Hệ thống pháp luật
Loading content, please wait a moment ...
Đang tải nội dung, vui lòng chờ giây lát...

BỘ CÔNG AN
-------

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
---------------

Số: 65/2013/TT-BCA

Hà Nội, ngày 26 tháng 11 năm 2013

 

THÔNG TƯ

QUY ĐỊNH CHI TIẾT THI HÀNH MỘT SỐ ĐIỀU CỦA QUYẾT ĐỊNH SỐ 44/2012/QĐ-TTG NGÀY 15/10/2012 CỦA THỦ TƯỚNG CHÍNH PHỦ QUY ĐỊNH VỀ CÔNG TÁC CỨU NẠN, CỨU HỘ CỦA LỰC LƯỢNG PHÒNG CHÁY VÀ CHỮA CHÁY

Căn cứ Nghị định số 77/2009/NĐ-CP ngày 15/9/2009 quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của Bộ Công an;

Căn cứ Quyết định số 44/2012/QĐ-TTg ngày 15/10/2012 của Thủ tướng Chính phủ quy định về công tác cứu nạn, cứu hộ của lực lượng phòng cháy và chữa cháy;

Theo đề nghị của Tổng cục trưởng Tổng cục Cảnh sát qun lý hành chính về trật tự, an toàn xã hội;

Bộ trưởng Bộ Công an ban hành Thông tư quy định chi tiết thi hành một s điều của Quyết định số 44/2012/QĐ-TTg ngày 15/10/2012 của Thủ tướng Chính phủ quy định về công tác cứu nạn, cứu hộ của lực lượng phòng cháy và chữa cháy,

Chương 1.

QUY ĐỊNH CHUNG

Điều 1. Phạm vi điều chỉnh

Thông tư này quy định chi tiết thi hành một số nội dung của Quyết định số 44/2012/QĐ-TTg ngày 15/10/2012 của Thủ tướng Chính phủ quy định về công tác cứu nạn, cứu hộ của lực lượng phòng cháy và chữa cháy gồm: Tổ chức hoạt động cứu nạn, cứu hộ; cơ chế phối hợp trong cứu nạn, cứu hộ và phương tiện, thiết bị cứu nạn, cứu hộ.

Điều 2. Đối tượng áp dụng

Thông tư này áp dụng đối với:

1. Lực lượng phòng cháy và chữa cháy;

2. Công an các đơn vị, địa phương;

3. Cơ quan, tổ chức, cá nhân có liên quan đến công tác cứu nạn, cứu hộ.

Điều 3. Giải thích từ ngữ

Trong Thông tư này, các từ ngữ dưới đây được hiểu như sau:

1. Cứu nạn là hoạt động cứu người bị nạn thoát khỏi nguy hiểm do sự cố, tai nạn hoặc các rủi ro khác đang đe dọa đến sức khỏe, tính mạng của họ, bao gồm cả biện pháp tư vấn, biện pháp y tế ban đầu, các biện pháp khác.

2. Cứu hộ là hoạt động cứu phương tiện, tài sản thoát khỏi nguy hiểm hoặc hoạt động cứu trợ (bao gồm cả việc kéo, đẩy) phương tiện đang bị nguy hiểm, được thực hiện thông qua giao kết hợp đồng hoặc thỏa thuận cứu hộ giữa tổ chức, cá nhân thực hiện việc cứu hộ với tổ chức, cá nhân đề nghị cứu hộ.

3. Cứu hộ khẩn cấp là hoạt động cứu hộ trong các sự cố, tai nạn hoặc rủi ro khác đòi hỏi phải được tiến hành ngay lập tức, không cần qua giao kết hợp đồng hoặc thỏa thuận.

4. Thảm họa là sự cố, tai nạn gây thiệt hại đặc biệt nghiêm trọng về người và tài sản, gây tác động xấu và để lại hậu quả lâu dài đối với đời sống xã hội và môi trường trên phạm vi rộng lớn.

Điều 4. Biểu mẫu và danh mục trang bị, phương tiện cứu nạn, cứu hộ của lực lượng phòng cháy, chữa cháy

1. Ban hành kèm theo Thông tư này biểu mẫu sử dụng trong công tác cứu nạn, cứu hộ và danh mục trang bị, phương tiện cứu nạn, cứu hộ của lực lượng phòng cháy, chữa cháy.

2. Danh mục trang bị, phương tiện cứu nạn, cứu hộ ban hành kèm theo Thông tư này là cơ sở để xây dựng tiêu chuẩn, định mức trang bị cho lực lượng phòng cháy, chữa cháy.

Chương 2.

QUY ĐỊNH CỤ THỂ

MỤC 1. TỔ CHỨC HOẠT ĐỘNG CỨU NẠN, CỨU HỘ

Điều 5. Cơ chế thông tin cứu nạn, cứu hộ

Lực lượng dân phòng, lực lượng phòng cháy và chữa cháy cơ sở, lực lượng phòng cháy và chữa cháy chuyên ngành, chính quyền địa phương, cơ quan Công an nơi xảy ra sự cố, tai nạn khi nhận được tin báo sự cố, tai nạn cần cứu nạn, cứu hộ thì phải tiếp nhận và xử lý thông tin cứu nạn, cứu hộ; đồng thi, báo ngay cho lực lượng Cảnh sát phòng cháy, chữa cháy và cứu nạn, cứu hộ qua số điện thoại 114. Lực lượng Cảnh sát phòng cháy, chữa cháy và cứu nạn, cứu hộ có trách nhiệm tiếp nhận và x lý các thông tin sự cố, tai nạn và các yêu cầu về cứu nạn, cứu hộ.

Điều 6. Hồ sơ theo dõi và báo cáo hoạt động cứu nạn, cứu hộ của lực lượng dân phòng, phòng cháy và chữa cháy cơ sở, phòng cháy và chữa cháy chuyên ngành

Lực lượng dân phòng, lực lượng phòng cháy và chữa cháy cơ sở, lực lượng phòng cháy và chữa cháy chuyên ngành căn cứ vào chức năng, nhiệm vụ, yêu cầu công tác cứu nạn, cứu hộ và tính chất, đặc điểm của cơ quan, tổ chức, cơ sở, địa phương mình đề xuất người đứng đầu cơ quan, tổ chức, cơ sở, chính quyền địa phương ban hành quy định về hồ sơ theo dõi, báo cáo hoạt động cứu nạn, cứu hộ.

1. Hồ sơ theo dõi hoạt động cứu nạn, cứu hộ gồm các tài liệu sau:

a) Quy định, nội quy, quy trình cứu nạn, cứu hộ;

b) Văn bản hướng dẫn, chỉ đạo của cấp trên về công tác cứu nạn, cứu hộ;

c) Phương án cứu nạn, cứu hộ đã được phê duyệt;

d) Văn bản đề xuất, kiến nghị về công tác cứu nạn, cứu hộ; các quyết định liên quan đến xử lý vi phạm về cứu nạn, cứu hộ (nếu có);

đ) Sổ theo dõi về công tác tuyên truyền, bồi dưỡng huấn luyện nghiệp vụ và phương tiện cứu nạn, cứu hộ;

e) Báo cáo về các sự cố, tai nạn (đã xảy ra); hồ sơ vụ cứu nạn, cứu hộ (nếu có);

g) Các báo cáo về hoạt động cứu nạn, cứu hộ hoặc các báo cáo sơ kết, tổng kết theo các chuyên đề do cơ quan Cảnh sát phòng cháy, chữa cháy và cứu nạn, cứu hộ yêu cầu phải được bổ sung hồ sơ theo dõi 06 tháng, hàng năm.

2. Báo cáo về cứu nạn, cứu hộ gồm:

a) Báo cáo về vụ cứu nạn, cứu hộ;

b) Báo cáo về hoạt động cứu nạn, cứu hộ 06 tháng, một năm;

c) Báo cáo sơ kết, tổng kết theo chuyên đề.

Điều 7. Nội quy an toàn, sơ đồ chỉ dẫn, biển báo, biển chỉ dẫn về cứu nạn, cứu hộ của lực lượng phòng cháy và chữa cháy

Lực lượng dân phòng, lực lượng phòng cháy và chữa cháy cơ sở, lực lượng phòng cháy và chữa cháy chuyên ngành căn cứ vào chức năng, nhiệm vụ, yêu cầu công tác cứu nạn, cứu hộ và tính chất, đặc điểm của cơ quan, tổ chức, cơ sở, địa phương mình đề xuất người đứng đầu cơ quan, tổ chức, cơ sở, chính quyền địa phương ban hành quy định về nội quy an toàn, sơ đồ chỉ dẫn về cứu nạn, cứu hộ và khi ban hành phải đảm bảo các nội dung cơ bản sau:

a) Nội quy về công tác cứu nạn, cứu hộ khi xảy ra sự cố, tai nạn gồm các quy định những hành vi bị cấm và những việc phải làm khi xảy ra sự cố, tai nạn; việc bảo quản, sử dụng trang thiết bị, phương tiện, dụng cụ cứu nạn, cứu hộ;

b) Sơ đồ chỉ dẫn thoát nạn bao gồm hệ thống đường nội bộ, lối thoát nạn, hướng thoát nạn, hầm trú ẩn khi cần thiết;

c) Nội quy, sơ đồ chỉ dẫn về cứu nạn, cứu hộ phải được phổ biến cho mọi người ở nơi đó biết và phải được niêm yết ở những nơi dễ thấy để biết và chấp hành.

