Thủ tục hành chính: Công nhận Trường Mầm non đạt chuẩn Quốc gia - Quảng Bình
Thông tin
Số hồ sơ: | T-QBI-278751-TT |
Cơ quan hành chính: | Quảng Bình |
Lĩnh vực: | Giáo dục- đào tạo |
Cơ quan có thẩm quyền quyết định: | Uỷ ban nhân dân tỉnh Quảng Bình |
Cơ quan hoặc người có thẩm quyền được ủy quyền hoặc phân cấp thực hiện (nếu có): | Không |
Cơ quan trực tiếp thực hiện TTHC: | Phòng Giáo dục và Đào tạo |
Cơ quan phối hợp (nếu có): | Sở Giáo dục và Đào tạo |
Cách thức thực hiện: | Trực tiếp tại cơ quan hành chính nhà nước |
Thời hạn giải quyết: | + Trong thời hạn 15 ngày làm việc kể từ ngày nhận được hồ sơ hợp lệ, Uỷ ban nhân dân cấp huyện quyết định thành lập đoàn kiểm tra và hoàn thành việc thẩm định theo đề nghị của Uỷ ban nhân dân cấp xã. Trường hợp hồ sơ không đầy đủ hoặc không đúng theo quy định, Uỷ ban nhân dân cấp huyện trả lại hồ sơ hoặc gửi văn bản yêu cầu Uỷ ban nhân dân cấp xã bổ sung cho hợp lệ.
+ Trong thời hạn 15 ngày làm việc kể từ ngày nhận được hồ sơ hợp lệ, Uỷ ban nhân dân cấp tỉnh quyết định thành lập đoàn kiểm tra và hoàn thành việc thẩm định theo đề nghị Uỷ ban nhân dân cấp huyện. Trường hợp hồ sơ không đầy đủ hoặc không đúng theo quy định, Uỷ ban nhân dân cấp tỉnh trả lại hồ sơ hoặc gửi văn bản yêu cầu Uỷ ban nhân dân cấp huyện bổ sung cho hợp lệ. + Trong thời hạn 10 ngày làm việc kể từ ngày nhận được văn bản đề nghị của đoàn kiểm tra cấp tỉnh, chủ tịch Uỷ ban nhân dân cấp tỉnh ra quyết định và cấp Bằng công nhận đạt chuẩn quốc gia (mức độ 1 hoặc mức độ 2) cho trường mầm non. |
Đối tượng thực hiện: | Tổ chức |
Kết quả thực hiện: | Quyết định hành chính và Bằng công nhận. |
Tình trạng áp dụng: | Còn áp dụng |
Cách thực hiện
Trình tự thực hiện
Tên bước | Mô tả bước |
---|---|
Bước 1: | - Căn cứ các tiêu chuẩn quy định về trường mầm non đạt chuẩn quốc gia, trường mầm non và UBND cấp xã tiến hành tự kiểm tra, đánh giá theo các tiêu chuẩn của mức độ 1 hoặc mức độ 2 được quy định tại Chương II của Quy chế công nhận trường Mầm non đạt chuẩn Quốc gia (tham khảo tại phần Yêu cầu, điều kiện), báo cáo kết quả với UBND cấp xã, phường, thị trấn (sau đây gọi là cấp xã). Nếu thấy nhà trường, nhà trẻ đã đạt chuẩn Chủ tịch UBND cấp xã làm văn bản đề nghị UBND cấp huyện tổ chức thẩm định kết quả kiểm tra, đánh giá.
