Hệ thống pháp luật
Loading content, please wait a moment ...
Đang tải nội dung, vui lòng chờ giây lát...

BỘ Y TẾ
-------

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
---------------

Số: 22/2016/TT-BYT

Hà Nội, ngày 30 tháng 06 năm 2016

 

THÔNG TƯ

QUY ĐỊNH QUY CHUẨN KỸ THUẬT QUỐC GIA VỀ CHIẾU SÁNG - MỨC CHO PHÉP CHIẾU SÁNG NƠI LÀM VIỆC

Căn cứ Luật an toàn, vệ sinh lao động s 84/2015/QH13 ngày 25 tháng 6 năm 2015;

Căn cứ Luật tiêu chuẩn và quy chun kthuật số 68/2006/QH13 ngày 29 tháng 6 năm 2006;

Căn cứ Nghị định số 127/2007/NĐ-CP ngày 01 tháng 8 năm 2007 của Chính phủ quy định chi Tiết thi hành một sĐiều của Luật tiêu chuẩn và quy chuẩn kỹ thuật;

Căn cứ Nghị định s63/2012/NĐ-CP ngày 31/8/2012 của Chính phủ quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của Bộ Y tế;

Theo đề nghị của Cục trưởng Cục Quản lý môi trường y tế;

Bộ trưng Bộ Y tế ban hành Thông tư quy định quy chun kỹ thuật quốc gia chiếu sáng - Mức cho phép chiếu sáng nơi làm việc.

Điều 1. Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về chiếu sáng

Ban hành kèm theo Thông tư này QCVN 22/2016/BYT - Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về chiếu sáng - Mức cho phép chiếu sáng nơi làm việc.

Điều 2. Hiệu lực thi hành

Thông tư này có hiệu lực từ ngày 01 tháng 12 năm 2016.

Điều 3. Trách nhiệm thi hành

Cục trưởng Cục Quản lý môi trường y tế, Vụ trưởng, Cục trưởng, Tổng cục trưởng các Vụ, Cục, Tổng cục thuộc Bộ Y tế, Thủ trưởng các cơ quan, đơn vị trực thuộc Bộ, Giám đốc Sở Y tế các tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương và Thủ trưởng cơ quan y tế các Bộ, ngành chịu trách nhiệm thi hành Thông tư này./.

 


Nơi nhận:
- VPCP (Vụ KGVX, Công báo, Cổng TTĐT CP);
- Các Bộ, cơ quan ngang Bộ, cơ quan thuộc CP;
- Bộ Tư pháp (Cục Kiểm tra VBQPPL);
- Bộ trư
ng (để báo cáo);
- Các đơn vị thuộc Bộ Y tế;
- UBND các t
nh, thành phố trực thuộc TW;
- Sở Y tế các t
nh, thành phố trực thuộc TW;
- Trung tâm YTDP các t
nh, thành phố trực thuộc TW;
- Trung tâm BVSKLĐ&MT các t
nh, thành phố Thuộc TW;
- Tổng cục Tiêu chuẩn đo lường chất lượng (để đăng bạ);
- Cổng thông tin điện t
Bộ Y tế;
- Lưu: VT, K2ĐT, PC, MT.

KT. BỘ TRƯỞNG
THỨ TRƯỞNG




Nguyễn
Thanh Long

 

QCVN 22:2016/BYT

QUY CHUẨN KỸ THUẬT QUỐC GIA VẾ CHIẾU SÁNG - MỨC CHO PHÉP CHIẾU SÁNG NƠI LÀM VIỆC

National Technical Regulation on Lighting - Permissible Levels of Lighting in the Workplace

Lời nói đầu

QCVN 22:2016/BYT do Ban soạn thảo Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về vệ sinh lao động biên soạn. Cục Quản lý môi trường y tế trình duyệt và được ban hành theo Thông tư số 22/2016/TT-BYT ngày 20 tháng 6 năm 2016 của Bộ trưởng Bộ Y tế.

