BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO | CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM |
Số: 1007/KTKĐCLGD-KĐPT | Hà Nội, ngày 21 tháng 12 năm 2011 |
Kính gửi: Sở Giáo dục và Đào tạo các tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương
Để triển khai công tác tự đánh giá trường mầm non thuận lợi và hiệu quả, Cục Khảo thí và Kiểm định chất lượng giáo dục, Bộ Giáo dục và Đào tạo (GDĐT) hướng dẫn xác định nội hàm và gợi ý tìm minh chứng cho mỗi chỉ số trong các tiêu chí của Tiêu chuẩn đánh giá chất lượng giáo dục trường mầm non, ban hành theo Thông tư số 07/2011/TT-BGDĐT ngày 17/02/2011 của Bộ trưởng Bộ GDĐT. Cụ thể như sau:
I. HƯỚNG DẪN CHUNG
1. Minh chứng là những văn bản, hồ sơ, sổ sách, hiện vật đã và đang có của nhà trường gắn với các chỉ số để xác định từng chỉ số đạt hay không đạt yêu cầu. Minh chứng được sử dụng để chứng minh cho các phân tích, giải thích, từ đó đưa ra các nhận định, kết luận trong báo cáo tự đánh giá.
2. Minh chứng được thu thập trong hồ sơ lưu trữ của trường mầm non, của các cơ quan có liên quan, hoặc bằng khảo sát, điều tra, phỏng vấn những người có liên quan và quan sát các hoạt động giáo dục trong nhà trường.
3. Minh chứng phải có nguồn gốc rõ ràng và bảo đảm tính chính xác. Căn cứ nội hàm (yêu cầu) của từng chỉ số trong các tiêu chí thuộc Tiêu chuẩn đánh giá chất lượng giáo dục trường mầm non, cá nhân hoặc nhóm công tác tiến hành thu thập minh chứng tương ứng, phù hợp để xác định nhà trường đạt hay không đạt yêu cầu của chỉ số.
4. Mỗi phân tích, mô tả trong phần Mô tả hiện trạng của báo cáo tự đánh giá đều phải có minh chứng đi kèm. Cần lựa chọn một, hoặc một vài minh chứng phù hợp với từng nội hàm của chỉ số và ghi ký hiệu đã được mã hóa vào sau mỗi phân tích, mô tả, nhận định. Trong nhiều trường hợp, mỗi nội hàm chỉ cần một minh chứng. Phần Gợi ý các minh chứng cần thu thập trong văn bản này chỉ có tính chất tham khảo, vì vậy không nhất thiết phải sử dụng tất cả các gợi ý.
5. Mỗi minh chứng chỉ cần một bản (kể cả những minh chứng được dùng cho nhiều chỉ số, tiêu chí và tiêu chuẩn), đó là văn bản gốc của nhà trường được lưu trữ theo Luật Lưu trữ, không cần nhân thêm bản để tránh lãng phí. Minh chứng dùng cho nhiều tiêu chí thì mang ký hiệu của tiêu chí được sử dụng lần thứ nhất.
6. Cần tập hợp, sắp xếp minh chứng trong các hộp (cặp) theo thứ tự mã hóa để dễ tìm kiếm. Những minh chứng đang sử dụng cho công tác quản lý, công tác dạy và học thì lưu trữ, bảo quản tại nơi đang sử dụng nhưng cần có bảng ghi chú cụ thể để tiện lợi trong việc tra cứu, tìm kiếm.
7. Đối với minh chứng phức tạp, cồng kềnh (như hệ thống hồ sơ, sổ sách; các văn bản, tài liệu, tư liệu có số lượng lớn và số trang nhiều; các hiện vật,…) nhà trường có thể lập các biểu, bảng tổng hợp, thống kê các dữ liệu, số liệu để thuận tiện cho việc sử dụng.
8. Trong trường hợp không tìm được minh chứng cho một chỉ số, tiêu chí nào đó (do chiến tranh, hỏa hoạn, thiên tai hoặc do nhiều năm trước không lưu hồ sơ,...), hội đồng tự đánh giá cần nêu rõ nguyên nhân trong báo cáo tự đánh giá.
9. Minh chứng được dùng trong báo cáo tự đánh giá phải đầy đủ theo từng năm học và theo chu kỳ kiểm định chất lượng giáo dục của trường mầm non.
II. XÁC ĐỊNH NỘI HÀM, TÌM MINH CHỨNG
Tiêu chuẩn 1: Tổ chức và quản lý nhà trường
1. Nhà trường có cơ cấu tổ chức bộ máy theo quy định của Điều lệ trường mầm non.
a) Có hiệu trưởng, phó hiệu trưởng và các hội đồng (Hội đồng trường đối với trường công lập, Hội đồng quản trị đối với trường dân lập, tư thục, Hội đồng thi đua khen thưởng và các hội đồng khác trong nhà trường).
Nội hàm của chỉ số:
- Có hiệu trưởng;
- Có đủ số lượng phó hiệu trưởng (trường hạng I có 2 phó hiệu trưởng; trường hạng II có 1 phó hiệu trưởng; được bố trí thêm 1 phó hiệu trưởng nếu có từ 5 điểm trường hoặc có từ 20 trẻ em khuyết tật trở lên).
- Có các hội đồng:
+ Hội đồng trường (đối với trường công lập);
+ Hội đồng quản trị (đối với trường ngoài công lập);
+ Hội đồng thi đua khen thưởng;
+ Các hội đồng khác: Hội đồng chấm sáng kiến kinh nghiệm; Hội đồng chấm thi giáo viên giỏi; Hội đồng kỷ luật (nếu có), vv...