2. Biển báo, biển chỉ dẫn trong công tác cứu nạn, cứu hộ gồm: biển báo khu vực hoặc vị trí nguy hiểm dễ xảy ra sự cố, tai nạn và biển chỉ dẫn về cứu nạn, cứu hộ. Biển chỉ dẫn về cứu nạn, cứu hộ là biển chỉ hướng thoát nạn ra nơi an toàn; biển chỉ dẫn khu vực tổ chức công tác cứu nạn, cứu hộ chỉ dành cho lực lượng làm công tác cứu nạn, cứu hộ.

3. Quy định về biển báo, biển chỉ dẫn cứu nạn, cứu hộ do Bộ Công an ban hành. Các biển báo, biển chỉ dẫn cứu nạn, cứu hộ do Cục Cảnh sát phòng cháy, chữa cháy và cứu nạn, cứu hộ tổ chức in và phát hành.

Điều 8. Kế hoạch thực hiện công tác cứu nạn, cứu hộ của lực lượng dân phòng, lực lượng phòng cháy và chữa cháy cơ sở, lực lượng phòng cháy và chữa cháy chuyên ngành

1. Hàng năm, lực lượng dân phòng, lực lượng phòng cháy và chữa cháy cơ sở, lực lượng phòng cháy và chữa cháy chuyên ngành căn cứ vào chức năng, nhiệm vụ, yêu cầu công tác cứu nạn, cứu hộ và tính chất, đặc điểm của cơ quan, tổ chức, cơ sở, địa phương mình đề xuất người đứng đầu cơ quan, tổ chức, cơ sở, chính quyền địa phương xây dựng kế hoạch thực hiện công tác cứu nạn, cứu hộ.

2. Kế hoạch thực hiện công tác cứu nạn, cứu hộ gồm các nội dung cơ bản sau:

a) Chuẩn bị về lực lượng làm công tác cứu nạn, cứu hộ;

b) Chuẩn bị về phương tiện cứu nạn, cứu hộ phù hợp với tình hình đặc điểm của cơ quan, tổ chức và địa phương;

c) Phân công nhiệm vụ, cơ chế phối hợp để tổ chức ứng phó với các tình huống sự cố, tai nạn có thể xảy ra;

d) Kinh phí bảo đảm cho hoạt động cứu nạn, cứu hộ;

đ) Kiểm tra, đôn đốc việc tổ chức thực hiện.

Điều 9. Công tác tham mưu cứu nạn, cứu hộ của lực lượng Cảnh sát phòng cháy, chữa cháy và cứu nạn, cứu hộ

1. Lực lượng Cảnh sát phòng cháy, chữa cháy và cứu nạn, cứu hộ ở trung ương nghiên cứu đề xuất xây dựng các chiến lược, quy hoạch, kế hoạch về công tác cứu nạn, cứu hộ báo cáo cấp có thẩm quyền ban hành và hướng dẫn, kiểm tra, tổ chức thực hiện.

2. Giám đốc Sở Cảnh sát phòng cháy và chữa cháy, Giám đốc Công an các tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương nghiên cứu đề xuất xây dựng quy hoạch, kế hoạch của địa phương về công tác cứu nạn, cứu hộ báo cáo Ủy ban nhân dân tỉnh, thành phố ban hành và hướng dẫn tổ chức thực hiện.

Điều 10. Xây dựng và tổ chức thực tập phương án cứu nạn, cứu hộ của lực lượng Cảnh sát phòng cháy, chữa cháy và cứu nạn, cứu hộ

1. Phương án cứu nạn, cứu hộ được xây dựng theo Mẫu số 01 Phụ lục 1 ban hành kèm theo Thông tư này.

2. Thẩm quyền phê duyệt phương án cứu nạn, cứu hộ:

a) Trưởng phòng Cảnh sát phòng cháy, chữa cháy và cứu nạn, cứu hộ thuộc Công an cấp tnh phê duyệt phương án cứu nạn, cứu hộ sử dụng lực lượng, phương tiện của Cảnh sát phòng cháy, chữa cháy và cứu nạn, cứu hộ thuộc phạm vi địa bàn quản lý; trường hợp có huy động lực lượng, phương tiện của các lực lượng Công an khác thì phương án cứu nạn, cứu hộ do Giám đốc Công an cấp tỉnh phê duyệt; trường hợp có huy động lực lượng, phương tiện của các cơ quan, tổ chức trên địa bàn thì phương án cứu nạn, cứu hộ do Chủ tịch Ủy ban nhân dân cùng cấp phê duyệt.

b) Trưởng phòng Cảnh sát phòng cháy, chữa cháy và cứu nạn, cứu hộ thuộc Sở Cảnh sát phòng cháy và chữa cháy phê duyệt phương án cứu nạn, cứu hộ sử dụng lực lượng, phương tiện của Cảnh sát phòng cháy, chữa cháy và cứu nạn, cứu hộ thuộc phạm vi địa bàn quản lý; trường hợp có huy động lực lượng, phương tiện của các lực lượng Công an khác, của các cơ quan, tổ chức trên địa bàn thuộc cấp huyện quản lý thì phương án cứu nạn, cứu hộ do Chủ tịch Ủy ban nhân dân cùng cấp phê duyệt.

c) Giám đốc Sở Cảnh sát phòng cháy và chữa cháy phê duyệt phương án cứu nạn, cứu hộ có sử dụng lực lượng, phương tiện của các phòng Cảnh sát phòng cháy, chữa cháy và cứu nạn, cứu hộ trực thuộc; trường hợp có huy động lực lượng, phương tiện của các lực lượng Công an khác, của các cơ quan, tổ chức trên địa bàn thuộc cấp tnh quản lý thì do Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp tỉnh phê duyệt.

d) Cục trưởng Cục Cảnh sát phòng cháy, chữa cháy và cứu nạn, cứu hộ phê duyệt phương án cứu nạn, cứu hộ có huy động lực lượng và phương tiện của Cảnh sát phòng cháy, chữa cháy và cứu nạn, cứu hộ nhiều tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương; trường hợp có huy động lực lượng, phương tiện của lực lượng Công an các tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương thì phương án cứu nạn, cứu hộ do Bộ trưởng Bộ Công an hoặc người được ủy quyền phê duyệt; trường hợp đặc biệt có huy động lực lượng, phương tiện của các Bộ, ngành thì Chủ tịch Ủy ban Quốc gia tìm kiếm cứu nạn phê duyệt.

3. Phương án cứu nạn, cứu hộ phải được tổ chức thực tập theo các tình huống điển hình, có tính đặc thù theo từng đơn vị, cơ sở và địa phương.

Điều 11. Lực lượng thường trực sẵn sàng cứu nạn, cứu hộ

1. Trực chỉ huy cấp Sở, Phòng Cảnh sát phòng cháy, chữa cháy và cứu nạn, cứu hộ phải nắm vững quân số, số lượng phương tiện cứu nạn, cứu hộ hiện có của đơn vị; quy trình cứu nạn cứu hộ một vụ sự cố, tai nạn; các phương pháp, biện pháp khi triển khai cứu nạn, cứu hộ đối với những tình huống cứu nạn, cứu hộ cơ bản; phương án huy động lực lượng phương tiện tham gia cứu nạn, cứu hộ; quy chế phối hợp giữa các lực lượng khi tiến hành cứu nạn, cứu hộ; vai trò, chức năng, nhiệm vụ của lực lượng khi tham gia cứu nạn, cứu hộ; chế độ thông tin báo cáo khi xảy ra vụ việc cần cứu nạn, cứu hộ (báo cáo với lãnh đạo cấp trên ở địa phương và Cục nghiệp vụ).

2. Trực chỉ huy Đội Cảnh sát phòng cháy, chữa cháy và cứu nạn, cứu hộ phải nắm vững các nội dung nêu ở Khoản 1 Điều này; nội dung Điều lệnh chiến đấu của lực lượng Cảnh sát phòng cháy, chữa cháy; quy trình tổ chức thực hiện vụ cứu nạn, cứu hộ; biết rõ tính năng, tác dụng của các loại phương tiện cứu nạn, cứu hộ, trang thiết bị an toàn cho cán bộ, chiến sĩ của đơn vị và việc triển khai các đội hình chiến đấu; tình hình đường giao thông và danh sách các cơ sở có phương tiện cứu nạn, cứu hộ và các phương tiện có thể huy động phục vụ cứu nạn, cứu hộ trong địa bàn phạm vi bảo vệ.

3. Trực ban cứu nạn, cứu hộ phải có mặt thường trực tại phòng trực ban chiến đấu, biết sử dụng thành thạo các phương tiện thông tin liên lạc của đơn vị, nắm vững quy trình nhận và xử lý thông tin báo sự cố, tai nạn và vụ việc liên quan khác; tra cứu danh bạ điện thoại, liên lạc nhanh nhất với các đội cứu nạn, cứu hộ chuyên nghiệp; lực lượng dân phòng, lực lượng phòng cháy, chữa cháy cơ sở và chuyên ngành.

