Cơ chế tự chủ là gì? Cơ chế tự chủ tài chính của cơ quan nhà nước
Ngày gửi: 27/05/2020 lúc 23:02:24
Câu hỏi:
Cơ chế tự chủ là gì? Cơ chế tự chủ tài chính của cơ quan nhà nước. Quyền tự chủ tài chính là trực tiếp sử dụng kinh phí do ngân sách nhà nước cấp, có tài khoản và con dâu riêng.
Câu trả lời tham khảo:
Hệ thống pháp luật Việt Nam (hethongphapluat.com) xin chân thành cảm ơn bạn đã tin tưởng gửi câu hỏi đến chúng tôi. Sau khi nghiên cứu, đối chiếu với quy định của pháp luật hiện hành, chúng tôi xin đưa ra câu trả lời có tính chất tham khảo như sau:
Trong thời kỳ xã hội đất nước đang trong quá trình hội nhập để phát triển thì việc cơ quan Nhà nước quyết định đối với một số cơ quan được đứng ra làm chủ quyết định đối với một số công việc thuộc phạm vi xử lý của cơ quan, đơn vị đó nhằm thực hiện được công việc một cách tự chủ, nhanh chóng, kịp thời nhưng vẫn luôn đảm bảo được các công việc, quyết định đó luôn thực hiện một cách đúng theo quy định của cơ quan Nhà nước, của pháp luật, tuân theo những quy định đã đề ra tránh trường hợp làm chồng chéo quy định. Luôn đảm bảo cơ quan, đơn vị từ trên xuống dưới luôn thống nhất. Vậy cơ chế tự chủ là gì? Hiểu như thế nào là cơ chế tự chủ về tài chính của cơ quan nhà nước. Xin mời quý độc giả theo dõi bài viết dưới đây
1. Căn cứ pháp lý
Nghị định 16/2015/NĐ-CP nghị định của Chính phủ ban hành ngày 14 tháng 02 năm 2015 quy định về cơ chế tự chủ của đơn vị sự nghiệp công lập.
2. Nội dung tư vấn
Cơ chế tự chủ
Cơ chế tự chủ của đơn vị sự nghiệp công được hiểu là sự thể hiện rõ nét về các quy định xoay quanh quyền tự chủ, việc các đơn vị này tự mình đứng ra chịu trách nhiệm đối với những nhiệm vụ mang tính chất thuộc vào trong phạm vi cũng như quyền hạn của các đơn vị sự nghiệp công này. Việc tổ chức bộ máy cũng như về khía cạnh nhân sự và nguồn tài chính của đơn vị.
Quyền tự chủ tài chính của các cơ quan nhà nước này là việc các cơ quan nhà nước tự đứng ra trực tiếp sử dụng đối với nguồn kinh phí được cơ quan nhà nước cấp, có đầy đủ các thành phần về mặt tài khoản cũng như con dấu riêng đã được cơ quan nhà nước có thẩm quyền quyết định giao về kinh phí hoạt động cũng như số lượng biên chế của đơn vị, cơ quan đó.
Cơ chế tự chủ tài chính của cơ quan nhà nước
Các vấn đề xoay quanh cơ chế tự chủ được thể hiện bao gồm những nội dung sau:
– Nguyên tắc thực hiện đối với nhiệm vụ được giao đối với chế độ tự chủ cũng như tự chịu trách nhiệm đó là không tăng đối với cách kinh phí được giao trong việc quản lý hành chính của các đơn vị, cơ quan này. Hoàn thành đúng, đủ có thể là vượt mức chỉ tiêu, nhiệm vụ của cơ quan nhà nước giao nắm giữ, duy trì cũng như quản lý. Trong công cuộc sử dụng các nguồn kinh phí của cơ chế tự chủ này phải cố gắng sử dụng một cách tiết kiệm cũng như đem lại hiệu quả tối ưu.
– Dựa theo tình hình thực hiện các nhiệm vụ được giao theo đúng quy định cũng như nhiệm vụ cấp trên thì thủ trưởng cơ quan thực hiện chế độ tự chủ có các quyền hạn nổi bật thể hiện như sau:
Thủ trưởng cơ quan, đơn vị thực hiện theo chế độ tự chủ có các quyền hạn đối với việc đứng ra quyết định các mức chi thể hiện trong từng nội dung công việc đảm bảo cho sự phù hợp đối với đặc thù của từng cơ quan nhưng luôn đảm bảo rằng việc đứng ra quyết định đối với các mức chi này không được vượt quá theo định mức, chế độ của đơn vị cũng như tiêu chuẩn từ trước đang được áp dụng và thực hiện được sự phê duyệt của cơ quan nhà nước có thẩm quyền đưa ra.
Thủ trưởng cơ quan, đơn vị thực hiện theo chế độ tự chủ có quyền đối với số kinh phí mà đơn vị đã được quyết toán giao xuống cơ quan, đơn vị nhưng cơ quan, đơn vị chưa dùng hết thì thủ trưởng cơ quan, đơn vị có quyền tự chủ trong việc chuyển giao số kinh phí còn dư thừa của năm cũ này sang năm kế tiếp mà không cần phải làm công văn và đợi sự đồng ý của cơ quan nhà nước có thẩm quyền.
Thủ trưởng cơ quan, đơn vị thực hiện theo chế độ tự chủ có quyền hạn đối với việc quản lý cũng như trong việc sử dụng các nguồn kinh phí đã được khoán một phần hoặc toàn bộ đối với số kinh phí đó nhằm đảm bảo việc hoạt động thường xuyên cũng như nguồn kinh phí đã thực hiện đối với các hoạt động nghiệp vụ mang tính chất đặc thù được đưa ra trong từng bộ phận nhằm mục đích để cơ quan, đơn vị được chủ động đối với nhiệm vụ được giao.
