Hệ thống pháp luật

Công dân Việt Nam ở trong nước chưa được xuất cảnh trong trường hợp nào?

Ngày gửi: 07/08/2015 lúc 23:02:24

Mã số: HTPL30430

Câu hỏi:

Chào luật sư! Chồng cháu là Nguyễn Văn Chính.sinh năm 1987. Quê Thái Bình. Năm 2009 a Chính lên Hà Nọi là,trong quá trình lưu thông trên đường đã xảy ra tai nan làm 1 người tử vong. Người điều khiển xe máy là người khác.a Chính là chủ xe ngồi sau. Năm 2013 tòa án quận Cầu Giấy xử tòa,a Chính bị phạt 3trieu vì không cứu chữa người gặp nạn . Năm 2014 a Chính co nhu cầu đi xuất khẩu lao động ,khi đến công an Thái Bình k làm hộ chiếu cho với lý do a Chính có lệnh cấm xuất cảnh từ năm 2009 đen năm 2010. Khi len công an Cầu Giấy yêu cầu giải tỏa lệnh cấm hết hạn thì được trả lời bằng văn bản và trên giay tờ thì đã đuọc giai tỏa sau khi xử tòa xong. Thang 3 năm 2016 a Chính đi làm hộ chiếu để đi lao động, công an Thái Bình vẫn trả lời là còn lệnh cấm xuất cảnh trên mạng tuy đã hết hiệu lực nhưng k xóa được lệnh thì họ k làm hộ chiếu cho. Công an Thái Bình đúng hay sai thưa luật sư? Gia đình cháu phải làm gì đến cơ quan nào để giải tỏa lệnh cấm trên. Kính mong luật sư giai đáp giúp cháu ! ? Cám ơn bạn đã gửi câu hỏi của mình đến Ban biên tập – Phòng tư vấn trực tuyến của Công ty Hệ Thống Pháp Luật Việt Nam. Với thắc mắc của bạn, Công ty Hệ Thống Pháp Luật Việt Nam xin được đưa ra quan điểm tư vấn của mình như sau: 1. Cơ sở pháp lý:  – Văn bản hợp nhất 07/VBHN-BCA. – Bộ luật tố tụng dân sự năm 2004. 2.

Câu trả lời tham khảo:

Hệ thống pháp luật Việt Nam (hethongphapluat.com) xin chân thành cảm ơn bạn đã tin tưởng gửi câu hỏi đến chúng tôi. Sau khi nghiên cứu, đối chiếu với quy định của pháp luật hiện hành, chúng tôi xin đưa ra câu trả lời có tính chất tham khảo như sau:

1. Cơ sở pháp lý: 

– Văn bản hợp nhất 07/VBHN-BCA.

– Bộ luật tố tụng dân sự năm 2004.

2. Luật sư tư vấn:

Thứ nhất, Điều 21 Văn bản hợp nhất 07/VBHN-BCA hợp nhất Nghị định về xuất cảnh, nhập cảnh của công dân Việt Nam, quy định:

“Công dân Việt Nam ở trong nước chưa được xuất cảnh nếu thuộc một trong những trường hợp sau đây:

1. Đang bị truy cứu trách nhiệm hình sự hoặc có liên quan đến công tác điều tra tội phạm.

2. Đang có nghĩa vụ chấp hành bản án hình sự.

3. Đang có nghĩa vụ chấp hành bản án dân sự, kinh tế; đang chờ để giải quyết tranh chấp về dân sự, kinh tế.

4. Đang có nghĩa vụ chấp hành quyết định xử phạt vi phạm hành chính, nghĩa vụ nộp thuế và những nghĩa vụ khác về tài chính trừ trường hợp có đặt tiền, đặt tài sản hoặc có biện pháp bảo đảm khác để thực hiện nghĩa vụ đó.

5. Vì lý do ngăn chặn dịch bệnh nguy hiểm lây lan.

6. Vì lý do bảo vệ an ninh quốc gia và trật tự an toàn xã hội.

7. Có hành vi vi phạm hành chính về xuất nhập cảnh theo quy định của Chính phủ.”

Mặt khác, Điều 22 Văn bản hợp nhất 07/VBHN-BCA quy định:

a) Cơ quan điều tra, Viện Kiểm sát, Tòa án hoặc cơ quan thi hành án các cấp quyết định chưa cho xuất cảnh đối với những người nêu tại các khoản 1, 2 và 3 Điều 21 Nghị định này.

b) Bộ trưởng, thủ trưởng cơ quan ngang bộ; thủ trưởng cơ quan thuộc Chính phủ; chủ tịch uỷ ban nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương quyết định chưa cho xuất cảnh đối với những người nêu tại khoản 4 Điều 21 Nghị định này.

c) Bộ trưởng Y tế quyết định chưa cho xuất cảnh đối với những người nêu tại khoản 5 Điều 21 Nghị định này.

d) Bộ trưởng Công an quyết định chưa cho xuất cảnh đối với những người nêu tại khoản 6 Điều 21 Nghị định này.

đ) Thủ trưởng cơ quan quản lý xuất nhập cảnh – Bộ Công an quyết định chưa cho xuất cảnh đối với những người nêu tại khoản 7 Điều 21 Nghị định này.