Gợi ý các minh chứng cần thu thập:
- Quyết định bổ nhiệm hiệu trưởng, phó hiệu trưởng;
- Quyết định thành lập Hội đồng trường đối với trường công lập; Hội đồng quản trị đối với trường ngoài công lập;
- Quyết định thành lập Hội đồng thi đua khen thưởng;
- Quyết định thành lập các hội đồng khác (Hội đồng chấm sáng kiến kinh nghiệm; Hội đồng chấm thi giáo viên dạy giỏi; Hội đồng kỷ luật; vv...);
- Các minh chứng khác (nếu có).
b) Có các tổ chuyên môn và tổ văn phòng.
Nội hàm của chỉ số:
- Có tổ chuyên môn (bao gồm giáo viên, viên chức làm công tác thiết bị giáo dục và cấp dưỡng. Tổ chuyên môn có tổ trưởng và tổ phó).
- Có tổ văn phòng (gồm các nhân viên làm công tác y tế trường học, văn thư, kế toán, nhân viên hỗ trợ giáo viên ở các trường thuộc vùng miền núi, dân tộc thiểu số và các nhân viên khác).
Gợi ý các minh chứng cần thu thập:
- Quyết định về việc thành lập tổ chuyên môn và tổ văn phòng;
- Văn bản quy định về cơ cấu tổ chức của nhà trường;
- Hợp đồng nhân viên hỗ trợ giáo viên;
- Các minh chứng khác (nếu có).
c) Có các tổ chức chính trị- xã hội: Đảng Cộng sản Việt Nam, Công đoàn, Đoàn Thanh niên Cộng sản Hồ Chí Minh và các tổ chức xã hội khác.
Nội hàm của chỉ số:
- Có tổ chức Đảng Cộng sản Việt Nam;
- Có tổ chức Công đoàn;
- Có tổ chức Đoàn Thanh niên Cộng sản Hồ Chí Minh;
- Có các tổ chức xã hội khác (Hội Cựu giáo chức, Hội Phụ nữ, vv...).
Lưu ý:
- Nếu toàn bộ cán bộ, giáo viên, nhân viên của nhà trường đã hết tuổi sinh hoạt đoàn thì không bắt buộc phải có tổ chức đoàn;
- Nếu nhà trường không đủ số lượng đảng viên để thành lập chi bộ thì phải có tổ đảng.
Gợi ý các minh chứng cần thu thập:
- Quyết định thành lập tổ chức Đảng Cộng sản Việt Nam của trường (hoặc nghị quyết, biên bản đại hội chi bộ, đảng bộ cơ sở; quyết định chuẩn y, công nhận Ban chấp hành, Chi uỷ, Bí thư, Phó Bí thư, Tổ trưởng tổ đảng, vv...);
- Văn bản phân công nhiệm vụ của tổ đảng hoặc đảng viên;
- Quyết định về việc thành lập Công đoàn nhà trường (hoặc nghị quyết, biên bản đại hội công đoàn, quyết định chuẩn y, công nhận Ban chấp hành, Chủ tịch, Phó Chủ tịch, vv...);
- Quyết định thành lập hoặc nghị quyết, biên bản đại hội Chi đoàn giáo viên, nhân viên của nhà trường;
- Quyết định thành lập hoặc nghị quyết, biên bản đại hội các tổ chức xã hội khác;
- Các minh chứng khác (nếu có).
2. Nhà trường có số điểm trường, số lớp, số lượng trẻ theo quy định của Điều lệ trường mầm non.
a) Có không quá 7 điểm trường và được đặt tại trung tâm khu dân cư.
Nội hàm của chỉ số: Nhà trường có không quá 7 điểm trường, được đặt tại trung tâm khu dân cư (Hiệu trưởng phân công một phó hiệu trưởng hoặc giáo viên phụ trách điểm trường).
Gợi ý các minh chứng cần thu thập:
- Quyết định thành lập điểm trường;
- Quyết định giao đất để xây dựng điểm trường của cấp có thẩm quyền;
- Biên bản bàn giao cơ sở vật chất giữa nhà trường với các cơ quan hoặc với địa phương;
- Kế hoạch phát triển của nhà trường được Phòng GDĐT phê duyệt;
- Văn bản của hiệu trưởng phân công nhiệm vụ cho phó hiệu trưởng hoặc giáo viên phụ trách điểm trường;
- Các minh chứng khác (nếu có).
b) Có số lượng trẻ và số lượng nhóm trẻ, lớp mẫu giáo theo quy định.
Nội hàm của chỉ số: Nhà trường có số lượng trẻ và số lượng nhóm trẻ, lớp mẫu giáo theo quy định tại Khoản 1 Điều 13 của Điều lệ trường mầm non.
Gợi ý các minh chứng cần thu thập:
- Hồ sơ quản lý trẻ của nhà trường;
- Bảng thống kê số nhóm/lớp, số học sinh và số liệu bình quân học sinh/lớp;
- Các minh chứng khác (nếu có).
c) Trẻ được phân chia theo độ tuổi, được tổ chức bán trú và học 2 buổi/ngày.
Nội hàm của chỉ số:
- Trẻ được phân chia theo độ tuổi theo quy định (Trẻ từ 3 đến 12 tháng tuổi; từ 13 đến 24 tháng tuổi; từ 25 đến 36 tháng tuổi. Trẻ em từ 3- 4 tuổi;4-5 tuổi; 5 - 6 tuổi).
Lưu ý: Trong một lớp, có thể có nhiều nhóm trẻ ở các độ tuổi khác nhau.
- Trẻ được tổ chức bán trú;
- Trẻ được học 2 buổi/ngày.
Gợi ý các minh chứng cần thu thập:
- Hồ sơ quản lý bán trú;
- Hồ sơ quản lý trẻ học 2 buổi/ngày;
- Các minh chứng khác (nếu có).
3. Nhà trường chấp hành chủ trương, chính sách của Đảng, pháp luật của Nhà nước, quy định của chính quyền địa phương và cơ quan quản lý giáo dục các cấp; thực hiện tốt các phong trào thi đua do ngành giáo dục và địa phương phát động.
a) Thực hiện tốt các chủ trương, chính sách của Đảng và pháp luật của Nhà nước liên quan đến giáo dục mầm non.