Thủ trưởng cơ quan, đơn vị thực hiện theo chế độ tự chủ có trách nhiệm trong việc sử dụng đối với các khoản phí cũng như các khoản lệ phí đã được để lại theo đúng chuẩn nội dung chi đã được kê khai chi tiết, được hạch toán rõ ràng. Thủ trưởng cơ quan, đơn vị thực hiện theo chế độ tự chủ không được chi vượt quá so với mức chi ra của cơ quan nhà nước có thẩm quyền quy định tại các văn bản hướng dẫn trong việc sử dụng các khoản phí, lệ phí để lại.
Thủ trưởng cơ quan, đơn vị thực hiện theo chế độ tự chủ có quyền thực hiện việc quản lý việc sử dụng nguồn ngân sách kinh phí khoán cũng như đảm bảo cân đối đối với việc sử dụng các nguồn kinh phí khoán với mục đích luôn đảm bảo được quy trình thực hiện cũng như việc kiểm soát là đúng theo các hóa đơn và chứng từ đã có.
Thủ trưởng cơ quan, đơn vị thực hiện theo chế độ tự chủ có trách nhiệm đứng ra đối với công việc quản lý cũng như sử dụng nguồn kinh phí khoán đảm bảo đúng với quy trình kiểm soát chi và chứng từ, hóa đơn theo đúng nguyên tắc, quy định của pháp luật đề ra. Trừ các trường hợp mà các khoản chi nhằm thực hiện khoán mà không yêu cầu đối với hóa đơn theo quy định của Bộ tài chính.
Thủ trưởng cơ quan, đơn vị thực hiện theo chế độ tự chủ có trách trách nhiệm đối với những khoản chi mà chưa có quy định rõ ràng nhưng cần thực hiện luôn nhằm đảm bảo thực hiện được kịp thời đối với những công việc cần thiết để phục vụ các công việc đề ra. Thủ trưởng cơ quan, đơn vị được vận dụng các mức chi tương ứng với những công việc tương ứng được áp dụng với các công việc tương tự mà những công việc đó đã được áp dụng tại các văn bản hiện hành cũng như đã được thể hiện trong các quy chế chi tiêu nội bộ của cơ quan, đơn vị.
Thủ trưởng cơ quan, đơn vị thực hiện theo chế độ tự chủ có trách nhiệm quản lý đối với các quy chế chi tiêu nội bộ của cơ quan, đơn vị mình hoặc thủ trưởng, cơ quan đơn vị cũng phải quyết định bằng văn bản đối với các trường hợp chưa được quy định trong quy chế chi tiêu nội bộ của cơ quan, đơn vị.
Thủ trưởng cơ quan, đơn vị thực hiện theo chế độ tự chủ có quyền quyết định đối với việc vận hành các mức chi tương ứng với các công việc đã có từ trước, tương tự đã có trong các văn bản đang có hiệu lực pháp luật mà các mức chi này lại chưa được quy định tại thời điểm đó nhằm phục vụ công việc.
– Thực hiện cơ chế tự chủ đối với các giao dịch tài chính của cơ quan, đơn vị:
Thứ nhất đó là công tác tự mở tài khoản để thực hiện các giao dịch: đối với các đơn vị sự nghiệp công lập được phép tự mình mở các tài khoản tại ngân hàng hoặc tại kho bạc Nhà nước để có thể nhìn nhận, cũng như phản ánh rõ nét về các khoản thu, khoản chi trong các hoạt động dịch vụ sự nghiệp công mà không sử dụng nguồn ngân sách của Nhà nước. Đối với các khoản lãi thu được từ số tiền gửi trên được xác định là một nguồn thu của đơn vị và nguồn thu này sẽ được bổ sung vào quỹ phát triển đối với hoạt động sự nghiệp hoặc sẽ bổ sung vào quỹ khác nhưng luôn dựa trên quy định của pháp luật, tuy nhiên thì sẽ không được bổ sung vào quỹ bổ sung thu nhập. Thứ hai đó là công tác tự đứng ra vay vốn cũng như thực hiện việc huy động vốn: đơn vị sự nghiệp công được phép vay vốn nếu khoản vay đó là phù hợp tại các tổ chức tín dụng, cũng như thực hiện việc huy động vốn ngay tại đơn vị của cán bộ, viên chức trong đơn vị để thực hiện việc nâng cao chất lượng cũng như đầu tư mở rộng chất lượng hoạt động sự nghiệp, luôn phù hợp với các nhiệm vụ cũng như chức năng đã đề ra. Khi quyết định việc thực hiện công việc vay vốn hay các phương án huy động vốn thì cơ quan, đơn vị đó phải đưa ra được một phương án tài chính mang tính chất khả thi, cơ quan, đơn vị phải tự chịu trách nhiệm đối với khoản vay cũng như tiền lãi vay của khoản vay đó và cơ quan, đơn vị này phải đứng ra tự chịu trách nhiệm đối với hiệu quả của khoản vay và khoản huy động vốn có được.
Trên đây là câu trả lời của Hệ Thống Pháp Luật Việt Nam liên quan đến yêu cầu câu hỏi của bạn. Hy vọng câu trả lời của chúng tôi sẽ hữu ích cho bạn.
Nếu có bất cứ vướng mắc gì về pháp lý mời bạn tiếp tục đặt câu hỏi. Chúng tôi luôn sẵn sàng giải đáp.
Trân trọng cảm ơn.
BBT.Hệ Thống Pháp Luật Việt nam
Gửi yêu cầu tư vấn
Chi tiết xin liên hệ:
Tổng đài: 024.6294.9155
Hotline: 0984.988.691