+ Thời gian nộp hồ sơ: Vào giờ hành chính các ngày làm việc trong tuần (trừ các ngày lễ, tết). + Địa điểm nộp hồ sơ: Phòng Giáo dục và Đào tạo. |
Bước 2: | Đoàn kiểm tra cấp huyện (gồm đại diện các cơ quan chức năng có liên quan do Chủ tịch UBND cấp huyện chỉ định) tiến hành thẩm định kết quả kiểm tra, đánh giá của cấp xã, báo cáo kết quả thẩm định cho Chủ tịch UBND cấp huyện. Nếu thấy nhà trường, nhà trẻ đã đạt chuẩn, Chủ tịch UBND cấp huyện làm văn bản đề nghị UBND tỉnh tổ chức thẩm định kết quả kiểm tra, đánh giá. |
Bước 3: | Đoàn kiểm tra cấp tỉnh (gồm đại diện các cơ quan chức năng có liên quan do Chủ tịch UBND tỉnh chỉ định) tiến hành thẩm định kết quả kiểm tra, đánh giá của cấp xã và cấp huyện, báo cáo kết quả thẩm định cho Chủ tịch UBND tỉnh. Nếu thấy nhà trường, nhà trẻ đạt chuẩn ở mức độ nào thì Chủ tịch UBND cấp tỉnh ra quyết định công nhận và cấp Bằng công nhận trường Mầm non đạt chuẩn Quốc gia ở mức độ đó. Bằng công nhận trường mầm non đạt chuẩn quốc gia theo mẫu quy định của của Bộ Giáo dục và Đào tạo. |
Điều kiện thực hiện
Nội dung | Văn bản quy định |
---|---|
1. TTHC này áp dụng đối với trường mầm non, trường mẫu giáo, nhà trẻ (sau đây gọi chung là trường mầm non) thuộc các loại hình trong hệ thống giáo dục quốc dân đạt danh hiệu tiên tiến năm liền kề với năm đề nghị công nhận trường đạt chuẩn quốc gia được quyền đề nghị cấp có thẩm quyền kiểm tra, xét duyệt và công nhận đạt chuẩn quốc gia. Nhà trường, nhà trẻ qua kiểm tra chưa đạt chuẩn sẽ chỉ được đề nghị kiểm tra lại vào năm học sau.
(Điều 3 Chương I Quy chế công nhận trường mầm non đạt chuẩn quốc gia Ban hành kèm theo Thông tư số 02/2014/QĐ-BGDĐT ngày 08 tháng 02 năm 2014 của Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo). 2. Tiêu chuẩn Trường mầm non đạt chuẩn quốc gia mức độ 1 quy định tại Mục 1 Chương II Quy chế công nhận trường mầm non đạt chuẩn quốc gia ban hành kèm theo Thông tư số 02/2014/QĐ-BGDĐT ngày 08 tháng 02 năm 2014 của Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo), cụ thể: 2.1. Tổ chức và quản lý 2.1.1. Công tác quản lý a) Trường mầm non có kế hoạch hoạt động cho năm học, học kỳ, tháng và tuần; Có biện pháp và tổ chức thực hiện kế hoạch đúng tiến độ; b) Hiệu trưởng, phó hiệu trưởng, các tổ trưởng chuyên môn, nghiệp vụ có trách nhiệm quản lý, phân công hợp lý cán bộ, giáo viên, công nhân viên theo quy định của Điều lệ trường mầm non và Pháp lệnh Cán bộ, công chức; c) Tổ chức và quản lý tốt các hoạt động hành chính, tài chính, quy chế chuyên môn, quy chế dân chủ, kiểm tra nội bộ, đổi mới công tác quản lý, quan hệ công tác và lề lối làm việc trong nhà trường, nhà trẻ; d) Quản lý và sử dụng có hiệu quả cơ sở vật chất phục vụ cho hoạt động chăm sóc, giáo dục trẻ, đảm bảo cảnh quan xanh, sạch, đẹp, an toàn; đ) Lưu trữ đầy đủ và khoa học các hồ sơ, sổ sách phục vụ công tác quản lý của nhà trường, nhà trẻ; e) Thực hiện đầy đủ các chế độ chính sách đối với người lao động theo quy định hiện hành; g) Thường xuyên tổ chức và duy trì các phong trào thi đua theo hướng dẫn của ngành và quy định của Nhà nước; h) Có biện pháp nâng cao đời sống cho cán bộ, giáo viên và công nhân viên trong nhà trường. 