BỘ NÔNG NGHIỆP VÀ PHÁT TRIỂN NÔNG THÔN | CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM |
Số: 01 /CĐ-TT-CLT | Hà Nội, ngày 10 tháng 11 năm 2013 |
CÔNG ĐIỆN
V/V CHỈ ĐẠO SẢN XUẤT TRỒNG TRỌT PHÒNG TRÁNH BÃO SỐ 14 (BÃO HAIYAN)
CỤC TRƯỞNG CỤC TRỒNG TRỌT
Điện: | Giám đốc Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn các tỉnh, thành phố phía Bắc và Duyên Hải Nam Trung Bộ |
Theo dự báo của Trung tâm Khí tượng thuỷ văn Trung ương, hồi 08 giờ ngày 10/11, tâm bão số 14 (bão HaiYan) ở vào khoảng 16,6 độ Vĩ Bắc; 110,1 độ Kinh Đông, cách bờ biển các tỉnh Quảng Ngãi - Thừa Thiên Huế 195 km về phía Đông, cường độ bão mạnh cấp 13, cấp 14. Dự báo trong 24 giờ tới, bão di chuyển chủ yếu theo hướng giữa Tây Tây Bắc và Tây Bắc, đi dọc các tỉnh Trung Trung Bộ, mỗi giờ đi được khoảng 30 km. Trong khoảng 36 đến 48 giờ tiếp theo, bão có khả năng đổi hướng di chuyển theo hướng Bắc Đông Bắc. Do ảnh hưởng của bão, các tỉnh ven biển Bắc Bộ và Thanh Hóa từ chiều tối và đêm ngày 10/11 gió sẽ mạnh dần lên cấp 7, cấp 8, vùng gần tâm bão đi qua mạnh cấp 9, cấp 10, giật cấp 11- 12. Ở khu vực Trung Trung bộ có mưa vừa, mưa to, có nơi mưa rất to và dông, sau đó vùng mưa sẽ mở rộng ra Bắc Trung bộ và Bắc bộ, nhiều nơi có mưa to đến rất to. Để hạn chế thấp nhất thiệt hại cho sản xuất trồng trọt, đặc biệt là cây trồng vụ Đông 2013, Cục Trồng trọt đề nghị Giám đốc Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn các tỉnh, thành phố phía Bắc và Duyên Hải Nam Trung Bộ tập trung chỉ đạo gấp một số nội dung sau:
1. Chuẩn bị sẵn sàng mọi phương tiện máy bơm điện, bơm dầu..., tăng cường công tác nạo vét kênh mương, khơi thông dòng chảy để chủ động tiêu úng kịp thời cho diện tích rau màu đã gieo trồng, đặc biệt đối với diện tích cây vụ Đông ở những vùng có nguy cơ bị ngập lụt cao; tiêu triệt để nước đệm; có kế hoạch khoanh vùng ưu tiên bơm, tát và tiêu nhanh những diện tích bị ngập nặng.
2. Chủ động tiêu thoát nước kịp thời, té nước, bơm rửa bùn, cát bám trên lá cây khi có mưa lớn xảy ra đối với cây rau màu đã gieo trồng; tạm dừng gieo trồng trong thời gian mưa bão; đối với khoai tây mới trồng nếu chưa ra rễ cần moi củ giống lên và bảo quản nơi thoáng mát. Tránh bị thối củ giống khi nước ngập do mưa lớn, tiến hành trồng lại sau bão khi đã thoát nước.
3. Chuẩn bị đủ lượng giống rau màu đảm bảo chất lượng, sẵn sàng ứng phó kịp thời nếu diện tích rau màu đã gieo trồng bị thiệt hại do mưa bão gây ra.
4. Rà soát diện tích hoa màu bị thiệt hại ngay sau bão để đề xuất cơ chế, chính sách hỗ trợ cho người dân vùng bị thiệt hại kịp thời. Những diện tích rau màu bị thiệt hại cần có kế hoạch triển khai gieo trồng lại ngay nếu khung thời vụ cho phép; tránh hiện tượng khan hiếm rau, tăng giá sau bão làm ảnh hưởng đến đời sống nhân dân.
Phối hợp chặt chẽ với hệ thống thông tin truyền thông ở địa phương hướng dẫn nông dân các giải pháp khắc phục, chăm sóc để cây trồng vụ đông các loại phục hồi nhanh
5. Thường xuyên theo dõi diễn biến thời tiết, trước mắt theo dõi chặt chẽ diễn biến của bão số 14; thông báo kịp thời cho nhân dân để chủ động phòng tránh và có biện pháp ứng phó kịp thời, hạn chế thấp nhất thiệt hại do bão gây ra./.
Nơi nhận: | KT. CỤC TRƯỞNG |
- 1 Chỉ thị 14/CT-UBND về công tác phòng tránh, giảm nhẹ thiên tai, lụt bão và tìm kiếm cứu nạn năm 2013 tỉnh Bình Định
- 2 Quyết định 3005/QĐ-UBND năm 2012 về Phương án phòng, tránh, ứng phó khi bão đổ bộ trực tiếp vào thành phố Hồ Chí Minh
- 3 Quyết định 2439/QĐ-UBND năm 2011 về Phương án phòng, tránh, ứng phó khi bão đổ bộ trực tiếp vào thành phố Hồ Chí Minh
- 1 Chỉ thị 14/CT-UBND về công tác phòng tránh, giảm nhẹ thiên tai, lụt bão và tìm kiếm cứu nạn năm 2013 tỉnh Bình Định
- 2 Quyết định 3005/QĐ-UBND năm 2012 về Phương án phòng, tránh, ứng phó khi bão đổ bộ trực tiếp vào thành phố Hồ Chí Minh
- 3 Quyết định 2439/QĐ-UBND năm 2011 về Phương án phòng, tránh, ứng phó khi bão đổ bộ trực tiếp vào thành phố Hồ Chí Minh