ỦY BAN NHÂN DÂN | CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM |
Số: 25/CĐ-UBND | Gia Lai, ngày 03 tháng 11 năm 2016 |
CÔNG ĐIỆN KHẨN
VỀ VIỆC TRIỂN KHAI CÁC BIỆN PHÁP CẤP BÁCH PHÒNG CHỐNG MƯA LŨ TRÊN ĐỊA BÀN TỈNH
ỦY BAN NHÂN DÂN TỈNH ĐIỆN:
- Đài Khí tượng Thủy văn khu vực Tây Nguyên;
- Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn;
- Bộ Chỉ huy Quân sự tỉnh;
- Các Sở Tài nguyên và MT, Công Thương, Giao thông Vận tải, Y tế.
- Điện lực Gia Lai, Bưu điện tỉnh;
- Chủ tịch UBND các huyện, thị xã, thành phố;
- Các đơn vị quản lý và khai thác hồ chứa thủy điện, thủy lợi trên địa bàn tỉnh.
Theo cảnh báo của Đài Khí tượng Thủy văn khu vực Tây Nguyên, trong đêm qua và ngày hôm nay, do ảnh hưởng của rìa nam lưỡi áp cao lục địa tăng cường xuống phía nam kết hợp với hội tụ gió đông trên cao nên tỉnh Gia Lai đã có mưa vừa, mưa to, có nơi mưa rất to; khả năng xảy ra lũ lớn trên các sông, ngập lụt ở vùng thấp có thể diễn ra, đặc biệt là ở các huyện phía đông của tỉnh.
Để chủ động ứng phó với mưa lũ, ngập lụt có thể xảy ra; hạn chế đến mức thấp nhất thiệt hại về người và tài sản; UBND tỉnh yêu cầu:
1. Chủ tịch UBND các huyện phía đông của tỉnh: Kbang, An Khê. Đăk Pơ, Kông Chro, Ia Pa, Phú Thiện, Ayun Pa, Krông Pa và Mang Yang; các huyện có các hồ đập thủy điện, thủy lợi; các chủ đầu tư, cơ quan quản lý công trình nhanh chóng tổ chức di dời các hộ dân ở các vùng ven sông, vùng thấp, vùng xung yếu có khả năng ngập lụt đến vị trí an toàn; cử người túc trực 24/24 giờ ở công trình, có phương án xử lý sạt lở, có biện pháp điều tiết nước hợp lý để bảo đảm an toàn cho công trình và không ảnh hưởng đến vùng hạ du. Tạm dừng các cuộc họp chưa thật sự cần thiết để tập trung chỉ đạo phòng chống mưa lũ, ngập lụt có thể xảy ra trên địa bàn.
2. Sở Nông nghiệp và PTNT (Thường trực BCH phòng chống thiên tai và tìm kiếm cứu nạn tỉnh):
- Chủ trì, phối hợp với Sở Công Thương, Sở Tài nguyên và Môi trường kiểm tra, đôn đốc nhắc nhở các chủ đập thủy điện, thủy lợi trên địa bàn tỉnh nghiêm túc chấp hành việc xả lũ theo đúng quy trình vận hành hồ chứa, liên hồ chứa; triển khai các biện pháp đảm bảo an toàn các công trình trong mùa mưa lũ.
- Tổ chức trực ban 24/24 giờ trong thời gian diễn biến của mưa lũ, ngập lụt; hướng dẫn, kiểm tra, đôn đốc UBND các huyện, thị xã, thành phố triển khai công tác phòng chống, ứng phó với mọi diễn biến mưa lũ, ngập lụt gây ra. Tổng hợp, báo cáo tình hình thiệt hại do mưa lũ trên địa bàn tỉnh về UBND tỉnh để theo dõi, chỉ đạo.
3. Sở Giao thông Vận tải: Chỉ đạo các đơn vị chức năng kiểm tra các tuyến đường giao thông, cầu tạm, ngầm, tràn qua suối, các vị trí có khả năng gây sạt lở đất; phối hợp với UBND các huyện có biện pháp thông báo, cảnh báo cho người và các phương tiện lưu thông biết để chủ động phòng ngừa. Chuẩn bị kế hoạch khắc phục sự cố nếu có tình huống xấu xảy ra nhằm đảm bảo giao thông thông suốt trong thời gian mưa lũ.
4. Sở Y tế: Chỉ đạo cơ quan y tế các địa phương theo dõi sát tình hình mưa lũ, ngập lụt; chuẩn bị các loại thuốc xử lý nước, xử lý môi trường để chủ động xử lý đề phòng các loại dịch bệnh có thể xảy ra trong và sau lũ lụt.