2. Các cơ quan có thẩm quyền nêu tại các điểm a, b, c, d, khoản 1 Điều này khi quyết định chưa cho công dân xuất cảnh phải gửi văn bản thông báo cho Cục Quản lý xuất nhập cảnh – Bộ Công an, nêu rõ các yếu tố nhân thân của người chưa được xuất cảnh và thời hạn chưa cho người đó xuất cảnh, để thực hiện. Khi hủy bỏ quyết định đó cũng phải thông báo bằng văn bản cho Cục Quản lý xuất nhập cảnh (Bộ Công an) để thực hiện.

3. Cơ quan nào quyết định chưa cho công dân xuất cảnh thì có trách nhiệm thông báo bằng văn bản cho công dân đó biết, trừ trường hợp vì lý do đảm bảo bí mật cho công tác điều tra tội phạm và lý do an ninh.

4. Người quyết định chưa cho công dân xuất cảnh phải chịu trách nhiệm trước pháp luật về quyết định của mình.

Bạn không nêu rõ lý do bị cấm xuất cảnh từ năm 2009 đến 2010 là gì? Nội dung văn bản trả lời khi yêu cầu Tòa án hủy bỏ lệnh cấm là gì? Vậy nên không thể xác định là cơ quan Công an trả lời như vậy là đúng hay sai?

Vì vậy, sau khi ban hành các quyết định này sẽ được cơ quan ban hành lưu trữ, nếu có thể bạn có thể liên hệ cơ quan ban hành để tìm hiểu.

Thứ hai, việc để xóa được lệnh cấm xuất nhập cảnh phụ thuộc vào phía cơ quan đã ban hành quyết định này và phụ thuộc vào vụ việc trước đây của bạn thuộc lĩnh vực hình sự hay dân sự tức là lý do bị cấm xuất cảnh từ năm 2009 đến 2010 là gì? Nếu vụ việc này thuộc lĩnh vực hình sự thì thông thường phải có căn cứ để cơ quan có thẩm quyển hủy quyết định này với bạn. Nếu vụ việc của bạn thuộc lĩnh vực dân sự thì việc cấm xuất cảnh có thể la biện pháp khẩn cấp tạm thời mà Tòa án áp dụng đối với bạn, nên bạn có thể yêu cầu hủy áp dụng biện pháp khẩn cấp tạm thời theo quy định tại Điều 122 Bộ luật tố tụng dân sự năm 2004.

"Huỷ bỏ việc áp dụng biện pháp khẩn cấp tạm thời

1. Toà án ra ngay quyết định huỷ bỏ biện pháp khẩn cấp tạm thời đã được áp dụng khi có một trong các trường hợp sau đây:

a) Người yêu cầu áp dụng biện pháp khẩn cấp tạm thời đề nghị huỷ bỏ;

b) Người phải thi hành quyết định áp dụng biện pháp khẩn cấp tạm thời nộp tài sản hoặc có người khác thực hiện biện pháp bảo đảm thi hành nghĩa vụ đối với bên có yêu cầu;

c) Nghĩa vụ dân sự của bên có nghĩa vụ chấm dứt theo quy định của Bộ luật dân sự.

>>> Luật sư tư vấn pháp luật hình sự qua tổng đài: 024.6294.9155

2. Trong trường hợp huỷ bỏ biện pháp khẩn cấp tạm thời, Toà án phải xem xét, quyết định để người yêu cầu áp dụng biện pháp khẩn cấp tạm thời nhận lại khoản tiền, kim khí quý, đá quý hoặc giấy tờ có giá bảo đảm quy định tại Điều 120 của Bộ luật này, trừ trường hợp quy định tại khoản 1 Điều 101 của Bộ luật này."

Người này có thể đưa ra những căn cứ hợp lý để yêu cầu Tòa án ra quyết định hủy bỏ biện pháp khẩn cấp tạm thời đã được áp dụng và phải được Tòa án công nhận. Còn đối với tình tiết bị xử phạt vi phạm hành chính 3 triệu đồng về hành vi không cứu chữa người gặp nạn nếu người này đã nộp đủ tiền, thực hiện đủ nghĩa vụ thì không còn ảnh hưởng đến việc cấm xuất cảnh. 

Trên đây là câu trả lời của Hệ Thống Pháp Luật Việt Nam liên quan đến yêu cầu câu hỏi của bạn. Hy vọng câu trả lời của chúng tôi sẽ hữu ích cho bạn.

Nếu có bất cứ vướng mắc gì về pháp lý mời bạn tiếp tục đặt câu hỏi. Chúng tôi luôn sẵn sàng giải đáp.

Trân trọng cảm ơn.

BBT.Hệ Thống Pháp Luật Việt nam

Lưu ý: Nội dung tư vấn của Hệ Thống Pháp Luật Việt Nam trên đây chỉ mang tính tham khảo. Tùy vào từng thời điểm và đối tượng khác nhau mà nội dung tư vấn trên có thể sẽ không còn phù hợp do sự thay đổi của chính sách hay quy định mới của pháp luật.

Gửi yêu cầu tư vấn