CÔNG ƯỚC
VỀ CÁC CHẤT HƯỚNG THẦN 1971
Các bên,
Quan tâm đến sức khỏe và phúc lợi của nhân loại, lo ngại trước các vấn đề cộng đồng và xã hội nảy sinh từ việc lạm dụng một số chất hướng thần.
Quyết tâm phòng ngừa và đấu tranh chống lạm dụng các chất hướng thần và gắn với nó là việc buôn bán bất hợp pháp các chất ma túy này đang gia tăng.
Nhận thấy cần phải có những biện pháp mạnh mẽ nhằm giới hạn việc sử dụng các chất này chỉ để dùng cho những mục đích hợp pháp.
Thừa nhận rằng việc sử dụng các chất hướng thần cho các mục đích y tế và khoa học là không thể thiếu được và thấy rằng việc sử dụng những chất đó cho các mục đích này không nên bị hạn chế một cách quá mức.
Tin tưởng rằng các biện pháp hữu hiệu chống lạm dụng các chất này đòi hỏi sự phối hợp và hành động toàn cầu.
Thừa nhận thẩm quyền của Liên hợp quốc trong lĩnh vực kiểm soát các chất hướng thần và mong muốn các tổ chức quốc tế hữu quan sẽ hoạt động trong khuôn khổ của Liên hợp quốc.
Đã thỏa thuận như sau:
Điều 1. Sử dụng các thuật ngữ:
Trừ những nơi nói rõ nghĩa khác, hoặc nội dung điều văn yêu cầu khác, các thuật ngữ dưới đây trong Công ước này có nghĩa như sau:
a) “Hội đồng” nghĩa là Hội đồng kinh tế - xã hội của Liên hợp quốc;
b) “Ủy ban” nghĩa là Ủy ban về các chất ma túy của Hội đồng;
c) “Ban” nghĩa là Ban kiểm soát ma túy quốc tế được quy định trong Công ước thống nhất về các chất ma túy năm 1961;
d) “Tổng thư ký” có nghĩa là Tổng thư ký Liên hợp quốc;
e) “Chất hướng thần” nghĩa là bất kỳ chất nào, tự nhiên hay nhân tạo hoặc bất kỳ nguyên liệu tự nhiên nào trong các Bảng I, II,III hay IV.
f) “Chế phẩm” nghĩa là:
i) Bất kỳ dung dịch hay hỗn hợp nào trong bất kỳ trạng thái vật chất nào, chứa một hay nhiều chất hướng thần; hoặc
ii) Một hay nhiều chất hướng thần dưới hình thức liều lượng.
g) “Bảng I”, “Bảng II”, “Bảng III” và “Bảng IV” là danh sách các chất hướng thần có đánh số tương ứng được đính kèm theo Công ước này được sửa đổi theo điều 2;
h) “Xuất khẩu” và “Nhập khẩu” theo nghĩa từng từ là vận chuyển một chất hướng thần từ quốc gia này sang một quốc gia khác.
i) “Điều chế” nghĩa là tất cả các quy trình qua đó có thể thu được những chất hướng thần và bao gồm việc tinh lọc cũng như chuyển hóa những chất hướng thần này thành những chất hướng thần khác. Thuật ngữ này cũng bao gồm việc làm ra chế phẩm khác với những chất được pha chế theo đơn trong những phòng bào chế;
j) “Buôn bán bất hợp pháp” nghĩa là điều chế hoặc buôn bán các chất hướng thần trái với các quy định của Công ước này;
k) “Vùng” nghĩa là bất kỳ phần nào của một quốc gia mà theo Điều 28 được coi là một thực thể riêng rẽ vì những mục đích của Công ước này.
l) “Trụ sở” nghĩa là các tòa nhà hay những phần của những tòa nhà bao gồm cả phần đất thuộc quyền.
Điều 2. Phạm vi kiểm soát các chất
1. Nếu một bên hoặc Tổ chức Y tế thế giới có thông tin liên quan tới một chất chưa nằm trong diện kiểm soát quốc tế nhưng theo họ có thể bổ sung vào bất kỳ một Bảng nào của công ước này thì phải thông báo cho Tổng thư ký và cung cấp những thông tin giải trình cho thông báo đó. Thủ tục này cũng được áp dụng khi một bên hay Tổ chức Y tế thế giới có thông tin chứng minh sự cần thiết phải chuyển một chất từ bảng này sang bảng khác trong phạm vi các bảng và bỏ một chất khỏi các bảng này.
2. Tổng thư ký chuyển thông báo và bất kỳ thông tin nào mà ông cho là có liên quan đến các Bên, đến Ủy ban và nếu là thông báo của một Bên thì thông báo đó được chuyển đến Tổ chức y tế thế giới.
3. Nếu thông tin được chuyển cùng với thông báo cho thấy việc đưa chất đó vào Bảng I hoặc Bảng II theo quy định của khoản 4 là phù hợp thì các bên sẽ căn cứ vào các thông tin nhận được để xem xét khả năng áp dụng tạm thời tất cả các biện pháp kiểm soát được áp dụng đối với các chất trong Bảng I hoặc Bảng II đối với chất mới một cách phù hợp.
4. Nếu Tổ chức y tế thế giới thấy rằng:
a) Chất này có khả năng gây ra:
(i) (1) Một trạng thái lệ thuộc
(2) Kích thích hoặc làm ức chế hệ thống thần kinh trung ương, dẫn tới các ảo giác hoặc rối loạn các chức năng vận động hoặc tư duy hành vi, hoặc nhận thức hoặc cảm xúc
ii) Sự lạm dụng và những hậu quả xấu tương tự như một chất trong Bảng I, II, II và IV;
b) Có đủ chứng cứ là chất này đang hoặc có thể sẽ bị lạm dụng ảnh hưởng đến sức khỏe cộng đồng và xã hội đòi hỏi phải đặt chất đó dưới sự kiểm soát quốc tế.
Tổ chức Y tế thế giới sẽ thông báo cho Ủy ban sự đánh giá về chất này, bao gồm quy mô hoặc khả năng lạm dụng, mức độ nghiêm trọng của vấn đề sức khỏe cộng đồng và xã hội và mức hữu ích của chất này trong điều trị y tế cùng với các khuyến nghị về các biện pháp kiểm soát (nếu có) thấy là thích hợp trên cơ sở đánh giá của mình.
5. Trên cơ sở thông tin của Tổ chức Y tế thế giới và những đánh giá có tính chất quyết định đối với các vấn đề y tế, khoa học của tổ chức này và lưu ý đến các yếu tố kinh tế, xã hội, luật pháp, hành chính cũng như các yếu tố khác xét thấy liên quan, Ủy ban có thể bổ sung chất này vào Bảng I, II, III hoặc IV. Ủy ban có thể tìm kiếm thêm thông tin từ Tổ chức Y tế thế giới hay từ các nguồn thích hợp khác.
6. Nếu một thông báo theo khoản 1 liên quan đến một chất đã được liệt kê ở một trong các bảng, Tổ chức Y tế thế giới sẽ thông tin cho Ủy ban những phát hiện mới của họ, bất kỳ sự đánh giá mới nào về các biện pháp kiểm soát mà các tổ chức này thấy thích hợp trên cơ sở đánh giá đó. Căn cứ vào thông tin của Tổ chức Y tế thế giới như trong khoản 5 và lưu ý các yếu tố nêu trong khoản ấy. Ủy ban có thể quyết định chuyển chất đó từ bảng này sang bảng khác, hoặc loại bỏ nó ra khỏi các bảng.
7. Mọi quyết định của Ủy ban đưa ra trên cơ sở điều này đều được Tổng thư ký thông báo cho tất cả các nước thành viên Liên hợp quốc, các bên của Công ước này không phải là thành viên Liên hợp quốc cho Tổ chức Y tế thế giới và cho Ban. Quyết định đó sẽ có hiệu lực hoàn toàn đối với mỗi bên sau 180 ngày kể từ ngày nhận được thông báo, trừ trường hợp một bên nào đó trong vòng thời hạn này, đối với một quyết định bổ sung một chất vào Bảng đã chuyển cho Tổng thư ký một văn bản thông báo rằng do những hoàn cảnh ngoại lệ, họ không có khả năng áp dụng đối với chất đó, tất cả các quy định của Công ước áp dụng cho các chất trong bảng đó. Thông báo này phải nói rõ lý do cho hành động ngoại lệ đó. Mặc dù có thông báo như vậy, tối thiểu mỗi bên phải áp dụng những biện pháp kiểm soát dưới đây:
a) Một bên đã có thông báo đối với một chất trước đây chưa bị kiểm soát nay đã được bổ sung vào Bảng I phải chú ý tối đa đến các biện pháp kiểm soát đặc biệt quy định tại Điều 7 và đối với chất đó phải:
i) Yêu cầu giấy phép điều chế, buôn bán, phân phối quy định tại Điều 8 với các chất trong Bảng II;
ii) Yêu cầu đơn thuốc cho việc cung cấp và phân phát quy định tại Điều 9 đối với các chất trong Bảng II;
iii) Tuân thủ các nghĩa vụ liên quan tới việc xuất khẩu, nhập khẩu quy định tại Điều 12 trừ trường hợp đối với một bên nào khác cũng đã đưa ra thông báo như đã nêu về chất đó;
iv) Tuân thủ các nghĩa vụ quy định tại Điều 13 đối với các chất trong Bảng II về việc cấm và hạn chế xuất khẩu, nhập khẩu.