2.1.2. Công tác tổ chức a) Hiệu trưởng và các phó hiệu trưởng có thời gian công tác liên tục trong giáo dục mầm non ít nhất là 5 năm đối với hiệu trưởng và 3 năm đối với các phó hiệu trưởng; có bằng tốt nghiệp từ cao đẳng sư phạm mầm non trở lên, đã qua lớp bồi dưỡng về nghiệp vụ quản lý giáo dục và lý luận chính trị từ sơ cấp trở lên; có ứng dụng công nghệ thông tin vào công tác quản lý và chỉ đạo chuyên môn; Hằng năm, hiệu trưởng được cấp quản lý giáo dục trực tiếp đánh giá xếp loại từ khá trở lên theo quy định của chuẩn hiệu trưởng trường mầm non do Bộ Giáo dục và Đào tạo ban hành; có đủ số lượng phó hiệu trưởng theo quy định. b) Hiệu trưởng và các phó hiệu trưởng có năng lực quản lý và tổ chức các hoạt động của nhà trường, nhà trẻ, nắm vững chương trình giáo dục mầm non; có phẩm chất đạo đức tốt, được giáo viên, cán bộ, nhân viên trong trường và nhân dân địa phương tín nhiệm; được xếp loại danh hiệu lao động từ tiên tiến trở lên. 2.1.3. Các tổ chức, đoàn thể và Hội đồng trong trường mầm non a) Hội đồng trường đối với nhà trường, nhà trẻ công lập, Hội đồng quản trị đối với nhà trường, nhà trẻ dân lập, tư thục và các hội đồng khác trong nhà trường, nhà trẻ được tổ chức và thực hiện theo đúng quy định của Điều lệ trường mầm non; chú trọng công tác giám sát hoạt động của nhà trường, nhà trẻ; giám sát việc thực hiện các Nghị quyết và Quy chế dân chủ trong các hoạt động của trường mầm non; b) Các tổ chức Công đoàn, Đoàn Thanh niên cộng sản Hồ Chí Minh của nhà trường, nhà trẻ hoạt động có tác dụng thúc đẩy sự phát triển của trường, góp phần nâng cao chất lượng chăm sóc, giáo dục trẻ; c) Ban đại diện cha mẹ học sinh phối hợp chặt chẽ với nhà trường, nhà trẻ trong các hoạt động chăm sóc, giáo dục trẻ, huy động được sự đóng góp của cộng đồng cho phong trào giáo dục mầm non của địa phương. 2.1.4. Chấp hành các chủ trương, chính sách của Đảng, pháp luật của Nhà nước sự chỉ đạo của cơ quan quản lý giáo dục các cấp a) Trường mầm non thực hiện tốt các chủ trương, chính sách của Đảng và Pháp luật của Nhà nước liên quan đến giáo dục mầm non; Chấp hành nghiêm chỉnh sự quản lý của chính quyền địa phương; Chủ động tham mưu với cấp uỷ Đảng, chính quyền địa phương về kế hoạch phát triển và các biện pháp cụ thể để nhà trường, nhà trẻ thực hiện mục tiêu giáo dục mầm non; b) Trường mầm non chấp hành sự chỉ đạo trực tiếp về chuyên môn, nghiệp vụ của phòng giáo dục và đào tạo, thực hiện đầy đủ các quy định về báo cáo với cơ quan quản lý cấp trên. 2.2. Đội ngũ giáo viên và nhân viên 2.2.1. Số lượng và trình độ đào tạo Đảm bảo 100% số giáo viên và nhân viên đạt trình độ chuẩn về đào tạo và đủ về số lượng theo quy định của Điều lệ trường mầm non và các văn bản quy phạm pháp luật về định mức biên chế sự nghiệp trong các cơ sở giáo dục mầm non công lập; trong đó có ít nhất 40% số giáo viên đạt trên chuẩn về trình độ đào tạo. 