Thủ tục hành chính: Công tác giải quyết tố cáo - Quảng Bình
Thông tin
Số hồ sơ: | T-QBI-044095-TT |
Cơ quan hành chính: | Quảng Bình |
Lĩnh vực: | Thanh tra, khiếu nại, tố cáo |
Cơ quan có thẩm quyền quyết định: | Thanh tra Bộ Giao thông vận tải; Thanh tra tỉnh |
Cơ quan hoặc người có thẩm quyền được ủy quyền hoặc phân cấp thực hiện (nếu có): | Không |
Cơ quan trực tiếp thực hiện TTHC: | Sở Giao thông vận tải |
Cơ quan phối hợp (nếu có): | Các phòng, ban, đơn vị trực thuộc Sở |
Cách thức thực hiện: | Trụ sở cơ quan hành chính |
Thời hạn giải quyết: | 60 ngày, kể từ ngày thụ lý giải quyết; đối với vụ việc phức tạp thì thời hạn giải quyết khiếu nại có thể kéo dài hơn, nhưng không quá 90 ngày, kể từ ngày thụ lý giải quyết |
Đối tượng thực hiện: | Cá nhân và Tổ chức |
Kết quả thực hiện: | Quyết định hành chính |
Tình trạng áp dụng: | Còn áp dụng |
Cách thực hiện
Trình tự thực hiện
Tên bước | Mô tả bước |
---|---|
Bước 1: | Chuẩn bị giải quyết tố cáo. Người có thẩm quyền giải quyết tố cáo hoặc Thủ trưởng cơ quan được giao nhiệm vụ xác minh, kết luận nội dung tố cáo giao nhiệm vụ cho thanh tra viên hoặc cán bộ nghiệp vụ thụ lý đơn tố cáo. a) Nghiên cứu đơn và các tải liệu, bằng chứng mà người tố cáo cung cấp. Có thể liên hệ với người tố cáo để nghiên cứu thêm sự việc (nhưng phải đảm bảo nguyên tắc, giữ bí mật cho người tố cáo) b) Viết báo cáo tóm tắt nội dung đơn tố cáo, nêu rõ nội dung sự việc, họ tên, chức vụ người bị tố cáo: phạm vi, tính chất, mức độ phạm vi vi phạm và đề xuất biện pháp giải quyết. c) Xây dựng kế hoạch giải quyết cụ thể: + Những nội dung tố cáo cần xác minh. + Phương pháp các bước tiến hành. + Thời gian cần thiết để tiến hành xác minh. + Trách nhiệm, quyền quạn của người được giao nhiệm vụ xác minh: Quyền và nghĩa vụ của tố cáo người bị tố cáo, các đối tượng có liên quan. + Các yêu cầu, điều kiện khác như giám định hoặc yêu cầu đề nghị các cơ quan có liên quan bổ sung cán bộ. + Các điều kiện phục vụ như tài chính, phương tiện làm việc và đi lại. |
Bước 2: | Thủ trưởng cơ quan có thẩm quyền ra quyết định xác minh nội dung đơn tố cáo (theo mẫu số 51, ban hành kèm theo quyết định số 1131/2008/QĐ-TTCP ngày 18-6-2008 của Tổng thanh tra) Quyết định này là căn cứ pháp lý để tiến hành công việc giải quyết tố cáo, đồng thời cũng để nâng cao trách nhiệm của người được giao nhiệm vụ xác minh trước Giám đốc Sở và trước pháp luật. |
Bước 3: | Tiến hành thẩm tra xác minh, đấy là bước thực hiện các nghiệp vụ có tầm quan trọng nhất trong quá trình giải quyết nội dung tố cáo. Những việc cần làm trong bước này như sau: a) Làm việc với người tố cáo, yêu cầu họ cung cấp bằng chứng, tài liệu liên quan đến nội dung tố cáo để làm rõ nội dung tố cáo. Cuối buổi làm việc phải lập biên bản, yêu cầu người tố cáo ký xác nhận từng nội dung và toàn bộ các nội dung tố cáo đã làm việc. b) Làm việc với người bị tố cáo, yêu cầu người bị tố cáo giải trình bằng văn bản về hành vi bị tố cáo, kèm theo các bằng chứng để chứng minh tính đúng, sai của nội dung tố cáo (nếu có) để tự bảo vệ. Cuối buổi làm việc phải lập biên bản, yêu cầu người tố cáo ký xác nhận từng nội dung và toàn bộ các nội dung tố cáo đã làm việc nếu người bị tố cáo giải trình không rõ và bằng chứng không