v) Nộp các báo cáo thống kê cho Ban theo quy định tại khoản 4 (a) Điều 16.
vi) Áp dụng các biện pháp phù hợp với Điều 22 để trấn áp các hành vi trái với Luật hoặc các quy định đã được ban hành để thực hiện các nghĩa vụ trên.
b) Một bên đã có thông báo đối với chất trước đây chưa bị kiểm soát nay đã được bổ sung vào Bảng II thì đối với chất đó phải:
i) Yêu cầu giấy phép điều chế, buôn bán, phân phối phù hợp với Điều 8;
ii) Yêu cầu đơn thuốc cho việc cung cấp và phân phát phù hợp với Điều 9;
iii) Tuân thủ các nghĩa vụ liên quan tới việc xuất khẩu, nhập khẩu quy định tại Điều 12 trừ trường hợp đối với một bên nào khác cũng đã đưa ra thông báo như đã nêu về chất đó;
iv) Tuân thủ các nghĩa vụ quy định tại Điều 13 về việc cấm và hạn chế xuất khẩu, nhập khẩu;
v) Nộp các báo cáo thống kê cho Ban phù hợp với các quy định tại các điểm (a) (c) và (d) Khoản 4 Điều 16.
vi) Áp dụng các biện pháp phù hợp với Điều 22 để trấn áp các hành vi trái với luật hoặc các quy định đã được ban hành để thực hiện các nghĩa vụ trên.
c) Một bên đã có thông báo đối với một chất trước đây chưa kiểm soát nay đã được bổ sung vào Bảng III thì đối với chất đó phải:
i) Yêu cầu giấy phép điều chế, buôn bán, phân phối phù hợp với Điều 8;
ii) Yêu cầu đơn thuốc cho việc cung cấp và phân phát phù hợp với điều 9;
iii) Tuân thủ các nghĩa vụ liên quan tới việc xuất khẩu, nhập khẩu quy định tại Điều 12 trừ trường hợp đối với một bên nào khác cũng đã đưa ra thông báo như đã nêu về chất đó;
iv) Tuân thủ các nghĩa vụ quy định tại Điều 13 về việc cấm và hạn chế xuất khẩu, nhập khẩu;
v) Có các biện pháp phù hợp với Điều 22 để trấn áp các hành vi trái với luật hoặc các quy định đã được ban hành để thực hiện các nghĩa vụ trên;
d) Một bên đã có thông báo đối với một chất trước đây chưa kiểm soát nay đã được bổ sung vào Bảng IV thì đối với chất đó phải:
i) Yêu cầu giấy phép điều chế, buôn bán, phân phối phù hợp với Điều 8;
ii) Tuân thủ các nghĩa vụ quy định tại Điều 13 về việc cấm và hạn chế xuất khẩu, nhập khẩu;
iii) Áp dụng các biện pháp phù hợp với Điều 22 để trấn áp các hành vi trái với luật hoặc các quy định đã được ban hành để thực hiện các nghĩa vụ trên.
e) Một bên có thông báo về một chất được chuyển sang một bảng có quy định sự kiểm soát và nghĩa vụ nghiêm ngặt hơn thì tối thiểu cũng phải áp dụng đối với chất đó các quy định của Công ước này áp dụng cho bảng mà chất đó chuyển đi.
8. a) Các quyết định của Ủy ban theo điều này được Hội đồng xem xét lại theo yêu cầu của bất kỳ bên nào gửi đến trong vòng 180 ngày kể từ ngày nhận được thông báo về quyết định. Yêu cầu xem xét lại được gửi tới Tổng thư ký cùng tất cả các thông tin liên quan làm cơ sở cho việc yêu cầu xem xét lại.
b) Tổng thư ký chuyển các bản sao yêu cầu xem xét lại và các thông tin liên quan cho Ủy ban, cho Tổ chức y tế thế giới và cho các bên, đề nghị họ có nhận xét trong vòng 90 ngày. Tất cả các nhận xét được trình Hội đồng để xem xét.
c) Hội đồng có thể giữ nguyên, thay đổi hoặc hủy bỏ quyết định của Ủy ban. Bản thông báo về quyết định của Hội đồng được chuyển tới tất cả các quốc gia thành viên Liên hợp quốc, các Bên của Công ước này không phải là quốc gia thành viên Liên hợp quốc, tới Ủy ban, tới Tổ chức y tế thế giới và tới Ban.
d) Trong thời gian chờ đợi xem xét lại, quyết định ban đầu của Ủy ban nói tại khoản 7 vẫn giữ nguyên hiệu lực.
9. Các bên có nỗ lực lớn nhất để áp dụng những biện pháp giám sát có thể thực hiện được đối với những chất tuy không thuộc phạm vi Công ước này nhưng có thể dùng để điều chế trái phép các chất hướng thần.
Điều 3. Những quy định riêng đối với việc kiểm soát các chế phẩm
1. Trừ những quy định đã nêu trong các khoản sau đây của Điều này, đối với một chế phẩm cũng phải áp dụng các biện pháp kiểm soát như đối với chất hướng thần có trong chế phẩm đó; nếu chế phẩm chứa nhiều chất như vậy, thì chế phẩm này phải tuân theo những biện pháp áp dụng đối với chất chịu sự kiểm soát nghiêm ngặt nhất.
2. Nếu chế phẩm nào đó có chứa một chất hướng thần khác với chất trong bảng I, có thành phần mà không sợ bị lạm dụng hoặc sự lạm dụng là không đáng kể và chất này không thể tách ra được một cách dễ dàng một số lượng có thể lạm dụng, do vậy chế phẩm đó không có vấn đề gì đối với sức khỏe cộng đồng và xã hội nên có thể được miễn một số biện pháp kiểm soát quy định tại Công ước này, phù hợp với Khoản 3.
3. Nếu một bên có kết luận về một chế phẩm có các đặc điểm nói tại Khoản 2, thì có thể quyết định miễn trừ bất kỳ hoặc tất cả các biện pháp kiểm soát quy định trong Công ước này đối với chế phẩm đó trong nước hay ở một trong những vùng của họ, trừ những yêu cầu về:
a) Điều 8 (giấy phép) áp dụng đối với việc điều chế;
b) Điều 11 (hồ sơ) áp dụng đối với các chế phẩm được miễn trừ;
c) Điều 13 (cấm và hạn chế xuất khẩu và nhập khẩu);
d) Điều 15 (thanh tra) áp dụng đối với việc điều chế;
e) Điều 16 (các báo cáo do các bên nộp) áp dụng cho các chế phẩm được miễn trừ;
f) Điều 22 (các quy định hình sự) trong giới hạn cần thiết để trấn áp những hành vi trái với các luật và các quy định được ban hành để thực hiện các nghĩa vụ trên.
Một bên thông báo cho Tổng thư ký bất kỳ quyết định nào như vậy, tên và thành phần của chế phẩm được miễn trừ, và các biện pháp kiểm soát mà chế phẩm đó được miễn trừ. Tổng thư ký chuyển thông báo này đến các bên khác, đến Tổ chức y tế thế giới và Ban.
4. Nếu một bên hay Tổ chức Y tế thế giới có thông báo liên quan đến một chế phẩm được miễn theo khoản 3 mà theo ý kiến của họ có thể chấm dứt toàn bộ hoặc một phần sự miễn trừ, thì họ thông báo cho Tổng thư ký và cung cấp những thông tin khẳng định thông báo đó. Tổng thư ký chuyển thông báo này và mọi thông tin mà ông cho là liên quan đến các bên thì chuyển đến cả Tổ chức Y tế thế giới. Tổ chức Y tế thế giới thông báo cho Ủy ban sự đánh giá về chế phẩm liên quan đến các vấn đề được nêu cụ thể trong khoản 2, cùng với một khuyến nghị về những biện pháp kiểm soát không nên cho mà chế phẩm đó được miễn trừ nữa nếu có. Trên cơ sở thông tin của tổ chức Y tế thế giới, mà sự đánh giá của tổ chức này có tính chất quyết định đối với các vấn đề y tế và khoa học, và có lưu ý các yếu tố kinh tế, xã hội, pháp luật, hành chính và các yếu tố khác mà Ủy ban cho là có liên quan, Ủy ban có thể quyết định chấm dứt việc miễn trừ khỏi một hoặc tất cả các biện pháp kiểm soát. Bất kỳ quyết định nào của Ủy ban đưa ra theo khoản này được Tổng thư ký thông báo cho tất cả các quốc gia thành viên Liên hợp quốc, cho các Bên không phải là quốc gia thành viên tham gia Công ước Liên hợp quốc. Cho Tổ chức Y tế thế giới và cho Ban. Tất cả các bên có những biện pháp để chấm dứt việc miễn trừ khỏi một hoặc các biện pháp kiểm soát trong vòng 180 ngày, kể từ ngày Tổng thư ký thông báo.
