ỦY BAN NHÂN DÂN | CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM |
Số: 01/CĐ-UBND | Phú Thọ, ngày 17 tháng 5 năm 2019 |
CÔNG ĐIỆN
VỀ VIỆC CHỈ ĐẠO QUYẾT LIỆT CÁC BIỆN PHÁP KHỐNG CHẾ, NGĂN CHẶN BỆNH DỊCH TẢ LỢN CHÂU PHI TRÊN ĐỊA BÀN TỈNH
CHỦ TỊCH ỦY BAN NHÂN DÂN TỈNH ĐIỆN:
| - Thành viên BCĐ phòng, chống bệnh Dịch tả lợn Châu Phi tỉnh; |
Theo báo cáo của Bộ Nông nghiệp và PTNT đến nay trên cả nước đã có 2.296 xã, 2014 huyện của 29 tỉnh, thành phố có dịch tả lợn Châu Phi, với tổng số lợn và tiêu hủy 1,220.488 con (chiếm khoảng 4% tổng đàn cả nước).
Trên địa bàn tỉnh trong thời gian qua đã chỉ đạo quyết liệt, hiệu quả đảm bảo tiêu thụ cơ bản lợn đến thời kỳ xuất bán. Tuy nhiên, đến nay đã phát hiện một số ổ Dịch tả lợn Châu Phi ở một số hộ chăn nuôi nhỏ lẻ tại một số huyện trong tỉnh; trong đó, thành phố Việt Trì đã công bố Dịch tả lợn Châu Phi tại xã Trưng Vương ngày 16 tháng 5 năm 2019. Theo báo cáo của Sở Nông nghiệp và PTNT, nguyên nhân ban đầu dịch bệnh lây lan vào địa bàn tỉnh là do: Người dân nhập lợn giống không rõ nguồn gốc để tái đàn; người làm nghề thú y của các tỉnh khác, nhân viên tiếp thị cám đi từ vùng dịch vào địa bàn tỉnh; thương lái vào mua lợn cho cả xe và người tận chuồng bắt lợn, không được cách ly, sát trùng trước khi vào chuồng; sử dụng thức ăn thừa chưa qua xử lý nhiệt.
Trước tình hình Dịch tả lợn Châu Phi có những diễn biến phức tạp trên cả nước và bắt đầu xuất hiện trên địa bàn tỉnh, để kịp thời khống chế, ảnh hưởng thấp nhất đến sản xuất chăn nuôi. Chủ tịch Ủy ban nhân dân tỉnh yêu cầu Giám đốc Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, thủ trưởng các sở, ngành, thành viên Ban chỉ đạo phòng, chống bệnh Dịch tả lợn Châu Phi tỉnh, Chủ tịch Ủy ban nhân dân các huyện, thành, thị quyết chỉ thực hiện một số nội dung sau:
1. Tiếp tục triển khai thực hiện có hiệu quả các biện pháp phòng, chống bệnh DTLCP theo tinh thần chỉ đạo tại Chỉ thị số 19-CT/TU ngày 05/4/2019 của Ban Thường vụ Tỉnh ủy; Chỉ thị số 03/CT-UBND ngày 06/3/2019 của Chủ tịch UBND tỉnh về quyết liệt thực hiện các biện pháp ngăn chặn bệnh DTLCP xâm nhiễm vào địa bàn tỉnh; Kế hoạch số 781/KH-UBND ngày 28 tháng 2 năm 2019 của UBND tỉnh và các văn bản chỉ đạo của UBND tỉnh, Ban chỉ đạo tỉnh,... Kịp thời khoanh vùng, khống chế, xử lý bao vây không để dịch lây lan, phát triển.
2. Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn:
- Phối hợp với các huyện, thành, thị, các ngành liên quan khẩn trương tổ chức xử lý các ổ dịch DTLCP, đảm bảo không gây ô nhiễm môi trường; giám sát chặt chẽ các ổ dịch đã phát sinh, tiêu trùng khử độc môi trường, khống chế không để dịch lây lan ra diện rộng. Xử lý nghiêm các vi phạm vận chuyển, buôn bán lợn và các sản phẩm từ lợn từ vùng dịch ra bên ngoài và từ các địa phương có dịch địa phương có dịch vào địa bàn tỉnh. Tổng hợp tiêu hủy để hỗ trợ chính sách đảm bảo chính xác, minh bạch, công khai;
- Chỉ đạo lực lượng chuyên môn hướng dẫn cụ thể về thủ tục, điều kiện cấp giấy chứng nhận vận chuyển trong tình hình hiện nay, để tạo điều kiện thuận lợi cho các cơ sở chăn nuôi xuất bán lợn và các sản phẩm từ lợn ra khỏi địa bàn tỉnh. Tiếp tục chỉ đạo, hướng dẫn, tuyên truyền các biện pháp để chỉ đạo có hiệu quả;
- Chỉ đạo cơ quan chức năng tìm hiểu xác định nguyên nhân phát sinh để làm rõ trách nhiệm và có biện pháp chỉ đạo, xử lý.