Nội hàm của chỉ số: Thực hiện tốt các chủ trương, chính sách liên quan đến giáo dục mầm non.
Gợi ý các minh chứng cần thu thập:
- Báo cáo tổng kết năm học của nhà trường có nội dung đánh giá việc thực hiện các chủ trương, chính sách Đảng và pháp luật của Nhà nước liên quan đến giáo dục mầm non;
- Bằng khen, giấy khen của cơ quan quản lý cấp trên với nhà trường;
- Giấy chứng nhận đơn vị văn hoá;
- Các minh chứng khác (nếu có).
b) Chấp hành sự chỉ đạo, quản lý của cấp ủy Đảng, chính quyền địa phương; sự chỉ đạo trực tiếp về chuyên môn, nghiệp vụ và chế độ báo cáo với cơ quan quản lý giáo dục cấp trên.
Nội hàm của chỉ số:
- Chấp hành sự chỉ đạo, quản lý của cấp ủy Đảng, chính quyền địa phương;
- Chấp hành sự chỉ đạo về chuyên môn, nghiệp vụ của cơ quan quản lý giáo dục cấp trên;
- Thực hiện đúng chế độ báo cáo theo quy định.
Gợi ý các minh chứng cần thu thập:
- Báo cáo tổng kết năm học của nhà trường có nội dung đánh giá việc chấp hành sự chỉ đạo, quản lý của các cấp;
- Bằng khen, giấy khen của cơ quan quản lý giáo dục cấp trên với nhà trường;
- Sổ theo dõi công văn đi, đến của nhà trường;
- Các minh chứng khác (nếu có).
c) Thường xuyên tổ chức và duy trì các phòng trào thi đua theo hướng dẫn của ngành và quy định của Nhà nước.
Nội hàm của chỉ số: Tổ chức và duy trì các phòng trào thi đua.
Gợi ý các minh chứng cần thu thập:
- Kế hoạch thực hiện phong trào thi đua của nhà trường;
- Báo cáo tổng kết năm học có nội dung đánh giá việc thực hiện các phong trào thi đua;
- Báo cáo kết quả thi đua của nhà trường;
- Danh sách cán bộ, giáo viên được khen thưởng trong các phong trào thi đua;
- Các minh chứng khác (nếu có).
4. Nhà trường thực hiện công tác quản lý chuyên môn theo quy định của Bộ Giáo dục và Đào tạo.
a) Có kế hoạch hoạt động của trường theo tuần, tháng, năm học.
Nội hàm của chỉ số: Nhà trường có kế hoạch hoạt động theo tuần, tháng, năm học.
Gợi ý các minh chứng cần thu thập:
- Kế hoạch công tác của nhà trường theo tuần, tháng, năm học;
- Kế hoạch thực hiện nhiệm vụ quản lý của hiệu trưởng, phó hiệu trưởng nhà trường về các hoạt động giáo dục trong năm học;
- Các minh chứng khác (nếu có).
b) Có các biện pháp chỉ đạo, kiểm tra, đánh giá việc thực hiện kế hoạch chăm sóc, giáo dục trẻ và các hoạt động giáo dục khác; thực hiện quản lý chuyên môn, kiểm tra nội bộ theo quy định.
Nội hàm của chỉ số:
- Có các biện pháp chỉ đạo, kiểm tra, đánh giá;
- Thực hiện quản lý chuyên môn, kiểm tra nội bộ.
Gợi ý các minh chứng cần thu thập:
- Kế hoạch thực hiện nhiệm vụ quản lý của hiệu trưởng, phó hiệu trưởng nhà trường về các hoạt động giáo dục trong năm học;
- Văn bản của cấp có thẩm quyền đánh giá hiệu trưởng, phó hiệu trưởng về công tác quản lý nhà trường;
- Các văn bản của nhà trường có nêu các biện pháp chỉ đạo của hiệu trưởng, phó hiệu trưởng;
- Các minh chứng khác (nếu có).
c) Có đủ hồ sơ, sổ sách và được lưu trữ theo quy định.
Nội hàm của chỉ số:
- Nhà trường có đủ hồ sơ, sổ sách (Hồ sơ quản lý trẻ em học hoà nhập (nếu có); Hồ sơ quản lý nhân sự; Hồ sơ quản lý chuyên môn; Sổ lưu trữ các văn bản, công văn; Hồ sơ quản lý tài sản, cơ sở vật chất, tài chính; Hồ sơ quản lý bán trú).
- Hồ sơ, sổ sách được lưu trữ theo quy định.
Gợi ý các minh chứng cần thu thập:
- Các hồ sơ, sổ sách theo quy định;
- Báo cáo tổng kết năm học có nội dung đánh giá công tác lưu trữ, bảo quản hồ sơ, sổ sách;
- Các minh chứng khác (nếu có).
5. Nhà trường thực hiện quản lý tài chính, tài sản theo các quy định của Nhà nước.
a) Có đầy đủ hệ thống văn bản quy định hiện hành về quản lý tài chính, tài sản liên quan đến trường mầm non và có quy chế chi tiêu nội bộ.
Nội hàm của chỉ số:
- Có đầy đủ hệ thống văn bản về quản lý tài chính, tài sản liên quan đến trường mầm non;
- Có quy chế chi tiêu nội bộ.
Gợi ý các minh chứng cần thu thập:
- Hệ thống văn bản quy định hiện hành về quản lý tài chính (các văn bản có liên quan đến hoạt động thu, chi tài chính của nhà trường);
- Quy chế chi tiêu nội bộ của nhà trường;
- Các minh chứng khác (nếu có).
b) Lập dự toán, thực hiện thu, chi, quyết toán và báo cáo tài chính, kiểm kê tài sản theo quy định.