4. Tiểu đội trưởng và chiến sĩ cứu nạn, cứu hộ bố trí trực theo xe, tàu, xuồng cứu nạn, cứu hộ phải nắm được nhiệm vụ của mình và của tiểu đội trong ca trực; nắm vững tính năng, tác dụng và sử dụng thành thạo các phương tiện, trang thiết bị cứu nạn, cứu hộ của tiểu đội; biết phối hợp, hỗ trợ tốt với các vị trí được phân công trong cùng đội hình chiến đấu và với các tiểu đội khác. Lái xe, lái tàu, lái xuồng cứu nạn, cứu hộ phải sử dụng thành thạo xe, tàu, xuồng do mình phụ trách. Chỉ huy, chiến sĩ, lái xe trực theo phương tiện chuyên dùng phục vụ cứu nạn, cứu hộ cũng phải nắm vững nhiệm vụ của mình theo yêu cầu nêu trên và sử dụng thành thạo phương tiện, thiết bị cứu nạn, cứu hộ được giao.

Điều 12. Trang bị, phương tiện thường trực sẵn sàng cứu nạn, cứu hộ

1. Phương tiện cứu nạn, cứu hộ cơ giới (trừ máy bay cứu nạn, cứu hộ) và phương tiện cứu nạn, cứu hộ thông dụng, thiết bị, dụng cụ kèm theo khi đưa vào thường trực cứu nạn, cứu hộ phải đảm bảo các yêu cầu sau:

a) Xe, tàu, xuồng cứu nạn, cứu hộ và xe chuyên dùng phục vụ cứu nạn, cứu hộ phải được kiểm định, có giấy phép lưu hành còn hiệu lực và phải đáp ứng yêu cầu đảm bảo sẵn sàng cứu nạn, cứu hộ.

b) Động cơ của phương tiện phải nổ được ngay sau khi đề khởi động không quá 03 lần; động cơ phải chạy đều ở các tốc độ khác nhau, máy chạy không có tiếng kêu bất thường. Đồng hồ báo áp lực dầu, nhiệt độ nước, tốc độ vòng quay, áp lực hơi hoạt động bình thường. Các ống dẫn xăng, dầu, nước không bị hả, rò rỉ, dầu bôi trơn đúng mức quy định, máy không nóng quá 90°C; xăng, dầu (nhiên liệu) luôn đảm bảo 80% dung tích thùng chứa trở lên.

2. Đối với xe chuyên dùng phục vụ cứu nạn, cứu hộ các tính năng tác dụng theo thiết kế chế tạo và bố trí các trang thiết bị để phục vụ cứu nạn, cứu hộ phải đảm bảo hoạt động và đủ số lượng trang bị theo quy định.

3. Đối với các phương tiện cứu nạn, cứu hộ và thiết bị phục vụ cứu nạn, cứu hộ khác như đệm, thang dây và ống cứu người, công cụ hỗ trợ và dụng cụ phá dỡ thô sơ, máy nạp khí cho mặt nạ phòng độc, bàn, lều chỉ huy cứu nạn, cứu hộ phải đảm bảo chất lượng sử dụng tốt và bố trí phù hợp theo phương tiện cứu nạn, cứu hộ cơ giới để kịp thời mang đi cứu nạn, cứu hộ.

Điều 13. Huấn luyện, bồi dưỡng nghiệp vụ cứu nạn, cứu hộ cho lực lượng Cảnh sát phòng cháy, chữa cháy và cứu nạn, cứu hộ

Hàng năm, lực lượng Cảnh sát phòng cháy, chữa cháy và cứu nạn, cứu hộ các tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương phải được Cục Cảnh sát phòng cháy, chữa cháy và cứu nạn, cứu hộ huấn luyện về nghiệp vụ cứu nạn, cứu hộ ít nhất một lần.

Điều 14. Huấn luyện, bồi dưỡng nghiệp vụ cứu nạn, cứu hộ cho các lực lượng phòng cháy, chữa cháy khác

1. Đối tượng huấn luyện, bồi dưỡng nghiệp vụ cứu nạn, cứu hộ gồm:

a) Cán bộ, đội viên đội dân phòng, đội phòng cháy và chữa cháy cơ sở và đội phòng cháy và chữa cháy chuyên ngành;

b) Người chỉ huy phương tiện thủy, tàu hỏa, tàu bay, người điều khiển phương tiện giao thông cơ giới, người điều khiển phương tiện, người làm việc và phục vụ trên phương tiện giao thông cơ giới có từ 30 chỗ ngồi trở lên và trên phương tiện giao thông cơ gii chuyên dùng để vận chuyển các chất, hàng nguy hiểm;

c) Người làm việc trong cơ sở sản xuất, kinh doanh phương tiện cứu nạn, cứu hộ;

d) Các đối tượng khác có yêu cầu được huấn luyện nghiệp vụ cứu nạn, cứu hộ.

2. Thời gian huấn luyện, bồi dưỡng nghiệp vụ cứu nạn, cứu hộ:

a) Thời gian huấn luyện nghiệp vụ cứu nạn, cứu hộ lần đầu từ 32 đến 48 giờ;

b) Thời gian bồi dưỡng bổ sung hàng năm về nghiệp vụ cứu nạn, cứu hộ tối thiểu là 16 giờ.

3. Nội dung huấn luyện, bồi dưỡng nghiệp vụ cứu nạn, cứu hộ theo các chuyên đề cơ bản sau:

a) Phương pháp, biện pháp, kỹ thuật, chiến thuật cứu người bị nạn trong sự cố cháy, nổ;

b) Phương pháp, biện pháp, kỹ thuật, chiến thuật cứu người bị nạn trên sông, suối, hồ, ao, giếng nước, hố sâu có nước, khu du lịch, vui chơi giải trí, bãi tm;

c) Phương pháp, biện pháp, kỹ thuật, chiến thuật cứu người bị nạn trong các sự cố sạt lở đất đá, sập đổ nhà, công trình;

d) Phương pháp, biện pháp, kỹ thuật, chiến thuật cứu người bị mắc kẹt trong các phương tiện khi xảy ra sự cố, tai nạn giao thông đường bộ, đường sắt, đường sông;

e) Phương pháp, biện pháp, kỹ thuật, chiến thuật cứu người bị mắc kẹt trong nhà, trong thang máy, trên cao, dưới hầm, hố sâu, trong hang, trong công trình ngầm.

4. Cấp “Giấy chứng nhận huấn luyện nghiệp vụ cứu nạn, cứu hộ”:

a) Đối tượng tham gia huấn luyện nghiệp vụ cứu nạn, cứu hộ, sau khi hoàn thành chương trình huấn luyện nghiệp vụ cứu nạn, cứu hộ và có kết quả kiểm tra đạt yêu cầu thì được cấp “Giấy chứng nhận huấn luyện nghiệp vụ cứu nạn, cứu hộ” theo Mẫu số 02 Phụ lục I ban hành kèm theo Thông tư này.

b) Giấy chứng nhận huấn luyện nghiệp vụ cứu nạn, cứu hộ do Cục trưởng Cục Cảnh sát phòng cháy, chữa cháy và cứu nạn, cứu hộ; Giám đốc Sở Cảnh sát phòng cháy và chữa cháy hoặc Trưởng phòng Cảnh sát phòng cháy, chữa cháy và cứu nạn, cứu hộ Công an các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương cấp Phôi “Giấy chứng nhận huấn luyện nghiệp vụ cứu nạn, cứu hộ” do Cục Cảnh sát phòng cháy, chữa cháy và cứu nạn, cứu hộ tổ chức in và phát hành.

c) Giấy chứng nhận huấn luyện nghiệp vụ cứu nạn, cứu hộ có giá trị sử dụng trong thời gian 5 năm, kể từ ngày cấp.

5. Giao Cục Cảnh sát phòng cháy, chữa cháy và cứu nạn, cứu hộ biên soạn tài liệu, giáo trình huấn luyện, bồi dưỡng nghiệp vụ cứu nạn, cứu hộ phù hợp cho từng đối tượng quy định tại khoản 1 Điều này.

6. Hàng năm, các đối tượng huấn luyện, bồi dưỡng nghiệp vụ cứu nạn, cứu hộ quy định tại Khoản 1 Điều này phải được cơ quan Cảnh sát phòng cháy, chữa cháy và cứu nạn, cứu hộ huấn luyện về nghiệp vụ cứu nạn, cứu hộ ít nhất 1 lần. Danh sách sẽ được b sung vào sổ theo dõi quy định tại Điểm đ, Khoản 1 Điều 6 Thông tư này.

Điều 15. Tuyên truyền hoạt động cứu nạn, cứu hộ

1. Lực lượng Cảnh sát phòng cháy, chữa cháy và cứu nạn, cứu hộ có trách nhiệm tổ chức nắm tình hình, nghiên cứu thực tế tình hình sự cố, tai nạn và những vấn đề có liên quan để hướng dẫn và tổ chức tuyên truyền về cứu nạn, cứu hộ; xây dựng phong trào toàn dân tham gia cứu nạn, cứu hộ.

2. Người đứng đầu cơ quan, tổ chức, cơ sở, chính quyền địa phương có trách nhiệm tổ chức tuyên truyền, phổ biến kiến thức, pháp luật về cứu nạn, cứu hộ cho cán bộ, công nhân viên và quần chúng nhân dân.

