Hệ thống pháp luật
Loading content, please wait a moment ...
Đang tải nội dung, vui lòng chờ giây lát...

BỘ TÀI CHÍNH
-------

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
---------------

Số: 87/2019/TT-BTC

Hà Nội, ngày 19 tháng 12 năm 2019

 

THÔNG TƯ

HƯỚNG DẪN THỰC HIỆN XỬ PHẠT VI PHẠM HÀNH CHÍNH TRONG LĨNH VỰC KHO BẠC NHÀ NƯỚC

Căn cứ Luật xử vi phạm hành chính ngày 20 tháng 6 năm 2012;

Căn cứ Nghị định s 63/2019/NĐ-CP ngày 11 tháng 7 năm 2019 của Chính phủ quy định xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực quản lý, sử dụng tài sản công; thực hành tiết kiệm, chống lãng phí; dự trữ quốc gia; kho bạc nhà nước;

Căn cứ Nghị định số 87/2017/NĐ-CP ngày 26 tháng 7 năm 2017 của Chính phủ quy định chức năng, nhiệm vụ, quyn hạn và cơ cấu tchức của Bộ Tài chính;

Theo đnghị của Tng Giám đốc Kho bạc Nhà nước,

Bộ trưởng Bộ Tài chính ban hành Thông tư hướng dẫn thực hiện xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực kho bạc nhà nước.

Điều 1. Phạm vi điều chỉnh

Thông tư này hướng dẫn về các hành vi vi phạm hành chính, mức xử phạt, biện pháp khắc phục hậu quả trong lĩnh vực kho bạc nhà nước quy định tại Nghị định số 63/2019/NĐ-CP ngày 11 tháng 7 năm 2019 của Chính phủ quy định xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực quản lý, sdụng tài sản công; thực hành tiết kiệm chống lãng phí; dự trữ quốc gia; kho bạc nhà nước (sau đây gọi là Nghị định s 63/2019/NĐ-CP).

Điều 2. Đối tượng áp dụng

1. Tổ chức, cá nhân có hành vi vi phạm hành chính trong lĩnh vực kho bạc nhà nước.

2. Người có thẩm quyền xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực kho bạc nhà nước.

3. Người có thẩm quyền lập biên bản vi phạm hành chính trong lĩnh vực kho bạc nhà nước.

4. Tổ chức, cá nhân có liên quan đến việc xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực kho bạc nhà nước.

Điều 3. Hành vi vi phạm quy định khoản chi ngân sách nhà nước phải có trong dự toán ngân sách nhà nước được cấp có thẩm quyền giao

1. Việc xác định các hành vi vi phạm quy định khoản chi ngân sách nhà nước phải có trong dự toán ngân sách nhà nước được cấp có thẩm quyền giao được thực hiện theo quy định tại Khoản 1, Khoản 2 Điều 54 Nghị định số 63/2019/NĐ-CP.

2. Mức xử phạt cụ thể đối với các hành vi được xác định như sau:

a) Phạt tiền 1.500.000 đồng đối với các hành vi vi phạm quy định tại Khoản 1 Điều 54 Nghị định số 63/2019/NĐ-CP nếu không có tình tiết tăng nặng hoặc tình tiết giảm nhẹ.

b) Phạt tiền 4.500.000 đồng đối với các hành vi vi phạm quy định Khoản 2 Điều 54 Nghị định số 63/2019/NĐ-CP nếu không có tình tiết tăng nặng hoặc tình tiết giảm nhẹ.

3. Biện pháp khắc phục hậu quả được thực hiện theo quy định tại Khoản 3 Điều 54 Nghị định số 63/2019/NĐ-CP đối với các hành vi vi phạm bị phát hiện sau khi Kho bạc Nhà nước đã thực hiện thanh toán, chi trả.