Nội hàm của chỉ số:
- Nhà trường lập dự toán, thực hiện thu, chi, quyết toán theo quy định.
- Thực hiện báo cáo tài chính, kiểm kê tài sản theo quy định.
Gợi ý các minh chứng cần thu thập:
- Dự toán tài chính hằng năm của nhà trường;
- Chứng từ thu, chi, quyết toán tài chính hằng năm;
- Báo cáo tài chính hằng năm;
- Biên bản kiểm kê tài sản hằng năm;
- Kết luận kiểm tra, thanh tra, kiểm toán của cơ quan có thẩm quyền;
- Các minh chứng khác (nếu có).
c) Thực hiện quản lý, lưu trữ hồ sơ, chứng từ; thực hiện công khai tài chính và kiểm tra tài chính theo quy định.
Nội hàm của chỉ số:
- Thực hiện quản lý, lưu trữ hồ sơ, chứng từ theo quy định;
- Thực hiện công khai tài chính;
- Thực hiện kiểm tra tài chính theo quy định.
Gợi ý các minh chứng cần thu thập:
- Báo cáo quyết toán tài chính hằng năm;
- Báo cáo kiểm toán (nếu có);
- Kết luận, biên bản thanh tra, kiểm tra tài chính;
- Báo cáo tổng kết năm học có nội dung về việc sử dụng kinh phí của trường;
- Biên bản, nghị quyết của hội nghị cán bộ giáo viên, công nhân viên hằng năm có nội dung công khai tài chính;
- Các minh chứng khác (nếu có).
6. Nhà trường chú trọng công tác chăm sóc sức khoẻ cho trẻ và cho cán bộ, giáo viên, nhân viên.
a) Tổ chức khám sức khỏe định kỳ ít nhất hai lần/năm học (vào hai học kỳ) đối với trẻ; ít nhất một lần/năm học đối với cán bộ, giáo viên và nhân viên.
Nội hàm của chỉ số:
- Khám sức khỏe cho trẻ ít nhất hai lần/năm học;
- Khám sức khỏe cho cán bộ, giáo viên, nhân viên ít nhất một lần/năm học.
Gợi ý các minh chứng cần thu thập:
- Văn bản thỏa thuận hoặc kế hoạch phối hợp giữa nhà trường và cơ sở y tế về việc khám sức khỏe cho cán bộ, giáo viên, nhân viên và trẻ;
- Lịch khám sức khoẻ cho trẻ và cán bộ, giáo viên, nhân viên nhà trường;
- Sổ theo dõi sức khoẻ của trẻ và cán bộ, giáo viên, nhân viên nhà trường;
- Các minh chứng khác (nếu có).
b) Thường xuyên giáo dục vệ sinh cá nhân và vệ sinh môi trường cho trẻ.
Nội hàm của chỉ số: Nhà trường thường xuyên giáo dục trẻ vệ sinh cá nhân và vệ sinh môi trường.
Gợi ý các minh chứng cần thu thập:
- Tài liệu tuyên truyền giáo dục trẻ về vệ sinh cá nhân và vệ sinh môi trường;
- Tranh ảnh hướng dẫn trẻ vệ sinh cá nhân và vệ sinh môi trường;
- Hồ sơ quản lí chuyên môn có liên quan đến giáo dục vệ sinh cho trẻ;
- Các minh chứng khác (nếu có).
c) Thường xuyên tổ chức vệ sinh học đường, vệ sinh môi trường và thực hiện các hoạt động khác về y tế trường học.
Nội hàm của chỉ số:
- Thường xuyên tổ chức vệ sinh học đường, vệ sinh môi trường;
- Thực hiện các hoạt động khác về y tế trường học.
Gợi ý các minh chứng cần thu thập:
- Lịch vệ sinh trường, lớp; vệ sinh môi trường;
- Hợp đồng với tổ chức, cá nhân đảm nhiệm việc vệ sinh trường, lớp;
- Các minh chứng khác (nếu có).
7. Nhà trường bảo đảm an ninh trật tự, an toàn tuyệt đối cho trẻ và cho cán bộ, giáo viên, nhân viên.
a) Có phương án cụ thể bảo đảm an ninh trật tự trong nhà trường.
Nội hàm của chỉ số: Nhà trường có phương án bảo đảm an ninh trật tự trong nhà trường.
Gợi ý các minh chứng cần thu thập:
- Phương án đảm bảo an ninh trật tự trong nhà trường hằng năm;
- Báo cáo tổng kết năm học có nội dung đánh giá về đảm bảo an ninh trật tự trong nhà trường hằng năm;
- Văn bản phối hợp với cơ quan công an về thực hiện phương án bảo đảm an ninh cho trường;
- Hợp đồng với tổ chức, cá nhân thực hiện việc đảm bảo an ninh, trật tự trong trường;
- Các minh chứng khác (nếu có).
b) Có phương án cụ thể phòng chống tai nạn thương tích, phòng chống cháy nổ; phòng chống dịch bệnh, ngộ độc thực phẩm trong nhà trường.
Nội hàm của chỉ số:
- Có phương án phòng chống tai nạn thương tích;
- Có phương án phòng chống cháy nổ;
- Có phương án phòng chống dịch bệnh, ngộ độc thực phẩm.
Gợi ý các minh chứng cần thu thập:
- Phương án phòng chống tai nạn thương tích, phòng chống cháy nổ, phòng chống dịch bệnh, ngộ độc thực phẩm trong nhà trường.
- Báo cáo tổng kết năm học có đánh giá nội dung việc phòng chống tai nạn thương tích, phòng chống cháy nổ, phòng chống dịch bệnh, ngộ độc thực phẩm trong nhà trường;
- Văn bản phối hợp với cơ quan công an và cơ quan y tế về phương án phòng chống tai nạn thương tích, phòng chống cháy nổ; phòng chống dịch bệnh, ngộ độc thực phẩm trong nhà trường;
- Các minh chứng khác (nếu có).
c) Bảo đảm an toàn tuyệt đối cho trẻ và cho cán bộ giáo viên, nhân viên của nhà trường.
