Có được áp dụng đồng thời hai hình phạt chính là cảnh cáo và phạt tiền?
Ngày gửi: 20/08/2020 lúc 09:48:13
Câu hỏi:
Chào luật sư: Ngày 30/01/2014, ông Trần Anh có hành vi xây dựng nhà trái phép. Ngày 01/02/2016, chủ tịch UBND quận X đã quyết định xử phạt hành chímh đối với ông Trần Anh là cảnh cáo, phạt tiền và buộc tháo giỡ công trình xây dựng trái phép. Em hỏi là Quyết định của chủ tịch UBND quận X Đúng hay Sai?
Câu trả lời tham khảo:
Hệ thống pháp luật Việt Nam (hethongphapluat.com) xin chân thành cảm ơn bạn đã tin tưởng gửi câu hỏi đến chúng tôi. Sau khi nghiên cứu, đối chiếu với quy định của pháp luật hiện hành, chúng tôi xin đưa ra câu trả lời có tính chất tham khảo như sau:
1. Căn cứ pháp lý
- Luật xử lý vi phạm hành chính năm 2012;
- Nghị định số 180/2007/NĐ-CP;
2. Nội dung tư vấn
Căn cứ Điều 4 Nghị định 121/2013/NĐ-CP quy định thời hiệu xử phạt vi phạm hành chính:
- Thời hiệu xử phạt vi phạm hành chính trong hoạt động kinh doanh bất động sản, quản lý công trình hạ tầng kỹ thuật, sản xuất và kinh doanh vật liệu xây dựng là 01 năm.
- Thời hiệu xử phạt vi phạm hành chính trong hoạt động xây dựng, khai thác khoáng sản làm vật liệu xây dựng, quản lý phát triển nhà và công sở là 02 năm.
- Thời điểm để tính thời hiệu xử phạt vi phạm hành chính được quy định như sau:
Khi người có thẩm quyền đang thi hành công vụ phát hiện có vi phạm hành chính mà vi phạm hành chính này đã kết thúc thì thời hiệu được tính từ thời điểm chấm dứt hành vi vi phạm. Đối với dự án đầu tư xây dựng công trình, thời điểm chấm dứt hành vi vi phạm là ngày dự án được bàn giao, đưa vào sử dụng;
Khi người có thẩm quyền đang thi hành công vụ phát hiện có vi phạm hành chính mà vi phạm hành chính này đang được thực hiện thì thời hiệu được tính từ thời điểm phát hiện hành vi vi phạm;
Trường hợp xử phạt vi phạm hành chính đối với tổ chức, cá nhân do cơ quan có thẩm quyền chuyển đến thì thời hiệu xử phạt vi phạm hành chính được áp dụng theo quy định tại Khoản 1, Khoản 2 và Điểm a, Điểm b Khoản 3 Điều này. Thời gian cơ quan có thẩm quyền thụ lý, xem xét được tính vào thời hiệu xử phạt vi phạm hành chính.
- Trong thời hiệu quy định tại Khoản 1, Khoản 2 Điều này, nếu tổ chức, cá nhân có hành vi vi phạm hành chính cố tình trốn tránh, cản trở việc xử phạt của cơ quan có thẩm quyền thì thời hiệu xử phạt vi phạm hành chính được tính lại kể từ thời điểm chấm dứt hành vi trốn tránh, cản trở việc xử phạt.
Điều 1 Thông tư 02/2014/TT-BXD quy định chi tiết thi hành điểm a, khoản 2, Điều 4 Nghị định 121/2013/NĐ-CP hướng dẫn như sau:
- Thời điểm bàn giao, đưa vào sử dụng được xác định như sau:
Đối với công trình sử dụng vốn nhà nước là ngày chủ đầu tư ký biên bản nghiệm thu hoàn thành hạng mục công trình, công trình xây dựng để đưa vào sử dụng hoặc ngày chủ đầu tư ký biên bản bàn giao công trình cho chủ quản lý, chủ sử dụng công trình;
Đối với công trình sử dụng vốn khác là ngày công trình, hạng mục công trình được đưa vào sử dụng.
- Đối với dự án có nhiều công trình, hạng mục công trình thì thời hiệu xử phạt vi phạm hành chính được tính đối với từng công trình, hạng mục công trình.
