnh Quân khu hoặc tương đương về đề nghị của chủ tàu. Trong thời hạn 08 (tám) giờ kể từ khi nhận được báo cáo của chỉ huy đơn vị quản lý trực tiếp cảng, bến, Thủ trưởng Bộ Tư lệnh Quân khu hoặc tương đương phải trả lời về đề nghị của chủ tàu. Trong thời hạn 04 (bốn) giờ kể từ khi nhận được ý kiến trả lời của Thủ trưởng Bộ Tư lệnh Quân khu hoặc tương đương, đơn vị quản lý trực tiếp cảng, bến phải có văn bản trả lời chủ tàu và thông báo cho bộ phận Điều độ cảng, bến xác nhận vị trí neo đậu với chủ tàu (trường hợp chấp thuận). Sau khi vào vị trí neo đậu, người làm thủ tục có trách nhiệm nộp và xuất trình bản chính các giấy tờ theo quy định tại Điểm b, Điểm c Khoản 1 Điều này cho bộ phận Điều độ cảng, bến;
b) Trong thời hạn 01 (một) giờ sau khi kiểm tra đủ giấy tờ theo quy định tại Điểm b, Điểm c Khoản 1 Điều này, bộ phận Điều độ cảng, bến báo cáo Thủ trưởng đơn vị quản lý trực tiếp cảng, bến cấp giấy phép vào cảng, bến thủy nội địa theo Mẫu số 09 tại Phụ lục ban hành kèm theo Thông tư này.
Điều 22. Cấp phép cho phương tiện thủy nước ngoài, tàu biển Việt Nam vào cảng, bến thủy nội địa
1. Hồ sơ đề nghị
a) Văn bản đề nghị cho phép phương tiện vào cảng, bến (nêu rõ số hiệu tàu, Mục đích vào cảng, bến thời Điểm đến, thời hạn lưu tại cảng, bến) theo Mẫu số 03 tại Phụ lục ban hành kèm theo Thông tư này;
b) Giấy tờ phải nộp
- Giấy phép chuyển cảng khi nhập cảnh vào Việt Nam;
- Giấy phép rời cảng, bến cuối cùng;
- Giấy phép của Bộ Giao thông vận tải cho phép phương tiện thủy nước ngoài vận tải thủy nội địa tại Việt Nam (đối với phương tiện thủy nước ngoài);
- Sổ danh sách thuyền viên, danh sách nhân viên phục vụ và danh sách hành khách trên phương tiện (nếu có).
c) Giấy tờ xuất trình
- Giấy chứng nhận đăng ký tàu thuyền;
- Giấy chứng nhận an toàn kỹ thuật của tàu;
- Sổ thuyền viên (nếu có thay đổi so với lúc nhập cảnh);
- Chứng chỉ chuyên môn của thuyền viên theo chức danh trên tàu;
- Hộ chiếu của thuyền viên, nhân viên phục vụ và hộ chiếu của hành khách (nếu có thay đổi so với lúc nhập cảnh).
2. Trình tự thực hiện
a) Trước khi vào cảng, bến thủy nội địa ít nhất trước 03 (ba) ngày làm việc, chủ tàu phải có văn bản đề nghị đơn vị quản lý trực tiếp cảng, bến cho phép tàu, thuyền vào cảng, bến. Trong thời hạn 08 (tám) giờ kể từ khi nhận được văn bản đề nghị của chủ tàu, chỉ huy đơn vị quản lý trực tiếp cảng, bến phải báo cáo Thủ trưởng Bộ Tư lệnh Quân khu hoặc tương đương về đề nghị của chủ tàu. Trong thời hạn 08 (tám) giờ kể từ khi nhận được báo cáo của chỉ huy đơn vị quản lý trực tiếp cảng, bến Thủ trưởng Bộ Tư lệnh Quân khu hoặc tương đương phải trả lời về đề nghị của chủ tàu. Trong thời hạn 04 (bốn) giờ kể từ khi nhận được ý kiến trả lời của Thủ trưởng Bộ Tư lệnh Quân khu hoặc tương đương, đơn vị quản lý trực tiếp cảng, bến phải có văn bản trả lời chủ tàu và thông báo cho bộ phận Điều độ cảng, bến xác nhận vị trí neo đậu với chủ tàu (trường hợp chấp thuận). Sau khi vào vị trí neo đậu, người làm thủ tục có trách nhiệm nộp và xuất trình bản chính các giấy tờ theo quy định tại Điểm b, Điểm c Khoản 1 Điều này cho bộ phận Điều độ cảng, bến;
b) Trong thời hạn 01 (một) giờ sau khi kiểm tra đủ giấy tờ theo quy định tại Điểm b, Điểm c Khoản 1 Điều này, bộ phận Điều độ cảng, bến báo cáo Thủ trưởng đơn vị quản lý trực tiếp cảng, bến cấp giấy phép vào cảng, bến thủy nội địa theo Mẫu số 09 tại Phụ lục ban hành kèm theo Thông tư này.
1. Trước khi phương tiện rời cảng, bến thủy nội địa, người làm thủ tục có trách nhiệm xuất trình bản chính các giấy tờ sau đây cho bộ phận Điều độ cảng, bến:
a) Danh sách thuyền viên, nhân viên phục vụ, hành khách (đối với phương tiện chở hành khách); hợp đồng vận chuyển, phiếu xuất kho hoặc vận đơn (đối với phương tiện chở hàng hóa);
b) Chứng từ xác nhận việc nộp phí, lệ phí, tiền phạt hoặc thanh toán các Khoản nợ theo quy định của pháp luật;
c) Giấy tờ liên quan tới những thay đổi (nếu có) so với giấy tờ quy định tại Điểm a Khoản 1 Điều này.
