BỘ NÔNG NGHIỆP VÀ PHÁT TRIỂN NÔNG THÔN | CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM |
Số: 15/CĐ-BNN-TY | Hà Nội, ngày 24 tháng 10 năm 2013 |
VỀ VIỆC TĂNG CƯỜNG PHÒNG CHỐNG DỊCH BỆNH LỞ MỒM LONG MÓNG GIA SÚC
BỘ TRƯỞNG BỘ NÔNG NGHIỆP VÀ PHÁT TRIỂN NÔNG THÔN
Điện: Chủ tịch Ủy ban nhân dân các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương
Trong thời gian vừa qua, hai cơn bão lớn số 10 và 11 đã gây tử vong nhiều người, thiệt hại lớn về tài sản tại các tỉnh Bắc Trung Bộ và Nam Trung Bộ, nhiều gia súc của người dân bị chết, lũ lụt cuốn trôi; gia súc tại vùng bị lũ lụt phải di chuyển lên đường quốc lộ, vùng đất cao để nhốt giữ, chăn thả chung, bị đói rét, môi trường bị ô nhiễm và sức đề kháng của gia súc bị giảm sút; do vậy dịch bệnh Lở mồm long móng gia súc (LMLM) đã xảy ra tại một số xã, huyện thuộc địa bàn tỉnh Thanh Hóa, Hà Tĩnh, Quảng Trị và đang có chiều hướng lây lan ra diện rộng; đặc biệt, tại huyện Quảng Xương (tỉnh Thanh Hóa) và huyện Triệu Phong (tỉnh Quảng Trị) đã phát hiện gia súc bị bệnh LMLM typ A. Đồng thời, theo kết quả lấy mẫu giám sát của Cục Thú y, từ đầu năm 2013 đến nay đã phát hiện vi rút LMLM typ O lưu hành tại các tỉnh: Bắc Kạn, Sơn La, Bắc Ninh, Cao Bằng, Thanh Hóa, Nghệ An, Hà Tĩnh, Quảng Trị, Quảng Nam, Phú Yên, Khánh Hòa, Lâm Đồng, Đăk Lăk, Long An, Tiền Giang, Cà Mau, Vĩnh Long và gần đây đã phát hiện vi rút LMLM typ A lưu hành tại các tỉnh: Thanh Hóa, Hà Tĩnh, Quảng Trị và Quảng Nam.
Để khống chế nhanh và ngăn chặn kịp thời các ổ dịch phát sinh, không để dịch lây lan, Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn đề nghị Chủ tịch Ủy ban nhân dân các tỉnh, thành phố chỉ đạo Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, Ủy ban nhân dân các cấp và các ban, ngành liên quan khẩn trương thực hiện các biện pháp phòng chống dịch theo Quyết định số 38/2006/QĐ-BNN ngày 16/5/2006 của Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn về Quy định các biện pháp phòng chống bệnh LMLM gia súc, đặc biệt chú trọng các biện pháp sau:
1. Đối với các tỉnh đang có dịch LMLM:
a) Củng cố và thành lập Ban chỉ đạo phòng chống dịch; công bố dịch theo đúng quy định; lấy mẫu gửi phòng thí nghiệm để xác định typ vi rút gây bệnh; tập trung mọi lực lượng nhanh chóng dập tắt dịch; cách ly triệt để và đánh dấu gia súc mắc bệnh để kiểm soát; giao cho chính quyền cấp xã, thôn quản lý chặt chẽ các ổ dịch; vệ sinh tiêu độc, khử trùng ổ dịch; tổ chức tiêm phòng vắc xin LMLM bao vây các ổ dịch, cho đàn gia súc ở vùng có nguy cơ mắc bệnh; lựa chọn chủng loại vắc xin tiêm phòng phù hợp theo khuyến cáo của Cục Thú y tại Công văn số 1816/TY-DT ngày 21/10/2013 về việc lưu hành vi rút LMLM năm 2013 và hiệu lực các loại vắc xin phòng bệnh;
b) Xử lý nghiêm theo quy định của pháp luật những tổ chức, cá nhân vận chuyển, giết mổ, buôn bán động vật, sản phẩm động vật nhiễm bệnh, làm lây lan dịch bệnh;
c) Thành lập các chốt kiểm dịch tạm thời để ngăn chặn việc vận chuyển gia súc, sản phẩm gia súc mẫn cảm với bệnh ra ngoài vùng dịch; tiến hành tiêu độc khử trùng các phương tiện giao thông qua lại;
d) Thực hiện nuôi nhốt gia súc bị bệnh tại chuồng trại; tiến hành các biện pháp tiêu độc khử trùng khu vực chăn nuôi, chuồng trại theo hướng dẫn của cơ quan thú y.
2. Đối với các tỉnh chưa có dịch LMLM:
a) Tăng cường công tác giám sát, phát hiện sớm ổ dịch; khi có dịch xảy ra, thực hiện tiêu hủy triệt để gia súc mắc bệnh khi dịch còn ở diện hẹp và áp dụng các biện pháp chống dịch quyết liệt dập tắt nhanh ổ dịch;
b) Thành lập các chốt kiểm dịch tạm thời, kiểm soát chặt chẽ không để động vật, sản phẩm động vật mang mầm bệnh vào địa phương làm lây lan dịch bệnh;
c) Tham khảo thông tin về typ vi rút LMLM đang lưu hành trên địa bàn và đánh giá nguy cơ lây nhiễm các typ vi rút từ các địa phương khác, đồng thời căn cứ vào khuyến cáo sử dụng vắc xin của Cục Thú y để xây dựng kế hoạch tiêm phòng cho phù hợp.