 

QUY CHUẨN KỸ THUẬT QUỐC GIA VẾ CHIẾU SÁNG - MỨC CHO PHÉP CHIẾU SÁNG NƠI LÀM VIỆC

National Technical Regulation on Lighting - Permissible Levels of Lighting in the Workplace

I. QUY ĐỊNH CHUNG

1. Phạm vi Điều chỉnh

Quy chuẩn này quy định mức cho phép chiếu sáng nơi làm việc trong nhà.

2. Đối tượng áp dụng

Quy chun này áp dụng cho các cơ quan quản lý nhà nước về môi trường; các cá nhân, tổ chức thực hiện quan trắc môi trường lao động; các cá nhân, tổ chức có sử dụng lao động mà người lao động chịu ảnh hưởng của Điều kiện chiếu sáng trong môi trường lao động.

3. Giải thích từ ngữ

Trong quy chuẩn này, các từ ngữ dưới đây được hiểu như sau:

3.1. Độ rọi hay độ chiếu sáng (illuminance): Là độ sáng của một vật được một chùm sáng chiếu vào, đơn vị là Lux. 1 Lux là độ sáng của một vật được một nguồn sáng ở cách xa 1m có quang thông bằng 1 Lumen chiếu trên diện tích bằng 1m2.

3.2. Độ rọi duy trì (Em) (maintained illuminance): Độ rọi trung bình trên bề mặt quy định không được nhỏ hơn giá trị này.

II. QUY ĐỊNH KỸ THUẬT

1. Độ rọi duy trì tối thiểu với các loại hình công việc được quy định ở bảng sau:

Bảng yêu cầu về độ rọi duy trì tối thiểu cho các phòng, khu vực làm việc

Loại phòng, công việc hoặc các hoạt động

Em (Lux)

1. Khu vực chung trong nhà

 

Tiền sảnh

100

Phòng đợi

200

Khu vực lưu thông và hành lang

100

Cầu thang (máy, bộ), thang cuốn

150

Căng tin

150

Phòng nghỉ

100

Phòng tập thể dục

300

Phòng gửi đồ, phòng rửa mặt, phòng tắm, nhà vệ sinh

200

Phòng cho người bệnh

500

Phòng y tế

500

Phòng đặt tủ điện

200

Phòng thư báo, bảng điện

500

Nhà kho, kho lạnh

100

Khu vực đóng gói hàng gửi đi

300

Băng tải

150

Khu vực giá để hàng hóa

150

Khu vực kiểm tra

150

2. Hoạt động công nghiệp và thủ công

 

2.1. Công nghiệp sắt thép

 

Máy móc sản xuất không yêu cầu thao tác bằng tay

50

Máy móc sản xuất đôi khi yêu cầu thao tác bằng tay

150

Khu vực sản xut thường xuyên thao tác bằng tay

200

Kho thép

50

Lò luyện

200

Máy cán, cuộn, cắt thép

300

Sàn Điều khiển và bảng Điều khiển

300

Thử nghiệm, đo đạc và kiểm tra

500

Đường hầm dưới sàn, băng tải, hầm chứa

50

2.2. Các lò đúc và xí nghiệp đúc kim loại

 

Đường hầm dưới sàn, hầm chứa

50

Sàn thao tác

100

Chuẩn b cát

200

Gọt giũa ba via

200

Sàn làm việc khu vực lò đúc và trạm trộn

200

Xưởng làm khuôn đúc

200

Khu vực dỡ khuôn

200

Đúc máy

200

Đổ khuôn bằng tay và đúc lõi

300

Đúc khuôn dập

300

Nhà làm mẫu

500

2.3. Công nghiệp cơ khí chế tạo

 

Tháo khuôn phôi

200

Rèn, hàn, nguội

300

Gia công thô và chính xác trung bình: dung sai ≥ 0,1 mm

300

Gia công chính xác: dung sai<0,1mm

500

Vạch dấu, kiểm tra

750

Xưởng kéo dây, làm ống (nguội)

