CÔNG ƯỚC
VỀ CÁC QUYỀN CHÍNH TRỊ CỦA PHỤ NỮ, 1952
(Được thông qua và để ngỏ cho các quốc gia ký, phê chuẩn theo Nghị quyết 640(VII) ngày 20/12/1952 của Đại Hội đồng Liên Hợp Quốc. Có hiệu lực từ ngày 7/7/1954).
Các Quốc gia thành viên,
Mong muốn thực hiện nguyên tắc bình đẳng về các quyền giữa nam và nữ được nêu trong Hiến chương Liên Hợp Quốc,
Thừa nhận rằng, mọi người có quyền tham gia vào chính phủ của nước mình một cách gián tiếp hoặc thông qua các đại diện do họ tự do lựa chọn, và có quyền tiếp cận bình đẳng với dịch vụ công cộng của nước mình,
Mong muốn bình đẳng hóa địa vị của nam giới và nữ giới trong việc hưởng và thực hiện các quyền chính trị, theo quy định của Hiến chương Liên Hợp Quốc và Tuyên ngôn Toàn thế giới về Quyền con người,
Sau khi quyết định thông qua một Công ước vì mục đích này, đã thỏa thuận như sau:
Điều 1.
Phụ nữ có quyền bỏ phiếu trong mọi cuộc bầu cử trên cơ sở bình đẳng với nam giới, không có bất kỳ sự phân biệt đối xử nào.
Điều 2.
Phụ nữ có quyền được bầu vào mọi cơ quan nhà nước do dân cử được thành lập theo quy định của pháp luật quốc gia, trên cơ sở bình đẳng với nam giới, không có bất kỳ sự phân biệt đối xử nào.
Điều 3.
Phụ nữ có quyền làm việc tại các cơ quan nhà nước và thực hiện mọi chức năng công quyền theo quy định của pháp luật, trên cơ sở bình đẳng với nam giới, không có bất kỳ sự phân biệt đối xử nào.
Điều 4.
1. Công ước này để ngỏ cho đại diện của bất kỳ Quốc gia thành viên nào của Liên Hợp Quốc, cũng như cho đại diện của bất kỳ quốc gia nào khác mà Đại Hội đồng Liên Hợp Quốc mời tham gia Công ước này ký.
2. Công ước này phải được phê chuẩn, các văn kiện phê chuẩn sẽ được nộp lưu chiểu cho Tổng Thư ký Liên Hợp Quốc.
Điều 5.
1. Công ước này để ngỏ cho tất cả các quốc gia được đề cập tại khoản 1 của Điều 4 gia nhập.
2. Việc gia nhập được thực hiện bằng cách nộp lưu chiểu văn kiện gia nhập cho Tổng Thư ký Liên Hợp Quốc.
Điều 6.
1. Công ước này bắt đầu có hiệu lực vào ngày thứ 90 kể từ ngày văn kiện phê chuẩn hoặc gia nhập thứ 6 được lưu chiểu.
2. Đối với quốc gia phê chuẩn hoặc gia nhập Công ước sau khi văn kiện phê chuẩn hoặc gia nhập thứ 6 được lưu chiểu, Công ước này bắt đầu có hiệu lực vào ngày thứ 90 kể từ ngày lưu chiểu văn kiện phê chuẩn hoặc gia nhập của quốc gia đó.
Điều 7.
Trong trường hợp bất kỳ quốc gia nào tuyên bố bảo lưu bất kỳ điều khoản nào của Công ước này vào thời điểm ký, phê chuẩn hoặc gia nhập, Tổng Thư ký Liên Hợp Quốc sẽ gửi văn bản bảo lưu đó cho tất cả các Quốc gia thành viên hoặc có thể trở thành thành viên của Công ước này. Trong thời hạn 90 ngày kể từ ngày nhận được văn bản nói trên (hoặc kể từ ngày trở thành thành viên của công ước), quốc gia phản đối đề nghị bảo lưu đó có thể thông báo cho Tổng Thư ký rằng mình không chấp nhận đề nghị bảo lưu đó. Trong trường hợp này, Công ước sẽ không có hiệu lực giữa quốc gia đó với quốc gia tuyên bố bảo lưu.
Điều 8.
1. Bất kỳ Quốc gia thành viên nào cũng có thể tuyên bố rút khỏi Công ước bằng một văn bản gửi đến Tổng Thư ký Liên Hợp Quốc. Tuyên bố rút khỏi Công ước sẽ có hiệu lực sau một năm kể từ ngày Tổng Thư ký nhận được thông báo.
2. Công ước sẽ chấm dứt hiệu lực kể từ ngày việc tuyên bố rút khỏi Công ước làm giảm số Quốc gia thành viên xuống ít hơn 6 thành viên có hiệu lực.
