Hệ thống pháp luật

Cơ sở sản xuất nhôm kính phải đóng những loại thuế gì?

Ngày gửi: 07/08/2015 lúc 23:02:24

Mã số: HTPL39491

Câu hỏi:

Chào Luật sư! Tôi làm cơ sở sản xuất nhôm kính nhỏ lẻ. Thu nhập dưới 100 triệu/năm thì tôi phải nộp những loại thuế nào?  Cám ơn bạn đã gửi câu hỏi của mình đến Ban biên tập – Phòng tư vấn trực tuyến của Hệ Thống Pháp Luật Việt Nam. Với thắc mắc của bạn, Hệ Thống Pháp Luật Việt Nam xin được đưa ra quan điểm tư vấn của mình như sau: 1. Cơ sở pháp lý: – Thông tư 92/2015/TT-BTC. 2.

Câu trả lời tham khảo:

Hệ thống pháp luật Việt Nam (hethongphapluat.com) xin chân thành cảm ơn bạn đã tin tưởng gửi câu hỏi đến chúng tôi. Sau khi nghiên cứu, đối chiếu với quy định của pháp luật hiện hành, chúng tôi xin đưa ra câu trả lời có tính chất tham khảo như sau:

1. Cơ sở pháp lý:

– Thông tư 92/2015/TT-BTC.

2. Luật sư tư vấn:

Trường hợp bạn mở cơ sở sản xuất nhôm kính nhỏ lẻ theo hình thức kinh doanh hộ gia đình, thì cơ sở của bạn sẽ phải nộp những loại thuế sau đây:

Thứ nhất, Thuế môn bài: là một sắc thuế trực thu và thường là định ngạch đánh vào giấy phép kinh doanh (môn bài) của các doanh nghiệp và hộ kinh doanh

Mức thuế môn bài được áp dụng như sau:

Bậc thuế

Thu nhập 1 tháng

Mức thuế cả năm

1

Trên 1.500.000

1.000.000

2

Trên 1.000.000 đến 1.500.000

750.000

3

Trên 750.000 đến 1.000.000

500.000

4

Trên 500.000 đến 750.000

300.000

5

Trên 300.000 đến 500.000

100.000

6

Bằng hoặc thấp hơn 300.000                                         

50.000

 

>>> Luật sư tư vn pháp lut hành chính qua tổng đài: 024.6294.9155

Căn cứ vào mức thu nhập cụ thể của 1 tháng để xác định mức thuế môn bài phải đóng cả năm của cơ sở kinh doanh nhà bạn.

Thứ hai, thuế giá trị gia tăng là thuế tính trên giá trị tăng thêm của hàng hoá, dịch vụ phát sinh trong quá trình từ sản xuất, lưu thông đến tiêu dùng, người nộp thuế là  tổ chức, cá nhân sản xuất, kinh doanh hàng hóa, dịch vụ chịu thuế giá trị gia tăng và tổ chức, cá nhân nhập khẩu hàng hóa chịu thuế giá trị gia tăng.

Căn cứ Điều 2 Thông tư 92/2015/TT-BTC có quy định phương pháp tính thuế đối với cá nhân kinh doanh nộp thuế theo phương pháp khoán và theo từng lần phát sinh như sau: 

– Đối với cá nhân nộp thuế khoán thì mức doanh thu 100 triệu đồng/năm trở xuống để xác định cá nhân không phải nộp thuế giá trị gia tăng, không phải nộp thuế thu nhập cá nhân là doanh thu tính thuế thu nhập cá nhân của năm.

– Trường hợp cá nhân kinh doanh theo hình thức nhóm cá nhân, hộ gia đình thì mức doanh thu 100 triệu đồng/năm trở xuống để xác định cá nhân không phải nộp thuế giá trị gia tăng, không phải nộp thuế thu nhập cá nhân được xác định cho một (01) người đại diện duy nhất trong năm tính thuế.

– Đối với cá nhân kinh doanh nộp thuế theo từng lần phát sinh thì mức doanh thu 100 triệu đồng/năm trở xuống để xác định cá nhân không phải nộp thuế giá trị gia tăng, không phải nộp thuế thu nhập cá nhân là tổng doanh thu từ kinh doanh trong năm dương lịch.

Như vậy, đối với doanh thu dưới 100 triệu đồng/năm thì bạn không phải đóng thuế giá trị gia tăng và thuế thu nhập cá nhân.

Trên đây là câu trả lời của Hệ Thống Pháp Luật Việt Nam liên quan đến yêu cầu câu hỏi của bạn. Hy vọng câu trả lời của chúng tôi sẽ hữu ích cho bạn.

Nếu có bất cứ vướng mắc gì về pháp lý mời bạn tiếp tục đặt câu hỏi. Chúng tôi luôn sẵn sàng giải đáp.

Trân trọng cảm ơn.

BBT.Hệ Thống Pháp Luật Việt nam

Lưu ý: Nội dung tư vấn của Hệ Thống Pháp Luật Việt Nam trên đây chỉ mang tính tham khảo. Tùy vào từng thời điểm và đối tượng khác nhau mà nội dung tư vấn trên có thể sẽ không còn phù hợp do sự thay đổi của chính sách hay quy định mới của pháp luật.

Gửi yêu cầu tư vấn