Điều 4. Các quy định đặc biệt khác đối với phạm vi kiểm soát
Đối với các chất hướng thần khác với các chất trong Bảng I, các bên có thể cho phép:
a) Khách du lịch quốc tế được mang một số lượng nhỏ các chế phẩm để họ sử dụng cho nhu cầu cá nhân. Tuy nhiên, mỗi bên có quyền được biết rõ ràng các chế phẩm này khách có được một cách hợp pháp;
b) Việc sử dụng các chất này trong công nghiệp để sản xuất các chất hoặc sản phẩm không có tính chất hướng thần vẫn phải chịu những biện pháp kiểm soát mà Công ước này yêu cầu cho tới khi các chất hướng thần đã chuyển sang một trạng thái trên thực tế không bị lạm dụng nữa hoặc không tái chế được.
c) Việc sử dụng các chất này để săn bắt súc vật do những người được phép của cơ quan có thẩm quyền cấp phép sử dụng vẫn phải tuân thủ những biện pháp kiểm soát mà Công ước này yêu cầu.
Điều 5. Giới hạn việc sử dụng vào các mục đích y tế và khoa học
1. Mỗi bên sẽ giới hạn việc sử dụng các chất trong Bảng I theo quy định tại Điều 7.
2. Trừ những trường hợp quy định tại Điều 4, mỗi bên áp dụng những biện pháp thích hợp giới hạn các việc: điều chế, xuất khẩu, nhập khẩu, phân phối và tích trữ cũng như buôn bán sử dụng và sở hữu các chất trong các Bảng II, III và IV vào các mục đích y tế và khoa học.
3. Yêu cầu các bên không cho phép sở hữu các chất trong các Bảng II, III và IV trừ trường hợp pháp luật cho phép.
Điều 6. Bộ máy hành chính đặc biệt
Vì mục đích áp dụng các điều khoản của Công ước này, yêu cầu mỗi bên thành lập và duy trì một bộ máy hành chính đặc biệt, để thuận tiện, có thể cùng chung một bộ máy hoặc làm việc phối hợp chặt chẽ với bộ máy hành chính đã được thành lập trên cơ sở quy định của các Công ước về kiểm soát các chất ma tuý.
Điều 7. Các quy định đặc biệt đối với các chất trong Bảng I
Đối với các chất trong Bảng I, các bên:
a) Cấm tất cả các trường hợp sử dụng, trừ việc sử dụng cho các mục đích khoa học và ở mức rất hạn chế cho các mục đích y tế và chỉ do những người có quyền hợp pháp thực hiện trong các cơ sở y tế hoặc khoa học dưới sự kiểm soát trực tiếp của Chính phủ hoặc được Chính phủ đặc cách cho phép.
b) Yêu cầu việc điều chế, buôn bán, phân phối và sở hữu phải có giấy phép đặc biệt hoặc được phép trước;
c) Thực hiện sự giám sát chặt chẽ các hoạt động và hành động được nói trong các điểm (a) và (b);
d) Hạn chế số lượng cung cấp cho người có quyền hợp pháp sử dụng tới mức độ chỉ đủ để sử dụng cho mục đích đã được phép của mình;
e) Yêu cầu những người thực hiện các chức năng y tế và khoa học, giữ các hồ sơ nên quan đến việc tiếp nhận các chất và chi tiết về việc sử dụng chúng; những hồ sơ này được lưu giữ ít nhất hai năm sau lần sử dụng cuối cùng;
f) Cấm xuất khẩu và nhập khẩu trừ khi cả người xuất khẩu và người nhập khẩu là nhà chức trách hoặc cơ quan có thẩm quyền của nước hoặc vùng xuất, nhập khẩu. Cơ quan có thẩm quyền của nước hoặc vùng của họ cấp giấy phép riêng cho mục đích này. Các yêu cầu của Khoản 1 Điều 12 về thẩm quyền xuất khẩu và nhập khẩu đối với các chất trong Bảng II cũng áp dụng cho các chất trong Bảng I.
1. Các bên yêu cầu để việc điều chế, buôn bán (bao gồm cả hoạt động xuất, nhập khẩu) và phân phối các chất được hệt kê trong các Bảng II, III và IV phải có giấy phép hay chịu sự kiểm soát tương tự khác.
2. Các bên :
a) Kiểm soát tất cả các cá nhân và doanh nghiệp có quyền hợp pháp thực hiện hoặc tham gia việc điều chế, buôn bán (bao gồm cả hoạt động xuất, nhập khẩu) hoặc phân phối các chất được nêu trong khoản l;
b) Kiểm soát theo giấy phép hay biện pháp kiểm soát tương tự khác các cơ sở và các trụ sở mà ở đó thực hiện việc điều chế, buôn bán hoặc phân phối;
c) Có các biện pháp an ninh thích hợp cho các cơ sở, trụ sở này để phòng ngừa trộm cắp hoặc những thất thoát khác trong lưu kho.
3. Các quy định tại khoản 1 và 2 Điều này liên quan đến việc cấp giấy phép hoặc những biện pháp kiểm soát tương tự khác không cần áp dụng đối với những người có đủ thẩm quyền trong khi đang thực hiện các chức năng điều trị hoặc nghiên cứu khoa học.
4. Các bên yêu cầu để tất cả những người được cấp giấy phép phù hợp với Công ước này hoặc những người được phép theo Khoản 1 Điều này hay điểm (b) Điều 7 phải có đủ trình độ cần thiết để thực hiện một cách nghiêm chỉnh và hữu hiệu những quy chế được ban hành theo Công ước này.
1. Các bên yêu cầu để các chất trong Bảng II, III và IV chỉ được cung cấp, phân phát cho cá nhân sử dụng theo đơn thuốc của bác sỹ, trừ trường hợp cá nhân có thể thu nhận sử dụng, phân phát hoặc dùng các chất này một cách hợp pháp trong khi thực hiện các chức năng điều trị hoặc khoa học đã được phép.
2. Các bên có biện pháp bảo đảm để các đơn thuốc cho các chất trong Bảng II, III và IV được cấp phù hợp với việc thực hành y tế lành mạnh và phải tuân theo quy chế, đặc biệt đối với số lần cấp lại các đơn thuốc có thể được và thời hạn có giá trị của chúng, để bảo vệ sức khoẻ và phúc lợi cộng đồng.
3. Mặc dù khoản 1 quy định như trên, nhưng nếu theo ý kiến của một bên là do hoàn cảnh địa phương và với các điều kiện nhất định bao gồm cả việc lưu giữ hồ sơ, như họ có thể quy định, một bên có thể cho phép những dược sỹ có giấy phép hợp pháp hoặc những đại lý bán lẻ đã được cơ quan có trách nhiệm về y tế trong nước hoặc trong vùng của nước đó cấp giấy phép, trong trường hợp ngoại lệ thật đặc biệt với sự thận trọng và không cần đơn, cung cấp một số lượng nhỏ các chất ở Bảng III và IV trong giới hạn đã được các bên quy định cho cá nhân để sử dụng vì mục đích y tế.
Điều 10. Lời cảnh báo trên hộp và quảng cáo
1. Chú ý đến những quy định hoặc khuyến nghị liên quan đến Tổ chức Y tế thế giới mỗi bên yêu cầu phải có những lời chỉ dẫn sử dụng, gồm cả những lưu ý và lời cảnh báo được ghi trên nhãn vào những chỗ thiết thực và trong bất kỳ trường hợp nào phải có giấy hướng dẫn kèm theo các hộp bán lẻ các chất hướng thần, nếu thấy cần thiết cho sự an toàn của người sử dụng.
2. Căn cứ vào các quy định của Hiến pháp, mỗi bên cấm việc quảng cáo trước công chúng các chất này.
1. Các bên yêu cầu đối với các chất trong Bảng I, những cơ sở điều chế và tất cả những người khác được quyền buôn bán và phân phối các chất này theo Điều 7 phải lưu giữ các hồ sơ theo chế độ do từng bên quy định, ghi chi tiết số lượng được điều chế, được lưu kho và đối với mỗi lần thu nhận và cấp phát, ghi chi tiết về số lượng, ngày, tháng, người cung cấp và người nhận.
2. Các bên yêu cầu đối với các chất trong Bảng II và III, các cơ sở điều chế, các đại lý bán buôn, những người xuất khẩu và nhập khẩu phải lưu giữ các hồ sơ theo chế độ do từng bên quy định, ghi chi tiết về số lượng điều chế và đối với mỗi lần thu nhận hoặc cấp phát, ghi chi tiết về số lượng và ngày, tháng, người cung cấp và người nhận.