300

Gia công đĩa độ dày ≥5mm

200

Gia công thép tấm độ dày <5mm

300

Chế tạo dụng cụ, thiết bị cắt

750

Lắp ráp chi Tiết:

 

- Thô

200

- Trung bình

300

- Nhỏ

500

- Chính xác

750

Mạ điện

300

Xử lý bề mặt và sơn

750

Chế tạo công cụ, khuôn mẫu, đồ gá lắp, cơ khí chính xác và siêu nhỏ

1000

2.4. Công nghiệp chế tạo và sửa chữa ô tô

 

Làm thân xe và lắp ráp

500

Sơn, buồng phun sơn, buồng đánh bóng

750

Sơn: sửa, kiểm tra

1000

Sản xuất ghế

1000

Kiểm tra hoàn thiện

1000

Dịch vụ ô tô, sửa chữa, kiểm tra

300

2.5. Nhà máy điện

 

Trạm cấp nhiên liệu

50

Xưởng nồi hơi

100

Phòng máy

200

Các phòng phụ trợ, phòng máy bơm, phòng ngưng tụ, bảng điện

200

Phòng Điều khiển

500

2.6. Công nghiệp điện

 

Sản xuất cáp và dây điện

300

Quấn dây:

 

- Cuộn dây lớn

300

- Cuộn dây trung bình

500

- Cuộn dây nhỏ

750

Nhúng cách điện

300

Mạ điện

300

Công việc lắp ráp:

 

- Chi Tiết thô; ví dụ: biến thế lớn

300

- Chi Tiết trung bình; ví dụ: bảng điện

500

Chi Tiết nhỏ; ví dụ: điện thoại, đài radio, sản phẩm kỹ thuật thông tin (máy vi tính)

750

- Chính xác; ví dụ: thiết bị đo lường, bảng mạch in

1000

Xưởng điện tử, thử nghiệm, hiệu chỉnh

1500

2.7. Công nghiệp xi măng, bê tông, gạch

 

Phơi sấy vật liệu

50

Chuẩn bị vật liệu, làm việc ở máy trộn, lò nung

200

Vận hành máy móc

300

Làm khuôn thô

300

2.8. Công nghiệp gốm, thủy tinh, tấm lợp

 

Phơi sấy vật liệu

50

Chuẩn bị, vận hành máy móc

300

Tráng men, lăn, ép, tạo hình các chi Tiết đơn giản, lắp kính, thổi thủy tinh

300

i, khắc, đánh bóng thủy tinh, tạo hình các chi Tiết chính xác, chế tạo các dụng cụ thủy tinh

750

Mài kính quang học, mài và khắc pha lê bng tay

750

Công việc chính xác; ví dụ: mài, vẽ, trang trí...

1000

Chế tác đá quý nhân tạo

1500

2.9. Công nghiệp hóa chất, chất dẻo và cao su

 

Lắp đặt quy trình sản xuất Điều khiển từ xa

50

Lắp đặt quy trình sản xuất với thao tác bằng tay

150

Công việc ổn định trong quy trình sản xuất

300

Phòng đo chính xác, phòng thí nghiệm

500

Sản xuất dược phẩm

500

Sản xuất lốp xe

500

Kiểm tra màu

1000

Cắt, sửa, kiểm tra

750

2.10. Công nghiệp giấy

 

Bóc gỗ, máy nghiền bột giấy

200

Sản xuất giấy, máy gấp giấy, sản xuất bìa các tông

300

Công việc đóng sách; ví dụ: gấp giấy, sắp xếp, dán keo, xén, đóng bìa, khâu sách

500

2.11. Công nghiệp in

 

Xén giấy, mạ vàng, chạm nổi, chế bản khắc chữ, làm trên đá và tấm ấn giấy, máy in, làm ma trận (matrix)

500

Phân loại giấy và in bằng tay

500

Sắp chữ, sửa bản bông, in li tô

1000

Kiểm tra màu trong in nhiều màu

1500

Khắc bản thép và đồng

2000

2.12. Công nghiệp da

 

