Hệ thống pháp luật

Cơ quan điều tra trong quân đội nhân dân có thể điều tra các tội phạm do người ngoài quân đội thực hiện

Ngày gửi: 14/01/2020 lúc 23:02:24

Mã số: HTPL41848

Câu hỏi:

Theo quy định của pháp luật Cơ quan điều tra trong quân đội nhân dân có thể điều tra các tội phạm do người ngoài quân đội thực hiện hay không?

Câu trả lời tham khảo:

Hệ thống pháp luật Việt Nam (hethongphapluat.com) xin chân thành cảm ơn bạn đã tin tưởng gửi câu hỏi đến chúng tôi. Sau khi nghiên cứu, đối chiếu với quy định của pháp luật hiện hành, chúng tôi xin đưa ra câu trả lời có tính chất tham khảo như sau:

Khoản 2 Điều 110 Bộ luật Tố tụng hình sự năm 2003.

Khoản 2 Điều 110 Bộ luật Tố tụng hình sự quy định: “Cơ quan điều tra trong Quân đội nhân dân điều tra các tội phạm thuộc thẩm quyền xét xử của Tòa án quân sự”.

Pháp lệnh tổ chức Tòa án quân sự năm 2002 có những quy định về thẩm quyền xét xử của Tòa án quân sự:

Điều 3

“Các Toà án quân sự có thẩm quyền xét xử những vụ án hình sự mà bị cáo là:

1. Quân nhân tại ngũ, công chức, công nhân quốc phòng, quân nhân dự bị trong thời gian tập trung huấn luyện hoặc kiểm tra tình trạng sẵn sàng chiến đấu; dân quân, tự vệ phối thuộc với Quân đội trong chiến đấu, phục vụ chiến đấu và những người được trưng tập làm nhiệm vụ quân sự do các đơn vị quân đội trực tiếp quản lý;

2. Những người không thuộc các đối tượng quy định tại khoản 1 Điều này mà phạm tội có liên quan đến bí mật quân sự hoặc gây thiệt hại cho Quân đội”.

Điều 4

“Đối với những người không còn phục vụ trong Quân đội mà phát hiện hành vi phạm tội của họ đã được thực hiện trong thời gian phục vụ trong Quân đội hoặc những người đang phục vụ trong Quân đội mà phát hiện hành vi phạm tội của họ đã được thực hiện trước khi vào Quân đội, thì Toà án quân sự xét xử những tội phạm có liên quan đến bí mật quân sự hoặc gây thiệt hại cho Quân đội; những tội phạm khác do Toà án nhân dân xét xử”.

Điều 5

1. Trong trường hợp có thể tách vụ án thì Toà án quân sự xét xử những bị cáo và tội phạm theo quy định tại khoản 1 Điều 3 và Điều 4 của Pháp lệnh này; những bị cáo và tội phạm khác thuộc thẩm quyền xét xử của Toà án nhân dân;

2. Trong trường hợp không thể tách vụ án thì Toà án quân sự xét xử toàn bộ vụ án.”

          Bên cạnh đó, khoản 5 Điều 32 Luật quốc phòng năm 2005 còn có quy định: “Việc xét xử xảy ra tội phạm ở địa phương trong thời gian thi hành thiết quân luật do Tòa án quân sự đảm nhiệm”

Từ các quy định trên, có thể thấy Cơ quan điều tra trong quân đội nhân dân không chỉ có thẩm quyền điều tra các tội phạm mà người thực hiện hành vi phạm tội là người trong quân đội, mà còn có thẩm quyền điều tra các tội phạm mà người thực hiện hành vi phạm tội là người ngoài quân đội trong các trường hợp: hành vi phạm tội đó có liên quan đến bí mật quân sự hoặc gây thiệt hại cho quân đội; vụ án vừa có bị cáo hoặc tội phạm thuộc thẩm quyền xét xử của Tòa án quân sự vừa có bị cáo hoặc tội phạm thuộc thẩm quyền xét xử của Tòa án nhân dân mà vụ án này không thể tách; tội phạm xảy ra trong thời gian thi hành thiết quân luật.