Nội hàm của chỉ số: Bảo đảm an toàn tuyệt đối cho trẻ và cho cán bộ giáo viên, nhân viên.
Gợi ý các minh chứng cần thu thập:
- Văn bản của cơ quan công an, chính quyền địa phương đánh giá việc bảo đảm an toàn cho trẻ và cho cán bộ, giáo viên, nhân viên;
- Báo cáo tổng kết năm học có đánh giá nội dung việc bảo đảm an toàn tuyệt đối cho trẻ và cho cán bộ giáo viên, nhân viên của nhà trường.
- Các minh chứng khác (nếu có).
8. Nhà trường tổ chức các hoạt động lễ hội, văn nghệ, vui chơi phù hợp với điều kiện địa phương.
a) Có nội dung hoạt động lễ hội, văn nghệ, vui chơi theo từng tháng, từng năm học và thực hiện đúng tiến độ, đạt hiệu quả.
Nội hàm của chỉ số:
- Có nội dung hoạt động lễ hội, văn nghệ, vui chơi theo từng tháng, từng năm học;
- Thực hiện đúng tiến độ, đạt hiệu quả nội dung hoạt động.
Gợi ý các minh chứng cần thu thập:
- Kế hoạch của nhà trường có nội dung hoạt động lễ hội, văn nghệ, vui chơi theo từng tháng, từng năm học;
- Báo cáo tổng kết năm học có đánh giá nội dung hoạt động lễ hội, văn nghệ, vui chơi theo từng tháng, từng năm học;
- Ảnh tư liệu (nếu có);
- Các minh chứng khác (nếu có).
b) Mỗi năm học tổ chức ít nhất 1 lần cho trẻ từ 4 đến 5 tuổi tham quan địa danh, di tích lịch sử, văn hoá địa phương hoặc mời nghệ nhân ở địa phương hướng dẫn trẻ làm đồ chơi dân gian.
Nội hàm của chỉ số: Mỗi năm học, tổ chức ít nhất 1 lần cho trẻ từ 4 tuổi trở lên tham quan hoặc mời nghệ nhân hướng dẫn trẻ làm đồ chơi dân gian.
Gợi ý các minh chứng cần thu thập:
- Kế hoạch năm học của nhà trường có nội dung tổ chức cho trẻ từ 4 tuổi trở lên tham quan địa danh, di tích lịch sử, văn hoá địa phương hoặc mời nghệ nhân ở địa phương nói chuyện, hướng dẫn trẻ làm đồ chơi dân gian;
- Báo cáo tổng kết năm học có đánh giá nội dung tổ chức cho trẻ từ 4 tuổi trở lên tham quan địa danh, di tích lịch sử, văn hoá địa phương hoặc mời nghệ nhân ở địa phương nói chuyện, hướng dẫn trẻ làm đồ chơi dân gian;
- Hợp đồng tổ chức tham quan cho trẻ;
- Ảnh tư liệu (nếu có);
- Các minh chứng khác (nếu có).
c) Phổ biến, hướng dẫn cho trẻ các trò chơi dân gian, các bài ca dao, đồng dao, bài hát dân ca phù hợp.
Nội hàm của chỉ số: Nhà trường phổ biến, hướng dẫn các trò chơi dân gian, các bài ca dao, đồng dao, bài hát dân ca phù hợp cho trẻ.
Gợi ý các minh chứng cần thu thập:
- Hồ sơ quản lý chuyên môn;
- Tài liệu phổ biến, hướng dẫn trẻ;
- Ảnh tư liệu (nếu có);
- Các minh chứng khác (nếu có).
9. Các tổ chuyên môn và tổ văn phòng của nhà trường thực hiện tốt nhiệm vụ theo quy định của Điều lệ trường mầm non.
a) Có kế hoạch hoạt động chung của tổ theo tuần, tháng, năm học; sinh hoạt định kỳ ít nhất hai tuần một lần.
Nội hàm của chỉ số:
- Tổ chuyên môn và tổ văn phòng có kế hoạch hoạt động theo tuần, tháng, năm học;
- Tổ chuyên môn và tổ văn phòng sinh hoạt định kỳ ít nhất hai tuần một lần.
Gợi ý các minh chứng cần thu thập:
- Kế hoạch hoạt động chung của tổ theo tuần, tháng, năm học;
- Sổ ghi chép sinh hoạt chuyên môn của tổ trưởng, tổ phó hoặc thành viên trong tổ có ghi nội dung các cuộc họp tổ chuyên môn;
- Biên bản sinh hoạt chuyên môn của tổ;
- Các minh chứng khác (nếu có).
b) Thực hiện bồi dưỡng chuyên môn, nghiệp vụ theo kế hoạch của nhà trường; quản lý tốt tài liệu, đồ dùng, đồ chơi, thiết bị, tài sản, tài chính, hồ sơ của tổ và của nhà trường.
Nội hàm của chỉ số: Tổ chuyên môn và tổ văn phòng:
- Thực hiện bồi dưỡng chuyên môn, nghiệp vụ theo kế hoạch;
- Quản lý tốt tài liệu, đồ dùng, đồ chơi, thiết bị, tài sản, tài chính, hồ sơ của tổ và của nhà trường.
Gợi ý các minh chứng cần thu thập:
- Kế hoạch của trường về việc bồi dưỡng chuyên môn, nghiệp vụ cho giáo viên, nhân viên;
- Biên bản họp tổ có nêu các hình thức và nội dung bồi dưỡng theo kế hoạch của trường;
- Sổ ghi chép các nội dung học tập, bồi dưỡng chuyên môn, nghiệp vụ của giáo viên, nhân viên trong tổ;
- Biên bản kiểm kê tài liệu, đồ dùng, đồ chơi, thiết bị, tài sản, tài chính, hồ sơ của tổ và của nhà trường hằng năm;
- Các minh chứng khác (nếu có).
c) Đánh giá, xếp loại, đề xuất khen thưởng, kỷ luật giáo viên, nhân viên trong tổ.