Bể, thùng ngâm, hầm chứa da

200

Lọc, bào, chà, xát, giũ da

300

Làm yên ngựa, đóng giày, khâu, may, đánh bóng, tạo phom, cắt, dập

500

Phân loại

500

Nhuộm da (máy nhuộm)

500

Kiểm tra chất lượng

1000

Kiểm tra màu

1000

Làm giày

500

Làm găng tay

500

2.13. Công nghiệp dệt

 

Vị trí làm việc và vùng tháo dỡ kiện bông

200

Chải, giặt, là, máy xé bông, kéo sợi, ghép sợi thô, hồ sợi, cắt, xe sợi thô, xe sợi đay và sợi gai

300

Xe sợi con, đánh ống, mắc khung cửi, dệt, tết sợi, đan len

500

May, đan sợi nhỏ, thêu móc

750

Thiết kế bằng tay, vmẫu

750

Hoàn thiện, nhuộm

500

Phòng phơi sấy

100

In vải tự động

500

G nút sợi, chỉnh sửa

1000

Kiểm tra màu, kiểm tra vải

1000

Sửa lỗi

1500

May mũ

500

2.14. Công nghiệp sản xuất đồ gỗ

 

Quy trình tự động; ví dụ: sấy khô, sản xuất gỗ dán

50

Hầm xông hơi

150

Xưởng cưa

300

Làm trên bàn mộc, gắn keo, lắp ghép

300

Đánh bóng, sơn, làm đồ mộc tinh xảo

750

Làm việc trên các máy gia công gỗ; ví dụ: bào, soi, gọt đẽo, làm rãnh ghép ván, cắt, cưa, đục, khoan

500

Chọn gỗ bọc, dát gỗ, chạm, khảm

750

Kiểm tra chất lượng

1000

2.15. Công nghiệp thực phẩm

 

Vị trí làm việc và vùng làm việc trong:

 

- Nhà máy bia, xưởng mạch nha

200

- Rửa, đóng thùng, làm sạch, sàng lọc, bóc vỏ

200

- Nơi nấu trong nhà máy làm mứt và sôcôla

200

- Vùng làm việc và nơi làm việc trong nhà máy đường

200

- Sấy khô, ủ men thuốc lá thô, lên men

200

Phân loại và rửa sản phẩm, nghiền, trộn, đóng gói

300

Nơi làm việc và vùng giới hạn trong nhà giết mổ, cửa hàng thịt, nhà máy sản xuất bơ sữa, trên sàn lọc, ở nơi tinh chế đường

500

Cắt và phân loại rau quả

300

Chế biến thức ăn sẵn, công việc nhà bếp

500

Sản xuất xì gà và thuốc lá

500

Kiểm tra thủy tinh và chai lọ, kiểm tra sản phẩm, chnh sửa, trang trí

500

Phòng thí nghiệm

500

Kiểm tra màu

1000

2.16. Làm bánh

 

Chuẩn bị và nướng bánh

300

Sửa sang, đóng hộp, trang trí

500

2.17. Nông nghiệp

 

Bốc xếp hàng hóa, sử dụng thiết bị và máy móc

200

Nhà chăn nuôi súc vật

50

Nơi nhốt súc vật ốm, chuồng cho súc vật đẻ

200

Chuẩn bị thức ăn, nơi trữ và sản xuất bơ sữa, rửa dụng cụ

200

2.18. Chế tác đồ trang sức

 

Chế tác đá quý

1500

Chế tác đồ trang sức

1000

Làm đồng hồ (bng tay)

1500

Làm đồng hồ (tự động)

500

2.19. Hiệu làm đầu

 

Làm tóc

500

2.20. Xưởng giặt là và giặt khô

 

Nhận hàng hóa, đánh dấu và phân loại

300

Giặt và giặt khô

300

Là, ép

300

Kiểm tra và chỉnh sửa

750

2.21. Cửa hàng bán lẻ

 

Khu vực bán hàng

300

Khu thu ngân

500

Bàn đóng gói hàng

500

2.22. Văn phòng, công sở

 