2. Trong thời hạn 01 (một) giờ sau khi kiểm tra đủ giấy tờ theo quy định, bộ phận Điều độ cảng, bến báo cáo Thủ trưởng đơn vị quản lý trực tiếp cảng, bến cấp giấy phép rời cảng, bến thủy nội địa theo Mẫu số 10 tại Phụ lục ban hành kèm theo Thông tư này. Trường hợp phương tiện đã được cấp giấy phép rời cảng, bến thủy nội địa nhưng vẫn neo đậu tại vùng nước cảng, bến quá 24 (hai mươi bốn) giờ thì người làm thủ tục phải thông báo cho bộ phận Điều độ cảng, bến để làm lại thủ tục rời cảng, bến cho phương tiện.
3. Đối với phương tiện vào, rời cảng, bến từ hai lần trở lên trong một ngày thì bộ phận Điều độ cảng, bến chỉ kiểm tra thực tế lần đầu; từ lần thứ hai trong ngày chỉ kiểm tra Điều kiện an toàn theo quy định.
Chỉ phải làm thủ tục vào, rời một lần tại cảng, bến đầu tiên khi vào và cảng, bến cuối khi rời. Phương tiện thủy không phải làm thủ tục khi di chuyển giữa các cảng, bến thủy nội địa, bến cảng biển, cầu cảng biển trong một khu vực hàng hải.
Điều 25. Chế độ hoa tiêu bắt buộc
Phương tiện thủy nước ngoài khi vào, rời cảng thủy nội địa thuộc thẩm quyền quản lý của Bộ Quốc phòng bắt buộc phải sử dụng dịch vụ hoa tiêu theo quy định tại Điều 65 và Điều 66 Nghị định số 21/2012/NĐ-CP ngày 21 tháng 3 năm 2012 của Chính phủ về quản lý cảng biển và luồng hàng hải, các quy định khác có liên quan của pháp luật Việt Nam.
Điều 26. Chế độ hoa tiêu không bắt buộc
Tàu, thuyền quân sự, phương tiện thủy nội địa và tàu biển Việt Nam khi vào, rời cảng thủy nội địa thuộc thẩm quyền quản lý của Bộ Quốc phòng có thể sử dụng hoa tiêu theo quy định tại Điều 25 Thông tư này nếu thấy cần thiết.
Điều 27. Trách nhiệm của thuyền viên, người lái phương tiện
1. Chỉ được neo đậu phương tiện tại vị trí do bộ phận Điều độ cảng, bến chỉ định và không tự ý thay đổi vị trí.
2. Phải chấp hành các quy định của pháp luật, quy định của Thông tư này, tuân thủ nội quy cảng, bến và các quy định về phòng, chống lụt bão; chấp hành lệnh Điều động của Thủ trưởng đơn vị quản lý trực tiếp cảng, bến trong các trường hợp khẩn cấp.
3. Khi phương tiện bị trôi dạt hoặc thay đổi vị trí neo đậu do các nguyên nhân khách quan, phải tiến hành ngay các biện pháp xử lý thích hợp và báo cho bộ phận Điều độ cảng, bến biết.
4. Khi đã neo đậu an toàn tại vị trí được chỉ định, thuyền trưởng phải phân công thuyền viên trực ca để duy trì máy móc, trang thiết bị cứu sinh, cứu hỏa, động cơ chính của phương tiện luôn ở trạng thái sẵn sàng hoạt động để xử lý kịp thời những trường hợp trôi neo, đứt dây, mắc cạn và các sự cố khác.
5. Trường hợp phát hiện trên phương tiện thủy có người, động vật mắc bệnh truyền nhiễm hoặc thực vật có khả năng gây bệnh phải báo ngay cho bộ phận Điều độ cảng, bến, các cơ quan chức năng có liên quan và đưa phương tiện neo đậu tại khu vực riêng để có biện pháp xử lý.
6. Trong quá trình xếp dỡ hàng hóa phải kiểm tra, chuẩn bị các Điều kiện cần thiết bảo đảm an toàn lao động; nếu phát hiện dấu hiệu không an toàn, thuyền trưởng hoặc người lái phương tiện phải đình chỉ ngay để có biện pháp khắc phục.
7. Phương tiện thủy nước ngoài phải treo quốc kỳ nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam ở đỉnh cột cao nhất bắt đầu từ 06 (sáu) giờ đến 18 (mười tám) giờ trong ngày; trường hợp muốn treo cờ lễ, cờ tang, kéo còi trong các dịp nghi lễ của nước mình, phải thông báo cho đơn vị quản lý trực tiếp cảng trước 02 (hai) ngày.
8. Không tự ý đưa phương tiện vào xếp, dỡ hàng hóa khi chưa được Thủ trưởng đơn vị quản lý trực tiếp cảng, bến cấp giấy phép vào cảng, bến thủy nội địa; không sử dụng tín hiệu tùy tiện; không cản trở hoặc gây khó khăn cho người thi hành công vụ, thuyền viên của phương tiện khác đi qua phương tiện mình.
9. Thuyền trưởng, thuyền viên, người lái phương tiện và tổ chức, cá nhân đang hoạt động tại cảng, bến có trách nhiệm bảo vệ môi trường trong vùng nước cảng, bến thủy nội địa. Không được bơm xả nước bẩn, đổ rác thải, các hợp chất có dầu, các loại chất độc khác xuống vùng nước cảng, bến.
1. Chấp hành các quy định về bảo đảm trật tự, an toàn giao thông tại vùng nước cảng, bến thủy nội địa và bảo vệ môi trường.
2. Chấp hành sự Điều động của Thủ trưởng đơn vị quản lý trực tiếp cảng, bến thủy nội địa trong trường hợp khẩn cấp cứu người, hàng hóa, phương tiện khi xảy ra tai nạn hoặc khi có bão lũ.