Nội hàm của chỉ số: Tổ chuyên môn và tổ văn phòng thực hiện việc đánh giá, xếp loại, đề xuất khen thưởng, kỷ luật giáo viên, nhân viên trong tổ.
Gợi ý các minh chứng cần thu thập:
- Biên bản đánh giá, xếp loại công chức hằng năm;
- Nghị quyết họp tổ có nội dung đánh giá, xếp loại, đề xuất khen thưởng, kỷ luật giáo viên, nhân viên trong tổ;
- Báo cáo tổng kết năm học có nội dung đánh giá, xếp loại, đề xuất khen thưởng, kỷ luật giáo viên, nhân viên;
- Biên bản về đánh giá, xếp loại giáo viên theo quy định Chuẩn nghề nghiệp giáo viên mầm non hằng năm;
- Các minh chứng khác (nếu có).
Tiêu chuẩn 2: Cán bộ quản lý, giáo viên và nhân viên
1. Hiệu trưởng, phó hiệu trưởng đạt các yêu cầu theo quy định của Điều lệ trường mầm non và có đủ năng lực để triển khai các hoạt động chăm sóc, giáo dục trẻ.
a) Hiệu trưởng, phó hiệu trưởng có thời gian công tác liên tục trong giáo dục mầm non ít nhất là 5 năm đối với hiệu trưởng và 3 năm đối với phó hiệu trưởng; có bằng trung cấp sư phạm mầm non trở lên, đã qua lớp bồi dưỡng về nghiệp vụ quản lý giáo dục.
Nội hàm của chỉ số:
- Hiệu trưởng có thời gian công tác liên tục trong giáo dục mầm non ít nhất là 5 năm;
- Phó hiệu trưởng có thời gian công tác liên tục trong giáo dục mầm non ít nhất là 3 năm;
- Hiệu trưởng, phó hiệu trưởng có bằng trung cấp sư phạm mầm non trở lên;
- Đã qua lớp bồi dưỡng về nghiệp vụ quản lý giáo dục.
Gợi ý các minh chứng cần thu thập:
- Sơ yếu lý lịch có ghi quá trình công tác của hiệu trưởng và phó hiệu trưởng;
- Văn bằng, giấy chứng nhận, chứng chỉ có liên quan;
- Các minh chứng khác (nếu có).
b) Có năng lực quản lý và tổ chức các hoạt động của nhà trường, nắm vững Chương trình Giáo dục mầm non; có khả năng ứng dụng công nghệ thông tin vào công tác quản lý và chỉ đạo chuyên môn.
Nội hàm của chỉ số: Hiệu trưởng, phó hiệu trưởng:
- Có năng lực quản lý và tổ chức các hoạt động của nhà trường;
- Nắm vững Chương trình Giáo dục mầm non;
- Có khả năng ứng dụng công nghệ thông tin vào công tác quản lý và chỉ đạo chuyên môn.
Gợi ý các minh chứng cần thu thập:
- Bằng khen, giấy khen của hiệu trưởng, phó hiệu trưởng;
- Chứng chỉ tin học của hiệu trưởng, phó hiệu trưởng;
- Kết quả đánh giá hiệu trưởng, phó hiệu trưởng theo Chuẩn hiệu trưởng trường mầm non;
- Hình ảnh về việc sử dụng công nghệ thông tin của hiệu trưởng, phó hiệu trưởng trong công tác quản lý và chỉ đạo chuyên môn (nếu có).
- Các minh chứng khác (nếu có).
c) Có phẩm chất đạo đức tốt, được giáo viên, cán bộ, nhân viên trong trường và nhân dân địa phương tín nhiệm.
Nội hàm của chỉ số: Hiệu trưởng, phó hiệu trưởng:
- Có phẩm chất đạo đức tốt;
- Được giáo viên, cán bộ, nhân viên trong trường và nhân dân địa phương tín nhiệm.
Gợi ý các minh chứng cần thu thập:
- Biên bản về việc tập thể nhà trường tín nhiệm phẩm chất chính trị, đạo đức, lối sống, chuyên môn đối với cán bộ quản lý (01 lần bầu tín nhiệm/01 năm học);
- Đánh giá, xếp loại hiệu trưởng, phó hiệu trưởng hằng năm theo quy định về Chuẩn Hiệu trưởng trường mầm non;
- Các minh chứng khác (nếu có).
2. Giáo viên của nhà trường đủ số lượng, đạt các yêu cầu về trình độ đào tạo theo quy định của Điều lệ trường mầm non, có hiểu biết về văn hóa và ngôn ngữ dân tộc phù hợp với địa bàn công tác, có kiến thức cơ bản về giáo dục hoà nhập trẻ khuyết tật.
a) Có đủ số lượng giáo viên theo quy định.
Nội hàm của chỉ số: Nhà trường có đủ số lượng giáo viên theo quy định tại Thông tư số 71/2007/TTLT-BGDĐT-BNV ngày 28/11/2007 của Bộ GDĐT và Bộ Nội vụ về việc Hướng dẫn định mức biên chế sự nghiệp trong các cơ sở giáo dục mầm non công lập.
Gợi ý các minh chứng cần thu thập:
- Hồ sơ quản lý nhân sự của nhà trường;
- Danh sách giáo viên nhà trường (hiệu trưởng ký tên, đóng dấu);
- Các minh chứng khác (nếu có).
b) 100% giáo viên đạt trình độ chuẩn, trong đó có ít nhất 30% số giáo viên trên chuẩn về trình độ đào tạo.