3. Công an tỉnh, Cục Quản lý thị trường, Sở Giao thông vận tải phối hợp với ngành Nông nghiệp tập cao độ cho việc kiểm tra, kiểm soát vận chuyển lợn (nhất là lợn giống) và các sản phẩm từ lợn vào địa bàn tỉnh không có giấy chứng nhận kiểm dịch, không rõ nguồn gốc; điều tra, xử lý nghiêm các trường hợp vi phạm. Đề xuất các giải pháp hữu hiệu quản lý các đối tượng vận chuyển, kinh doanh, lưu thông lợn, các sản phẩm từ lợn ra vào địa bàn tỉnh.
4. Sở Tài nguyên và Môi trường: Phối hợp với Sở Nông nghiệp và PTNT chỉ đạo, giám sát, hướng dẫn các địa phương các biện pháp tiêu hủy lợn bệnh, lợn chết theo đúng quy trình kỹ thuật, không để việc tiêu hủy gây ô nhiễm môi trường và lây lan dịch bệnh.
5. Sở Tài chính: Chủ trì phối hợp với Sở Nông nghiệp và PTNT, UBND các huyện, thành, thị đề xuất, báo cáo Ủy ban nhân dân tỉnh hỗ trợ kinh phí cho các hộ chăn nuôi phải tiêu hủy lợn theo quy định.
6. Sở Thông tin và Truyền thông, Đài PT - TH tỉnh, Báo Phú Thọ chủ trì cùng Sở Nông nghiệp và PTNT, Sở Y tế: Thông tin tuyên truyền với tần suất, nội dung phù hợp để người dân không hiểu sai về tình hình dịch bệnh, không quay lưng, tẩy chay thịt lợn và các sản phẩm từ thịt lợn; tuyên truyền cho người tiêu dùng chỉ sử dụng thịt lợn và các sản phẩm từ thịt lợn ở những nơi có nguồn gốc xuất xứ rõ ràng. Phối hợp với Sở Nông nghiệp và PTNT tuyên truyền các mô hình chăn nuôi bền vững, có hiệu quả, để người chăn nuôi làm theo, nhân rộng trong cộng đồng;
7. UBND các huyện, thành, thị.
(1) Tiếp tục chỉ đạo thông tin, tuyên truyền hàng ngày về diễn biến tình hình dịch bệnh trên địa bàn để người dân nắm bắt kịp thời, chủ động các biện pháp phòng, chống dịch, phối hợp với cơ quan chuyên môn giám sát, phát hiện dịch bệnh, tố giác các hành vi giấu dịch, bán chạy làm lây lan dịch bệnh; thực hiện 5 không trong hoạt động chăn nuôi, giết mổ: “Không giấu dịch; không mua bán vận chuyển lợn bệnh, lợn chết; không giết mổ, tiêu thụ lợn bệnh, lợn chết; không vứt lợn chết ra môi trường; không sử dụng thức ăn dư thừa của các nhà hàng, bếp ăn tập thể cho lợn khi chưa qua xử lý nhiệt ở nhiệt độ sôi”; trong đó, đặc biệt quan tâm chỉ đạo, tuyên truyền người chăn nuôi nhỏ lẻ không nên tái đàn, tuyệt đối không mua lợn giống không có nguồn gốc rõ ràng, không có giấy kiểm dịch vận chuyển; không vứt xác lợn chết, lợn bệnh ra môi trường gây ô nhiễm môi trường và lây lan dịch bệnh, kiên quyết xử lý nghiêm các trường hợp vi phạm.
(2) Chỉ đạo các Đội kiểm soát lưu động, các Chốt kiểm dịch, UBND cấp xã đẩy mạnh hoạt động kiểm tra, kiểm soát chặt chẽ vận chuyển, buôn bán, kinh doanh lợn giống, lợn thịt và các sản phẩm từ thịt lợn tại các cơ sở giết mổ, SCI chế, chế biến.
(3) Chỉ đạo lực lượng Công an nắm bắt chính xác các đối tượng buôn bán lợn và các sản phẩm từ lợn bất hợp pháp trên địa bàn; điều tra, xử lý nghiêm các hành vi buôn bán lợn và các sản phẩm từ lợn làm lây lan dịch bệnh. Tổ chức hội nghị với các đối tượng kinh doanh buôn bán con giống; người hành nghề thú y tại cơ sở để phổ biến quy định của pháp luật, đặc biệt là hậu quả pháp lý đối với hành vi làm lây lan dịch bệnh.
(4) Đối với những địa phương đã xuất hiện điểm dịch, phối hợp với Sở Nông nghiệp và PTNT quyết liệt chỉ đạo thực hiện các biện pháp chống dịch (theo hướng dẫn của Sở Nông nghiệp và PTNT và các sở ngành có liên quan) để dập tắt, khống chế không để dịch bệnh lây lan ra diện rộng, trong đó tập trung: vào một số nhiệm vụ trọng tâm:
- Thực hiện khoanh vùng ổ dịch: Ngay sau khi có kết quả xét nghiệm dương tính với bệnh DTLCP, khẩn trương khoanh vùng ổ dịch, xác định vùng dịch, vùng uy hiếp, vùng đệm để có căn cứ tổ chức các biện pháp phòng, chống dịch bệnh hiệu quả.