3. Các bên yêu cầu đối với các chất trong Bảng II, các đại lý bán lẻ, các cơ sở chữa bệnh và chăm sóc sức khoẻ, các Viện nghiên cứu khoa học phải lưu giữ các hồ sơ theo chế độ do từng bên quy định, đối với mỗi lần thu nhận hoặc cấp phát, ghi chi tiết về số lượng, ngày, tháng, người cung cấp và người nhận.
4. Các bên bảo đảm bằng những biện pháp thích hợp và lưu ý đến tập quán hành nghề và buôn bán trong nước mình, để luôn sẵn có các thông tin về việc thu nhận và cấp phát các chất thuộc Bảng III của các đại lý bán lẻ, các cơ sở chữa bệnh và chăm sóc sức khoẻ của các Viện nghiên cứu khoa học.
5. Các bên yêu cầu đối với các chất trong Bảng IV, các cơ sở điều chế, nhà xuất khẩu và nhập khẩu phải lưu giữ các hồ sơ theo chế độ do từng bên quy định, ghi rõ về số lượng được sản xuất, xuất khẩu và nhập khẩu.
6. Các bên yêu cầu các nhà sản xuất các chế phẩm được miễn trừ kiểm soát theo Khoản 3 Điều 3 phải lưu giữ các hồ sơ về số lượng từng chất hướng thần được dùng trong việc sản xuất một chế phẩm được miễn trừ kiểm soát về tính chất, tổng số lượng và lần cấp phát đầu tiên chế phẩm được miễn trừ kiểm soát đã được điều chế ra.
7. Các bên bảo đảm để các hồ sơ và thông tin nói tại Điều này cần thiết cho mục đích làm các báo cáo theo Điều 16 được lưu giữ ít nhất 2 năm.
Điều 12. Các quy định liên quan tới thương mại quốc tế
1. a) Mỗi bên khi cho phép xuất khẩu hoặc nhập khẩu các chất trong Bảng I hoặc Bảng II phải yêu cầu giấy phép riêng về nhập khẩu hoặc xuất khẩu theo thể thức Uỷ ban quy định cho mỗi lần xuất khẩu hoặc nhập khẩu dù là một hay nhiều chất.
b) Giấy phép ghi rõ tên phi bản quyền quốc tế hoặc nếu không có tên như vậy, thì ghi theo tên của chất đó đã được nêu trong Bảng, số lượng được xuất khẩu hoặc nhập khẩu, hình thức dược phẩm, tên và địa chỉ của người xuất và người nhập, thời hạn mà việc xuất, nhập phải được tiến hành. Nếu chất được xuất khẩu hoặc nhập khẩu ở dạng một chế phẩm thì ghi thêm cả tên chế phẩm đó nếu có. Giấy phép xuất khẩu cũng ghi rõ số và ngày, tháng của giấy phép xuất khẩu cũng ghi rõ số và ngày, tháng của giấy phép nhập khẩu và cơ quan có thẩm quyền cấp giấy phép này.
c) Trước khi cấp một giấy phép xuất khẩu, các bên yêu cầu giấy phép nhập khẩu do cơ quan có thẩm quyền của nước hay vùng lãnh thổ nhập khẩu cấp và chứng nhận rằng việc nhập khẩu chất đó hoặc các chất đó đã được chấp nhận và người hoặc tổ chức xin cấp giấy phép phải xuất trình giấy phép này.
d) Một bản sao giấy phép xuất khẩu gửi kèm theo từng chuyến hàng và Chính phủ cấp giấy phép xuất khẩu sẽ gửi một bản sao giấy phép xuất khẩu này cho Chính phủ của nước hay vùng nhập khẩu.
e) Khi việc nhập khẩu đã được thực hiện, Chính phủ của nước hay vùng nhập khẩu gửi trả lại giấy phép xuất khẩu cùng với giấy xác nhận số lượng thực tế được nhập khẩu cho Chính phủ của nước hay vùng xuất khẩu.
2. a) Các bên yêu cầu để từng chuyến xuất khẩu các chất trong Bảng III, bên xuất khẩu phải làm một bảng khai in thành ba bản, theo mẫu do Uỷ ban quy định, bao gồm các thông tin sau đây :
i) Tên, địa chỉ của người xuất khẩu và người nhập khẩu;
ii) Tên phi bản quyền quốc tế hoặc nếu không có tên đó - tên của chất đó như đã ghi trong Bảng;
iii) Số lượng và hình thức dược phẩm của chất xuất khẩu và nếu dưới dạng chế phẩm, tên của chế phẩm đó nếu có;
iv) Ngày gửi chất đó đi.
b) Những người xuất khẩu trình báo cho cơ quan có thẩm quyền ở nước hay vùng mình hai bản sao của bản khai. Họ gửi kèm bản sao thứ ba vào chuyến hàng gửi đi.
c) Bên đã xuất khẩu một chất trong Bảng III ra khỏi lãnh thổ, nhất là trong thời hạn 90 ngày sau ngày xuất khẩu phải gửi qua thư bảo đảm có trả lại giấy biên nhận cho cơ quan có thẩm quyền của nước hay vùng nhập khẩu một bản sao bản khai của người xuất khẩu và yêu cầu nơi nhập khẩu chứng thực việc này.
d) Các bên yêu cầu rằng, khi nhận được hàng, người nhập khẩu chuyển bản sao kèm theo chuyến hàng và chứng thực số lượng, chất liệu nhận được và ngày, tháng nhận cho cơ quan có thẩm quyền của nước hay vùng mình.
3. Đối với các chất trong Bảng I và II, những quy định bổ sung sau đây được áp dụng:
a) Các bên thực hiện ở cảng tự do và vùng tự do sự kiểm soát và giám sát tương tự như các vùng khác trong lãnh thổ của họ. Tuy nhiên, họ có thể áp dụng các biện pháp nghiêm ngặt hơn.
b) Cấm việc xuất khẩu hàng tới một hộp thư bưu điện hoặc qua ngân hàng tới một tài khoản của một người khác với người có tên trong giấy phép xuất khẩu.
c) Cấm xuất khẩu các chất trong Bảng I tới các kho ngoại quan. Việc xuất khẩu các chuyến hàng là chất liệu trong Bảng II tới kho ngoại quan cũng bị cấm, trừ khi Chính phủ của nước nhập khẩu chứng nhận trên giấy phép nhập khẩu do người hoặc cơ quan xin phép xuất trình, là đã được đồng ý nhập khẩu với ý định để vào trong kho ngoại quan. Trong trường hợp đó, giấy phép xuất khẩu phải chứng nhận rằng chuyến hàng được xuất khẩu với ý định đó. Mỗi lần lấy hàng từ kho này đi phải được phép của cơ quan có thẩm quyền quản lý nhà kho và trong trường hợp đưa hàng đi nước ngoài sẽ bị coi như một lần xuất khẩu mới theo nghĩa của Công ước này.
d) Những chuyến hàng vào hay rời khỏi lãnh thổ của một bên mà không có giấy phép xuất khẩu đi kèm sẽ bị cơ quan có thẩm quyền bắt giữ.
e) Một bên không cho phép bất kỳ chất nào được gửi sang một nước khác đi qua lãnh thổ của mình, dù hàng được tháo dỡ hoặc không tháo dỡ khỏi phương tiện vận tải, trừ trường hợp giấy phép xuất khẩu chuyến hàng đó được xuất trình cho cơ quan có thẩm quyền của bên đó.
f) Cơ quan có thẩm quyền của bất kỳ một nước hay vùng nào mà chuyến hàng chở các chất được phép đi qua sẽ thực hiện các biện pháp thích đáng để ngăn ngừa việc thay đổi lịch trình đưa hàng đến một nơi khác ngoài nơi đã ghi trong bản sao giấy phép xuất khẩu kèm theo, trừ khi Chính phủ của nước hay vùng mà hàng được chuyển qua cho phép. Chính phủ của nước hoặc vùng quá cảnh coi bất kỳ việc thay đổi lịch trình theo bất kỳ yêu cầu nào như là xuất khẩu từ một nước hay vùng của địa điểm theo lịch trình mới. Nếu việc chuyển hướng được phép, các quy định của điểm (e) khoản 1 cũng được áp dụng giữa nước hay vùng quá cảnh và nước hay vùng, nơi lúc đầu xuất khẩu chuyến hàng.
g) Không có chuyến hàng nào chở các chất liệu trong khi quá cảnh hoặc đang được giữ trong kho ngoại quan, có thể bị đưa qua bất kỳ sự chế biến nào có thể làm thay đổi tính chất của các chất đó. Việc đóng gói không được thay đổi nếu không được phép của cơ quan có thẩm quyền.
h) Các quy định của các điểm từ (e) tới (g) liên quan tới việc chuyển các chất liệu qua lãnh thổ của một bên không được áp dụng khi chuyến hàng được chuyển bằng máy bay không hạ cánh xuống nước hay vùng quá cảnh. Nếu máy bay hạ cánh xuống bất kỳ nước hay vùng nào như vậy thì các quy định này được áp dụng tuỳ hoàn cảnh yêu cầu.
i) Các quy định của khoản này không làm phương hại đến các quy định của bất kỳ hiệp định quốc tế nào giới hạn quyền kiểm soát do bất kỳ bên nào thực hiện đối với các chất quá cảnh.