bảo đảm giá trí pháp lý thì yêu cầu giải trình lại. c) Yêu cầu cá nhân, cơ quan, tổ chức hữu quan cung cấp thông tin tài liệu liên quan đến nội dung tố cáo. d) Tiến hành thẩm tra, xác minh thu thập đầy đủ các tài liệu, thông tin từ các nguồn khác để làm rõ nội dung tố cáo. e) Trưng cầu giám định, tiến hành các biện pháp khác theo quy định của pháp luật (khi cần thiết) Chú ý: Phương pháp thẩm tra, xác minh vụ việc rất đa dạng, song một trong những phương pháp thường được áp dụng là: Khi làm việc với người bị tố cáo thì đưa ra những cơ sở, lập luận của người tố cáo để người bị tố cáo giải trình và ngược lại, khi làm vệc với người tố cáo đưa ra những lí lẽ của người bị tố cáo để người tố cáo làm rõ. |
Bước 4: | Kiểm tra các tài liệu, chứng cứ trong hồ sơ đối chiếu với các chế độ, chính sách và pháp luật hiện hành của nhà nước. a) Tài liệu, chứng cứ trong hồ sơ giải quyết tố cáo có ý nghĩa đặc biệt quan trọng, là căn cứ pháp lý để giúp cho việc kết luận đầy đủ, chính xác những hành vi vi phạm của người bị tố cáo. Do đó trước khi kết luận một vấn đề gì nhất thiết phải kiểm tra, đánh giá đầy đủ các chứng cứ làm cơ sở giải quyết vụ, việc. b) Đối chiếu sự việc, tài liệu, bằng chứng với các quy định của chính sách, pháp luật (có hiệu lực trong thời gian xảy ra vụ việc) để xác định đúng sai. Khi hoàn thành công tác xác minh có đủ thông tin cần thiết cần kết luận sơ bộ vụ, việc. c) Tiến hành thông báo dự kiến kết luận tính đúng sai của từng nội dung tố cáo cho 2 bên đương sự: - Nếu 1 trong 2 bên đương sự chưa đồng ý với kết quả thẩm tra xác minh thì yêu cầu bên chưa nhất trí cung cấp thêm tài liệu, chứng cứ để làm rõ và đi đến thống nhất. - Nếu cả 2 bên đương sự chưa thống nhất 1 trong 2 bên hoặc cả 2 bên không cung cấp thêm tài liệu chứng cứ gì thì ghi biên bản lưu hồ sơ (có thể thẩm tra xác minh lại nếu cần). |
Bước 5: | Dự thảo báo cáo kết quả thẩm tra, xác minh nội dung đơn tố cáo. (Theo mẫu số 52.TTCP) Đây là phần quan trọng quyết định tính hiệu quả của quá trình giải quyết tố cáo. Báo cáo phải gọn, rõ ràng, chính xác viện dẫn điều luật hoặc chính sách phải đầy đủ cả nội dung và hình thức văn bản. Thông thường, văn bản báo cáo có thể chia làm 3 phần: - Phần thứ nhất: Tình hình, đặc điểm chúng + Giới thiệu khái quát về đường sự. + Tóm tắt nội dung tố cáo. + Kết quả đã giải quyết của các cấp (nếu có). - Phần thứ hai: Kết quả thẩm tra, xác minh nội dung đơn tố cáo. + Nêu quá trình và kết quả thẩm tra, xác minh từng nội dung tố cáo. + Khẳng định từng nội dung tố cáo (tố cáo đúng; tố cáo có đúng, có sai hoặc tố cáo sai hoàn toàn) của các bên đương sự. + Chỉ ra nguyên nhân (khách quan, chủ quan), trong đó nguyên nhân chủ quan là chủ yếu. + Làm rõ những sai phạm về kinh tế, chính trị, xã hội và tổ chức - Phần thứ ba: Kết luận, kiến nghị. + Nêu những hành vi vi phạm chủ yếu như tham ô, tham nhũng lợi dụng chức vụ, quyền hạn.. + Quy rõ trách nhiệm đối với cá nhân hoặc tập thể (về hành chính, kinh tế…) nếu hành vi vi phạm pháp luật có dấu hiệu tội phạm thì kiến nghị người giải quyết tố các (người ra quyết định thụ lý) tiến hành xử lý theo thẩm quyền. |