2.2.2. Phẩm chất, đạo đức và năng lực chuyên môn, nghiệp vụ: a) Có ít nhất 50% giáo viên đạt danh hiệu giáo viên dạy giỏi cấp trường, trong đó có ít nhất 20% giáo viên đạt danh hiệu giáo viên dạy giỏi cấp huyện trở lên; b) Hằng năm, có ít nhất 70% số giáo viên, nhân viên đạt danh hiệu lao động tiên tiến và có chiến sĩ thi đua từ cấp cơ sở trở lên. Không có cán bộ, giáo viên, nhân viên nào bị kỷ luật từ hình thức cảnh cáo trở lên, không có giáo viên yếu kém về chuyên môn nghiệp vụ; c) Không có giáo viên bị xếp loại kém và có ít nhất 50% số giáo viên đạt loại khá và tốt theo quy định về Chuẩn nghề nghiệp giáo viên mầm non do Bộ Giáo dục và Đào tạo ban hành, trong đó có ít nhất 50% số giáo viên đạt loại xuất sắc. 2.2.3. Hoạt động chuyên môn a) Các tổ chuyên môn được hoạt động theo quy định của Điều lệ trường mầm non; b) Trường mầm non tổ chức định kỳ các hoạt động: trao đổi chuyên môn, sinh hoạt chuyên đề, tham quan học tập kinh nghiệm và có báo cáo đánh giá cụ thể đối với từng hoạt động; c) Giáo viên tham gia đầy đủ các hoạt động chuyên môn, chuyên đề và hoạt động xã hội do nhà trường, nhà trẻ tổ chức hoặc phối hợp tổ chức; d) Giáo viên có ứng dụng công nghệ thông tin trong chăm sóc và giáo dục trẻ. 2.2.4. Kế hoạch đào tạo bồi dưỡng a) Có quy hoạch phát triển đội ngũ, có kế hoạch bồi dưỡng để tăng số lượng giáo viên đạt trên chuẩn về trình độ đào tạo; b) Thực hiện nghiêm túc chương trình bồi dưỡng thường xuyên và bồi dưỡng hè, bồi dưỡng chuyên đề theo sự chỉ đạo của Bộ Giáo dục và Đào tạo; c) 100% giáo viên có kế hoạch và thực hiện tự bồi dưỡng nâng cao trình độ chuyên môn, nghiệp vụ. 2.3. Chất lượng chăm sóc, giáo dục trẻ Trường mầm non thực hiện nhiệm vụ năm học và chương trình giáo dục mầm non do Bộ Giáo dục và Đào tạo ban hành. Kết quả hằng năm đạt: 2.3.1. 100% các nhóm trẻ, lớp mẫu giáo tổ chức cho trẻ ăn bán trú. 2.3.2. 100% trẻ được bảo đảm an toàn về thể chất và tinh thần, không xảy ra dịch bệnh và ngộ độc thực phẩm trong trường mầm non. 2.3.3. 100% trẻ được khám sức khoẻ định kỳ theo quy định tại Điều lệ trường mầm non. 2.3.4. Tỉ lệ chuyên cần của trẻ: đạt 90% trở lên đối với trẻ 5 tuổi, 85 % trở lên đối với trẻ ở các độ tuổi khác (bao gồm cả trẻ nhà trẻ và trẻ mẫu giáo). 2.3.5. Sự tăng trưởng của trẻ a) Có ít nhất 85% trẻ phát triển bình thường về cân nặng và chiều cao theo tuổi. b) 100% trẻ bị suy dinh dưỡng được can thiệp bằng các biện pháp nhằm cải thiện tình trạng dinh dưỡng; 2.3.6. Sự phát triển của trẻ Có ít nhất 98% trẻ 5 tuổi hoàn thành Chương trình giáo dục mầm non. 100% trẻ 5 tuổi được theo dõi đánh giá theo Bộ chuẩn phát triển trẻ 5 tuổi. 100% trẻ dưới 5 tuổi được học 2 buổi/ngày; có ít nhất 80% trẻ khuyết tật học hòa nhập (nếu có) được đánh giá có tiến bộ. 2.4. Quy mô trường, lớp, cơ sở vật chất và thiết bị 2.4.1. Quy mô trường mầm non, nhóm trẻ, lớp mẫu giáo: Số lượng trẻ và số lượng nhóm trẻ, lớp mẫu giáo trong trường mầm non đảm bảo theo quy định của Điều lệ trường mầm non; tất cả các nhóm trẻ, lớp mẫu giáo được phân chia theo độ tuổi. 2.4.2. Địa điểm trường: Trường mầm non đặt tại trung tâm khu dân cư, thuận lợi cho trẻ đến trường, đảm bảo các quy định về an toàn và vệ sinh môi trường. 