Nội hàm của chỉ số: Nhà trường có 100% giáo viên đạt trình độ chuẩn, trong đó có ít nhất 30% số giáo viên trên chuẩn về trình độ đào tạo.
Gợi ý các minh chứng cần thu thập:
- Hồ sơ quản lý nhân sự của nhà trường;
- Danh sách giáo viên của trường có thông tin về trình độ đào tạo;
- Văn bằng đào tạo của giáo viên;
- Các minh chứng khác (nếu có).
c) Có hiểu biết về văn hóa và ngôn ngữ dân tộc phù hợp với địa bàn công tác và có kiến thức cơ bản về giáo dục hoà nhập trẻ khuyết tật.
Nội hàm của chỉ số: Giáo viên nhà trường:
- Có hiểu biết về văn hóa và ngôn ngữ dân tộc phù hợp với địa bàn công tác;
- Có kiến thức cơ bản về giáo dục hoà nhập trẻ khuyết tật.
Gợi ý các minh chứng cần thu thập:
- Báo cáo tổng kết năm học của nhà trường có nội dung đánh giá về việc giáo viên: Có hiểu biết về văn hóa và ngôn ngữ dân tộc phù hợp với địa bàn công tác; có kiến thức cơ bản về giáo dục hoà nhập trẻ khuyết tật;
- Hình ảnh tư liệu (nếu có);
- Các minh chứng khác (nếu có).
3. Giáo viên thực hiện công tác chăm sóc, giáo dục trẻ theo quy định của Bộ Giáo dục và Đào tạo.
a) Thực hiện công tác chăm sóc, giáo dục trẻ theo Chương trình Giáo dục mầm non.
Nội hàm của chỉ số: Giáo viên nhà trường thực hiện công tác chăm sóc, giáo dục trẻ theo Chương trình Giáo dục mầm non.
Gợi ý các minh chứng cần thu thập:
- Hồ sơ quản lý chuyên môn;
- Hồ sơ quản lý bán trú;
- Sổ kế hoạch giáo dục trẻ em;
- Các minh chứng khác (nếu có).
b) Quản lý trẻ về mọi mặt trong thời gian trẻ ở nhà trường.
Nội hàm của chỉ số: Giáo viên nhà trường quản lý trẻ về mọi mặt trong thời gian trẻ ở nhà trường.
Gợi ý các minh chứng cần thu thập:
- Sổ theo dõi trẻ: điểm danh, theo dõi đánh giá trẻ;
- Các minh chứng khác (nếu có).
c) Quan tâm đến trẻ, đối xử công bằng và tôn trọng nhân cách của trẻ; bảo vệ các quyền và lợi ích chính đáng của trẻ.
Nội hàm của chỉ số: Giáo viên nhà trường:
- Quan tâm đến trẻ;
- Đối xử công bằng và tôn trọng nhân cách của trẻ;
- Bảo vệ các quyền và lợi ích chính đáng của trẻ.
Gợi ý các minh chứng cần thu thập:
- Sổ theo dõi trẻ: điểm danh, theo dõi đánh giá trẻ;
- Biên bản đánh giá, xếp loại giáo viên hằng năm;
- Ý kiến của Ban đại diện cha mẹ học sinh nhận xét về giáo viên hằng năm;
- Các minh chứng khác (nếu có).
4. Giáo viên thực hiện nghiêm túc việc tự bồi dưỡng nâng cao trình độ chuyên môn, nghiệp vụ; vận dụng sáng tạo, có hiệu quả các phương pháp giáo dục và ứng dụng công nghệ thông tin trong các hoạt động giáo dục.
a) Thực hiện nghiêm túc chương trình bồi dưỡng thường xuyên, bồi dưỡng hè, bồi dưỡng chuyên đề và tự bồi dưỡng nâng cao trình độ chuyên môn, nghiệp vụ.
Nội hàm của chỉ số: Giáo viên nhà trường thực hiện nghiêm túc chương trình bồi dưỡng thường xuyên, bồi dưỡng hè, bồi dưỡng chuyên đề và tự bồi dưỡng nâng cao trình độ chuyên môn, nghiệp vụ.
Gợi ý các minh chứng cần thu thập:
- Sổ ghi chép của giáo viên có các nội dung bồi dưỡng thường xuyên, bồi dưỡng hè, bồi dưỡng chuyên đề và tự bồi dưỡng nâng cao trình độ chuyên môn, nghiệp vụ;
- Văn bản của nhà trường về việc giáo viên tham gia chương trình bồi dưỡng thường xuyên, bồi dưỡng hè, bồi dưỡng chuyên đề;
- Báo cáo thu hoạch của giáo viên sau các đợt tập huấn, bồi dưỡng chuyên đề;
- Các minh chứng khác (nếu có).
b) Vận dụng sáng tạo, có hiệu quả các phương pháp giáo dục trong việc tổ chức hoạt động vui chơi, học tập cho trẻ; khai thác các tình huống trong cuộc sống để tổ chức hoạt động giáo dục trẻ một cách phù hợp; tạo cơ hội cho trẻ tìm tòi, khám phá, khuyến khích trẻ sáng tạo.
Nội hàm của chỉ số: Giáo viên nhà trường:
- Vận dụng sáng tạo, có hiệu quả các phương pháp giáo dục trong việc tổ chức hoạt động vui chơi, học tập cho trẻ;
- Khai thác các tình huống trong cuộc sống để tổ chức hoạt động giáo dục trẻ một cách phù hợp;
- Tạo cơ hội cho trẻ tìm tòi, khám phá, khuyến khích trẻ sáng tạo.