Theo đó, khi phát hiện có vi phạm mà vi phạm hành chính này đã kết thúc thì thời điểm tính thời hiệu đối với hành vi vi phạm được tính từ thời điểm chấm dứt hành vi vi phạm. Đối với dự án đầu tư xây dựng công trình, thời điểm chấm dứt hành vi vi phạm là ngày dự án được bàn giao, đưa vào sử dụng.
Vậy nên thời điểm tính thời hiệu là khi căn nhà được xây xong đưa vào sử dụng. Nếu tính đến thời điểm này thời hiệu 02 năm vẫn chưa hết thì cơ quan có thẩm quyền ra quyết định xử phạt vi phạm hành chính đối với ông Trần Anh.
Căn cứ Điều 68 Nghị định 121/2013/NĐ-CP quy định thẩm quyền xử phạt của Chủ tịch ủy ban nhân dân cấp huyện như sau:
"1. Cảnh cáo.
2. Phạt tiền đến 100.000.000 đồng.
3. Tước quyền sử dụng giấy phép, chứng chỉ hành nghề có thời hạn hoặc đình chỉ hoạt động có thời hạn.
4. Áp dụng các biện pháp khắc phục hậu quả quy định tại Khoản 3 Điều 5 Nghị định này.( Buộc khôi phục lại tình trạng ban đầu; Buộc thực hiện các biện pháp khắc phục tình trạng ô nhiễm môi trường;Buộc cải chính thông tin sai sự thật hoặc gây nhầm lẫn; Buộc nộp lại số lợi bất hợp pháp có được do thực hiện vi phạm hành chính; Buộc phá dỡ công trình xây dựng, bộ phận công trình xây dựng vi phạm theo quy định tại Nghị định số 180/2007/NĐ-CP ;Các biện pháp khác)"
Mặt khác, căn cứ Điều 21 Luật xử lý vi phạm hành chính năm 2012 quy định các hình thức xử phạt và nguyên tắc áp dụng như sau:
"1. Các hình thức xử phạt vi phạm hành chính bao gồm:
a) Cảnh cáo;
b) Phạt tiền;
c) Tước quyền sử dụng giấy phép, chứng chỉ hành nghề có thời hạn hoặc đình chỉ hoạt động có thời hạn;
d) Tịch thu tang vật vi phạm hành chính, phương tiện được sử dụng để vi phạm hành chính (sau đây gọi chung là tang vật, phương tiện vi phạm hành chính);
đ) Trục xuất.
2. Hình thức xử phạt quy định tại điểm a và điểm b khoản 1 Điều này chỉ được quy định và áp dụng là hình thức xử phạt chính.
Hình thức xử phạt quy định tại các điểm c, d và đ khoản 1 Điều này có thể được quy định là hình thức xử phạt bổ sung hoặc hình thức xử phạt chính.
3. Đối với mỗi vi phạm hành chính, cá nhân, tổ chức vi phạm hành chính chỉ bị áp dụng một hình thức xử phạt chính; có thể bị áp dụng một hoặc nhiều hình thức xử phạt bổ sung quy định tại khoản 1 Điều này. Hình thức xử phạt bổ sung chỉ được áp dụng kèm theo hình thức xử phạt chính."
Như vậy vậy, quyết định cảnh cáo, phạt tiền và buộc tháp giỡ công trình xây dựng trái phép là không đúng quy định của pháp luật vì đối với mỗi vi phạm hành chính, cá nhân, tổ chức vi phạm hành chính chỉ bị áp dụng một hình thức xử phạt chính tức là UBND quận X chỉ được xử lý cảnh cáo hoặc phạt tiền, không được áp dụng đồng thời hai hình phạt chính là cảnh cáo và phạt tiền.
Trên đây là câu trả lời của Hệ Thống Pháp Luật Việt Nam liên quan đến yêu cầu câu hỏi của bạn. Hy vọng câu trả lời của chúng tôi sẽ hữu ích cho bạn.
Nếu có bất cứ vướng mắc gì về pháp lý mời bạn tiếp tục đặt câu hỏi. Chúng tôi luôn sẵn sàng giải đáp.
Trân trọng cảm ơn.
BBT.Hệ Thống Pháp Luật Việt nam
Gửi yêu cầu tư vấn
Chi tiết xin liên hệ:
Tổng đài: 024.6294.9155
Hotline: 0984.988.691