- Tổ chức tiêu hủy lợn mắc bệnh: Chỉ đạo UBND cấp xã căn cứ tình hình thực tế xác định vị trí tiêu hủy đảm bảo đảm bảo cách xa nhà dân, giếng nước, khui chuồng nuôi động vật, có đủ diện tích... và thực hiện đúng quy trình tiêu hủy lợn theo hướng dẫn của cơ quan chuyên môn để đảm bảo vệ sinh môi trường, tránh làm phát tán, lây lan dịch bệnh.
- Lập các Chốt kiểm soát, đặt biển báo và bố trí đầy đủ lực lượng để hướng dẫn việc đi lại, kiểm soát 24/24 các hoạt động vận chuyển lợn, sản phẩm của lợn ra vào vùng dịch, uy hiếp, vùng đệm theo quy định. Thực hiện phun hóa chất khử trùng tiêu độc cho tất cả các phương tiện đi từ vùng dịch, vùng bị dịch uy hiếp và vùng đệm ra bên ngoài.
- Quản lý chặt chẽ các cơ sở giết mổ, giám sát chặt chẽ từng hộ chăn nuôi lợn trên địa bàn: Chỉ được giết mổ lợn từ những đàn lợn có kết quả xét nghiệm âm tính với bệnh DTLCP trong vùng dịch. Thịt và các sản phẩm từ thịt lợn chỉ được phép tiêu thụ trong vùng có dịch được công bố. Việc giết mổ chỉ được thực hiện tại các cơ sở được cấp phép và được nhân viên thú y thực hiện kiểm soát giết mổ. Không để xảy ra tình trạng bán chạy, giấu dịch làm lây lan rộng dịch bệnh và phối hợp cơ quan chuyên môn lấy mẫu gửi xét nghiệm tất cả các trường hợp lợn ốm trong vùng dịch.
- Bố trí kinh phí mua vật tư chống dịch (hóa chất, vôi bột, bạt, nhân công, phương tiện tiêu hủy, trang bị bảo hộ),... để tổ chức tiêu hủy lợn đảm bảo an toàn, không làm lây lan dịch bệnh trong quá trình tiêu hủy và phun khử trùng tiêu độc vùng dịch, vùng bị uy hiếp, vùng đệm theo hướng dẫn của cơ quan chuyên môn.
8. Yêu cầu các thành viên Ban chỉ đạo cấp tỉnh thường xuyên kiểm tra, bám sát cơ sở, nhất là các địa bàn có phát sinh dịch bệnh để đôn đốc chỉ đạo tại địa bàn phụ trách, báo cáo kịp thời những tồn tại, hạn chế, đề xuất các biện pháp khắc phục.
Chủ tịch, Ủy ban nhân dân tỉnh yêu cầu Thủ trưởng các sở, ngành, thành viên Ban chỉ đạo tỉnh, Chủ tịch Ủy ban nhân dân các huyện, thành, thị nghiêm túc triển khai thực hiện./.
| CHỦ TỊCH |
- 1 Quyết định 230/QĐ-UBND năm 2019 về Kế hoạch hành động ngăn chặn và ứng phó khẩn cấp bệnh Dịch tả lợn Châu phi xâm nhiễm vào tỉnh Kon Tum
- 2 Chỉ thị 03/CT-UBND năm 2019 về quyết liệt thực hiện biện pháp ngăn chặn bệnh Dịch tả lợn Châu-Phi xâm nhiễm vào địa bàn tỉnh Phú Thọ
- 3 Chỉ thị 04/CT-UBND năm 2019 về tăng cường biện pháp phòng và ngăn chặn nguy cơ xâm nhiễm bệnh Dịch tả lợn Châu Phi vào địa bàn tỉnh Lai Châu
- 4 Chỉ thị 06/CT-UBND năm 2019 về triển khai đồng bộ giải pháp cấp bách phòng và ngăn chặn nguy cơ xâm nhiễm bệnh dịch tả lợn Châu Phi vào địa bàn tỉnh Thừa Thiên Huế
- 5 Kế hoạch 781/KH-UBND năm 2019 về phòng, chống bệnh Dịch tả lợn Châu Phi do tỉnh Phú Thọ ban hành
- 1 Chỉ thị 06/CT-UBND năm 2019 về triển khai đồng bộ giải pháp cấp bách phòng và ngăn chặn nguy cơ xâm nhiễm bệnh dịch tả lợn Châu Phi vào địa bàn tỉnh Thừa Thiên Huế
- 2 Chỉ thị 04/CT-UBND năm 2019 về tăng cường biện pháp phòng và ngăn chặn nguy cơ xâm nhiễm bệnh Dịch tả lợn Châu Phi vào địa bàn tỉnh Lai Châu
- 3 Quyết định 230/QĐ-UBND năm 2019 về Kế hoạch hành động ngăn chặn và ứng phó khẩn cấp bệnh Dịch tả lợn Châu phi xâm nhiễm vào tỉnh Kon Tum