3. Trước khi khảo sát, thi công công trình, nạo vét, trục vớt chướng ngại vật hoặc thực hiện các công việc khác trong vùng nước cảng, bến thủy nội địa phải được chấp thuận của đơn vị quản lý trực tiếp cảng, bến thủy nội địa về phương án bảo đảm an toàn cho các hoạt động tại cảng, bến thủy nội địa.
Điều 29. Xử lý tai nạn trong vùng nước cảng, bến thủy nội địa
1. Việc cứu người và phương tiện thủy bị tai nạn xảy ra trong vùng nước cảng, bến thủy nội địa là nghĩa vụ bắt buộc đối với thuyền trưởng, thuyền viên, người lái phương tiện và các tổ chức, cá nhân đang hoạt động tại cảng, bến.
2. Khi phát hiện tai nạn hoặc nguy cơ xảy ra tai nạn, thuyền trưởng hoặc người lái phương tiện bị nạn phải lập tức phát tín hiệu cấp cứu theo quy định và tiến hành ngay các biện pháp cứu người, tài sản, đồng thời báo cho đơn vị quản lý trực tiếp cảng, bến để có biện pháp xử lý kịp thời.
3. Thủ trưởng đơn vị quản lý trực tiếp cảng, bến có quyền huy động mọi lực lượng, thiết bị của cảng, bến và các phương tiện hiện có trong khu vực để cứu người, tài sản, phương tiện bị nạn. Các tổ chức, cá nhân liên quan có nghĩa vụ chấp hành lệnh Điều động phương tiện của Thủ trưởng đơn vị quản lý trực tiếp cảng, bến để cứu người, tài sản, phương tiện bị nạn theo Mẫu số 11 tại Phụ lục ban hành kèm theo Thông tư này.
4. Trường hợp phương tiện bị đắm, sau khi cứu người, tài sản, thuyền trưởng hoặc người lái phương tiện bị đắm phải đặt báo hiệu theo quy định và báo cáo ngay với các cơ quan chức năng, chủ phương tiện để tiến hành trục vớt. Chủ phương tiện phải tổ chức trục vớt theo thời hạn quy định và chỉ được tiến hành khi đã thực hiện các biện pháp bảo đảm an toàn giao thông theo quy định của pháp luật.
5. Trường hợp phương tiện đắm trong vùng nước cảng, bến, việc xử lý phương tiện, tài sản chìm, đắm theo quy định của Chính phủ.
Mục 6. TRÁCH NHIỆM CỦA CÁC CƠ QUAN, ĐƠN VỊ TRONG QUẢN LÝ, KHAI THÁC CẢNG, BẾN THỦY NỘI ĐỊA
Chịu trách nhiệm giúp Bộ trưởng Bộ Quốc phòng thực hiện:
1. Quản lý nhà nước đối với cảng, bến thủy nội địa thuộc thẩm quyền quản lý của Bộ Quốc phòng;
2. Thống nhất thực hiện quản lý về hoạt động của cảng, bến thủy nội địa thuộc thẩm quyền quản lý của Bộ Quốc phòng.
Điều 31. Cục Tác chiến, Cục Kế hoạch và Đầu tư, Cục Tài chính, Cục Khoa học quân sự, Cục Doanh trại
1. Theo dõi, hướng dẫn, kiểm tra công tác quản lý, hoạt động cảng, bến thủy nội địa thuộc phạm vi trách nhiệm quản lý.
2. Kiểm tra, thanh tra việc chấp hành các quy định của Thông tư này đối với các cảng, bến thủy nội địa thuộc phạm vi trách nhiệm quản lý.
3. Phối hợp với Bộ Tư lệnh Quân khu hoặc tương đương thực hiện quy hoạch, phát triển hệ thống cảng, bến thủy nội địa thuộc phạm vi trách nhiệm quản lý.
Điều 32. Bộ Tư lệnh Quân khu hoặc tương đương
1. Chỉ đạo quản lý hoạt động của cảng, bến thủy nội địa theo quy định của pháp luật và Thông tư này.
2. Theo dõi, hướng dẫn tổ chức thực hiện và kiểm tra, đôn đốc việc thực hiện hoạt động tại các cảng, bến thủy nội địa cấp mình quản lý.
3. Phối hợp với Cục Tác chiến, Cục Kế hoạch và Đầu tư, Cục Tài chính, Cục Khoa học quân sự, Cục Doanh trại và địa phương thực hiện quy hoạch, phát triển hệ thống cảng, bến thủy nội địa thuộc cấp mình quản lý.
4. 06 (sáu) tháng, 01 (một) năm và đột xuất khi có sự cố xảy ra ngoài thẩm quyền báo cáo Bộ Quốc phòng (qua Bộ Tổng Tham mưu) về hoạt động của các cảng, bến thủy nội địa cấp mình quản lý.
Điều 33. Đơn vị quản lý trực tiếp cảng, bến thủy nội địa
1. Duy trì trạng thái hoạt động của cảng, bến và các thiết bị neo đậu phương tiện theo thiết kế bảo đảm an toàn; duy trì báo hiệu đường thủy nội địa theo quy tắc báo hiệu đường thủy nội địa.
2. Xây dựng kế hoạch phòng, chống cháy nổ, phòng chống lụt bão và nội quy hoạt động của cảng, bến thủy nội địa; đối với cảng, bến hành khách (nếu có) phải có bảng niêm yết giá vé. Nội quy hoạt động, bảng niêm yết giá vé phải rõ ràng, bố trí ở nơi thuận lợi, dễ thấy.