Điều 13. Cấm và hạn chế xuất khẩu, nhập khẩu
1. Một bên có thể thông báo qua Tổng thư ký cho tất cả các bên khác về việc cấm nhập khẩu vào nước họ hoặc vào một trong các vùng của họ một hay nhiều chất trong Bảng I, II, III hoặc IV, được ghi cụ thể trong thông báo. Bất kỳ thông báo nào như vậy phải ghi cụ thể tên của chất liệu như đã ghi trong Bảng II, III hoặc IV.
2. Nếu một bên đã nhận được thông báo về việc cấm theo khoản 1 nói trên, phải có các biện pháp bảo đảm không để chất nào đã được ghi cụ thể trong bảng thông báo được xuất khẩu tới nước hoặc một vùng của bên đã ra thông báo.
3. Mặc dù có các quy định của các khoản trước, một bên đã thông báo theo khoản 1, có thể trong từng trường hợp cấp giấy phép đặc biệt cho phép nhập khẩu số lượng cụ thể các chất nói trên hoặc các chế phẩm có chứa các chất đó. Cơ quan cấp giấy phép của nước nhập khẩu gửi 2 bản sao giấy phép nhập khẩu đặc biệt, ghi rõ tên và địa chỉ của người nhận, người xuất cho cơ quan có thẩm quyền của nước hoặc vùng xuất khẩu, sau đó cơ quan này mới cho phép người xuất khẩu chuyển hàng đi. Gửi kèm theo chuyến hàng phải có bản sao giấy phép nhập khẩu đặc biệt đã được cơ quan có thẩm quyền của nước hoặc vùng xuất khẩu chứng thực.
1. Việc chuyên chở quốc tế bằng tàu thuyền, máy bay hoặc các phương tiện vận tải công cộng quốc tế khác như tàu hoả, ô tô liên quốc gia, một số lượng hạn chế các chất trong Bảng II, III hay IV có thể cần cho việc sơ cứu hay các ca cấp cứu trong cuộc hành trình hoặc du lịch không bị coi là hàng xuất khẩu, nhập khẩu hay quá cảnh một nước trong phạm vi Công ước này.
2. Những biện pháp an toàn thích hợp sẽ được các nước cho đăng ký phương tiện áp dụng để ngăn chặn việc sử dụng không đúng các chất đã nêu tại Khoản 1 hoặc chuyển các chất đó cho mục đích bất hợp pháp, Uỷ ban sau khi tham khảo ý kiến các tổ chức quốc tế hữu quan, khuyến nghị về những biện pháp an toàn đó.
8. Việc chuyên chở bằng tàu thuyền, máy bay hoặc các phương tiện vận chuyển công cộng quốc tế như tàu hoả, xe ô tô liên quốc gia các chất theo Khoản 1 phải tuân theo những quy định của luật, những quy định về cấp phép và giấy phép của nước đăng ký mà không gây phương hại đến bất kỳ quyền nào của cơ quan có thẩm quyền ở địa phương trong việc tiến hành khám xét, thanh tra hoặc những biện pháp kiểm soát khác trên khoang những phương tiện vận chuyển hàng đó. Việc dùng các chất này trong trường hợp cấp cứu không bị coi là vi phạm quy định của Khoản 1 Điều 9.
Các bên duy trì một hệ thống thanh tra đối với các nhà sản xuất, các nhà xuất khẩu, nhập khẩu và các đại lý bán buôn, bán lẻ các chất hướng thần và các cơ sở y tế, cơ sở khoa học sử dụng các chất này. Họ phải tạo điều kiện cho việc tiến hành thanh tra; việc thanh tra được thực hiện thường xuyên nếu họ thấy cần thiết đối với các trụ sở, các kho tàng và hồ sơ.
Điều 16. Báo cáo các bên phải trình
1. Các bên trình Tổng thư ký các thông tin mà Uỷ ban có thể yêu cầu vì cần thiết cho việc thực hiện các chức năng của Uỷ ban và đặc biệt là các báo cáo hàng năm về thực hiện Công ước trên lãnh thổ của họ, gồm các thông tin sau đây:
a) Các thay đổi quan trọng trong các luật và những quy định của các bên liên quan đến những chất hướng thần;
b) Những gia tăng đáng kể trong việc lạm dụng và buôn bán bất hợp pháp các chất hướng thần trong phạm vi lãnh thổ của mình.
2. Các bên cũng báo cáo cho Tổng thư ký tên và địa chỉ của các cơ quan có thẩm quyền của Chính phủ như nêu tại điểm (f) Điều 7, Điều 12 và Khoản 3 Điều 13. Những thông tin đó được Tổng thư ký gửi tới tất cả các bên.
3. Trong thời hạn ngắn nhất sau khi xảy ra sự việc, các bên gửi báo cáo cho Tổng thư ký về bất kỳ trường hợp buôn bán bất hợp pháp chất hướng thần hoặc bắt giữ vụ buôn bán bất hợp pháp nào mà họ thấy là quan trọng về mặt:
a) Phát hiện thấy những xu hướng mới;
b) Số lượng có liên quan;
c) Làm sáng tỏ được nguồn gốc mà từ đó thu được các chất;
d) Các phương pháp bọn buôn bán bất hợp pháp sử dụng.
Các bản sao báo cáo được gửi đi các nơi theo quy định tại điểm (b) Điều 21.
4. Các bên trình cho Ban các báo cáo thống kê hàng năm theo mẫu do Ban quy định:
a) Đối với từng chất trong Bảng I và II, về số lượng được điều chế, được xuất khẩu đến và nhập khẩu tới mỗi nước hoặc vùng, cũng như trong các kho tàng do các cơ sở điều chế quản lý;
b) Đối với từng chất trong Bảng III và IV, về số lượng điều chế, cũng như tổng số lượng được xuất và nhập khẩu;
c) Đối với từng chất trong Bảng II và III, về số lượng được dùng trong điều chế các chất chế phẩm được miễn trừ;
d) Đối với từng chất khác ngoài Bảng I về số lượng được đùng cho các mục đích công nghiệp phù hợp với quy định tại điểm (b) Điều 4.
Số lượng các chất được điều chế như đã nêu tại điểm (a) và (b) của khoản này không bao gồm số lượng chế phẩm được điều chế.
5. Theo yêu cầu của Ban, một bên trình cho Ban các thông tin thống kê bổ sung liên quan tới các thời kỳ tiếp theo về số lượng của bất kỳ chất riêng rẽ nào trong Bảng III và IV được xuất khẩu đến và nhập khẩu tới từng nước và vùng. Bên đó có thể yêu cầu để Ban coi yêu cầu của Ban về thông tin và thông tin được gửi đến theo Điều này là điều bí mật.
6. Các bên trình các thông tin như đã nêu tại các khoản 1 và 4 theo thể thức và thời hạn do Uỷ ban và Ban yêu cầu.
1. Uỷ ban có thể xem xét tất cả các vấn đề gắn với các mục đích của Công ước cũng như việc thực hiện các quy định của Công ước và có thể đưa ra các khuyến nghị liên quan.
2. Các quyết định của Uỷ ban theo quy định tại các điều 2 và 3 được thông qua bằng đa số 2/3 thành viên của Uỷ ban.
1. Ban chuẩn bị các báo cáo hàng năm về công việc của Ban, bao gồm: phân tích các thông tin thống kê của Ban nhận được và trong các trường hợp thích hợp - báo cáo về những giải thích của các Chính phủ đưa ra hoặc những yêu cầu của họ, cùng với bất kỳ những nhận xét hay khuyến nghị nào mà Ban cần làm. Ban có thể soạn thêm các báo cáo bổ sung nếu thấy cần thiết. Các báo cáo được trình lên Hội đồng thông qua Uỷ ban; Uỷ ban có thể có những nhận xét thích hợp.
2. Các báo cáo của Ban được chuyển đến các bên và sau đó được Tổng thư ký xuất bản. Các bên cho phép phổ biến không hạn chế những báo cáo đó.