>>> Luật sư tư vấn pháp luật trực tuyến qua tổng đài: 024.6294.9155

Điểm 2 Mục I Thông tư liên tịch 01/2005/TTLT-TANDTC-VKSNDTC-BQP-BCA Hướng dẫn về thẩm quyền xét xử của Tòa án quân sự đã giải thích thế nào được coi là bí mật quân sự và gây thiệt hại cho Quân đội:

b) Gây thiệt hại cho Quân đội là gây thiệt hại đến tính mạng, sức khỏe, tự do, danh dự, nhân phẩm của những người quy định tại khoản 1 Điều 3 của Pháp lệnh hoặc tài sản của những người này được Quân đội cấp phát để thực hiện nhiệm vụ quân sự; gây thiệt hại đến tài sản, danh dự, uy tín của Quân đội. Tài sản của Quân đội là tài sản do Quân đội quản lý, sử dụng, kể cả trường hợp Quân đội giao tài sản đó cho dân quân, tự vệ hoặc bất kỳ người nào khác quản lý, sử dụng để chiến đấu, phục vụ chiến đấu hoặc thực hiện nhiệm vụ quân sự. Cũng được coi là gây thiệt hại cho Quân đội trong trường hợp người đang bị tạm giữ, tạm giam và chấp hành hình phạt tù trong nhà tạm giữ, trại tạm giam, trại giam do Quân đội quản lý mà lại tiếp tục phạm tội”.

Về thi hành thiết quân luật, Luật quốc phòng năm 2005 có giải thích: “Khi an ninh chính trị, trật tự, an toàn xã hội ở một hoặc một số địa phương bị xâm phạm nghiêm trọng tới mức chính quyền ở đó không còn kiểm soát được tình hình thì Chủ tịch nước ra lệnh thiết quân luật theo đề nghị của Chính phủ” (khoản 1 Điều 32), “Thiết quân luật là biện pháp quản lý nhà nước đặc biệt có thời hạn do quân đội thực hiện” (khoản 9 Điều 3).

Như vậy cơ quan điều tra trong quân đội nhân dân có thể điều tra các tội phạm do người ngoài quân đội thực hiện.

Bạn có thể tham khảo thêm một số bài viết có liên quan khác của Hệ Thống Pháp Luật Việt Nam:

– Hỏi về trường hợp vụ án không thuộc thẩm quyền điều tra của Cơ quan điều tra?

– Viện kiểm sát ra quyết định trả hồ sơ cho Cơ quan điều tra để điều tra bổ sung khi nào?

– Phó Thủ trưởng Cơ quan điều tra có quyền ra quyết định khởi tố vụ án, khởi tố bị can hay không?

Mẫu biên bản điều tra tai nạn lao động bản mới và chuẩn nhất

Mọi thắc mắc pháp lý cần tư vấn hoặc yêu cầu dịch vụ, quý khách hàng vui lòng liên hệ Tổng đài tư vấn pháp luật trực tuyến 024.6294.9155  hoặc gửi thư về địa chỉ email: info@hethongphapluat.com.

——————————————————–

THAM KHẢO CÁC DỊCH VỤ CÓ LIÊN QUAN CỦA Hệ Thống Pháp Luật Việt Nam:

– Tư vấn pháp luật trực tuyến qua điện thoại

– Tư vấn luật miễn phí qua điện thoại

– Luật sư tư vấn luật trực tuyến qua điện thoại

Trên đây là câu trả lời của Hệ Thống Pháp Luật Việt Nam liên quan đến yêu cầu câu hỏi của bạn. Hy vọng câu trả lời của chúng tôi sẽ hữu ích cho bạn.

Nếu có bất cứ vướng mắc gì về pháp lý mời bạn tiếp tục đặt câu hỏi. Chúng tôi luôn sẵn sàng giải đáp.

Trân trọng cảm ơn.

BBT.Hệ Thống Pháp Luật Việt nam

Lưu ý: Nội dung tư vấn của Hệ Thống Pháp Luật Việt Nam trên đây chỉ mang tính tham khảo. Tùy vào từng thời điểm và đối tượng khác nhau mà nội dung tư vấn trên có thể sẽ không còn phù hợp do sự thay đổi của chính sách hay quy định mới của pháp luật.

Gửi yêu cầu tư vấn