5. Các ngành điện lực, bưu điện: Sẵn sàng ứng cứu, tu sửa, sửa chữa kịp thời các sự cố hư hỏng về điện chiếu sáng, điện thoại để đảm bảo thông tin liên lạc và điện thắp sáng trong thời gian mưa lũ.
6. Các đơn vị quản lí, khai thác các công trình thủy lợi, thủy điện trên địa bàn tỉnh: Theo dõi chặt chẽ diễn biến mực nước các hồ chứa, vận hành điều tiết lũ đảm bảo an toàn công trình và hạ du, chủ động triển khai lực lượng cứu hộ để xử lí các sự cố có thể xảy ra. Trước khi xả lũ, các đơn vị quản lí khai công trình thủy lợi, thủy điện phải thông báo cho chính quyền địa phương và nhân dân vùng hạ du được biết để chủ động phòng tránh.
7. Đài Phát thanh và Truyền hình tỉnh, Báo Gia Lai: Phối hợp chặt chẽ với Đài Khí tượng Thủy văn khu vực Tây Nguyên thông báo, cảnh báo kịp thời diễn biến của thời tiết, mưa lũ gây ra trên địa bàn tỉnh để cán bộ và nhân dân chủ động phòng tránh và ứng phó.
8. Đề nghị Bộ Tư lệnh Quân đoàn 3, Binh đoàn 15, các đơn vị quân đội đứng chân trên địa bàn tỉnh chủ động có phương án ứng cứu, giúp đỡ nhân dân phòng chống mưa to, lũ lụt xảy ra.
Yêu cầu UBND các huyện, thị xã, thành phố, các sở, ngành, các đơn vị quản lý, khai thác các công trình thủy lợi, thủy điện phải báo cáo tình hình hàng ngày, (trường hợp có vấn đề sự cố đột xuất phải báo cáo ngay) về Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn (Thường trực BCH PCTT và TKCN tỉnh), Văn phòng UBND tỉnh để tổng hợp báo cáo Lãnh đạo UBND tỉnh chỉ đạo kịp thời.
Nhận được Công điện này, yêu cầu các sở, ngành, địa phương, đơn vị có liên quan nghiêm túc triển khai thực hiện./.
| TM. ỦY BAN NHÂN DÂN |
- 1 Quyết định 1141/QĐ-UBND năm 2016 phê duyệt Phương án phòng chống lũ, lụt vùng hạ du đập thủy điện Đăk Lây do tỉnh Kon Tum ban hành
- 2 Chỉ thị 03/CT-UBND tăng cường công tác chỉ đạo phòng, chống thiên tai và tìm kiếm cứu nạn, quản lý an toàn công trình thủy lợi, đê điều trong mùa mưa, lũ, bão năm 2016 do tỉnh Thái Bình ban hành
- 3 Quyết định 2261/QĐ-UBND năm 2015 về Phương án chủ động phòng, chống, ứng phó tình trạng ngập úng do mưa lớn, triều cường và xã lũ Thành phố Hồ Chí Minh
- 4 Chỉ thị 08/CT-UBND tăng cường công tác chỉ đạo phòng, chống lụt, bão và tìm kiếm cứu nạn, quản lý an toàn công trình thủy lợi, đê điều trong mùa mưa, lũ, bão năm 2014 do tỉnh Thái Bình ban hành
- 1 Quyết định 1141/QĐ-UBND năm 2016 phê duyệt Phương án phòng chống lũ, lụt vùng hạ du đập thủy điện Đăk Lây do tỉnh Kon Tum ban hành
- 2 Chỉ thị 03/CT-UBND tăng cường công tác chỉ đạo phòng, chống thiên tai và tìm kiếm cứu nạn, quản lý an toàn công trình thủy lợi, đê điều trong mùa mưa, lũ, bão năm 2016 do tỉnh Thái Bình ban hành
- 3 Quyết định 2261/QĐ-UBND năm 2015 về Phương án chủ động phòng, chống, ứng phó tình trạng ngập úng do mưa lớn, triều cường và xã lũ Thành phố Hồ Chí Minh
- 4 Chỉ thị 08/CT-UBND tăng cường công tác chỉ đạo phòng, chống lụt, bão và tìm kiếm cứu nạn, quản lý an toàn công trình thủy lợi, đê điều trong mùa mưa, lũ, bão năm 2014 do tỉnh Thái Bình ban hành