Điều 4. Hành vi lập hồ sơ, chứng từ sai chế độ quy định và hành vi lập hồ sơ, chứng từ sai so với hồ sơ, chứng từ gốc tại đơn vị, nhưng chưa đến mức truy cứu trách nhiệm hình sự

1. Việc xác định các hành vi lập hồ sơ, chứng từ sai chế độ quy định và hành vi lập hồ sơ, chứng từ sai so với hồ sơ, chứng từ gốc tại đơn vị được thực hiện theo quy định tại Khoản 1, Khoản 2 và Khoản 3 Điều 55 Nghị định số 63/2019/NĐ-CP. Trong đó, hành vi lập hồ sơ, chứng từ để đề nghị Kho bạc Nhà nước thanh toán sai so với hồ sơ, chứng từ gốc tại đơn vị, nhưng chưa đến mức truy cứu trách nhiệm hình sự là hành vi vi phạm hành chính được xác định sau khi có kết luận của cơ quan tiến hành tố tụng hình sự.

2. Mức xử phạt cụ thể đối với các hành vi được xác định như sau:

a) Phạt tiền 1.500.000 đồng đối với hành vi quy định tại Khoản 1 Điều 55 Nghị định số 63/2019/NĐ-CP nếu không có tình tiết tăng nặng, tình tiết giảm nhẹ.

b) Phạt tiền 4.500.000 đồng đối với hành vi quy định tại Khoản 2 Điều 55 Nghị định số 63/2019/NĐ-CP nếu không có tình tiết tăng nặng, tình tiết giảm nhẹ.

c) Phạt tiền 3.000.000 đồng đối với các hành vi quy định tại Khoản 3 Điều 55 Nghị định số 63/2019/NĐ-CP nếu không có tình tiết tăng nặng, tình tiết giảm nhẹ.

3. Biện pháp khắc phục hậu quả được thực hiện theo quy định tại Khoản 4 Điều 55 Nghị định số 63/2019/NĐ-CP đối với các hành vi vi phạm bị phát hiện sau khi Kho bạc Nhà nước đã thực hiện thanh toán, chi trả.

Điều 5. Hành vi lập hồ sơ, chứng từ giả mạo để chi ngân sách nhà nước, nhưng chưa đến mức truy cứu trách nhiệm hình sự

1. Việc xác định các hành vi lập hồ sơ, chứng từ giả mạo để chi ngân sách nhà nước được thực hiện theo quy định tại Khoản 1 và Khoản 2 Điều 56 Nghị định số 63/2019/NĐ-CP. Hành vi lập hồ sơ, chứng từ giả mạo để chi ngân sách nhà nước, nhưng chưa đến mức truy cứu trách nhiệm hình sự là hành vi vi phạm hành chính được xác định sau khi có kết luận của cơ quan tiến hành tố tụng hình sự.

2. Mức xử phạt cụ thể đối với các hành vi được xác định như sau:

a) Phạt tiền 12.500.000 đồng đối với hành vi quy định tại Khoản 1 Điều 56 Nghị định số 63/2019/NĐ-CP nếu không có tình tiết tăng nặng, tình tiết giảm nhẹ.

b) Phạt tiền 40.000.000 đồng đối với hành vi quy định tại Khoản 2 Điều 56 Nghị định số 63/2019/NĐ-CP nếu không có tình tiết tăng nặng, tình tiết giảm nhẹ.

3. Biện pháp khắc phục hậu quả được thực hiện theo quy định tại Khoản 3 Điều 56 Nghị định số 63/2019/NĐ-CP đối với các hành vi vi phạm bị phát hiện sau khi Kho bạc Nhà nước đã thực hiện thanh toán, chi trả.

Điều 6. Hành vi vi phạm chế độ thanh toán các khoản chi ngân sách nhà nước

1. Việc xác định các hành vi vi phạm chế độ thanh toán các khoản chi ngân sách nhà nước được thực hiện theo quy định tại Khoản 1, Khoản 2 Điều 57 Nghị định số 63/2019/NĐ-CP.