Điều 19. Các biện pháp của Ban để bảo đảm việc thi hành các quy định của Công ước
1. a) Nếu trên cơ sở xem xét thông tin do các Chính phủ trình lên Ban, hoặc các thông tin do các Tổ chức của Liên hợp quốc thông báo, Ban có căn cứ để tin rằng các mục đích của Công ước này đang bị đe doạ nghiêm trọng do một nước hoặc một vùng không thực hiện các quy định của Công ước, thì Ban có quyền yêu cầu Chính phủ của nước hoặc vùng đó giải thích. Với quyền được lưu ý các bên, Hội đồng và Uỷ ban về vấn đề được nêu tại điểm (c) dưới đây, Ban coi yêu cầu về thông tin hoặc sự giải thích của một Chính phủ theo điểm này là điều bí mật.
b) Sau khi có biện pháp theo điểm (a), nếu Ban thấy cần phải làm như vậy, thì có thể kêu gọi Chính phủ hữu quan có biện pháp khắc phục cần thiết trong hoàn cảnh thực tế để thực hiện các quy định của Công ước này.
c) Nếu Ban thấy Chính phủ hữu quan không giải thích thoả đáng trước yêu cầu theo điểm (a) hoặc không có các biện pháp khắc phục đã được yêu cầu theo điểm (b), Ban có thể lưu ý các bên, Hội đồng và Uỷ ban về vấn đề này.
2. Khi lưu ý các bên, Hội đồng và Uỷ ban về một vấn đề phù hợp với khoản 1 (c), nếu Ban thấy làm như vậy là cần thiết, thì có thể khuyến nghị các bên ngừng việc xuất khẩu, nhập khẩu hoặc cả hai hoạt động đó đối với các chất hướng thần nhất định từ hoặc tới một nước hoặc vùng hữu quan trong một thời hạn nhất định hoặc cho đến khi Ban thấy hài lòng với tình hình ở nước đó hoặc vùng đó. Quốc gia hữu quan có thể đưa vấn đề này ra trước Hội đồng.
3. Ban có quyền công bố một báo cáo về bất kỳ vấn để nào đã được giải quyết theo quy định của điều này, và gửi báo cáo đó cho Hội đồng. Hội đồng sẽ gửi tới các bên Nếu Ban đưa vào báo cáo một quyết định theo điều này hoặc bất kỳ thông tin nào liên quan đến quyết định đó thì Ban cũng phải đưa vào báo cáo đó các quan điểm của Chính phủ hữu quan nếu Chính phủ này có yêu cầu
4. Nếu trong trường hợp quyết định của Ban được công bố theo Điều này mà không có sự nhất từ thì cũng trình bày quan điểm của thiểu số.
5. Bất kỳ quốc gia nào cũng được mời cử đại diện dự cuộc họp của Ban xem xét một vấn đề theo điều luật này có liên quan trực tiếp đến quốc gia đó.
6. Các quyết định của Ban theo Điều này được thông qua bằng đa số 2/3 toàn bộ thành viên của Ban.
7. Các quy định của các khoản trên đây cũng được áp dụng trong trường hợp khi Ban có căn cứ cho toàn bộ các mục đích của Công ước đang bị đe doạ nghiêm trọng do một bên nào đó đã ra quyết định theo Khoản 7 Điều 2.
Điều 20. Các biện pháp chống lạm dụng chất hướng thần
1. Các bên thực hiện tất cả các biện pháp có thể để ngăn chặn việc lạm dụng chất hướng thần để sớm phát hiện, điều trị, giáo dục, chăm sóc sau khi điều trị, phục hồi và tái hòa nhập vào xã hội những người lạm dụng chất hướng thần, cũng như phối hợp mọi nỗ lực cho các mục đích này.
2. Các bên thúc đẩy theo khả năng của mình việc đào tạo cán bộ cho công tác điều trị, chăm sóc sau điều trị, phục hồi và tái hoà nhập vào xã hội những người lạm dụng chất hướng thần.
3. Các bên giúp đỡ những người mà công việc của họ đòi hỏi có sự hiểu biết về vấn đề lạm dụng chất hướng thần và việc phòng, chống nó, cũng như nâng cao hiểu biết vấn đề đó trong dân cư nếu việc lạm dụng các chất này có nguy cơ lan rộng.
Điều 21. Các biện pháp chống buôn bán bất hợp pháp
Căn cứ vào các hệ thống Hiến pháp, pháp luật và hành chính của mình, các bên:
a) Áp dụng các biện pháp ở cấp quốc gia để phối hợp hành động phòng ngừa và trấn áp việc buôn bán bất hợp pháp; để đạt được mục đích này họ có thể chỉ định một cơ quan thích hợp trách nhiệm về việc phối hợp này;
b) Giúp đỡ lẫn nhau trong chiến dịch chống buôn bán bất hợp pháp các chất hướng thần, đặc biệt là chuyển ngay tới các bên hữu quan qua con đường ngoại giao hai cơ quan có thẩm quyền do các bên chỉ định cho mục đích này, một bản sao bất kỳ báo cáo nào gửi tới Tổng thư ký theo quy định của Điều 16 liên quan đến việc phát hiện một trường hợp buôn bán bất hợp pháp hay bắt giữ chất hướng thần;
c) Hợp tác chặt chẽ với nhau và với các tổ chức quốc tế có thẩm quyền mà họ là thành viên nhằm tiến hành chiến dịch phối hợp chống buôn bán bất hợp pháp;
d) Đảm bảo để hợp tác quốc tế giữa các cơ quan thích hợp được thực hiện nhanh chóng;
e) Bảo đảm để việc chuyển các giấy tờ pháp lý theo thủ tục quốc tế cho mục đích xét xử của Toà án được thực hiện nhanh chóng tới các cơ quan do các bên chỉ định; quy định này không làm phương hại đến quyền của một bên yêu cầu, để các giấy tờ pháp lý được chuyển tới họ qua con đường ngoại giao.
1. a) Tuân theo những giới hạn trong Hiến pháp của mình, từng bên coi là một tội phạm bất kỳ hành vi nào cố ý làm trái với luật hoặc quy định được ban hành để thực hiện nghĩa vụ của bên đó theo Công ước này, và bảo đảm để các tội phạm nghiêm trọng phải bị trừng trị thích đáng, đặc biệt là bằng hình phạt tù hoặc các hình phạt tước tự do khác.
b) Mặc dù có điểm trên. khi người nghiện các chất hướng thần thực hiện những tội phạm này, các bên có thể áp dụng hoặc thay cho việc thi hành án hay hình phạt hoặc bổ sung thêm cho hình phạt đối với người nghiện bằng các biện pháp điều trị, giáo dục, chăm sóc sau điều trị, phục hồi và tái hoà nhập vào xã hội phù hợp với quy định tại Khoản 1 Điều 20.
2. Tuân theo những giới hạn trong Hiến pháp của một bên, hệ thống pháp luật trong nước của họ.
a) i) Nếu một loạt các hành vi có liên quan với nhau cấu thành các tội theo quy định tại Khoản 1 được thực hiện ở các nước khác nhau thì từng hành vi đó bị coi như những tội riêng.
ii) Cố ý tham gia vào việc thực hiện, cấu kết nhằm thực hiện và có mưu đồ thực hiện một trong các tội phạm đó, cũng như các hành vi chuẩn bị và các hoạt động về tài chính liên quan đến các tội phạm nêu tại Điều này, là những tội phạm phải bị trừng trị như quy định tại Khoản 1;
iii) Các bản án của Toà án nước ngoài về các tội phạm này được tính để xác định tái phạm;
iv) Các tội nghiêm trọng nói trên do công dân trong nước hoặc do người nước ngoài thực hiện phải bị truy tố do Bên, nơi tội phạm được thực hiện hoặc Bên, nơi tìm ra kẻ phạm tội, nếu việc dẫn độ là không thể thực hiện được theo luật pháp của Bên được đề nghị, và nếu kẻ phạm tội đó chưa bị xét xử và chưa bị kết án.
b) Điều mong muốn là các tội phạm đã nêu trong khoản 1 và khoản 2 (a) (ii) cần phải được liệt vào những tội phạm bị dẫn độ trong bất kỳ hiệp ước dẫn độ nào đã hoặc sẽ được ký kết giữa bất kỳ bên nào và cũng như giữa bất kỳ bên nào không coi sự dẫn độ là một điều kiện tồn tại của hiệp ước hoặc điều kiện có đi có lại, phải được coi là những tội bị dẫn độ; miễn là sự dẫn độ này được thực hiện phù hợp với luật pháp của bên được yêu cầu dẫn độ; và bên này có quyền từ chối việc bắt giữ hay dẫn độ trong những trường hợp cơ quan có thẩm quyền thấy rằng tội đó chưa đến mức nghiêm trọng.
3. Bất kỳ một chất hướng thần nào hoặc chất khác, cũng như bất kỳ thiết bị nào được sử dụng hoặc có ý định sử dụng để thực hiện bất kỳ một tội phạm nào quy định tại khoản 1 và 2 phải bị bắt giữ và tịch thu.
4. Các quy định của luật trong nước của bên hữu quan đối với các vấn đề quyền tài phán có hiệu lực cao hơn những quy định của Điều này.