Điều 16. Thành lập đội cứu nạn, cứu hộ chuyên nghiệp

Khi có yêu cầu thành lập Đội Cảnh sát cứu nạn, cứu hộ, Giám đốc Công an tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương, Giám đốc Sở Cảnh sát phòng cháy và chữa cháy căn cứ vào đặc điểm tình hình của địa phương, đơn vị mình báo cáo Bộ trưởng Bộ Công an xem xét quyết định về quy mô, số lượng Đội trước khi quyết định thành lập Đội Cảnh sát cứu nạn, cứu hộ.

Điều 17. Chế độ, chính sách cho người tham gia cứu nạn, cứu hộ

Người trực tiếp cứu nạn, cứu hộ; người tham gia cứu nạn, cứu hộ mà b chết, bị thương, bị tổn hại sức khoẻ, bị thiệt hại về tài sản thì được hưởng các chế độ chính sách theo quy định của pháp luật.

MỤC 2. CƠ CHẾ PHỐI HỢP CỨU NẠN, CỨU HỘ

Điều 18. Phối hợp giữa các lực lượng tham gia cứu nạn, cứu hộ

1. Trách nhiệm phối hợp xử lý sự cố, tai nạn của các lực lượng trong Công an nhân dân:

a) Lực lượng Cảnh sát bảo vệ khi nhận được yêu cầu tham gia phối hợp xử lý sự cố, tai nạn thì triển khai ngay lực lượng, phương tiện đến hiện trường để bảo vệ khu vực tổ chức cứu nạn, cứu hộ và thực hiện các nhiệm vụ khác theo yêu cầu của chỉ huy cứu nạn, cứu hộ.

b) Lực lượng Cảnh sát giao thông đường bộ, đường sắt; lực lượng Cảnh sát đường thủy khi nhận được tin báo sự cố, tai nạn đối với các phương tiện giao thông thì khẩn trương triển khai ngay lực lượng, phương tiện đến hiện trường thực hiện các nhiệm vụ theo quy định. Trường hp xảy ra các tình huống sự cố, tai nạn thuộc tình huống cơ bản trong hoạt động cứu nạn, cứu hộ của lực lượng phòng cháy và chữa cháy thì báo ngay cho lực lượng phòng cháy và chữa cháy đến để xử lý và tham gia thực hiện nhiệm vụ theo yêu cầu của chỉ huy cứu nạn, cứu hộ.

c) Các lực lượng Công an khác khi được tin báo sự cố, tai nạn xảy ra trên địa bàn quản lý của mình thì khẩn trương đến hiện trường để triển khai cứu nạn, cứu hộ đồng thời báo ngay cho lực lượng Cảnh sát phòng cháy, chữa cháy và cứu nạn, cứu hộ biết để kịp thời xử lý và thực hiện nhiệm vụ khác theo yêu cầu của chỉ huy cứu nạn, cứu hộ.

2. Lực lượng cứu nạn, cứu hộ của các Bộ, ngành; lực lượng dân phòng; lực lượng phòng cháy và chữa cháy cơ sở khi nhận được tin báo hoặc yêu cầu tham gia xử lý sự cố, tai nạn phải triển khai lực lượng, phương tiện đến hiện trường để thực hiện nhiệm vụ theo yêu cầu của người chỉ huy cứu nạn, cứu hộ.

3. Lực lượng phòng cháy và chữa cháy khi đến hiện trường sự cố, tai nạn có người bị nạn cần phải can thiệp bằng các biện pháp y tế mới đưa được người bị nạn ra nơi an toàn phải báo cho cơ quan y tế gần nhất có đủ chức năng để tiến hành xử lý theo quy định của ngành y tế.

MỤC 3. PHƯƠNG TIỆN, THIẾT BỊ CỨU NẠN, CỨU HỘ

Điều 19. Phương tiện cứu nạn, cứu hộ

1. Phương tiện cứu nạn, cứu hộ của lực lượng phòng cháy và chữa cháy gồm phương tiện cơ giới, thiết bị, máy móc, dụng cụ, công cụ hỗ trợ chuyên dùng cho việc cứu nạn, cứu hộ được quy định cụ thể tại Phụ lục 2 ban hành kèm theo Thông tư này.

2. Phương tiện cứu nạn, cứu hộ cơ giới của lực lượng phòng cháy và chữa cháy gồm xe, tàu, máy bay cứu nạn, cứu hộ.

3. Xe cứu nạn, cứu hộ của lực lượng phòng cháy và chữa cháy gồm xe được trang bị các thiết bị chuyên dụng để cứu nạn, cứu hộ, xe chở lực lượng, phương tiện cứu nạn, cứu hộ, xe thang, xe công trình và các phương tiện giao thông cơ giới khác sử dụng vào mục đích cứu nạn, cứu hộ và phục vụ cứu nạn, cứu hộ.

4. Phương tiện cứu nạn, cứu hộ sản xuất trong nước hoặc nhập khẩu phải đáp ứng các yêu cầu về thông số kỹ thuật theo thiết kế phục vụ cho cứu nạn, cứu hộ; phù hợp với tiêu chuẩn của Việt Nam hoặc tiêu chuẩn nước ngoài, tiêu chuẩn quốc tế được phép áp dụng tại Việt Nam.

5. Phương tiện cứu nạn, cứu hộ sản xuất mới trong nước hoặc nhập khẩu phải được kiểm định về chất lượng, chủng loại, mẫu mã theo quy định của pháp luật.

Điều 20. Quản lý và sử dụng phương tiện cứu nạn, cứu hộ

1. Phương tiện cứu nạn, cứu hộ của lực lượng phòng cháy và chữa cháy phải được quản lý, bảo dưỡng, sửa chữa theo đúng quy định để bảo đảm sẵn sàng cứu nạn, cứu hộ.

Đối với phương tiện cứu nạn, cứu hộ cơ giới, ngoài việc sử dụng vào công tác cứu nạn, cứu hộ, chữa cháy; luyện tập, thực tập phương án cứu nạn, cứu hộ, chữa cháy chỉ được sử dụng vào các trường hợp sau:

a) Tham gia công tác bảo đảm an ninh chính trị;

b) Tham gia công tác bảo đảm trật tự, an toàn xã hội;

c) Chống thiên tai và khắc phục hậu quả thiên tai.

2. Bộ trưởng Bộ Công an hoặc người được ủy quyền, Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp tnh trong phạm vi quản lý của mình có quyền điều động phương tiện cứu nạn, cứu hộ cơ giới sử dụng vào mục đích được quy định tại Khoản 1 Điều này.

3. Cục trưởng Cục Cảnh sát phòng cháy, chữa cháy và cứu nạn, cứu hộ, Giám đốc Công an cấp tỉnh, Giám đốc Sở Cảnh sát phòng cháy và chữa cháy trong phạm vi quản lý của mình có quyền điều động phương tiện cứu nạn, cứu hộ cơ giới sử dụng vào mục đích quy định tại các điểm b, c Khoản 1 Điều này.

4. Người đứng đầu cơ quan, tổ chức trong phạm vi qun lý của mình có quyền điều động phương tiện cứu nạn, cứu hộ cơ giới sử dụng vào mục đích quy định tại điểm c Khoản 1 Điều này.

Chương 3.

ĐIỀU KHOẢN THI HÀNH

Điều 21. Hiệu lực thi hành

Thôngy có hiệu lực thi hành kể từ ngày 15/01/2014.

Điều 22. Trách nhiệm thi hành

1. Tổng cục trưởng Tổng cục Cảnh sát quản lý hành chính về trật tự, an toàn xã hội có trách nhiệm chỉ đạo, đôn đốc, kiểm tra, theo dõi việc thực hiện Thông tư này.

2. Các Tổng cục trưởng, Thủ trưởng đơn vị trực thuộc Bộ, Giám đốc Công an tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương, Giám đốc Sở Cảnh sát phòng cháy và chữa cháy theo chức năng, nhiệm vụ phối hợp với Tổng cục Cảnh sát quản lý hành chính về trật tự an toàn xã hội tổ chức thực hiện Thông tư này.

3. Đ nghị Thủ trưởng các Bộ, cơ quan ngang Bộ, cơ quan thuộc Chính phủ, Ủy ban nhân dân các tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương trong phạm vi, chức năng, quyền hạn của mình phối hợp với Bộ Công an trong việc quản lý, kiểm tra hoạt động cứu nạn, cứu hộ của các lực lượng phòng cháy, chữa cháy khác thuộc cơ quan, tổ chức do Bộ, ngành, địa phương mình quản lý.

4. Trong quá trình thực hiện, nếu có vướng mắc, đề nghị phản ánh về Bộ Công an (qua Tổng cục Cảnh sát quản lý hành chính về trật tự an toàn xã hội) để kịp thời hướng dẫn.

 

 

Nơi nhận:
- Văn phòng Trung ương và các ban của Đảng;
- Văn phòng Quốc hội;
- Văn phòng Chủ tịch nước;
- Viện kiểm sát nhân dân tối cao;
- Tòa án nhân dân tối cao;
-
Các Bộ, cơ quan ngang bộ, cơ quan thuộc Chính phủ;
- UBND các tỉnh, thành phố trực trung ương;
- Công báo;
- Cục kiểm tra văn bản (Bộ Tư pháp);
- Các Tổng cục, đơn vị trực thuộc Bộ Công an;
- Công an các tỉnh, thành phố trực thuộc TW;
- Các Sở Cảnh sát Phòng cháy và chữa cháy;
- Công báo nội bộ;
-
Lưu: VT, C61, V19.