3. Có đèn chiếu sáng khi hoạt động ban đêm; đối với cảng, bến khách (nếu có) phải có nơi chờ cho hành khách.
4. Thiết bị phòng cháy, chữa cháy phải bảo đảm về số lượng và chất lượng sử dụng theo quy định của pháp luật và được bố trí ở vị trí thuận lợi khi sử dụng.
5. Thiết bị xếp dỡ phải bảo đảm tiêu chuẩn an toàn kỹ thuật và phù hợp với kết cấu, sức chịu lực của công trình. Bố trí người Điều khiển thiết bị xếp dỡ phải có chứng chỉ Điều khiển theo quy định của pháp luật.
6. Đối với cảng, bến thủy nội địa có tiếp nhận phương tiện thủy nước ngoài phải có kế hoạch an ninh cảng, bến và đánh giá an ninh cảng, bến thủy nội địa của cơ quan nhà nước có thẩm quyền.
7. Bố trí nhân lực quản lý, khai thác cảng, bến bảo đảm trật tự, an toàn.
8. Không xếp hàng hóa hoặc đón trả hành khách (nếu có) xuống phương tiện không bảo đảm an toàn kỹ thuật, không đủ giấy tờ quy định; không xếp hàng hóa quá kích thước, quá trọng tải cho phép hoặc nhận hành khách (nếu có) quá số lượng quy định; thực hiện đầy đủ các quy định của pháp luật về xếp dỡ hàng hóa nguy hiểm và đảm bảo đầy đủ trang, thiết bị an toàn cho hành khách (nếu có) theo quy định.
9. Tham gia và huy động người, phương tiện, thiết bị cứu người, hàng hóa, phương tiện khi xảy ra thiên tai, tai nạn; báo cáo và phối hợp với cơ quan chức năng có thẩm quyền giải quyết, khắc phục hậu quả thiên tai, tai nạn và ô nhiễm môi trường (nếu có).
10. Thực hiện bảo vệ môi trường theo quy định tại Điều 3, Điều 4 Thông tư liên tịch số 21/2013/TTLT-BGTVT-BTNMT ngày 22 tháng 8 năm 2013 của Bộ Giao thông vận tải-Bộ Tài nguyên và Môi trường hướng dẫn về quản lý và bảo vệ môi trường trong hoạt động giao thông đường thủy nội địa.
11. Hằng quý, 06 (sáu) tháng, 01 (một) năm và đột xuất khi có sự cố xảy ra ngoài thẩm quyền, báo cáo Bộ Tư lệnh Quân khu hoặc tương đương về hoạt động của các cảng, bến thủy nội địa cấp mình quản lý.
Điều 34. Bộ phận Điều độ cảng, bến
1. Thường trực thực hiện Điều độ tại cảng, bến kiểm tra, kịp thời đề nghị với Thủ trưởng đơn vị quản lý trực tiếp cảng, bến cấp giấy phép vào, rời cảng, bến cho phương tiện.
2. Tham mưu cho Thủ trưởng đơn vị quản lý trực tiếp cảng, bến phối hợp với các cơ quan, đơn vị liên quan xử lý vi phạm trong hoạt động quản lý, khai thác cảng, bến thủy nội địa.
3. Kịp thời đề xuất với thủ trưởng đơn vị quản lý trực tiếp cảng, bến huy động người, phương tiện, thiết bị tham gia phòng chống lụt bão, tìm kiếm cứu nạn, chữa cháy và khắc phục ô nhiễm môi trường.
4. Kịp thời phát hiện, đề xuất với Thủ trưởng đơn vị quản lý trực tiếp cảng, bến phối hợp với cơ quan chức năng được quy định từ Điều 50 đến Điều 53 Nghị định số 179/2013/NĐ-CP ngày 14 tháng 11 năm 2013 của Chính phủ quy định về xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực bảo vệ môi trường để xử lý những hành vi vi phạm lĩnh vực bảo vệ môi trường trong vùng nước cảng, bến thủy nội địa.
Thông tư này có hiệu lực thi hành kể từ ngày 10 tháng 4 năm 2016.
1. Tổng Tham mưu trưởng, Chủ nhiệm Tổng cục Chính trị, chỉ huy các cơ quan, đơn vị có liên quan chịu trách nhiệm thi hành Thông tư này.
2. Bộ Tổng Tham mưu (Cục Tác chiến) chịu trách nhiệm hướng dẫn, kiểm tra việc thực hiện Thông tư.
3. Trong quá trình tổ chức thực hiện Thông tư, nếu có phát sinh vướng mắc, bất cập các cơ quan, đơn vị báo cáo về Bộ Tổng Tham mưu (qua Cục Tác chiến) để tổng hợp báo cáo Bộ trưởng Bộ Quốc phòng xem xét, giải quyết./.
Nơi nhận: | KT. BỘ TRƯỞNG |
CÁC BIỂU MẪU LIÊN QUAN ĐẾN QUẢN LÝ CẢNG, BẾN THỦY NỘI ĐỊA THUỘC THẨM QUYỀN QUẢN LÝ CỦA BỘ QUỐC PHÒNG
(Ban hành kèm theo Thông tư số 11/2016/TT-BQP ngày 24 tháng 02 năm 2016 của Bộ trưởng Bộ Quốc phòng)
Mẫu số 01: Bảng phân loại cảng thủy nội địa.
Mẫu số 02: Tiêu chuẩn phân cấp kỹ thuật cảng thủy nội địa.
Mẫu số 03: Văn bản đề nghị (công bố danh Mục cảng thủy nội địa, chủ trương đầu tư xây dựng cảng, bến thủy nội địa, công bố hoạt động và công bố lại hoạt động cảng thủy nội địa, cấp giấy phép hoạt động và cấp lại giấy phép hoạt động bến thủy nội địa, cho phép tàu biển Việt Nam, phương tiện thủy nước ngoài và phương tiện thủy nội địa vào cảng, bến thủy nội địa).