Bước 6: | Căn cứ vào báo cáo kết quả thẩm tra để xác minh, kết luận về nội dung tố cáo, người giải quyết tố cáo ban hành kết luận nội dung đơn tố cáo và tiến hành xử lý theo thẩm quyền (nếu có). a) Trong trường hợp người bị tố cáo không vi phạm pháp luật, không vi phạm các quy định về nhiệm vụ, công vụ thì phải có kết luận rõ và thông báo bằng văn bản cho người bị tố cáo, cơ quan quản lý người bị tố cáo cáo biết, đồng thời xử lý hoặc kiến nghị cơ quan nhà nước xử lý người cố tình tố cáo sai sự thật. b) Trong trường hợp người bị tố cáo có vi phạm pháp luật, không vi phạm các quy định về nhiệm vụ, công vụ phải xử lý kỷ luật, xử phạt hành chính thì xử lý theo thẩm quyền hoặc kiến nghị cơ quan nhà nước có thẩm quyền xử lý, đồng thời áp dụng các biện pháp theo quy định của pháp luật để quyết định, kiến nghị xử lý việc chấp hành nghiêm chỉnh. c) Trong trường hợp hành vi bị tố cáo có dấu hiệu tội phạm thì chuyển hồ sơ vụ việc cho cơ quan điều tra hoặc Viện kiểm sát để giải quyết theo quy định của pháp Luật tố tụng hình sự. d) Người giải quyết tố cáo phải gửi văn bản kết luận vụ việc tố cáo và quyết định xử lý tố cáo (theo mẫu quy định) cho cơ quan thanh tra, cơ quan nhà nước cấp trên trực tiếp, thông báo cho người tố cáo biết kết quả giải quyết nếu họ yêu cầu, trừ những nội dung thuộc danh mục bí mật nhà nước. |
Bước 7: | Những việc cần làm sau khi giải quyết tố cáo. a) Tổ chức rút kinh nghiệm giải quyết vụ, việc, hoàn chỉnh hồ sơ lưu trữ theo quy định tại điều 73-Luật khiếu nại tố cáo . b) Căn cứ quyết định xử lý thủ trưởng giải quyết tố cáo giao cho cơ quan chức năng tố chức thực hiện. |
Thành phần hồ sơ
Đơn tố cáo hoặc bản ghi lời tố cáo |
Văn bản giao việc của cấp trên có thẩm quyền (nếu có) |
Quyết định thụ lý giải quyết hoặc quyết định thành lập đoàn thanh tra, tổ công tác, văn bản cử cán bộ thụ lý giải quyết tố cáo |
Kế hoạch thanh tra, thẩm tra, xác minh tố cáo |
Biên bản thanh tra, thẩm tra, xác minh của đoàn thanh tra, thanh tra viên hoặc của người được giao thẩm tra xác minh lập trong quá trình thụ lý giải quyết tố cáo |
Văn bản về trưng cầu, giám định và kết quả giám định (nếu có) |
Văn bản, tài liệu, hiện vật thu thập được trong quá trình thụ lý giải quyết tố cáo |
Văn bản giải trình của người bị tố cáo (nếu có) |
Báo cáo kết quả thẩm tra,xác minh nội dung tố cáo |
Kết luận về nội dung tố cáo |
Quyết định xử lý tố cáo |
Các tài liệu khác có liên quan đến nội dung tố cáo được thu thập trong quá trình thụ lý, giải quyết tố cáo |
Số bộ hồ sơ: 1 bộ |
Các biểu mẫu
Tên mẫu đơn, mẫu tờ khai | Văn bản quy định |
---|---|
Đơn tố cáo, giấy chuyển đơn tố cáo, thống báo, giấy biên nhận, thông báo, quyết định, báo cáo, (Mẫu số 46,47,48,49,50,51,52,53)
Tải về |
1. Quyết định 1131/2008/QĐ-TTCP về mẫu văn bản trong hoạt động thanh tra, giải quyết khiếu nại, tố cáo do Thanh tra Chính phủ ban hành |
Phí và lệ phí
Cơ sở pháp lý
Văn bản căn cứ pháp lý
Văn bản công bố thủ tục
1. Quyết định 2152/QĐ-UBND năm 2009 về công bố bộ thủ tục hành chính thuộc thẩm quyền giải quyết của Sở Giao thông Vận tải Quảng Bình do Ủy ban nhân dân tỉnh Quảng Bình ban hành |
Thủ tục hành chính liên quan
Lược đồ Công tác giải quyết tố cáo - Quảng Bình
- Hiện chưa có văn bản!
- Hiện chưa có văn bản!
- Hiện chưa có văn bản!
- Hiện chưa có văn bản!
- Hiện chưa có văn bản!
Chat với chúng tôi
Chat ngay