Các phòng làm việc chung, phòng hồ sơ, photocopy

300

Phòng đánh máy, xử lý dữ liệu

500

Phòng vẽ kỹ thuật

750

Thiết kế vi tính

500

Phòng họp, hội nghị

300

Bàn tiếp dân

300

Phòng lưu trữ

200

3. Khu vực công cộng

 

3.1. Khu vực chung

 

Lối vào, tiền sảnh

100

Phòng gửi đồ

200

Phòng đợi

200

Phòng bán vé

300

3.2. Nhà hàng, khách sạn

 

Bàn tiếp tân, thu ngân, bàn ký gửi hành lý

300

Nhà bếp

300

Nhà hàng, phòng ăn, phòng chức năng

200

Nhà hàng tự phục vụ

200

Búp phê (Buffets)

300

Phòng họp

300

Hành lang

100

3.3. Nhà hát, phòng hòa nhạc, rạp chiếu phim

 

Phòng tập, phòng thay trang phục

300

Bảo trì, làm vệ sinh khu vực ghế ngồi

200

Xây dựng, lắp ráp sân khấu

300

3.4. Hội chợ thương mại, phòng triển lãm

 

Chiếu sáng chung

300

3.5. Thư viện

 

Giá sách

200

Phòng đọc

500

Quầy thu ngân, nhận sách

300

3.6. Nơi để xe công cộng (trong nhà)

 

Đường dốc ra/vào (ban ngày)

300

Đường dốc ra/vào (ban đêm)

75

Đường lưu thông

75

Khu vực đỗ xe

75

Phòng vé

300

4. Nhà trường

 

4.1. Nhà trẻ, mẫu giáo

 

Phòng chơi

300

Phòng chăm sóc trẻ

300

Phòng học thủ công

300

4.2. Trường học

 

Giảng đường, lớp học, phòng học

300

Bảng đen, bảng xanh treo tường, bảng trắng

500

Bàn trình diễn

500

Phòng học mỹ thuật

500

Phòng học mỹ thuật trong các trường mỹ thuật

750

Phòng học vẽ kỹ thuật

750

Phòng thực hành và thí nghiệm

500

Xưởng dạy nghề, phòng thủ công

500

Phòng thực hành âm nhạc

300

Phòng thực hành máy tính

300

Phòng chuẩn bị và xưởng thực nghiệm

300

Khu vực lưu thông, hành lang

100

Cầu thang

150

Phòng học chung của sinh viên và phòng họp của Hội đồng nhà trường

200

Phòng giáo viên

300

Thư viện: Giá sách

200

Thư viện: Phòng đọc

500

Kho chứa dụng cụ giảng dạy

100

Phòng thể thao, thể dục, bể bơi (sử dụng chung)

300

Căng tin nhà trường

150

Nhà bếp

300

5. Cơ sở chăm sóc sức khỏe

 

5.1. Các phòng sử dụng chung

 

Hành lang: ban ngày

100

Hành lang: làm vệ sinh

100

Hành lang: ban đêm

50

Hành lang: sử dụng cho nhiều Mục đích

200

Cầu thang máy cho người

100

Cầu thang máy phục vụ (chuyển máy móc, thiết bị, dụng cụ)

200

Phòng đợi

200

Phòng trực

200

Phòng tắm và vệ sinh của bệnh nhân

200

5.2. Phòng nhân viên

 

Phòng hành chính

300

Phòng nhân viên

300

5.3. Phòng khám phụ sn

 

Chiếu sáng chung

300

Khám thông thường

500

Khám và Điều trị

1000

5.4. Phòng khám chung

 

Chiếu sáng chung

300

Khám và Điều trị

1000

5.5. Phòng khám mắt

 

Chiếu sáng chung

300

Khám mắt

1000

Kiểm tra thị lực và sắc giác bằng các biểu đồ

500

5.6. Phòng khám tai

 

Chiếu sáng chung

300

Khám tai

1000

5.7. Phòng chẩn đoán hình ảnh (Scanner)

 