Mẫu số 04: Quyết định công bố danh Mục cảng thủy nội địa.
Mẫu số 05: Danh Mục cảng, bến thủy nội địa.
Mẫu số 06: Báo cáo kết quả thẩm định hồ sơ đề xuất chủ trương đầu xây dựng cảng, bến thủy nội địa.
Mẫu số 07: Quyết định (quy định trực tiếp) chủ trương đầu tư xây dựng cảng, bến thủy nội địa, công bố hoạt động và hoạt động lại cảng thủy nội địa, đình chỉ hoạt động và đình chỉ có thời hạn cảng bến thủy nội địa.
Mẫu số 08: Giấy phép hoạt động của bến thủy nội địa.
Mẫu số 09: Giấy phép vào cảng, bến thủy nội địa.
Mẫu số 10: Giấy phép rời cảng, bến thủy nội địa.
Mẫu số 11: Lệnh Điều động phương tiện thủy.
BẢNG PHÂN LOẠI CẢNG THỦY NỘI ĐỊA
Loại cảng | Vị trí, vai trò và tầm quan trọng của cảng | Quy mô cảng | ||
Cơ sở hạ tầng | Khả năng tiếp nhận phương tiện lớn nhất | Số lượng hàng hóa thông qua trong 01 năm | ||
Loại I | Cảng có tiếp nhận phương tiện thủy nước ngoài |
|
|
|
Cảng có vị trí, vai trò và tầm quan trọng đối với nhiệm vụ quốc phòng của vùng, địa phương hoặc một khu vực của địa phương | - Bến kết cấu bê tông cốt thép có tổng chiều dài tuyến bến từ 300 m trở lên - Cảng hệ thống kho bãi, nhà xưởng, thiết bị xếp dỡ cơ giới có khả năng bốc xếp công-ten-nơ - Kết nối thuận tiện với phương thức vận tải khác | Tàu có trọng tải từ 3.000 tấn trở lên | Từ 1.000.000 tấn/năm trở lên | |
Loại II | Cảng có vị trí, vai trò và tầm quan trọng đối với nhiệm vụ quốc phòng của vùng, địa phương hoặc một khu vực của địa phương | - Bến kết cấu bê tông cốt thép hoặc thép, có tổng chiều dài tuyến bến từ 150m đến dưới 300m - Cảng hệ thống kho bãi nhà xưởng, thiết bị xếp dỡ cơ giới có khả năng bốc xếp công-ten-nơ - Kết nối thuận tiện với phương thức vận tải khác | Tàu có trọng tải từ 1.000 tấn đến dưới 3.000 tấn | Từ 500.000 tấn đến dưới 1.000.000 tấn/năm |
Loại III | Cảng có vị trí, vai trò và tầm quan trọng đối với nhiệm vụ quốc phòng của vùng, địa phương hoặc một khu vực của địa phương | - Bến kết cấu bê tông cốt thép có tổng chiều dài tuyến bến từ 75 m đến dưới 150 m - Cảng có hệ thống kho bãi, thiết bị xếp dỡ cơ giới - Giao thông thuận tiện | Tàu có trọng tải dưới 1.000 tấn | Dưới 500.000 tấn/năm |
TIÊU CHUẨN PHÂN CẤP KỸ THUẬT CẢNG THỦY NỘI ĐỊA
Cấp cảng | Vai trò nhiệm vụ | Cấp kỹ thuật tuyến đường thủy nội địa | Quy mô công trình | Khả năng tiếp nhận phương tiện | Năng lực xếp dỡ (tấn/năm) |
I | - Xếp dỡ hàng khô - Container, cảng dầu - Cơ động bộ đội và BKKT | Đặc biệt và cấp I | - Bến kết cấu bê tông cốt thép hoặc thép, có tổng chiều dài tuyến bến từ 300m trở lên. Có hệ thống kho bãi, nhà xưởng, nhà Điều hành, nơi làm việc và nơi ăn, nghỉ của Bộ đội, đường nội bộ bê tông, thiết bị xếp dỡ cơ giới - Có vị trí tập kết bộ đội, BKKT - Kết nối thuận tiện với các phương thức vận tải khác | Tàu có trọng tải từ 3.000 tấn đến 5.000 tấn | - Trên 1,5 triệu tấn/năm - Bốc xếp được kiện hàng đến 50 tấn, container 40feet - Bộ đội, BKKT cơ động nhanh, an toàn |
II | - Xếp dỡ hàng khô - Container, cảng dầu - Cơ động bộ đội và BKKT | Cấp II | - Bến kết cấu bê tông cốt thép hoặc thép, có tổng chiều dài tuyến bến từ 150m đến dưới 300m. Có hệ thống kho bãi, nhà xưởng, nhà Điều hành, nơi làm việc và nơi ăn, nghỉ của Bộ đội, đường nội bộ bê tông, thiết bị xếp dỡ cơ giới - Có vị trí tập kết bộ đội, BKKT - Kết nối thuận tiện với các phương thức vận tải khác | Tàu có trọng tải từ 1.500 tấn đến 3.000 tấn | - Trên 1 triệu tấn/năm - Bốc xếp được kiện hàng đến 30 tấn, container 20feet - Bộ đội, BKKT cơ động nhanh, an toàn |
III | - Xếp dỡ hàng khô - Cảng dầu - Cơ động bộ đội và BKKT | Cấp III | - Bến kết cấu bê tông cốt thép hoặc thép, có tổng chiều dài tuyến bến từ 75m đến dưới 150m. Có hệ thống kho bãi, nhà xưởng, nhà Điều hành, nơi làm việc và nơi ăn, nghỉ của Bộ đội, đường nội bộ bê tông, thiết bị xếp dỡ cơ giới - Có vị trí tập kết bộ đội, BKKT - Kết nối thuận tiện với các phương thức vận tải khác | Tàu có trọng tải từ 750 tấn đến 1.500 tấn | - Trên 0,5 triệu tấn/năm - Bộ đội, BKKT cơ động nhanh, an toàn |
IV | - Xếp dỡ hàng khô - Cảng dầu - Cơ động bộ đội và BKKT | Cấp IV | - Bến kết cấu bê tông cốt thép hoặc thép, có tổng chiều dài tuyến bến dưới 75m. Có hệ thống kho bãi, nhà xưởng, nhà Điều hành, nơi làm việc và nơi ăn, nghỉ của Bộ đội, đường nội bộ bê tông, thiết bị xếp dỡ cơ giới - Có vị trí tập kết bộ đội, BKKT - Kết nối thuận tiện với các phương thức vận tải khác | Tàu có trọng tải dưới 750 tấn | - Trên 0,3 triệu tấn/năm - Bộ đội, BKKT cơ động nhanh, an toàn |
……(1)…….. | CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM |
Số: /….(3) - ….(4)…. V/v ……(6)……. | ….(5)…., ngày tháng năm |
Kính gửi: | - ………………………………..; - ………………………………… |
……………………………………………………(7)…………………………………………………….