5. Không có quy định nào của Điều này ảnh hưởng tới nguyên tắc là tất cả các tội nêu đều phải được xác định, truy tố và trừng trị phù hợp với luật trong nước của một bên.
Điều 23. Áp dụng các biện pháp kiểm soát nghiêm ngặt hơn những biện pháp do Công ước quy định
Một bên có thể áp dụng các biện pháp kiểm soát chặt chẽ và nghiêm ngặt hơn các biện pháp do Công ước này quy định, nếu theo ý kiến của họ, các biện pháp này là thích đáng hoặc cần thiết để bảo vệ sức khỏe và phúc lợi cộng đồng.
Điều 24. Chi phí của các Tổ chức Y tế thế giới chịu trách nhiệm thi hành các quy định của Công ước
Các chi phí của Uỷ ban và Ban trong việc thực hiện các chức năng của mình theo Công ước do Liên hợp quốc chi theo cách thức do Đại hội đồng quyết định. Các bên không phải là thành viên liên hợp quốc đóng góp cho những chi phí đó với mức mà Đại hội đồng thấy là hợp lý và Đại hội đồng có thể định lại mức đóng góp này sau khi tham khảo ý kiến của Chính phủ các bên đó.
Điều 25. Thủ tục thừa nhân, ký kết, phê chuẩn và gia nhập
1. Các thành viên Liên hợp quốc, các quốc gia không phải là thành viên Liên hợp quốc nhưng là thành viên của một tổ chức chuyên trách của Liên hợp quốc hoặc của tổ chức năng lượng nguyên tử quốc tế, hay các bên theo Quy chế của Toà án quốc tế, hoặc bất kỳ quốc gia nào khác được Hội đồng mời, có thể trở thành các bên của Công ước:
a) Bằng cách ký công ước;
b) Bằng cách phê chuẩn Công ước sau khi ký để phê chuẩn;
c) Bằng cách gia nhập Công ước;
2. Công ước này được mở ngỏ để ký cho đến hết ngày 01 tháng 01 năm 1972. Sau đó Công ước sẽ được mở ngỏ để gia nhập.
3. Các văn kiện phê chuẩn hoặc gia nhập Công ước được gửi đến Tổng thư ký.
1. Công ước có hiệu lực vào ngày thứ 90 sau khi 40 quốc gia như quy định tại Khoản 1 Điều 25 đã ký Công ước không có bảo lưu hoặc đã ký gửi các văn kiện phê chuẩn hoặc gia nhập của họ.
2. Đối với bất kỳ quốc gia nào khác ký Công ước không có bảo lưu hoặc gửi văn kiện phê chuẩn hoặc gia nhập sau khi ký hay ký gửi cuối cùng như nói tại khoản trên. Công ước có hiệu lực vào ngày thứ 90 sau ngày bên đó ký hoặc ký gửi văn kiện phê chuẩn hay xin gia nhập của họ.
Điều 27. Hiệu lực áp dụng về mặt lãnh thổ
Công ước áp dụng cho tất cả các lãnh thổ hải ngoại mà một bên bất kỳ có trách nhiệm đối với các quan hệ quốc tế trên lãnh thổ này, trừ trường hợp đã có thoả thuận trước về lãnh thổ đó được quy định tại Hiến pháp của một bên hoặc các lãnh thổ hữu quan, hoặc do tập quán. Trong trường hợp này, bên đó cố gắng bảo đảm có sự thoả thuận cần thiết của lãnh thổ trong thời gian ngắn nhất và khi đã thoả thuận được thì thông báo cho Tổng thư ký biết, Công ước có hiệu lực áp dụng trên lãnh thổ hoặc những lãnh thổ có tên trong bản thông báo này kể từ ngày Tổng thư ký nhận được thông báo. Trong trường hợp, không yêu cầu có thoả thuận trước của lãnh thổ hải ngoại, bên hữu quan công bố lãnh thổ hoặc các lãnh thổ hải ngoại mà Công ước có hiệu lực áp dụng vào thời điểm ký, phê chuẩn hoặc gia nhập Công ước.
Điều 28. Các vùng vì mục đích của Công ước này
1. Bất kỳ một bên nào cũng có thể thông báo cho Tổng thư ký về việc lãnh thổ của họ được chia làm hai hay nhiều vùng hoặc được thống nhất thành một vùng vì các mục đích của Công ước này.
2. Hai hoặc nhiều bên có thể thông báo cho Tổng thư ký về việc giữa họ đã ký kết một liên minh thuế quan do đó họ thành lập một vùng vì các mục đích của Công ước này.
3. Bất kỳ thông báo nào theo khoản 1 và 2 sẽ có hiệu lực vào ngày 01 tháng 01 của năm kế tiếp theo năm đã ra thông báo.
1. Sau thời hạn hai năm kể từ ngày Công ước có hiệu lực, bất kỳ bên nào cũng có thể, nhân danh họ hoặc thay mặt một vùng mà bên đó có trách nhiệm quốc tế và vùng đó đã rút lại sự thoả thuận như quy định tại Điều 27, tuyên bố rút khỏi Công ước này bằng văn bản gửi cho Tổng thư ký.
2. Nếu Tổng thư ký nhận được bản tuyên bố rút khỏi Công ước trước hoặc vào ngày 1 tháng 7 của bất kỳ năm nào thì bản tuyên bố đó sẽ có hiệu lực vào ngày 1 tháng 1 năm kế và nếu nhận được sau ngày 01 tháng 7 nó sẽ có hiệu lực như là đã nhận được trước hoặc vào ngày 01 tháng 7 năm kế tiếp.
1. Bất kỳ một bên nào cũng có thể đề nghị sửa đổi Công ước này, Bản đề nghị sửa đổi và lý do sửa đổi được gửi cho Tổng thư ký; Tổng thư ký sẽ báo cho các bên và cho Hội đồng, Hội đồng có thể quyết định:
a) Triệu tập một hội nghị phù hợp với các khoản 4 Điều 62 Hiến chương Liên hợp quốc để xem xét việc sửa đổi được đề nghị;
b) Hỏi các bên liệu họ có chấp nhận điều sửa đổi được đề nghị không và yêu cầu họ trình Hội đồng bất kỳ nhận xét nào về đề nghị sửa đổi.
2. Điều sửa đổi theo đề nghị đã được thông báo như quy định tại Khoản 1 (b) sẽ có hiệu lực nếu không bị bên nào bác bỏ trong vòng 18 tháng sau khi được phổ biến. Tuy nhiên, nếu điều sửa đổi này bị bất kỳ bên nào bác bỏ thì căn cứ vào các ý kiến nhận được từ các bên, Hội đồng có thể quyết định xem có nên triệu tập một hội nghị để xem xét điều sửa đổi này hay không.
1. Nếu giữa hai hay nhiều bên có bất đồng liên quan đến việc giải thích hoặc áp dụng Công ước này, các bên đó sẽ cùng nhau trao đổi ý kiến để giải quyết bất đồng bằng các biện pháp thương lượng, điều tra, trung gian hoà giải, tự hoà giải, nhờ trọng tài phân xử, nhờ các tổ chức khu vực, xét xử của Toà án hoặc các biện pháp hoà bình khác tuỳ theo sự lựa chọn của họ.
2. Những bất đồng nếu không thể giải quyết theo cách thức nêu trên thì theo yêu cầu của bất kỳ một trong các bên bất đồng, được đưa lên Toà án quốc tế để giải quyết.
1. Không cho phép có sự bảo lưu nào khác ngoài những bảo lưu phù hợp với các khoản 2, 3 và 4 của Điều này.
2. Bất kỳ quốc gia nào cũng có thể vào thời điểm ký, phê chuẩn hay gia nhập có những bảo lưu đối với các điều khoản sau đây của Công ước:
a) Điều 19 khoản 1 và 2;
b) Điều 27;
c) Điều 31.
3. Một quốc gia có nguyện vọng trở thành một bên nhưng muốn bảo lưu những điều khoản khác với các khoản 2 và 4 có thể thông báo cho Tổng thư ký biết ý định này. Trừ khi kết thúc 12 tháng sau ngày Tổng thư ký thông báo về sự bảo lưu hữu quan, và chỉ 1/3 các quốc gia đã ký không bảo lưu, phê chuẩn hay gia nhập công ước, phản đối sự bảo lưu này trước khi kết thúc thời gian đỏ, bảo lưu sẽ được coi như được phép, tuy nhiên được hiểu rằng đối với quốc gia bảo lưu, các quốc gia đã phản đối bảo lưu không có bất kỳ nghĩa vụ pháp lý nào theo Công ước này liên quan đến sự bảo lưu.