BỘ TRƯỞNG




Đại tướng Trần Đại Quang

 

PHỤ LỤC I

MẪU PHƯƠNG ÁN CỨU NẠN, CỨU HỘ VÀ MẪU GIẤY CHỨNG NHẬN HUẤN LUYỆN NGHIỆP VỤ CỨU NẠN, CỨU HỘ
(Ban hành kèm theo Thông tư số 65/2013/TT-BCA ngày 26/11/2013 của Bộ Công an)

Mẫu 01

PHƯƠNG ÁN CỨU NẠN, CỨU HỘ

(1)

 

Loại:
(2)

 

 

 

PHƯƠNG ÁN CỨU NẠN, CỨU HỘ

 

(3)...................................................................................................................................

Địa chỉ: ...........................................................................................................................

Điện thoại:.......................................................................................................................

Cơ quan quản lý cấp trên trực tiếp:...................................................................................

 

 

 

 

 

 

 

 

 

………, ngày .... tháng .... năm……….

 

(1)

 

Loại:
(2)

 

 

PHƯƠNG ÁN CỨU NẠN, CỨU HỘ

 

(3)...................................................................................................................................

Địa chỉ: ...........................................................................................................................

Điện thoại:.......................................................................................................................

Cơ quan quản lý cấp trên trực tiếp:...................................................................................

 

…..ngày…./…/……
PHÊ DUYỆT PHƯƠNG ÁN
(4)…………………
(Ký tên, đóng dấu)

…..ngày…./…/……
CƠ QUAN, TỔ CHỨC
CÁ NHÂN XÂY DỰNG
PHƯƠNG ÁN
(5)…………………….
(Ghi rõ họ tên)

 

A. ĐẶC ĐIỂM CÓ LIÊN QUAN ĐẾN CÔNG TÁC CỨU NẠN, CỨU HỘ

1. Vị trí địa lý:(6)

.......................................................................................................................................

.......................................................................................................................................

II. Giao thông bên trong và bên ngoài:(7)

.......................................................................................................................................

.......................................................................................................................................

III. Tính chất, đặc điểm có liên quan đến công tác cứu nạn, cứu hộ:(8)

.......................................................................................................................................

.......................................................................................................................................

IV. Lực lượng, phương tiện cứu nạn, cứu hộ tại chỗ:(9)

1. Lực lượng:

.......................................................................................................................................

.......................................................................................................................................

2. Phương tiện cứu nạn, cứu hộ:

.......................................................................................................................................

.......................................................................................................................................

.......................................................................................................................................

B. PHƯƠNG ÁN XỬ LÝ TÌNH HUỐNG SỰ CỐ, TAI NẠN PHỨC TẠP NHẤT

I. Giả định tình huống sự cố, tai nạn:(10)

.......................................................................................................................................

.......................................................................................................................................

.......................................................................................................................................

II. Tính toán lực lượng, phương tiện tham gia cứu nạn, cứu hộ:(11)

.......................................................................................................................................

.......................................................................................................................................

III. Kế hoạch huy động lực lượng, phương tiện cứu nạn, cứu hộ:(12)

Số thứ tự

Đơn vị huy động

Điện thoại

S người huy động

Số lượng, chủng loại phương tiện huy động

Ghi chú

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

IV. Nhiệm vụ của các lực lượng:

1. Nhiệm vụ cụ thể của lực lượng tại chỗ:(13)

2. Nhiệm vụ cụ thể của lực lượng Cảnh sát Phòng cháy, chữa cháy và cứu nạn, cứu hộ (14)

3. Nhiệm vụ cụ thể của các lực lượng khác: (15)

V. Sơ đồ bố trí lực lượng, phương tiện để xử lý tình huống sự cố, tai nạn phc tạp nhất(16)

 

C. PHƯƠNG ÁN XỬ LÝ MỘT SỐ TÌNH HUỐNG SỰ CỐ, TAI NẠN CỤ THỂ(17)

Sthứ tự

Giả định tình huống và kết quả tính toán lực lượng, phương tiện cứu nạn, cứu hộ

Kế hoạch huy động lực lượng, phương tiện cứu nạn, cứu hộ

Nhiệm vụ của các lực lượng

Lực lượng tại chỗ

Lực lượng Cảnh sát PCCC&CNCH

Các lực lượng khác

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

D. B SUNG, CHNH LÝ PHƯƠNG ÁN CỨU NẠN, CỨU HỘ (18)

Số thứ tự

Ngày, tháng, năm

Nội dung bổ sung, chỉnh lý

Chữ ký của người có trách nhiệm xây dựng phương án cứu nạn, cứu hộ

 

 

 

 

 

 

 

 

Đ. THEO DÕI TÌNH HÌNH HỌC, THỰC TẬP PHƯƠNG ÁN CỨU NẠN, CỨU HỘ (19)

Ngày, tháng, năm

Nội dung, hình thức học, thực tập

Tình huống sự cố tai nạn

Lực lượng, phương tiện tham gia

Nhận xét, đánh giá kết quả

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

E. CÁC SƠ Đ TÌNH HUNG SỰ CỐ, TAI NẠN ĐÃ LẬP VÀ THỰC TẬP(20)

 

HƯỚNG DẪN GHI PHƯƠNG ÁN CỨU NẠN, CỨU HỘ

(1) - Độ mật: Đóng dấu “Mật”, “Tuyệt mật”, “Tối mật” theo quy định.

(2) - Loại: Ghi "I", “II”, “III”.

(3) - Ghi tên của cơ quan, tổ chức, cơ sở, phương tiện giao thông cơ giới đặc biệt theo văn bản giao dịch hành chính.

(4) - Chức danh người phê duyệt phương án cứu nạn, cứu hộ.

(5) - Chức danh người có trách nhiệm xây dựng phương án cứu nạn, cứu hộ theo quy định.

(6) - Vị trí địa lý: Ghi rõ các công trình, đường phố, sông, hồ... tiếp giáp.

(7) - Giao thông bên trong và bên ngoài: Ghi rõ các tuyến đường, những tác động ảnh hưởng đến việc lưu thông, khoảng cách đến đội Cảnh sát Phòng cháy, chữa cháy và cứu nạn, cứu hộ quản lý địa bàn sở tại; đặc điểm giao thông nội bộ.

(8) - Tính chất, đặc điểm có liên quan đến công tác cứu nạn, cứu hộ: Ghi rõ đc điểm kiến trúc, xây dựng và bố trí các hạng mục công trình (số đơn nguyên, số tầng, diện tích mặt bằng, loại vật liệu của các cấu kiện xây dựng chủ yếu như tường, cột, trần, sàn, mái...; phân tích tính chất hoạt động, công năng sử dụng của các hạng mục công trình liên quan, số người thường xuyên có mặt..; dự báo, đánh giá các khả năng thiệt hại, gây nguy hiểm đến tính mạng, tài sản khi sự cố, tai nạn xảy ra.

(9) - Lực lượng, phương tiện cứu nạn, cứu hộ tại chỗ: Ghi rõ số đội viên cứu nạn, cứu hộ trong và ngoài giờ làm việc, người phụ trách; chủng loại, số lượng, vị trí bố trí phương tiện cứu nạn, cứu hộ (chỉ thng kê phương tiện cứu nạn, cứu hộ đm bảo chất lượng theo quy định); lực lượng, phương tiện tại chỗ có thể huy động bổ sung.

(10) - Giả định tình huống sự cố, tai nạn: giả định tình huống sự cố, tai nạn có thể xảy ra làm thiệt hại nghiêm trọng về người và tài sản, gây khó khăn, phức tạp cho việc cứu nạn, cứu hộ mà cần phải huy động nhiều lực lượng và phương tiện mới có thể xử lý được. Ghi rõ thời điểm xảy ra sự c, tai nạn, nguyên nhân; tình trạng sau khi xảy ra; dự kiến diễn biến tiếp theo và những ảnh hưởng tác động tới việc tổ chức cứu nạn, cứu hộ như: tình trạng công trình, nhà, cấu kiện xây dựng, hệ thống đường hầm...; dự kiến và xác định vị trí và số lượng người bị nạn.

(11) - Dự kiến lực lượng, phương tiện cứu nạn, cứu hộ: Trên cơ sở dự kiến tình huống sự cố tai nạn, số lượng người bị nạn và tình trạng của họ để đưa ra yêu cầu v lực lượng, phương tiện để tổ chức cứu nạn, cứu hộ...

(12) - Kế hoạch huy động lc Iượng, phương tiện cứu nạn, cứu hộ: Căn cứ vào yêu cu ở mục (13) và đi chiếu với thực trạng lực lượng, phương tiện hiện có để ghi vào bảng huy động lực lượng phương tiện cứu nạn, cứu hộ.

(13) - Nhiệm vụ cụ thể của lực lượng tại chỗ: Ghi rõ nhiệm vụ của từng người, từng bộ phận trong việc xử lý cứu nạn, cứu hộ ban đầu như: sơ cấp cứu người bị nạn, cứu tài sản, đón tiếp các lực lượng được huy động đến, đảm bảo hậu cần cho các lực lượng tham gia cứu nạn, cứu hộ trong trường hợp thời gian kéo dài, bảo vệ hiện trường và khc phục hậu quả.