…………………………………………………………………………………………………………….
……………………………………………/.
Nơi nhận: | QUYỀN HẠN, CHỨC VỤ CỦA NGƯỜI KÝ (8) (Chữ ký, dấu) Họ và tên |
Ghi chú:
(1) Tên cơ quan, tổ chức chủ quản trực tiếp.
(2) Tên cơ quan, tổ chức hoặc chức danh nhà nước ban hành công văn.
(3) Chữ viết tắt tên cơ quan, tổ chức hoặc chức danh nhà nước ban hành công văn.
(4) Chữ viết tắt tên đơn vị soạn thảo công văn.
(5) Địa danh.
(6) Trích yếu nội dung văn bản đề nghị (công bố danh Mục cảng thủy nội địa, chủ trương đầu tư xây dựng cảng, bến thủy nội địa, công bố hoạt động và công bố lại hoạt động cảng thủy nội địa, cấp giấy phép hoạt động và cấp lại giấy phép hoạt động bến thủy nội địa, cho phép tàu biển Việt Nam, phương tiện thủy nước ngoài và phương tiện thủy nội địa vào cảng, bến thủy nội địa).
(7) Nội dung văn bản.
(8) Ghi quyền hạn, chức vụ của người ký (đứng đầu cơ quan, đơn vị) văn bản; nếu người ký văn bản là cấp phó của người đứng đầu cơ quan, đơn vị thì ghi chữ viết tắt “KT.” vào trước chức vụ của người đứng đầu, bên dưới ghi chức vụ của người ký văn bản.
(9) Chữ viết tắt tên đơn vị soạn thảo văn bản.
(10) Ký hiệu người đánh máy và số lượng bản phát hành.
BỘ QUỐC PHÒNG | CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM |
Số: /QĐ-BQP | Hà Nội, ngày tháng năm |
QUYẾT ĐỊNH
Về việc công bố danh Mục cảng thủy nội địa
BỘ TRƯỞNG BỘ QUỐC PHÒNG
Căn cứ …………………………………(1)………………………………………………;
Căn cứ ………………………………….;
Xét đề nghị của Tổng Tham mưu trưởng tại Tờ trình số ……………………………….,
QUYẾT ĐỊNH:
Điều 1. Công bố danh Mục cảng thủy nội địa thuộc thẩm quyền quản lý của Bộ Quốc phòng tại Phụ lục ban hành kèm theo Quyết định này.
Điều … ……………………………………………………………………………………………….
……………………………………………………………………………………………………………./.
Nơi nhận: | BỘ TRƯỞNG (Chữ ký, dấu) Cấp bậc, họ và tên |
Ghi chú:
(1) Nêu các căn cứ trực tiếp để ban hành quyết định.
(2) Chữ viết tắt tên đơn vị soạn thảo văn bản.
(3) Ký hiệu người đánh máy và số lượng bản phát hành.
DANH MỤC CẢNG THỦY NỘI ĐỊA
(Ban hành kèm theo ……………)
Số TT | Tên cảng | Loại cảng | Đơn vị quản lý | Địa danh | Ghi chú |
(1) | (2) | (3) | (4) | (5) | (6) |
1 |
|
|
|
|
|
2 |
|
|
|
|
|
3 |
|
|
|
|
|
4 |
|
|
|
|
|
5 |
|
|
|
|
|
Ghi chú:
(1) Ghi số thứ tự cảng từ 01 đến hết.
(2) Ghi tên cảng theo quyết định đầu tư xây dựng.
(3) Ghi theo tiêu chuẩn được quy định tại Mẫu số 01 (Bảng phân loại cảng thủy nội địa).
(4) Ghi tên từ đơn vị quản lý trực tiếp cảng đến quân khu hoặc tương đương.
(5) Ghi địa danh từ xã (phường) đến tỉnh (TP).
BỘ TỔNG THAM MƯU | CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM |
Số: /BC-TC | Hà Nội, ngày tháng năm |
Kết quả thẩm định hồ sơ đề xuất chủ trương đầu tư
xây dựng cảng (bến) của ... (chủ đầu tư)
Căn cứ …………………………………………………………………………………………………..
Trên cơ sở nghiên cứu hồ sơ và ý kiến tham gia đóng góp của các cơ quan, đơn vị, Cục Tác chiến báo cáo Thủ trưởng Bộ kết quả thẩm định hồ sơ đề xuất chủ trương đầu tư xây dựng cảng (bến) của ... (chủ đầu tư) như sau:
I. HỒ SƠ ĐỀ NGHỊ
1. Thống kê các văn bản trong hồ sơ của ... (chủ đầu tư) đề nghị.
2. Tóm tắt về nội dung cơ bản của hồ sơ trình thẩm định được gửi kèm theo công văn đề nghị thẩm định của ... (chủ đầu tư).