2. Mức xử phạt cụ thể đối với các hành vi được xác định như sau:

a) Phạt tiền 1.500.000 đồng đối với hành vi quy định tại Khoản 1 Điều 57 Nghị định số 63/2019/NĐ-CP nếu không có tình tiết tăng nặng, tình tiết giảm nhẹ.

b) Phạt tiền 3.000.000 đồng đối với hành vi quy định tại Khoản 2 Điều 57 Nghị định số 63/2019/NĐ-CP nếu không có tình tiết tăng nặng, tình tiết giảm nhẹ.

3. Biện pháp khắc phục hậu quả được thực hiện theo quy định tại Khoản 3 Điều 57 Nghị định số 63/2019/NĐ-CP.

Điều 7. Hành vi vi phạm thủ tục kiểm soát cam kết chi

1. Việc xác định các hành vi vi phạm thủ tục kiểm soát cam kết chi được thực hiện theo quy định tại Khoản 1 Điều 58 Nghị định số 63/2019/NĐ-CP.

2. Phạt tiền 1.500.000 đồng đối với hành vi quy định tại Khoản 1 Điều 58 Nghị định số 63/2019/NĐ-CP nếu không có tình tiết tăng nặng, tình tiết giảm nhẹ.

3. Biện pháp khắc phục hậu quả được thực hiện theo quy định tại Khoản 2 Điều 58 Nghị định số 63/2019/NĐ-CP.

Điều 8. Hành vi vi phạm thủ tục, thời hạn thanh toán tạm ứng ngân sách nhà nước

1. Hành vi vi phạm thủ tục, thời hạn thanh toán tạm ứng ngân sách nhà nước là các hành vi vi phạm thủ tục, thời hạn thanh toán tạm ứng đối với các khoản chi thường xuyên ngân sách nhà nước và các hành vi vi phạm thủ tục, thời hạn thu hồi tạm ứng đối với các khoản chi vốn đầu tư xây dựng cơ bản thuộc nguồn vốn ngân sách nhà nước và nguồn vốn đầu tư từ ngân sách nhà nước thực hiện các chương trình mục tiêu hoặc chi thực hiện các công trình sửa chữa, bảo trì, cải tạo, nâng cấp, mở rộng cơ sở vật chất từ nguồn kinh phí chi thường xuyên ngân sách nhà nước và nguồn phí được để lại theo chế độ quy định để chi thường xuyên có tổng mức đầu tư trên 500.000.000 đồng.

2. Việc xác định các hành vi vi phạm thủ tục, thời hạn thanh toán tạm ứng ngân sách nhà nước được thực hiện theo quy định tại Khoản 1, Khoản 2 Điều 59 Nghị định số 63/2019/NĐ-CP.

3. Mức xử phạt cụ thể đối với các hành vi được xác định như sau:

a) Phạt tiền 1.500.000 đồng đối với hành vi quy định tại Khoản 1 Điều 59 Nghị định số 63/2019/NĐ-CP nếu không có tình tiết tăng nặng, tình tiết giảm nhẹ.

b) Phạt tiền 3.000.000 đồng đối với hành vi quy định tại Khoản 2 Điều 59 Nghị định số 63/2019/NĐ-CP nếu không có tình tiết tăng nặng, tình tiết giảm nhẹ.

4. Biện pháp khắc phục hậu quả được thực hiện theo quy định tại Khoản 3 Điều 59 Nghị định số 63/2019/NĐ-CP.

Điều 9. Hành vi vi phạm quy định về đăng ký và sử dụng tài khoản tại Kho bạc Nhà nước

1. Hành vi vi phạm về đăng ký và sử dụng tài khoản tại Kho bạc Nhà nước là các hành vi bị nghiêm cấm theo quy định tại Thông tư số 61/2014/TT-BTC ngày 12 tháng 5 năm 2014 của Bộ trưởng Bộ Tài chính hướng dẫn đăng ký và sử dụng tài khoản tại Kho bạc Nhà nước trong điều kiện áp dụng hệ thống thông tin quản lý Ngân sách và Kho bạc (TABMIS).

2. Phạt tiền 1.500.000 đồng đối với hành vi quy định tại Khoản 1 Điều này nếu không có tình tiết tăng nặng, tình tiết giảm nhẹ.