(14) - Nhiệm vụ cụ thể của lực lượng Cảnh sát phòng cháy, chữa cháy và cứu nạn, cứu hộ: Ghi rõ nhiệm vụ của các tiểu đội, đơn vị trong việc nhận tin, điều động lực lượng phương tiện đến hiện trường, tổ chức trinh sát nắm tình hình, chỉ huy cứu nạn, cứu hộ, tham mưu tác chiến, bố trí lực lượng phương tiện đ cứu nạn, cứu hộ đạt hiệu quả cao nhất.

(15) - Nhiệm vụ cụ thể của các lực lượng khác: Ghi rõ nhiệm vụ của các lực lượng khác như: Công an, quân đội, y tế, cp nước...

(16) - Sơ đồ bố trí lực lượng, phương tiện đ xử lý tình huống sự cố, tai nạn phức tạp nhất:

Vẽ mặt bằng tổng thể khu vực xảy ra sự cố, tai nạn (riêng với nhà cao tng phải có thêm mặt cắt đứng); các công trình, đường phố, sông, hồ... giáp ranh; hướng gió chủ đạo; giao thông bên trong và bên ngoài (nếu có); kích thước công trình, khoảng cách giữa các hạng mục công trình; vị trí người bị nạn; bố trí lực lượng, phương tiện để cứu nạn, cứu hộ; vị trí ban chỉ huy... các ký hiệu, hình vẽ trên sơ đồ thống nhất theo quy định.

(17) - Phương án xử lý một số tình huống sự cố, tai nạn cụ th: Giả định tình huống sự cố, tai nạn đối với từng hạng mục, công trình có tính chất, đặc điểm có liên quan đến công tác cứu nạn, cứu hộ và việc tổ chức chữa cháy khác nhau; cách ghi nội dung từng tình huống cháy cụ thể tương tự như cách ghi của tình hung cháy lớn phức tạp nhất.

(18) - Bổ sung, chỉnh lý phương án cứu nạn, cứu hộ: Ghi rõ trường hợp thay đổi có liên quan đến việc tổ chức cứu nạn, cứu hộ nhưng chưa đến mức làm thay đổi cơ bản nội dung phương án cứu nạn, cứu hộ. Trường hợp có thay đổi lớn cơ bản làm ảnh hưởng đến nội dung phương án thì phải tiến hành xây dựng lại.

(19) - Các sơ đồ tình huống sự cố, tai nạn đã lập và thực tập: Các tình huống cứu nạn, cứu hộ đã thực tập đều phải vẽ sơ đồ b trí lực lượng, phương tiện và kẹp vào phương án cứu nạn, cứu hộ này.

 

Mẫu 02A

GIẤY CHỨNG NHẬN HUẤN LUYỆN NGHIỆP VỤ CỨU NẠN, CỨU HỘ

(Dành cho Cục Cảnh sát phòng cháy, chữa cháy và cứu nạn, cứu hộ)

Mặt trước:

Mặt sau

BỘ CÔNG AN
CỤC CẢNH SÁT PCCC&CNCH

-------

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
---------------

 

CỤC CẢNH SÁT PHÒNG CHÁY, CHỮA CHÁY VÀ CỨU NẠN, CỨU HỘ

CHỨNG NHẬN:

Ông/bà:………………………………………………………. Năm sinh:………………………..

Nơi làm việc/thường trú:…………………………………………………………………………..

Đã được huấn luyện nghiệp vụ CNCH………………… ngày, từ…./………./………………..

đến…………/……………/……………….

 

 

…, ngày…….tháng….năm……
Cục trưởng Cục Cảnh sát PCCC&CNCH
(Ký tên, đóng dấu)

Có giá trị sử dụng trên cả nước

 

Mẫu 02B

GIẤY CHỨNG NHẬN HUẤN LUYỆN NGHIỆP VỤ CỨU NẠN, CỨU HỘ

(Dành cho Sở Cảnh sát phòng cháy và chữa cháy)

Mặt trước:

Mặt sau

BỘ CÔNG AN
………………………

-------

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
---------------

 

SỞ CẢNH SÁT PHÒNG CHÁY VÀ CHỮA CHÁY …………………………

CHỨNG NHẬN:

Ông/bà:………………………………………………………. Năm sinh:………………………..

Nơi làm việc/thường trú:…………………………………………………………………………..

Đã được huấn luyện nghiệp vụ CNCH………………… ngày, từ…./………./………………..

đến…………/……………/……………….

 

 

…, ngày…….tháng….năm……
Giám đốc Sở Cảnh sát PCCC………
(Ký tên, đóng dấu)

Có giá trị sử dụng trên cả nước

 

Mẫu 02C

GIẤY CHỨNG NHẬN HUẤN LUYỆN NGHIỆP VỤ CỨU NẠN, CỨU HỘ

(Dành cho Phòng Cảnh sát phòng cháy, chữa cháy và cứu nạn, cứu hộ Công an tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương)

Mặt trước:

Mặt sau

BỘ CÔNG AN
…………………….

-------

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
---------------

 

PHÒNG CẢNH SÁT PHÒNG CHÁY, CHỮA CHÁY VÀ CỨU NẠN, CỨU HỘ

CHỨNG NHẬN:

Ông/bà:………………………………………………………. Năm sinh:………………………..

Nơi làm việc/thường trú:…………………………………………………………………………..

Đã được huấn luyện nghiệp vụ CNCH………………… ngày, từ…./………./………………..

đến…………/……………/……………….

 

 

…, ngày…….tháng….năm……
Trưởng phòng Cảnh sát PCCC&CNCH
(Ký tên, đóng dấu)

Có giá trị sử dụng trên cả nước

 

PHỤ LỤC II

DANH MỤC TRANG BỊ PHƯƠNG TIỆN CỨU NẠN, CỨU HỘ CHO LỰC LƯỢNG PHÒNG CHÁY VÀ CHỮA CHÁY
(Ban hành kèm theo Thông tư số 65/2013/TT-BCA ngày 26/11/2013 của Bộ Công an)

BẢNG 1

DANH MỤC TRANG THIẾT BỊ PHƯƠNG TIỆN CỨU NẠN, CỨU HỘ CHO LỰC LƯỢNG DÂN PHÒNG

STT

DANH MỤC TRANG THIẾT BỊ, PHƯƠNG TIỆN

GHI CHÚ

I

Trang thiết bị, dụng cụ bảo hộ cá nhân

1

Quần áo cứu nạn, cứu hộ

 

2

Giầy cứu nạn, cứu hộ

 

3

Khẩu trang cứu nạn, cứu hộ

 

4

Găng tay cứu nạn, cứu hộ

 

5

Mặt nạ lọc độc

 

II

Trang thiết bị, phương tiện cứu nạn, cứu hộ cho đội dân phòng

1

Đèn chiếu sáng cá nhân cầm tay

 

2

Phao cứu sinh các loại

 

3

Áo phao

 

4

Dây cứu nạn, cứu hộ

 

5

Mặt nạ phòng độc cách ly

 

6

Thiết bị thông tin cá nhân

 

7

Rìu phá dỡ đa năng

 

8

Xà beng

 

9

Búa tạ

 

10

Búa to

 

11

Búa nhỏ

 

12

Cuốc chim có tay cầm

 

13

Bộ dao cắt

 

14

Cưa tay

 

15

Kìm cộng lực

 

16

Thang dây

 

17

Đai cứu người

 

18

Cáng cứu thương

 

19

Bộ đồ cứu thương tiêu chuẩn

 

 

BẢNG 2

DANH MỤC TRANG THIẾT BỊ, PHƯƠNG TIỆN CỨU NẠN, CỨU HỘ CHO LỰC LƯỢNG PHÒNG CHÁY VÀ CHỮA CHÁY CƠ SỞ

 

STT

DANH MỤC TRANG THIẾT BỊ, PHƯƠNG TIỆN

GHI CHÚ

I

Trang thiết bị, dụng cụ bảo hộ cá nhân

1

Qun áo cứu nạn, cứu hộ

 

2

Giầy cứu nạn, cứu hộ

 

3

ng cứu nạn, cứu hộ

 

4

Mũ cứu hộ

 

5

Khẩu trang cứu nạn, cứu hộ

 

6

Găng tay cứu nạn, cứu hộ

 

7

Thắt lưng cứu nạn, cứu hộ

 

8

Kính mắt cứu nạn, cứu hộ

 

9

Mặt nạ lọc độc

 

II

Trang thiết bị, phương tiện cứu nạn cứu hộ cho đội Phòng cháy và chữa cháy cơ s

1

Bộ thiết bị phục vụ cứu nạn, cứu hộ trên cao (dây, khóa, móc, cáng cứu hộ,....).

 

2

Bộ thiết bị cá nhân phục vụ cứu nạn, cứu hộ trong khu vực không gian hạn chế như: hang, hầm, hố sâu, ống khói, cống,... (dây, khóa, móc, đai cứu hộ,....).