II. KẾT QUẢ THẨM ĐỊNH
1. Tính pháp lý của hồ sơ.
2. Tổng hợp ý kiến của các cơ quan, đơn vị tham gia thẩm định.
3. Đánh giá sự phù hợp với quy hoạch cảng, bến thủy của Bộ.
4. Đánh giá sự cần thiết và yếu tố bảo đảm tính hiệu quả đối với nhiệm vụ quốc phòng.
III. KIẾN NGHỊ, ĐỀ XUẤT
Trên cơ sở kết quả thẩm định, Cục Tác chiến đề nghị Thủ trưởng Bộ đồng ý với đề xuất chủ trương đầu tư xây dựng cảng (bến) thủy nội địa của ... (chủ đầu tư) đủ Điều kiện (chưa đủ Điều kiện) để triển khai các bước tiếp theo và dự thảo văn bản của Bộ Quốc phòng xin ý kiến các bộ, ngành và địa phương liên quan.
Kính đề nghị Thủ trưởng Bộ xem xét, quyết định./.
Nơi nhận: | CỤC TRƯỞNG (Chữ ký, dấu) Cấp bậc, họ và tên |
BỘ QUỐC PHÒNG | CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM |
Số: /QĐ-BQP | Hà Nội, ngày tháng năm |
QUYẾT ĐỊNH
Về việc …………….. (1)……………
BỘ TRƯỞNG BỘ QUỐC PHÒNG
Căn cứ ……………………………………………….(2) …………………………………………..;
Căn cứ ……………………………………………….(3)……………………………………………;
Xét đề nghị của Tổng Tham mưu trưởng tại ……………………………………………………...,
QUYẾT ĐỊNH:
Điều 1. ………………………………………………..(4)…………………………………………..
………………………………………………………………………………………………………..
Điều ... ………………………………………………………………………………………………..
………………………………………………………………………………………………………../.
Nơi nhận: | BỘ TRƯỞNG (Chữ ký, dấu) Cấp bậc, họ và tên |
Ghi chú:
(1) Trích yếu nội dung quyết định (quyết định chủ trương đầu tư xây dựng cảng, bến thủy nội địa, công bố hoạt động, công bố lại hoạt động, đình chỉ hoạt động và đình chỉ hoạt động có thời hạn cảng bến thủy nội địa).
(2) Nêu các căn cứ trực tiếp để ban hành quyết định.
(3) Các văn bản pháp lý liên quan trực tiếp đến vấn đề giải quyết trong nội dung quyết định.
(4) Nội dung quyết định.
(5) Chữ viết tắt tên đơn vị soạn thảo văn bản.
(6) Ký hiệu người đánh máy và số lượng bản phát hành.
BỘ QUỐC PHÒNG | CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM |
| Hà Nội, ngày tháng năm |
Số: ……/GPBTNĐ
Căn cứ Thông tư số …../2016/TT-BQP ngày ... tháng ... năm 2016 của Bộ trưởng Bộ Quốc phòng Quy định ………………………………………………………..;
Xét đề nghị của Tổng Tham mưu trưởng tại Tờ trình số: ……………………………………..
BỘ TRƯỞNG BỘ QUỐC PHÒNG:
Cho phép Bến thủy nội địa: ………………………………………………………………….. hoạt động
Thuộc cơ quan, đơn vị: …………………………………………………………………………………..
Địa chỉ: ……………………………………………………………………………………………………..
Vị trí bến, từ km thứ …………………………………… đến km thứ …………………………………..
Bên bờ (phải, trái) ………………………………. của sông (kênh) ……………………………………
Thuộc địa phận xã (phường), huyện (quận), tỉnh (thành phố) ………………………………………..
Kết cấu, quy mô bến: ……………………………………………………………………………………..
Mục đích sử dụng …………………………………………………………………………………………..
Phạm vi vùng đất …………………………………………………………………………………………
Phạm vi vùng nước (sơ đồ số …………., do ………….. duyệt ngày …………..)
- Chiều dài: …………mét, kể từ: …………. dọc theo bờ về phía: (thượng, hạ lưu)
- Chiều rộng: ………… mét, kể từ mép ngoài của bến trở ra phía sông
Bến có khả năng tiếp nhận loại phương tiện thủy: ……………………………………………..
Thời hạn hoạt động: Từ ngày …………………. đến ngày ……………………………………..
Trong thời gian hoạt động………….. có trách nhiệm thực hiện đầy đủ các quy định của pháp luật về bảo đảm trật tự an toàn giao thông đường thủy nội địa và các quy định của pháp luật có liên quan./.
Nơi nhận: | BỘ TRƯỞNG (Chữ ký, dấu) Cấp bậc, họ và tên |
GIẤY PHÉP VÀO CẢNG, BẾN
Tên phương tiện: ……………………………. Số đăng ký: …………………………….…….. Chủ phương tiện: ……………………………. Tên thuyền trưởng: ………………………….. Trọng tải đăng ký: …....(T)…....(ghế)……… Trọng tải thực tế: …....(T)…....(ghế)……… Loại hàng: …………………………………… Được vào cảng, bến để: ……………………. Trong thời hạn: Từ.... giờ.... ngày.... đến ……… giờ ……. ngày ………… Ngày... tháng... năm... |
GIẤY PHÉP VÀO CẢNG, BẾN THỦY NỘI ĐỊA ………….….(3)……………….. Cho phép phương tiện thủy: …………………………….Số đăng ký: …………………………. Chủ phương tiện: ………………………………………………………………………………….. Tên thuyền trưởng: ………………………………………………………………………………… Trọng tải đăng ký: …………………………………..tấn ……………… ghế…………………….. Trọng tải thực tế: …………………………………..tấn ……………… ghế…………………….. Loại hàng: …………………………………………………………………………………………… Vào cảng, bến để: …………………………………………………………………………………. Trong thời hạn: Từ ……. giờ …. ngày…………. đến ….. giờ …… ngày …………………… | |||||
|
| Ngày …… tháng ….. năm ….. | ||||
| (Ghi chú: Giấy này phải được giữ trên phương tiện trong thời gian phương tiện đậu tại cảng, bến) |
Ghi chú:
(1) Tên cơ quan, đơn vị chủ quản trực tiếp.