2.4.3. Yêu cầu về thiết kế, xây dựng: Diện tích sử dụng đất của trường mầm non bình quân tối thiểu cho một trẻ quy định của Điều lệ trường mầm non. Các công trình của nhà trường, nhà trẻ (kể cả các điểm lẻ) được xây dựng kiên cố hoặc bán kiên cố. Khuôn viên có tường bao ngăn cách với bên ngoài bằng gạch, gỗ, kim loại hoặc cây xanh cắt tỉa làm hàng rào. Cổng chính có biển tên trường theo quy định tại Điều lệ trường mầm non. Trong khu vực nhà trường, nhà trẻ có nguồn nước sạch và hệ thống cống rãnh hợp vệ sinh. 2.4.4. Các phòng chức năng: a) Khối phòng nhóm trẻ, lớp mẫu giáo: - Phòng sinh hoạt chung: Đảm bảo diện tích trung bình cho một trẻ theo quy định tại Điều lệ trường mầm non; Phòng sinh hoạt chung được trang bị đủ bàn ghế cho giáo viên và trẻ, đủ đồ dùng, đồ chơi sắp xếp theo chủ đề giáo dục, có tranh ảnh, hoa, cây cảnh trang trí đẹp, phù hợp. Tất cả đồ dùng, thiết bị phải đảm bảo theo đúng quy cách do Bộ Giáo dục và Đào tạo quy định; - Phòng ngủ: Đảm bảo diện tích trung bình cho một trẻ theo quy định tại Điều lệ trường mầm non. Có đầy đủ các đồ dùng phục vụ trẻ ngủ; - Phòng vệ sinh: Đảm bảo diện tích trung bình cho một trẻ và các yêu cầu thoe quy định tại Điều lệ trường mầm non, được xây khép kín hoặc liền kề với nhóm lớp, thuận tiện cho trẻ sử dụng, trung bình 10 trẻ có 1 bồn cầu vệ sinh. Chỗ đi tiêu, đi tiểu được ngăn cách bằng vách ngăn lửng cao 1,2 m. Đối với trẻ nhà trẻ dưới 24 tháng trung bình 4 trẻ có 1 ghế ngồi bô. Có đủ nước sạch, vòi nước và xà phòng rửa tay. Các thiết bị vệ sinh bằng men sứ, kích thước phù hợp với trẻ; - Hiên chơi (vừa có thể là nơi trẻ ăn trưa): đảm bảo quy cách và diện tích trung bình của một trẻ theo quy định tại Điều lệ trường mầm non. Có lan can bao quanh, khoảng cách giữa các thanh gióng đứng không lớn hơn 0,1 m; thuận tiện cho các sinh hoạt của trẻ khi mưa, nắng. b) Khối phòng phục vụ học tập: - Phòng giáo dục thể chất, nghệ thuật: có diện tích tối thiểu là 60 m2, có các thiết bị, đồ dùng phù hợp với hoạt động phát triển thẩm mỹ và thể chất của trẻ (có gương áp tường và gióng múa, có trang bị các thiết bị điện tử và nhạc cụ, có tủ đồ dùng, đồ chơi âm nhạc, quần áo, trang phục, đạo cụ múa...) c) Khối phòng tổ chức ăn: - Khu vực nhà bếp đảm bảo diện tích trung bình cho một trẻ theo quy định tại Điều lệ trường mầm non; được xây dựng theo quy trình vận hành một chiều: Nơi sơ chế, nơi chế biến, bếp nấu, chỗ chia thức ăn. Đồ dùng nhà bếp đầy đủ, vệ sinh và được sắp xếp ngăn nắp, thuận tiện; - Kho thực phẩm có phân chia thành khu vực để các loại thực phẩm riêng biệt, thực hiện đúng các quy định về vệ sinh an toàn thực phẩm; - Có tủ lạnh lưu mẫu thức ăn. d) Khối phòng hành chính quản trị - Văn phòng trường: diện tích tối thiểu 30 m2. Có bàn ghế họp và tủ văn phòng, các biểu bảng theo quy định của Bộ Giáo dục và Đào tạo; - Phòng hiệu trưởng: diện tích