Chiếu sáng chung

300

Máy chụp cắt lớp có phóng đại hình ảnh và các hệ thống ti vi

50

5.8. Phòng đẻ

 

Chiếu sáng chung

300

Khám và Điều trị

1000

5.9. Phòng Điều trị (chung)

 

Phòng chạy thận nhân tạo

500

Phòng da liễu

500

Phòng nội soi

300

Phòng bó bột

500

Phòng tắm trị liệu

300

Phòng mát xa và xạ trị

300

5.10. Khu phẫu thuật

 

Phòng tiền phẫu thuật và hậu phẫu

500

Phòng phẫu thuật

1000

5.11. Phòng Điều trị tích cực

 

Chiếu sáng chung

100

Khám thông thường

300

Khám và Điều trị

1000

Chiếu sáng trực đêm

20

5.12. Phòng khám, chữa răng

 

Chiếu sáng chung

500

Chỗ bệnh nhân

1000

5.13. Các phòng thí nghiệm và phòng dược

 

Chiếu sáng chung

500

Kiểm tra màu

1000

5.14. Phòng tiệt trùng

 

Phòng tiệt trùng, tẩy uế

300

5.15. Phòng mổ tử thi và nhà xác

 

Chiếu sáng chung

500

Bàn mổ tử thi và bàn giải phẫu

5000

6. Cảng hàng không

 

Phòng đi và đến, khu nhận hành lý

200

Khu chuyển tiếp, băng chuyền

150

Bàn thông tin, bàn đăng ký bay

500

Hải quan và bàn kiểm tra hộ chiếu

500

Khu vực đợi vào cửa

200

Phòng lưu giữ hành lý

200

Khu kiểm tra an ninh

300

Trạm kiểm soát không lưu

500

Nhà chứa máy bay để kiểm tra và sửa chữa

500

Khu vực thử nghiệm động cơ

500

Khu vực đo kiểm trong nhà chứa máy bay

500

Bậc lên xuống và đường ngầm cho hành khách

50

Phòng làm thủ tục và phòng chờ

200

Phòng mua vé gửi hành lý và thu tiền

300

Phòng đợi lên máy bay

200

2. Độ rọi duy trì tối đa với các loại hình công việc không vượt quá 10.000 Lux.

III. PHƯƠNG PHÁP XÁC ĐỊNH

Xác định chiếu sáng theo TCVN 5176:1990 Chiếu sáng nhân tạo - Phương pháp đo độ rọi.

IV. QUY ĐỊNH QUẢN LÝ

1. Cơ sở có người lao động chịu ảnh hưởng của Điều kiện chiếu sáng nơi làm việc phải định kỳ đo đạc, đánh giá cường độ chiếu sáng tối thiểu 1 lần/năm và theo các quy định của Bộ luật lao động, Luật an toàn, vệ sinh động.

2. Nếu chiếu sáng nơi làm việc không đạt mức cho phép, người sử dụng lao động phải thực hiện ngay các giải pháp cải thiện đảm bảo vệ sinh chiếu sáng và bảo vệ sức khỏe người lao động.

V. TỔ CHỨC THỰC HIỆN

1. Quy chuẩn này áp dụng thay thế cho Tiêu chuẩn chiếu sáng trong Tiêu chuẩn vệ sinh lao động ban hành theo Quyết định số 3733/2002/QĐ-BYT của Bộ trưng Bộ Y tế ngày 10/10/2002.

2. Cục Quản lý môi trường y tế - Bộ Y tế chủ trì, phối hợp với các cơ quan chức năng có liên quan hướng dẫn, triển khai và tổ chức việc thực hiện quy chuẩn này.

3. Căn cứ thực tiễn yêu cầu quản lý, Cục Quản lý môi trường y tế có trách nhiệm kiến nghị Bộ Y tế sửa đổi, bổ sung cho phù hợp.

4. Trong trường hợp các tiêu chuẩn quốc gia về chiếu sáng được viện dẫn trong quy chuẩn này sửa đổi, bổ sung hoặc thay thế thì áp dụng theo tiêu chuẩn mới.