(2) Tên cơ quan, đơn vị ban hành công văn.
(3) Chỉ huy trưởng cơ quan, đơn vị ban hành công văn.
(4) Chỉ huy trưởng (nếu người ký văn bản là cấp phó của người đứng đầu cơ quan, đơn vị thì ghi chữ viết tắt “KT.” vào trước chức vụ của người đứng đầu, bên dưới ghi chức vụ của người ký văn bản).
GIẤY PHÉP RỜI CẢNG, BẾN
Giấy phép rời cảng, bến số: …………………… Tên phương tiện: ……………………………. Chủ phương tiện: ……………………………. Tên thuyền trưởng: ………………………….. Số thuyền viên: …………………………… Trọng tải đăng ký: …....(T)…....(ghế)……… Số hành khách: …………………………… Loại hàng: …………………………………… Được rời cảng, bến: ………………………. Giờ.... ngày.... tháng ….. năm ………….. Cảng, bến đến: …………………………. Ngày... tháng... năm... |
GIẤY PHÉP RỜI CẢNG, BẾN THỦY NỘI ĐỊA ………….….(3)……………….. Cho phép phương tiện thủy: ……………………………………………………………………….. Số đăng ký: ………………………………………………………………………………………….. Chủ phương tiện: ………………………………………………………………………………….. Tên thuyền trưởng: ………………………………………………………………………………… Số lượng thuyền viên: ……………………………………………………………………………. Trọng tải: …………………………………..tấn ……………… ghế…………………….……….. Loại hàng: ……………………………………Số hành khách……………………………………… Được rời cảng, bến: …………………giờ…………ngày……………tháng…………năm…………. Cảng, bến đến: ………………………………để…………………………………………………….. Những Điểm lưu ý khi hành trình (luồng lạch; bão, lũ; khi qua cầu và các thông tin cần thiết khác): ……………………………………………………………………………………………… | |||||
|
| ....., ngày …… tháng ….. năm ….. |
Ghi chú:
(1) Tên cơ quan, đơn vị chủ quản trực tiếp.
(2) Tên cơ quan, đơn vị ban hành công văn.
(3) Chỉ huy trưởng cơ quan, đơn vị ban hành công văn.
(4) Chỉ huy trưởng (nếu người ký văn bản là cấp phó của người đứng đầu cơ quan, đơn vị thì ghi chữ viết tắt “KT.” vào trước chức vụ của người đứng đầu, bên dưới ghi chức vụ của người ký văn bản).
LỆNH ĐIỀU ĐỘNG
Tên thuyền trưởng: ………………………….. Tên phương tiện: ……………………………... Thực hiện việc khẩn cấp……………………… ……………………………………………………. Tại: ……………………………………………… Thời gian: Từ…………..đến………………..
Ngày... tháng... năm... |
Số: ………/LĐĐ ................................(3)......................... Căn cứ Thông tư số …../2016/TT-BQP ngày … tháng … năm 2016 của Bộ trưởng Bộ Quốc phòng Quy định ……………………………………………………………………………………..; Yêu cầu phương tiện thủy: ……………………………………………………………………….. Đang neo đậu tại vùng nước cảng, bến: ………………………………………………………. Thực hiện việc khẩn cấp: ………………………………………………………………………… …………………………… Tại: …………………………………………………………………….. Trong thời gian: Từ ………………………. đến………………………………………………….. Yêu cầu thực hiện nghiêm chỉnh lệnh này. | |||||
|
| ................, ngày …… tháng ….. năm ….. |
Ghi chú:
(1) Tên cơ quan, đơn vị chủ quản trực tiếp.
(2) Tên cơ quan, đơn vị ban hành công văn.
(3) Chỉ huy trưởng cơ quan, đơn vị ban hành công văn.
(4) Chỉ huy trưởng (nếu người ký văn bản là cấp phó của người đứng đầu cơ quan, đơn vị thì ghi chữ viết tắt “KT.” vào trước chức vụ của người đứng đầu, bên dưới ghi chức vụ của người ký văn bản).
- 1 Decision No. 34/2016/QD-TTg dated August 23, 2016,
- 2 Circular No. 61/2014/TT-BGTVT dated November 7, 2014, criteria for classification of inland ports and announcement of list of inland ports
- 3 Law No. 48/2014/QH13 dated June 17, 2014, amending and supplementing a number of articles of Law on inland waterway transport
- 4 Decree No. 179/2013/ND-CP dated November 14, 2013, on the sanction of administrative violations in the domain of environmental protection
- 5 Joint circular No. 21/2013/TTLT-BGTVT-BTNMT of August 22, 2013, guiding the management of and environmental protection in inland waterway navigation activities
- 6 Decree No. 21/2012/ND-CP of March 21, 2012, on management of seaports and navigable channels
- 7 Law No. 23/2004/QH11 of June 15, 2004 on inland waterway navigation
- 8 Law No.01/2002/QH11 of December 16, 2002 state budget Law