tối thiểu 15 m2. Có đầy đủ các phương tiện làm việc và bàn ghế tiếp khách; - Phòng các phó hiệu trưởng: diện tích và trang bị phương tiện làm việc như phòng hiệu trưởng; - Phòng hành chính quản trị: diện tích tối thiểu 15 m2. Có máy vi tính và các phương tiện làm việc; - Phòng Y tế: diện tích tối thiểu 12 m2. Có các trang thiết bị y tế và đồ dùng theo dõi sức khoẻ trẻ. Có các biểu bảng thông báo các biện pháp tich cực can thiệp chữa bệnh và chăm sóc trẻ suy dinh dưỡng, trẻ béo phì, có bảng kế hoạch theo dõi tiêm phòng và khám sức khoẻ định kỳ cho trẻ, có tranh ảnh tuyên truyền chăm sóc sức khoẻ, phòng bệnh cho trẻ; - Phòng bảo vệ, thường trực: diện tích tối thiểu 6m2, có bàn ghế, đồng hồ, bảng, sổ theo dõi khách; - Phòng dành cho nhân viên: diện tích tối thiểu 16 m2, có tủ để đồ dùng cá nhân; - Khu vệ sinh cho giáo viên, cán bộ, nhân viên: diện tích tối thiểu 9 m2. Có chỗ đại, tiểu tiện, rửa tay và buồng tắm riêng; - Khu để xe cho giáo viên, cán bộ, nhân viên đảm bảo an toàn, tiện lợi. 2.4.5. Sân vườn: Diện tích sân chơi quy hoạch, thiết kế phù hợp. Có cây xanh, thường xuyên được chăm sóc, cắt tỉa đẹp, tạo bóng mát sân trường. Có vườn cây dành riêng cho trẻ chăm sóc, bảo vệ cây cối và tạo cơ hội cho trẻ khám phá, học tập. Khu vực trẻ chơi lát gạch (hoặc láng xi măng) và trồng thảm cỏ. Có ít nhất 5 loại thiết bị và đồ chơi ngoài trời theo Danh mục thiết bị và đồ chơi ngoài trời cho giáo dục mầm non do Bộ Giáo dục và Đào tạo ban hành. Sân vườn thường xuyên sạch sẽ, có rào ngăn cách với ao, hồ (nếu có). 3. Tiêu chuẩn Trường mầm non đạt chuẩn quốc gia mức độ 2 quy định tại Mục 2 Chương II Quy chế công nhận trường mầm non đạt chuẩn quốc gia ban hành kèm theo Thông tư 02/2014/QĐ-BGDĐT ngày 08 tháng 02 năm 2014 của Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo, cụ thể: 3.1. Tổ chức và quản lý đạt các quy định tại tại Điều 6 của Quy chế này; đối với hiệu trưởng, phó hiệu trưởng có bằng tốt nghiệp từ đại học sư phạm mầm non trở lên. 3.2. Đội ngũ giáo viên và nhân viên đạt các quy định tại Điều 7 của Quy chế này và các yêu cầu sau: 3.2.1. Có ít nhất 50% số giáo viên đạt trên chuẩn về trình độ đào tạo; đảm bảo đủ số lượng giáo viên theo quy định hiện hành. 3.2.2. Phẩm chất, đạo đức và năng lực chuyên môn, nghiệp vụ: - Có ít nhất 60% giáo viên đạt danh hiệu giáo viên dạy giỏi cấp trường, trong đó ít nhất 30% giáo viên đạt danh hiệu giáo viên dạy giỏi cấp huyện trở lên; - Hằng năm, có ít nhất 80% số giáo viên, nhân viên đạt danh hiệu lao động tiên tiến; - Hằng năm, có ít nhất 70% số giáo viên đạt loại khá trở lên, trong đó có ít nhất 50% đạt loại xuất sắc theo quy định về Chuẩn nghề nghiệp giáo viên mầm non do Bộ Giáo dục và Đào tạo ban hành; - Từng giáo viên có kế hoạch phấn đấu sau khi được đánh giá, xếp loại theo Chuẩn nghề nghiệp giáo viên mầm non. Kế hoạch này phải được lưu trong hồ sơ cá nhân. 3.2.3. Hoạt động chuyên môn: a) Mỗi giáo viên có báo cáo cải tiến đổi mới phương pháp chăm sóc và giáo dục trẻ trong từng năm học; b) Giáo viên có kế hoạch, có kiến thức và kỹ năng chăm sóc, giáo dục riêng cho trẻ bị suy dinh dưỡng, béo phì, trẻ tự kỷ, trẻ khuyết tật (nếu có). 