 

3

Bộ thiết bị cứu nạn, cứu hộ thủy lực

 

4

Đèn chiếu sáng cá nhân cầm tay

 

5

Phao cứu sinh các loại

 

6

Áo phao

 

7

Dây cứu nạn, cứu hộ

 

8

Mặt nạ phòng độc cách ly

 

9

Thiết bị thông tin cá nhân

 

10

Rìu phá dỡ đa năng

 

11

Xà beng

 

12

Búa t

 

13

Búa to

 

14

Búa nhỏ

 

15

Cuc chim có tay cm

 

16

Bộ dao ct

 

17

Cưa tay

 

18

Kìm cộng lực

 

19

Thang dây

 

20

Đai cứu người

 

21

Cáng cứu thương

 

22

Bộ đồ cứu thương tiêu chuẩn

 

 

BẢNG 3

DANH MỤC TRANG THIẾT BỊ, PHƯƠNG TIỆN CỨU NẠN, CỨU HỘ CHO LỰC LƯỢNG PHÒNG CHÁY VÀ CHỮA CHÁY CHUYÊN NGÀNH

STT

DANH MỤC TRANG THIẾT BỊ, PHƯƠNG TIỆN

GHI CHÚ

I

Trang thiết bị, dụng cụ bảo hộ cá nhân

1

Quần áo cứu nạn, cứu hộ

 

2

Giầy cứu nạn, cứu hộ

 

3

ng cứu nạn, cứu hộ

 

4

Mũ cứu nạn, cứu hộ

 

5

Khẩu trang cứu nạn, cứu hộ

 

6

Găng tay cứu nạn, cứu hộ

 

7

Thắt lưng cứu nạn, cứu hộ

 

8

Kính mắt cứu nạn, cứu hộ

 

9

Mặt nạ lọc độc

 

II

Trang thiết bị, phương tiện cứu nạn, cứu hộ cho đội Phòng cháy và chữa cháy chuyên ngành

A

Phương tiện cứu nạn, cứu hộ cơ gii

 

1

Xe cứu nạn, cứu hộ chuyên ngành

 

2

Xe cứu thương

 

3

Xe máy xúc, máy đào đa năng

 

4

Máy ủi, máy gạt đa năng

 

5

Xuồng cứu nạn, cứu hộ

 

6

Xe chuyên dùng hút khói

 

7

Xe cu 20 - 25 tn

 

8

Xe nâng 5 - 10 tấn

 

9

Thiết bị chiếu sáng di động chuyên dụng

 

10

Thiết bị tời, cẩu di động chuyên dụng cứu nạn, cứu hộ các loại

 

11

Quạt hút khói

 

12

Quạt thổi khói

 

13

Máy khoan, đục bê tông

 

14

Máy cắt bê tông

 

15

Máy ct kim loại

 

16

Máy định vị

 

17

Máy hàn cắt chuyên dụng các loại

 

18

Máy cưa gỗ

 

19

Máy phát điện di động 5-10KW

 

20

Máy cắt kim loại sử dụng khí gas

 

21

Máy bn đinh

 

B

Phương tiện cứu nạn, cứu hộ khác

 

1

Bộ thiết bị phục vụ cứu nạn, cứu hộ trên cao (dây, khóa, móc, cáng cứu hộ,....).

 

2

Bộ thiết bị cá nhân phục vụ cứu nạn, cứu hộ trong khu vực không gian hạn chế như: hang, hầm, hố sâu, ống khói, cống,... (dây, khóa, móc, đai cứu hộ,....).

 

3

Bộ thiết bị cứu nạn, cứu hộ thủy lực (máy bơm thủy lực, thiết bị kích, thiết bị banh, thiết bị cắt...)

 

4

Túi nâng vật nặng vận hành bằng khí nén

 

5

Đèn chiếu sáng cá nhân cầm tay

 

6

Phao cứu sinh các loại

 

7

Áo phao

 

8

Dây cứu nạn, cứu hộ

 

9

Mặt nạ phòng độc cách ly

 

10

Thiết bị thông tin cá nhân

 

11

Rìu phá dỡ đa năng

 

12

Xà beng

 

13

Búa tạ

 

14

Búa to

 

15

Búa nhỏ

 

16

Cuốc chim có tay cầm

 

17

Bộ dao cắt

 

18

Cưa tay

 

19

Kìm cộng lực

 

20

Thang dây

 

21

Đai cứu nạn, cứu hộ

 

22

Cáng cứu thương

 

23

Bộ đồ cứu thương tiêu chuẩn

 

 

BẢNG 4A

DANH MỤC TRANG THIẾT BỊ CỨU NẠN, CỨU HỘ CÁ NHÂN CHO CÁN BỘ, CHIẾN SĨ CẢNH SÁT PHÒNG CHÁY, CHỮA CHÁY VÀ CỨU NẠN, CỨU HỘ

STT

DANH MỤC TRANG THIẾT B

GHI CHÚ

1

Quần áo luyện tập thể lực phục vụ cứu nạn, cứu hộ

 

2

Quần áo cứu nạn, cứu hộ

 

3

Giầy cứu nạn, cứu hộ

 

4

ng cứu nạn, cứu hộ

 

5

Mũ cứu nạn, cứu hộ

 

6

Khẩu trang cứu nạn, cứu hộ

 

7

Găng tay cứu nạn, cứu hộ

 

8

Thắt lưng cứu nạn, cứu hộ

 

9

Kính mắt cứu nạn, cứu hộ

 

10

Bộ đàm cầm tay VHF/UHF

 

 

BẢNG 4B

DANH MỤC TRANG THIẾT BỊ, PHƯƠNG TIỆN CỨU NẠN, CỨU HỘ CHO ĐƠN VỊ CẢNH SÁT PHÒNG CHÁY, CHỮA CHÁY VÀ CỨU NẠN, CỨU HỘ

STT

DANH MỤC TRANG THIẾT BỊ, PHƯƠNG TIỆN

GHI CHÚ

 

Phần 1: Phương tiện, thiết bị kỹ thuật nghiệp vụ cứu nạn, cứu hộ

 

1

Máy đo độ phóng xạ

 

2

Máy đo chất độc

 

3

Đồng hồ đo nhiệt độ cảm biến hiển thị số

 

4

Thiết bị phân tích khí độc (CO, SO2, NO2, NO, Ozon)

 

5

Máy phân tích khí đa năng cầm tay

 

6

Thiết bị đo nhiệt độ từ xa

 

7

Thiết bị đo nồng độ bụi

 

8

Thiết bị đánh dấu hóa chất

 

9

Ống nhòm

 

10

Camera dò tìm người bị nạn cảm biến nhiệt

 

11

La bàn

 

12

Thiết bị phóng dây, phao cứu sinh tự bơm + bình khí

 

13

Đèn pin chịu nước

 

14

Bộ dây nổi

 

15

Phao quây dầu tràn

 

16

Phao tròn cứu sinh

 

17

Áo phao dùng cho Cảnh sát PCCC&CNCH

 

18

Bộ thả neo đánh dấu

 

19

Thiết bị báo hiệu vùng cấm (trên mặt nước)

 

20

ng thở để lặn

 

21

Máy quay phim chuyên dụng

 

22

Máy quay phim kiểu cầm tay du lịch

 

23

Máy ảnh

 

24

Máy ghi âm + Micro

 

25

Máy ảnh chuyên dụng (bao gồm cả ống Tele)

 

26

Máy in ảnh

 

 

Phần 2: Phương tiện cứu nạn, cứu hộ

 

A

Phương tiện cứu nạn, cứu hộ cơ gii

 

1

Xe chỉ huy cứu nạn, cứu hộ

 

2

Xe cứu nạn, cứu hộ

 

3

Xe thông tin chỉ huy

 

4

Xe cứu thương

 

5

Xe thang 52m

 

6

Xe thang 32m

 

7

Xe chở quân

 

8

Xe cứu hộ đường hầm

 

9

Xe chuyên dụng cứu nạn, cứu hộ với các trang thiết bị có thể hoạt động trong môi trường nhiễm NBC (Hạt nhân - Sinh học - Hóa học)

 

10

Xe chở và nạp bình khí thở; xe xử lý sự cố hóa chất

 

11

Xe cẩu 50-100 tấn

 

12

Xe nâng 10-20 tấn

 

B

Trang phục và thiết bị bảo hộ cá nhân

 

1

Quần áo cách nhiệt

 

2

Găng tay cách điện

 

3

ng cách điện

 

4

Mặt nạ phòng độc cách ly

 

5

Quần áo cứu nạn, cứu hộ

 

6

ng cứu nạn, cứu hộ

 

7

Giày cứu nạn, cứu hộ

 

8

Găng tay cứu nạn, cứu hộ

 

9

Khẩu trang cứu nạn, cứu hộ

 

10

Mũ cứu nạn, cứu hộ

 

11

Thắt lưng cứu nạn, cứu hộ

 

12

Kính mắt chuyên dụng

 

13

Quần áo bảo hộ lao động

 

14

Kính mắt cứu nạn, cứu hộ

 

C

Phương tiện cứu người

 

1

Đệm cứu người

 

2

Ống tụt cứu người

 

3

Cáng cứu thương

 

4

Cáng cứu nạn, cứu hộ

 

5

Túi cứu thương

 

6

Thiết bị cảm biến âm thanh tìm kiếm người bị nạn

 

7

Thiết bị cảm biến sử dụng sóng Radio tìm kiếm người bị nạn

 

8

Camera dò tìm người bị nạn

 

9

Đai cứu nạn, cứu hộ

 

10

Bộ phương tiện, thiết bị phục vụ cứu nạn, cứu hộ trên cao (dây, khóa móc, thang, cột chống, băng ca,...)