3. Biện pháp khắc phục hậu quả được thực hiện theo quy định tại Khoản 2 Điều 60 Nghị định số 63/2019/NĐ-CP.

Điều 10. Hành vi lập hồ sơ, giấy tờ giả mạo để làm thủ tục đăng ký và sử dụng tài khoản tại Kho bạc Nhà nước, nhưng chưa đến mức truy cứu trách nhiệm hình sự

1. Hành vi lập hồ sơ, giấy tờ giả mạo để làm thủ tục đăng ký và sử dụng tài khoản tại Kho bạc Nhà nước, nhưng chưa đến mức truy cứu trách nhiệm hình sự là hành vi vi phạm hành chính được xác định sau khi có kết luận của cơ quan tiến hành tố tụng hình sự.

2. Phạt tiền 12.500.000 đồng đối với hành vi quy định tại Khoản 1 Điều này nếu không có tình tiết tăng nặng, tình tiết giảm nhẹ.

3. Biện pháp khắc phục hậu quả được thực hiện theo quy định tại Khoản 2 Điều 61 Nghị định số 63/2019/NĐ-CP.

Điều 11. Điều khoản thi hành

1. Thông tư này có hiệu lực thi hành kể từ ngày 01 tháng 02 năm 2020.

2. Bãi bỏ Thông tư số 54/2014/TT-BTC ngày 24 tháng 4 năm 2014 của Bộ trưởng Bộ Tài chính quy định chi tiết và hướng dẫn thực hiện việc xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực kho bạc nhà nước theo quy định tại Nghị định số 192/2013/NĐ-CP ngày 21 tháng 11 năm 2013 của Chính phủ quy định việc xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực quản lý, sử dụng tài sản nhà nước; thực hành tiết kiệm, chống lãng phí, dự trữ quốc gia, kho bạc nhà nước.

3. Trường hợp các văn bản quy phạm pháp luật được dẫn chiếu tại Thông tư này được sửa đổi, bổ sung hoặc thay thế bằng văn bản mới, thì thực hiện theo quy định tại văn bản sửa đổi, bổ sung, thay thế đó.

Điều 12. Trách nhiệm thi hành

1. Các đơn vị Kho bạc Nhà nước có trách nhiệm thực hiện đầy đủ quyền hạn và nghĩa vụ trong việc phát hiện, xử lý các hành vi vi phạm trong lĩnh vực Kho bạc Nhà nước quy định tại Nghị định số 63/2019/NĐ-CP và hướng dẫn tại Thông tư này.

2. Trong quá trình thực hiện, nếu phát sinh vướng mắc, đề nghị các cơ quan, tổ chức, đơn vị phản ánh về Bộ Tài chính để xem xét, phối hợp giải quyết./.

 


Nơi nhận:
- Ban Bí thư TƯ Đảng;
- Thủ tướng, các Phó Thủ tướng Chính phủ;

- Văn phòng TƯ và các Ban của Đảng;
- Văn phòng Tổng Bí thư;
- Văn phòng Quốc hội;
- Văn phòng Chủ tịch nước;
- T
òa án nhân dân tối cao;
- Viện Kiểm sát nhân dân tối cao;
- Kiểm toán nhà nước;
- Văn phòng Ban chỉ đạo Trung ương về PCTN;
- Các Bộ, cơ quan ngang Bộ, cơ quan thuộc Chính phủ;
- Cơ quan Trung ương của các đoàn th
;
- HĐND, UBND các tỉnh, TP thuộc Trung ương;
- Sở Tài chính các tỉnh, TP trực thuộc Trung ương;
- Cục Kiểm tra văn bản QPPL - Bộ Tư pháp;
- Công báo;
- Cổng TTĐT Chính phủ,
- Cổng TTĐT Bộ Tài chính;
- Các đơn vị thuộc Bộ Tài chính;
- Lưu: VT,
KBNN (150 bản).

KT. BỘ TRƯỞNG
THỨ TRƯỞNG




Đỗ Hoàng Anh Tuấn