3.3. Chất lượng chăm sóc giáo dục trẻ đạt các quy định tại Điều 8 của Quy chế này và các yêu cầu sau: 3.3.1. Tỷ lệ chuyên cần của trẻ: đạt 95% trở lên đối với trẻ 5 tuổi, 90% trở lên đối với trẻ ở các độ tuổi khác. 3.3.2. 100% trẻ được ăn bán trú tại trường. 3.3.3. Có ít nhất 95% trẻ phát triển bình thường về cân nặng và chiều cao theo tuổi. 4. Quy mô trường, lớp, cơ sở vật chất và thiết bị đạt các quy định tại Điều 9 của Quy chế này và các yêu cầu sau: 4.1. Xã, phường nơi trường đặt trụ sở được công nhận đạt chuẩn phổ cập giáo dục mầm non cho trẻ năm tuổi. 4.2. Phòng vi tính: có diện tích tối thiểu 40 m2 với thiết bị công nghệ thông tin phù hợp, phục vụ các hoạt động vui chơi, học tập của trẻ. 4.3. Phòng hội trường: Có diện tích tối thiểu 70 m2 phục vụ các hoạt động ngày hội, ngày lễ lớn; có thể kết hợp là nơi trưng bày hiện vật, tranh ảnh, đồ dùng, đồ chơi chung...của nhà trường. 4.4. Sân vườn có ít nhất 10 loại thiết bị và đồ chơi ngoài trời theo Danh mục thiết bị và đồ chơi ngoài trời cho giáo dục mầm non do Bộ Giáo dục và Đào tạo ban hành; có khu chơi giao thông và sân khấu ngoài trời. |
Chưa có văn bản! |
Thành phần hồ sơ
- Hồ sơ gửi về Uỷ ban nhân dân cấp quận, huyện, thành phố trực thuộc tỉnh (sau đây gọi chung là Uỷ ban nhân dân cấp huyện):
+ Báo cáo tự kiểm tra của trường mầm non theo từng nội dung của tiêu chuẩn trường mầm non đạt chuẩn quốc gia mức độ 1 hoặc mức độ 2 được quy định tại Thông tư 02/2014/TT-BGDĐT ngày 08/02/2014, có xác nhận của Uỷ ban nhân dân cấp xã, phường, thị trấn (sau đây gọi chung là Uỷ ban nhân dân cấp xã). + Tờ trình của Chủ tịch Uỷ ban nhân dân cấp xã đề nghị Uỷ ban nhân dân cấp huyện tổ chức thẩm định kết quả kiểm tra, đánh giá. |
Hồ sơ gửi về UBND cấp tỉnh:
+ Báo cáo tự kiểm tra của trường mầm non theo từng nội dung của tiêu chuẩn trường mầm non đạt chuẩn quốc gia mức độ 1 hoặc mức độ 2 được quy định tại Thông tư 02/2014/TT-BGDĐT ngày 08/02/2014, có xác nhận của UBND cấp xã, phường, thị trấn (sau đây gọi chung là UBND cấp xã). + Báo cáo kết quả thẩm định của đoàn kiểm tra cấp huyện (phụ lục II); + Tờ trình của UBND cấp huyện đề nghị UBND cấp tỉnh kiểm tra, công nhận. |
Số bộ hồ sơ: 1 bộ |
Các biểu mẫu
Phí và lệ phí
Cơ sở pháp lý
Văn bản căn cứ pháp lý
1. Thông tư 02/2014/TT-BGDĐT về Quy chế công nhận trường mầm non đạt chuẩn quốc gia do Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo ban hành |
Văn bản công bố thủ tục
1. Quyết định 2030/QĐ-UBND năm 2014 công bố thủ tục hành chính trong lĩnh vực Giáo dục và Đào tạo thuộc thẩm quyền giải quyết của Ủy ban nhân dân cấp huyện trên địa bàn tỉnh Quảng Bình |
Thủ tục hành chính liên quan
Thủ tục hành chính liên quan nội dung
Lược đồ Công nhận Trường Mầm non đạt chuẩn Quốc gia - Quảng Bình
- Hiện chưa có văn bản!
- Hiện chưa có văn bản!
- Hiện chưa có văn bản!
- Hiện chưa có văn bản!
- Hiện chưa có văn bản!
Chat với chúng tôi
Chat ngay