Hệ thống pháp luật

Có được ly hôn khi thiếu chứng minh thư nhân dân của chồng?

Ngày gửi: 12/02/2018 lúc 23:02:24

Mã số: HTPL35560

Câu hỏi:

Tôi kết hôn gần 2 năm, hiện có một bé trai hơn 10 tháng tuổi, cuộc sống hôn nhân có nhiều mâu thuẫn do chồng tôi hay ăn nhậu không quan tâm vợ con. Nay tôi muốn đơn phương ly hôn, nhưng hiện tại tôi đang ở nhà chăm con nên không có việc làm, ba mẹ tôi thì sống nhờ tiền viện trợ của cô tôi ở nước ngoài, ba mẹ chồng tôi thì làm ruộng, chồng tôi làm kế toán lương khoảng 4 triệu. Tôi muốn hỏi như vậy tôi có được quyền nhận nuôi con không? Theo tôi biết thủ tục ly hôn là phải có hộ khẩu và chứng minh thư công chứng nhưng hộ khẩu và chứng minh của chồng thì tôi không mượn được vậy tôi có làm đơn ly hôn được không? Hộ khẩu tôi ở Long Xuyên, nhà chồng ở Kiên Giang vậy tôi nộp đơn ở đâu? Tôi xin cám ơn!

Câu trả lời tham khảo:

Hệ thống pháp luật Việt Nam (hethongphapluat.com) xin chân thành cảm ơn bạn đã tin tưởng gửi câu hỏi đến chúng tôi. Sau khi nghiên cứu, đối chiếu với quy định của pháp luật hiện hành, chúng tôi xin đưa ra câu trả lời có tính chất tham khảo như sau:

Hiện tại con bạn 10 tháng tuổi, bạn muốn đơn phương ly hôn. Tuy nhiên hiện tại bạn chưa có nguồn thu nhập, chồng bạn đi làm với mức lương 4.000.000 đồng. Mặt khác giấy tờ như chứng minh thư và hộ khẩu của chồng bạn thì bạn không có. Theo đó nếu muốn ly hôn và giành quyền nuôi con bạn thực hiện thủ tục như sau:

Thứ nhất: Hồ sơ đơn phương ly hôn

 Đơn xin ly hôn;

Bản chính Giấy chứng nhận đăng ký kết hôn;

Bản sao Hộ khẩu thường trú, tạm trú cả hai bên;

Bản sao giấy khai sinh của các con

Nếu có tranh chấp về tài sản nộp kèm theo giấy tờ về tài sản tranh chấp. Vì bạn nêu là bạn không có chứng minh thư và sổ hộ khẩu của chồng. Nội dung này bạn có thể xin xác nhận từ chính quyền địa phương (trích lục sổ hộ khẩu) sau đó trong quá trình giải quyết bổ sung thêm.

Thứ hai: Quyền nuôi con

Theo quy định của Luật hôn nhân và gia đình 2014

>>> Luật sư tư vấn pháp luật trực tuyến qua tổng đài: 024.6294.9155

Điều 81. Việc trông nom, chăm sóc, nuôi dưỡng, giáo dục con sau khi ly hôn

2. Vợ, chồng thỏa thuận về người trực tiếp nuôi con, nghĩa vụ, quyền của mỗi bên sau khi ly hôn đối với con; trường hợp không thỏa thuận được thì Tòa án quyết định giao con cho một bên trực tiếp nuôi căn cứ vào quyền lợi về mọi mặt của con; nếu con từ đủ 07 tuổi trở lên thì phải xem xét nguyện vọng của con.

3. Con dưới 36 tháng tuổi được giao cho mẹ trực tiếp nuôi, trừ trường hợp người mẹ không đủ điều kiện để trực tiếp trông nom, chăm sóc, nuôi dưỡng, giáo dục con hoặc cha mẹ có thỏa thuận khác phù hợp với lợi ích của con.”

Vì con bạn mới 10 tháng tuổi, việc chăm nom, chăm sóc con sẽ thuộc về bạn.

Hy vọng rằng sự tư vấn của chúng tôi sẽ giúp bạn lựa chọn phương án thích hợp nhất để giải quyết những vướng mắc của bạn. Nếu còn bất cứ thắc mắc gì liên quan đến sự việc bạn có thể liên hệ Tổng đài tư vấn pháp luật trực tuyến 24/7 của Luật sư: 024.6294.9155  để được giải đáp.

Trên đây là câu trả lời của Hệ Thống Pháp Luật Việt Nam liên quan đến yêu cầu câu hỏi của bạn. Hy vọng câu trả lời của chúng tôi sẽ hữu ích cho bạn.

Nếu có bất cứ vướng mắc gì về pháp lý mời bạn tiếp tục đặt câu hỏi. Chúng tôi luôn sẵn sàng giải đáp.

Trân trọng cảm ơn.

BBT.Hệ Thống Pháp Luật Việt nam

Lưu ý: Nội dung tư vấn của Hệ Thống Pháp Luật Việt Nam trên đây chỉ mang tính tham khảo. Tùy vào từng thời điểm và đối tượng khác nhau mà nội dung tư vấn trên có thể sẽ không còn phù hợp do sự thay đổi của chính sách hay quy định mới của pháp luật.

Gửi yêu cầu tư vấn