 

11

Trang thiết bị cá nhân phục vụ cứu nạn, cứu hộ dưới nước (quần áo, mũ, giày, găng tay, đèn pin, dao,...)

 

12

Bộ phương tiện, thiết bị phục vụ cứu nạn, cứu hộ trong không gian hạn chế (dây, khóa móc, kiềng chống 3 chân, ròng rọc,...)

 

13

Bộ thiết bị lặn

 

14

Bộ phương tiện, thiết bị phục vụ cứu nạn, cứu hộ sự cố hóa chất, phóng xạ (trang phục chống độc, chống phóng xạ; thiết bị xử lý hóa chất, phóng xạ,..)

 

15

Hệ thống đèn chiếu sáng di động (có máy phát điện)

 

16

Thiết bị kiểm tra nhịp tim, mạch, huyết áp

 

D

Thiết bị, công cụ phá rỡ

 

1

Cưa máy

 

2

Máy cắt kim loại

 

3

Máy khoan phá bê tông

 

4

Máy hút khói

 

5

Quạt thổi khói

 

6

Máy cắt bê tông

 

7

Máy ủi, máy gạt đa năng

 

8

Máy xúc, máy đào đa năng

 

9

Máy bắn đinh

 

10

Máy khoan, cắt dưới nước

 

11

Máy hàn, cắt chuyên dụng

 

E

Thiết bị, dụng cụ thông tin liên lạc, chỉ huy cứu nạn, cứu hộ

 

I

Thiết bị thông tin liên lạc

 

1

Hệ thống thông tin chỉ huy điều hành công tác phòng cháy, chữa cháy và cứu nạn, cứu hộ (bao gồm hệ thống máy ch, máy trạm; thiết bị phục vụ ghi âm, tiếp nhận thông tin báo cứu nạn, cứu hộ; hệ thống bản đồ số chuyên ngành PCCC&CNCH; thiết bị kết nối mạng; hệ thống đường truyền dữ liệu; thiết bị bảo mật; thiết bị định vị GPS; các phần mềm chuyên dụng và các thiết bị khác có liên quan).

 

2

Bộ đàm cầm tay VHF/UHF

 

3

Bộ đàm công suất lớn di động VHF/UHF

 

4

Loa pin

 

5

Đèn pin chuyên dụng chịu nước

 

6

Điện thoại cố định

 

7

Bộ đàm công suất lớn cố định VHF/UHF

 

8

Bộ chuyển tiếp sóng

 

9

Thiết bị liên kết đa mạng

 

10

Cột ăng ten

 

11

Máy phát điện dự phòng 5 KVA

 

II

Dụng cụ liên lạc, chỉ huy

 

1

Bàn chỉ huy

 

2

Cờ chỉ huy

 

3

Băng ch huy

 

4

Lều bạt chỉ huy cứu nạn, cứu hộ

 

5

Lu bạt cho chiến sỹ cứu nạn, cứu hộ

 

F

Trang thiết bị, dụng cụ phục vụ công tác huấn luyện cứu nạn, cứu hộ

 

1

Bộ thiết bị tập thể lực

 

2

Còi

 

3

Đồng hồ bấm giây

 

4

Hình nộm người bị nạn

 

5

Súng phát lệnh

 

6

Mô hình học tập kỹ, chiến thuật cứu nạn, cứu hộ (cứu nạn, cứu hộ dưới nước; cứu nạn, cứu hộ trên cao; cứu nạn, cứu hộ giao thông...)

 

 

Phần 3: Trang thiết bị, phương tiện khác

 

I

Thiết bị, phương tiện phục vụ bảo dưỡng, sửa chữa phương tiện cứu nạn, cứu hộ

1

Kích nâng di động (1 bộ gồm 4 chiếc)

 

2

Cầu nâng 4 trụ cố định

 

3

Bơm dầu bằng tay có xe đẩy di động

 

4

Bơm mỡ bng tay có xe đẩy

 

5

Máy ra vào lốp tự động

 

6

Thiết bị đỡ lốp cho tháo lắp bánh xe

 

7

Thiết bị dọn nội thất ôtô

 

8

Kích cá sấu nâng xe chui gầm sa chữa

 

9

Thiết bị thu gom dầu thải có bánh xe di động

 

10

Thiết bị kiểm tra đèn pha tự động

 

11

Bộ dụng cụ đồ nghề chuyên dùng cho sửa chữa động cơ ô tô (súng, vam, khâu, cân lực...)

 

12

Thùng đồ nghề chuyên dùng

 

13

Súng hơi chuyên dùng tháo lắp ốc cỡ tối đa 16mm

 

14

Súng hơi chuyên dùng tháo lắp ốc cỡ tối đa 22mm

 

15

Súng hơi chuyên dùng tháo lắp ốc cỡ tối đa 50mm

 

II

Phương tiện, dụng cụ khác

 

1

Máy nạp điện ắc quy

 

2

Thiết bị kiểm tra động cơ

 

 

BẢNG 4C

DANH MỤC TRANG BỊ PHƯƠNG TIỆN CỨU NẠN, CỨU HỘ CƠ GIỚI CHO ĐỘI CẢNH SÁT CỨU NẠN, CỨU HỘ

STT

DANH MỤC PHƯƠNG TIỆN

GHI CHÚ

I

Xe cứu nạn, cứu hộ và xe chuyên dùng

 

1

Xe chỉ huy cứu nạn, cứu hộ

 

2

Xe cứu nạn, cứu hộ

 

3

Xe cứu thương

 

4

Xe thang 32m

 

5

Xe chở quân

 

6

Xe rà, phá dỡ các loại

 

7

Xe máy xúc, máy đào đa năng

 

II

Tàu, xuồng cứu nạn, cứu hộ

 

1

Tàu cứu nạn, cứu hộ trên sông

 

2

Xuồng cứu nạn, cứu hộ

 

3

Ca nô cứu nạn, cứu hộ

 

III

Máy bay cứu nạn, cứu hộ

 

1

Máy bay trực thăng cứu nạn, cứu hộ

 

2

Máy bay cánh bằng tìm kiếm cứu nạn, cứu hộ

 

 

BẢNG 4D

DANH MỤC TRANG BỊ PHƯƠNG TIỆN CỨU NẠN, CỨU HỘ CHO MỘT XE CỨU NẠN, CỨU HỘ CƠ BẢN

STT

DANH MỤC PHƯƠNG TIỆN

GHI CHÚ

1

Máy bơm thủy lực

 

2

Cuộn dây dẫn dầu thủy lực

 

3

Thiết bị cắt, banh thủy lực

 

4

Thiết bị phá dỡ 3 trong 1

 

5

Thiết bị cắt cỡ nhỏ

 

6

Dụng cụ cứu nạn, cứu hộ bằng khí nén gồm: súng, cụm đồng hồ, kính bảo hộ, cuộn dây thủy lực và 6 mũi đục phá

 

7

Súng cứu nạn, cứu hộ bằng khí nén, gồm: Súng, cụm đồng hồ, cuộn dây thừng và 4 mũi phá dỡ

 

8

Máy đập bằng điện

 

9

Máy cưa bằng điện

 

10

Máy cắt bằng điện

 

11

Máy cắt bằng động cơ xăng

 

12

Máy cưa xích

 

13

Cuốc chim

 

14

Rìu 2 mặt

 

15

Rìu nhọn

 

16

Búa tạ

 

17

Rìu tay

 

18

Búa tay

 

19

Bộ tổ hợp kê chèn

 

20

Bình bột chữa cháy ABC

 

21

Kìm cắt điện

 

22

Bình khí cao áp dự phòng

 

23

Găng tay cứu nạn, cứu hộ

 

24

Găng tay chống nhiệt

 

25

Tam giác cảnh báo có phản quang

 

26

Báo hiệu giao thông hình nón

 

27

Dây cứu người tải trọng 100 kg

 

28

Xung cao su cứu nạn, cứu hộ 4 người/360kg và dụng cụ đi kèm gồm: xuồng bơm hơi, tay chèo

 

29

Bộ đồ lặn gồm: bình dưỡng khí, miếng chì, đồng hồ, thắt lưng, dao, ủng, kính, ống thở, chân vịt, bộ điều chỉnh, găng tay, áo khoác ngoài, túi đựng đồ

 

30

Bộ cáng cứu thương

 

31

Bộ đồ cứu thương gồm: các loại băng quấn, băng đeo, bông, nhíp, kéo, ga rô cầm máu, kẹp nhiệt độ, khăn ướt, khăn, chén rửa mắt, băng mắt

 

32

Chăn bệnh nhân 1.900mm x 1.400mm

 

33

Đèn rọi xe MICA IL 60 (cả bộ nạp)

 

34

Đèn cầm tay

 

35

Đèn gắn trên mũ

 

36

Bơm chân không

 

37

Vòi dẫn nước nối với bơm chân không

 

38

Khóa mở vòi

 

39

Máy phát điện 40 KVA

 

40

Đèn chiếu sáng di động 2 x 500 W

 

41

Cuộn dây điện kéo dài 50 m

 

42

Giá đỡ cho đèn chiếu sáng di động 2m