BỘ NÔNG NGHIỆP VÀ PHÁT TRIỂN NÔNG THÔN | CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM |
Số: 12/CĐ-BNN-TY | Hà Nội, ngày 15 tháng 08 năm 2013 |
VỀ VIỆC TĂNG CƯỜNG KIỂM TRA, GIÁM SÁT NHẰM NGĂN CHẶN LÂY NHIỄM BỆNH CÚM GIA CẦM QUA BIÊN GIỚI
BỘ TRƯỞNG BỘ NÔNG NGHIỆP VÀ PHÁT TRIỂN NÔNG THÔN
Điện: | - Chủ tịch Ủy ban nhân dân các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương; |
- Chủ tịch Ủy ban nhân dân các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương;
- Các Bộ, ngành thành viên Ban chỉ đạo quốc gia phòng chống dịch cúm gia cầm.
Ngày 11/8/2013, Cơ quan Y tế của Trung Quốc đã xác nhận ca tử vong thứ 45 do vi rút cúm H7N9. Bệnh nhân nữ 61 tuổi ở tỉnh Hồ Bắc, mắc bệnh ngày 20/7/2013 và sau đó được chuyển đến Bắc Kinh để điều trị. Như vậy, tính đến nay đã có 134 người bị nhiễm vi rút H7N9 tại Trung Quốc và có 45 ca tử vong (chiếm tỷ lệ 33,6%), trong đó có những ca mắc bệnh tại tỉnh Quảng Đông gần với các tỉnh biên giới phía Bắc nước ta. Mặt khác, tình hình buôn bán, vận chuyển gia cầm, sản phẩm gia cầm nhập lậu qua biên giới và gia cầm không rõ nguồn gốc vẫn xảy ra ở một số tỉnh phía Bắc và ngày càng tinh vi hơn.
Ngày 13/8/2013, Cơ quan Y tế của Căm-pu-chia cũng xác nhận thêm 2 trường hợp mới bị mắc bệnh cúm gia cầm, kể từ đầu năm 2013 đến nay tổng số người mắc bệnh cúm gia cầm H5N1 tại Căm-pu-chia là 16 người, trong đó có 11 ca tử vong (chiếm tỷ lệ gần 68,8%). Hai bệnh nhân mới mắc bệnh là một bé trai 9 tuổi và một bé gái 5 tuổi đều có tiếp xúc với gia cầm chết nghi do mắc bệnh cúm gia cầm. Đặc biệt, dịch cúm gia cầm đã xảy ra ở người và có nhiều ca tử vong thuộc các tỉnh biên giới giáp với nước ta.
Trước tình hình phức tạp của dịch cúm gia cầm H5N1 và H7N9 tại các nước láng giềng giáp với Việt Nam, Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn đề nghị Chủ tịch Ủy ban nhân dân các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương, đặc biệt là các tỉnh biên giới và các Bộ, ngành thành viên Ban chỉ đạo quốc gia phòng chống dịch cúm gia cầm tiếp tục khẩn trương chỉ đạo thực hiện các biện pháp quyết liệt, nhằm ngăn chặn có hiệu quả sự xâm nhiễm các chủng vi rút cúm gia cầm vào trong nước, cụ thể:
Vận động người chăn nuôi chỉ mua gia cầm giống từ các cơ sở có uy tín trong nước, có nguồn gốc rõ ràng, đã qua kiểm dịch thú y; tuyên truyền cho người tiêu dùng chỉ mua gia cầm, sản phẩm gia cầm có nguồn gốc rõ ràng, đã được cán bộ thú y kiểm tra để sử dụng làm thực phẩm.
Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn đề nghị Chủ tịch Ủy ban nhân dân các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương, các Bộ, ngành trong Ban chỉ đạo quốc gia phòng chống dịch cúm gia cầm chỉ đạo thực hiện nghiêm các nội dung trên. Trong quá trình chỉ đạo, nếu có vướng mắc, đề nghị thông báo về Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn để phối hợp, xử lý kịp thời./.
Nơi nhận: | BỘ TRƯỞNG |
- 1 Công văn 401/KCB-NV năm 2014 tăng cường giải pháp kiểm soát lây nhiễm bệnh sởi trong bệnh viện do Cục Quản lý khám, chữa bệnh ban hành
- 2 Công điện 1439/CĐ-TTg khống chế và ngăn chặn dịch bệnh tay chân miệng lây lan do Thủ tướng Chính phủ điện
- 3 Công điện 615/TTG-KTN về dập tắt, khống chế và ngăn chặn dịch bệnh tai xanh tiếp tục lây lan do Thủ tướng Chính phủ điện
- 4 Công điện 05/CĐ-BNN về việc phòng trừ, ngăn chặn dịch Rầy nâu, bệnh Vàng lùn và lùn xoắn lá, bệnh đạo ôn trên lúa đông xuân 2007 – 2008 thời gian trước và sau Tết Mậu Tý do Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn ban hành
- 1 Công điện 05/CĐ-BNN về việc phòng trừ, ngăn chặn dịch Rầy nâu, bệnh Vàng lùn và lùn xoắn lá, bệnh đạo ôn trên lúa đông xuân 2007 – 2008 thời gian trước và sau Tết Mậu Tý do Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn ban hành
- 2 Công điện 615/TTG-KTN về dập tắt, khống chế và ngăn chặn dịch bệnh tai xanh tiếp tục lây lan do Thủ tướng Chính phủ điện
- 3 Công điện 1439/CĐ-TTg khống chế và ngăn chặn dịch bệnh tay chân miệng lây lan do Thủ tướng Chính phủ điện
- 4 Công văn 401/KCB-NV năm 2014 tăng cường giải pháp kiểm soát lây nhiễm bệnh sởi trong bệnh viện do Cục Quản lý khám, chữa bệnh ban hành