Điều 9.
Bất kỳ tranh chấp nào phát sinh giữa hai hay nhiều Quốc gia thành viên liên quan đến việc giải thích hoặc áp dụng Công ước này, mà không giải quyết được bằng thương lượng thì theo đề nghị của bất kỳ bên tranh chấp nào sẽ được chuyển lên Tòa án Công lý Quốc tế để phán xử, trừ trường hợp các bên thỏa thuận hình thức giải quyết khác.
Điều 10.
Tổng Thư ký Liên Hợp Quốc sẽ thông báo cho mọi thành viên của Liên Hợp Quốc và các quốc gia không phải là thành viên được nêu tại
1. Việc ký và các văn kiện phê chuẩn đã nhận được theo Điều 4;
2. Các văn kiện gia nhập nhận được theo Điều 5;
3. Ngày Công ước có hiệu lực theo Điều 6;
4. Các thông cáo và thông báo nhận được theo Điều 7;
5. Các thông báo về việc rút khỏi Công ước nhận được theo khoản 1 Điều 8;
6. Việc chấm dứt hiệu lực của Công ước theo khoản 2 Điều 8.
Điều 11.
1. Công ước này, được làm bằng tiếng Trung Quốc, tiếng Anh, tiếng Pháp, tiếng Nga và tiếng Tây Ban Nha, các bản đều có giá trị như nhau, sẽ được lưu chiểu tại Cơ quan lưu trữ của Liên Hợp Quốc.
2. Tổng Thư ký Liên Hợp Quốc sẽ chuyển bản sao có chứng thực của Công ước này cho mọi thành viên Liên Hợp Quốc và các quốc gia không phải là thành viên được nêu tại khoản 1 Điều 4.
- 1 Tuyên bố sử dụng những tiến bộ của khoa học kỹ thuật vào mục đích hòa bình và vì lợi ích của nhân loại, 1995
- 2 Công ước quốc tế về bảo vệ quyền của tất cả những người lao động di trú và các thành viên gia đình họ, 1990
- 3 Hướng dẫn của Liên hợp quốc về phòng ngừa phạm pháp ở người chưa thành niên (các Hướng dẫn Ri-Át), 1990
- 4 Công ước của Liên hợp quốc về quyền trẻ em
- 5 Tuyên bố về quyền của những người không phải là công dân nước mà họ đang sinh sống, 1985
- 6 Những bảo đảm nhằm bảo vệ quyền của những người đang phải đối mặt với án tử hình, 1984
- 7 Công ước về xoá bỏ mọi hình thức phân biệt đối xử chống lại phụ nữ, 1979
- 8 Tuyên bố về bảo vệ phụ nữ và trẻ em trong tình trạng khẩn cấp và xung đội vũ trang, 1974
- 9 Công ước quốc tế về quyền dân sự và chính trị
- 10 Khuyến nghị về đồng ý kết hôn, độ tuổi kết hôn tối thiểu và việc đăng ký kết hôn, 1965
- 11 Công ước về trấn áp việc buôn bán người và bóc lột mại dâm người khác, 1949
- 12 Công ước 95 năm 1949 về bảo vệ tiền lương
- 1 Công ước 95 năm 1949 về bảo vệ tiền lương
- 2 Công ước của Liên hợp quốc về quyền trẻ em
- 3 Công ước về trấn áp việc buôn bán người và bóc lột mại dâm người khác, 1949
- 4 Công ước về xoá bỏ mọi hình thức phân biệt đối xử chống lại phụ nữ, 1979
- 5 Khuyến nghị về đồng ý kết hôn, độ tuổi kết hôn tối thiểu và việc đăng ký kết hôn, 1965
- 6 Công ước quốc tế về quyền dân sự và chính trị
- 7 Tuyên bố về bảo vệ phụ nữ và trẻ em trong tình trạng khẩn cấp và xung đội vũ trang, 1974
- 8 Hướng dẫn của Liên hợp quốc về phòng ngừa phạm pháp ở người chưa thành niên (các Hướng dẫn Ri-Át), 1990
- 9 Công ước quốc tế về bảo vệ quyền của tất cả những người lao động di trú và các thành viên gia đình họ, 1990
- 10 Tuyên bố sử dụng những tiến bộ của khoa học kỹ thuật vào mục đích hòa bình và vì lợi ích của nhân loại, 1995
- 11 Tuyên bố về quyền của những người không phải là công dân nước mà họ đang sinh sống, 1985
- 12 Những bảo đảm nhằm bảo vệ quyền của những người đang phải đối mặt với án tử hình, 1984