4. Một quốc gia mà trên lãnh thổ của mình có các cây mọc dại có chứa các chất hướng thần thuộc các chất có ghi trong Bảng I và được những nhóm nhỏ dân cư đã được xác định rõ ràng sử dụng theo truyền thống trong các lễ nghi thần linh hoặc tín ngưỡng thì vào thời gian ký, phê chuẩn hay gia nhập, có thể có những bảo lưu liên quan đến các cây này đối với các quy định của Điều 7, trừ các quy định có liên quan đến thương mại quốc tế.
Tổng thư ký thông báo cho tất cả các quốc gia như đã quy định tại Khoản 1 Điều 25.
a) Việc ký kết, phê chuẩn và gia nhập phù hợp với Điều 25;
b) Ngày Công ước này có hiệu lực phù hợp với Điều 26;
c) Những tuyên bố bãi ước phù hợp với Điều 29;
d) Những tuyên bố và thông báo theo các Điều 27, 28, 29, 30 và 32.
Để làm bằng chứng, những người có đầy đủ thẩm quyền thay mặt các Chính phủ của họ đã ký vào Công ước này.
Công ước này đã được thông qua tại Viên, ngày 21 tháng 02 năm 1971 với một bản copy duy nhất bằng tiếng Trung Quốc, tiếng Anh, tiếng Pháp, tiếng Nga và tiếng Tây Ban Nha và có hiệu lực ngang nhau. Bản chính Công ước này được gửi lên Tổng thư ký liên hợp quốc để Tổng thư ký chuyển những bản sao đã được xác nhận cho tất cả các thành viên Liên hợp quốc và cho các quốc gia khác nêu tại Khoản 1 Điều 25./.
DANH SÁCH CÁC CHẤT CÓ TRONG BẢNG I (*)
INN | CÁC TÊN THÔNG THƯỜNG HOẶC CÁC TÊN PHI BẢN QUYỀN KHÁC | TÊN HÓA HỌC |
1. | DET | N.N – diethyltryptamine |
2. | DMPH | 3-( 1,2-dimethy lhepty 1)-1 hydroxy-7.8.9.10- tetrahydro-6.6.9- trimethyl - 6H - dibenzo (b.d) pyran |
3 | DMT | N,N – dimethyltryptamine |
4.(+) lyser gide | LSD,LSD-25 | (+)-N,N - dietthyllyserg amide (d- lysergic acid diethylamide) |
5. | Mescaline | 3,4,5- trimethoxyphenethylamine |
6. | Pahahexyl | 3.hexyl-l-hydroxy-7r8,9 - trimethyl 6H- dibenzo(b,d) pyran ( ; |
7. | Psilocine psilotsin% | 3-(2- dimethylaminoethyl-4 hydroxyindole) |
8. | Psilocybine | 3-(2) dimethylaminoethyl- indol- 4yl dihydrogen phosphate |
9. | STP.DOM | 2-amino-l-(2,5-dimethoxy-4-methyl) phenylpropape |
10. | Tetrahydro-cannabinols Tất cả các chất đồng phân | l-hydroxy-3-pentyl-6a,7,10,10a, . tetrahydro- 6.6.9- 10a, tetrahydro-6.6.9-trimethyl-6-H- dibenzo(b,d) pyran |
DANH SÁCH CÁC CHẤT TRONG BẢNG II
INN | CÁC TÊN THÔNG THƯỜNG HOẶC CÁC TÊN PHI BẢN QUYỀN KHÁC | TÊN HÓA HỌC |
1. | AMPHETAMINE | (+)-2 -amino-1-phenylpropape |
2. | dexamphetamine | (+)-2- amino-1-phenylpropape |
3. | methamphetamine | (+)-2-methylamino-l-phenylpropape |
4. | METHYLPHENIDATE | 2-phnyl-2(2-piperidyl) |
5. | phencyclidine | l-(l-phenylcyclohexy) piperridine |
6. | phenmetrazine | 3-methyl2-phenylmorpholine |
Muối của các chất liệt kê trong bảng này, bất kỳ khi nào các muối đó có thể tồn tại (**)
DANH SÁCH CÁC CHẤT TRONG BẢNG III
IINN | CÁC TÊN THÔNG THƯỜNG HOẶC CÁC TÊN PHI BẢN QUYỀN KHÁC | TÊN HÓA HỌC |
1. | AMOBABITAL | 5-ethyl-5(3-methyIbutyl barbituric acid) |
2. | cyclobarbital | 5-(l- cyclohexin-l-yl)-5- ethylbarbituric acid |
3. | glutethimide | 2- ethyl-2-phenyIglutarimide |
4. | PENTOBARBITAL | 5-ethyl-5-(10 methylbulyl) barbituric acid |
5. | Secobabital | allyl-5-(I-methylbuty-l) barbituric acid |
Muối của các chất liệt kê trong bảng này, bất kỳ khi nào các muối đó có thể tồn tại(**)
DANH SÁCH CÁC CHẤT TRONG BẢNG IV
IINN | CÁC TÊN THÔNG THƯỜNG HOẶC CÁC TÊN PHI BẢN QUYỀN KHÁC | TÊN HÓA HỌC |
1. | AMFEPRAMONE | 2-(diethylamino) propiophenone |
2. | Barbital | 5.5-diethyIbarbituric acid |
3. | Ehhchlorvynol | ehhyl-2-chlorovinyleth) nyl carbinol • |
4. | ETHINAMATE | 1-ehtylcyclohexanol carbamate |
5. | Merobamate | 2-me thy 1-2-propy 1-1,3-propanediol dicarbamate |
6. | Methaqualone | 2-methyl-3-0-toIyl-4(3H)-quinazoIinone |
7. | METHYLPHENOBARBITAL | 5-ethyl-1 -methyl-5-pheny 1-barbituric acid |
8. | Methyprylon | 3,3-diethyl-5-methyl-l-2,4-piperidine- dinone |
10. | Phenobarbital | 5 ethyl-5-phenylbarbituric acid |
11. | PIPRADROL | 1,1 -diphennyl-1 -(2 piperidy l)-methanol |
12. | SPA | (-) -1 -1 dimethylamino-1,2-dipheny lethane |
Muối của các chất liệt kê trong bảng này, bất kỳ khi nào các muối đó có thể tồn tại (**)
(*) Những tên bằng chữ hoa in ở cột tay trái là những tên phi bản quyền quốc tế (INN). Trừ một ngoại lệ ((+)-lysergide) những tên phi bản quyền khác hoặc những tên thông thường chỉ được ghi khi chưa có tên phi bản quyền quốc tế.
(**) Ghi chú của Ban thư ký: Ủy ban về chất ma túy đã quyết định lấy biểu quyết bằng cách gửi thư, phù hợp với quyết định 6 (XXVII) ngày 24 tháng 2 năm 1977, ghi câu này vào cuối mỗi bảng.
(**) Ghi chú của Ban thư ký: Ủy ban về chất ma túy đã quyết định lấy biểu quyết bằng cách gửi thư, phù hợp với quyết định 6 (XXVII) ngày 24 tháng 2 năm 1977, ghi câu này vào cuối mỗi bảng.
(**) Ghi chú của Ban thư ký: Ủy ban về chất ma túy đã quyết định lấy biểu quyết bằng cách gửi thư, phù hợp với quyết định 6 (XXVII) ngày 24 tháng 2 năm 1977, ghi câu này vào cuối mỗi bảng.
- 1 Quyết định 96/2008/QĐ-TTg phê duyệt Hiệp định giữa Chính phủ Việt Nam và Chính phủ Thổ Nhĩ Kỳ về hợp tác đấu tranh phòng chống khủng bố quốc tế, tội phạm có tổ chức, buôn bán trái phép các chất ma túy, các chất hướng thần, các chất tương tự, tiền chất và các loại tội phạm khác do Thủ tướng Chính phủ ban hành
- 2 Hiệp định về hợp tác đấu tranh phòng chống khủng bố quốc tế, tội phạm có tổ chức, buôn bán trái phép các chất ma túy, các chất hướng thần, các chất tương tự, tiền chất và các loại tội phạm khác giữa Chính phủ nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam và Chính phủ nước Cộng hòa Thổ Nhĩ Kỳ
- 3 Tuyên bố về phát triển và tiến bộ xã hội, 1969
- 1 Quyết định 96/2008/QĐ-TTg phê duyệt Hiệp định giữa Chính phủ Việt Nam và Chính phủ Thổ Nhĩ Kỳ về hợp tác đấu tranh phòng chống khủng bố quốc tế, tội phạm có tổ chức, buôn bán trái phép các chất ma túy, các chất hướng thần, các chất tương tự, tiền chất và các loại tội phạm khác do Thủ tướng Chính phủ ban hành
- 2 Hiệp định về hợp tác đấu tranh phòng chống khủng bố quốc tế, tội phạm có tổ chức, buôn bán trái phép các chất ma túy, các chất hướng thần, các chất tương tự, tiền chất và các loại tội phạm khác giữa Chính phủ nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam và Chính phủ nước Cộng hòa Thổ Nhĩ Kỳ
- 3 Tuyên bố về phát triển và tiến bộ xã hội, 1969