3. Tăng cường công tác thông tin tuyên truyền nâng cao nhận thức cho người dân về tác hại, tính chất lây lan và các biện pháp phòng, chống bệnh LMLM trên các phương tiện thông tin đại chúng; chỉ đạo các cơ quan truyền thông địa phương dành thời lượng thích hợp để tuyên truyền.
4. Xây dựng kế hoạch phòng chống dịch, bao gồm kế hoạch về kinh phí, nhân lực và các trang thiết bị, dụng cụ phục vụ công tác phòng chống dịch.
5. Chủ động thực hiện các biện pháp phòng, chống dịch theo tinh thần Công điện khẩn số 14/CĐ-BNN-TY ngày 10/10/2013 của Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn về việc tăng cường công tác phòng chống dịch chủ động cho đàn gia súc, gia cầm.
Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn đề nghị Chủ tịch Ủy ban nhân dân các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương chỉ đạo thực hiện nghiêm các nội dung trên. Trong quá trình chỉ đạo, nếu có vướng mắc, đề nghị thông báo về Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn để phối hợp, xử lý kịp thời./.
Nơi nhận: | BỘ TRƯỞNG |
- 1 Công văn 10652/VPCP-KTN năm 2015 về Chương trình quốc gia phòng, chống bệnh Lở mồm long móng giai đoạn 2016-2020 do Văn phòng Chính phủ ban hành
- 2 Công điện 2144/CĐ-BNN-TY năm 2015 về phòng chống dịch lở mồm long móng và ngăn chặn việc nhập lậu gia súc qua biên giới do Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn điện
- 3 Công văn 5051/BNN-KTHT năm 2013 thực hiện Quy trình xác nhận, công bố dịch bệnh chăn nuôi tham gia thí điểm bảo hiểm do Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn ban hành
- 4 Công văn 3798/BNN-TY năm 2013 tăng cường công tác phòng, chống bệnh Dại trên động vật do Bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn ban hành
- 5 Công văn 3781/BNN-KH năm 2013 xuất dự trữ quốc gia hóa chất sát trùng và vắc xin phòng chống dịch bệnh do Bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn ban hành
- 6 Công văn 3788/BNN-TY năm 2013 báo cáo xuất cấp hóa chất sát trùng dự trự quốc gia hỗ trợ tỉnh Cao Bằng phòng chống dịch bệnh do Bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn ban hành
- 7 Quyết định 2410/QĐ-BNN-TY năm 2013 về xuất hóa chất sát trùng dự trữ quốc gia hỗ trợ tỉnh cao bằng phòng chống dịch bệnh do Bộ trưởng Bộ Nông Nghiệp và Phát triển nông thôn ban hành
- 8 Công điện 14/CĐ-BNN-TY tăng cường công tác phòng dịch chủ động cho đàn gia súc, gia cầm do Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn ban hành
- 9 Công điện 09/CĐ-BNN-TY năm 2013 áp dụng biện pháp quyết liệt dập tắt ổ dịch lở mồm long móng gia súc và tai xanh ở lợn do Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn điện
- 10 Quyết định 975/QĐ-BNN-TY năm 2011 về phê duyệt Chương trình quốc gia khống chế bệnh Lở mồm long móng giai đoạn 2011-2015 do Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn ban hành
- 11 Quyết định 38/2006/QĐ-BNN quy định phòng chống bệnh Lở mồm long móng gia súc do Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn ban hành
- 1 Quyết định 975/QĐ-BNN-TY năm 2011 về phê duyệt Chương trình quốc gia khống chế bệnh Lở mồm long móng giai đoạn 2011-2015 do Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn ban hành
- 2 Quyết định 2410/QĐ-BNN-TY năm 2013 về xuất hóa chất sát trùng dự trữ quốc gia hỗ trợ tỉnh cao bằng phòng chống dịch bệnh do Bộ trưởng Bộ Nông Nghiệp và Phát triển nông thôn ban hành
- 3 Công văn 3781/BNN-KH năm 2013 xuất dự trữ quốc gia hóa chất sát trùng và vắc xin phòng chống dịch bệnh do Bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn ban hành
- 4 Công văn 3788/BNN-TY năm 2013 báo cáo xuất cấp hóa chất sát trùng dự trự quốc gia hỗ trợ tỉnh Cao Bằng phòng chống dịch bệnh do Bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn ban hành
- 5 Công văn 3798/BNN-TY năm 2013 tăng cường công tác phòng, chống bệnh Dại trên động vật do Bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn ban hành
- 6 Công văn 5051/BNN-KTHT năm 2013 thực hiện Quy trình xác nhận, công bố dịch bệnh chăn nuôi tham gia thí điểm bảo hiểm do Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn ban hành
- 7 Công điện 09/CĐ-BNN-TY năm 2013 áp dụng biện pháp quyết liệt dập tắt ổ dịch lở mồm long móng gia súc và tai xanh ở lợn do Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn điện
- 8 Công điện 2144/CĐ-BNN-TY năm 2015 về phòng chống dịch lở mồm long móng và ngăn chặn việc nhập lậu gia súc qua biên giới do Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn điện
- 9 Công văn 10652/VPCP-KTN năm 2015 về Chương trình quốc gia phòng, chống bệnh Lở mồm long móng giai đoạn 2016-2020 do Văn phòng Chính phủ ban hành