Gợi ý các minh chứng cần thu thập:
- Sáng kiến kinh nghiệm; đồ dùng, đồ chơi tự làm của giáo viên;
- Hồ sơ quản lý chuyên môn của nhà trường;
- Sổ dự giờ của hiệu trưởng, phó hiệu trưởng, tổ trưởng có đánh giá hiệu quả các phương pháp giáo dục trong việc tổ chức hoạt động vui chơi, học tập cho trẻ;
- Sản phẩm của trẻ trên lớp;
- Các minh chứng khác (nếu có).
c) Sử dụng công nghệ thông tin trong các hoạt động chuyên môn và trong chăm sóc, giáo dục trẻ.
Nội hàm của chỉ số: Giáo viên biết sử dụng công nghệ thông tin trong các hoạt động chuyên môn và trong chăm sóc, giáo dục trẻ.
Gợi ý các minh chứng cần thu thập:
- Các tư liệu phục vụ chuyên môn giáo viên khai thác được từ việc sử dụng công nghệ thông tin;
- Hình ảnh về việc sử dụng công nghệ thông tin của giáo viên trong các hoạt động chuyên môn và trong chăm sóc, giáo dục trẻ (nếu có);
- Sổ dự giờ của hiệu trưởng, phó hiệu trưởng, tổ trưởng có đánh giá việc giáo viên sử dụng công nghệ thông tin trong các hoạt động chuyên môn và trong chăm sóc, giáo dục trẻ;
- Các minh chứng khác (nếu có).
5. Nhân viên của trường đạt các yêu cầu theo quy định của Điều lệ trường mầm non.
a) Có đủ số lượng nhân viên theo quy định.
Nội hàm của chỉ số:
Nhà trường có đủ lượng nhân viên theo quy định tại Thông tư số 71/2007/TTLT- BGDĐT- BNV ngày 28 tháng 11 năm 2007 liên tịch Bộ Giáo dục và Đào tạo và Bộ Nội vụ, hướng dẫn định mức biên chế sự nghiệp trong các cơ sở giáo dục mầm non công lập (trường mầm non hạng I được bố trí: 1 kế toán, 1 cán bộ y tế học đường và 1 văn thư; trường mầm non hạng 2 được bố trí: 1 kế toán và 1 cán bộ y tế học đường; với địa bàn không có cơ sở dịch vụ cung ứng cho việc nấu ăn cho trẻ thì được thuê khoán người nấu ăn: 1 người phục vụ 50 trẻ mẫu giáo hoặc 35 trẻ nhà trẻ).
Gợi ý các minh chứng cần thu thập:
- Hồ sơ quản lý nhân sự;
- Danh sách nhân viên nhà trường (hiệu trưởng ký tên, đóng dấu);
- Các minh chứng khác (nếu có).
b) Nhân viên y tế học đường và kế toán có trình độ trung cấp trở lên theo đúng chuyên môn; nhân viên thủ quỹ, văn thư, bảo vệ và các nhân viên khác được bồi dưỡng về nghiệp vụ theo công việc được giao; nhân viên nấu ăn có chứng chỉ nghề nấu ăn.
Nội hàm của chỉ số:
- Nhân viên y tế học đường và kế toán có trình độ trung cấp trở lên theo đúng chuyên môn;
- Nhân viên thủ quỹ, văn thư, bảo vệ và các nhân viên khác được bồi dưỡng về nghiệp vụ theo công việc được giao;
- Nhân viên nấu ăn có chứng chỉ nghề nấu ăn.
Gợi ý các minh chứng cần thu thập:
- Văn bằng, chứng chỉ của các nhân viên;
- Các minh chứng khác (nếu có).
c) Thực hiện đầy đủ các nhiệm vụ theo quy định.
Nội hàm của chỉ số: Nhân viên nhà trường thực hiện đầy đủ các nhiệm vụ theo quy định tại Điều 36 của Điều lệ trường mầm non.
Gợi ý các minh chứng cần thu thập:
- Biên bản đánh giá, xếp loại nhân viên hằng năm;
- Báo cáo tổng kết năm học của nhà trường hằng năm có nội dung đánh giá việc thực hiện các nhiệm vụ theo quy định của nhân viên;
- Các minh chứng khác (nếu có).
6. Cán bộ, giáo viên và nhân viên của nhà trường được đánh giá xếp loại hằng năm.
a) Có ít nhất 50% số cán bộ, giáo viên, nhân viên đạt danh hiệu lao động tiên tiến và có ít nhất 1 người đạt danh hiệu chiến sĩ thi đua từ cấp cơ sở trở lên.
Nội hàm của chỉ số:
- Nhà trường có ít nhất 50% số cán bộ, giáo viên, nhân viên đạt danh hiệu lao động tiên tiến;
- Có 1 chiến sĩ thi đua từ cấp cơ sở trở lên.
Gợi ý các minh chứng cần thu thập:
- Biên bản về đánh giá, xếp loại giáo viên hằng năm;
- Bảng tổng hợp kết quả đánh giá, xếp loại giáo viên hằng năm;
- Báo cáo tổng kết năm học của nhà trường hằng năm có số liệu thống kê về danh hiệu thi đua của cán bộ, giáo viên, nhân viên;
- Bằng khen, giấy khen của cán bộ, giáo viên, nhân viên; quyết định khen thưởng các cấp;
- Các minh chứng khác (nếu có).
b) Có ít nhất 50% giáo viên được xếp loại khá trở lên, không có giáo viên bị xếp loại kém theo quy định về Chuẩn nghề nghiệp giáo viên mầm non do Bộ Giáo dục và Đào tạo ban hành.
Nội hàm của chỉ số:
- Nhà trường có ít nhất 50% giáo viên được xếp loại khá trở lên;
- Không có giáo viên bị xếp loại kém theo quy định về Chuẩn nghề nghiệp giáo viên mầm non.
Gợi ý các minh chứng cần thu thập:
- Biên bản về đánh giá, xếp loại giáo viên hằng năm theo Chuẩn nghề nghiệp giáo viên;
- Bảng tổng hợp kết quả đánh giá, xếp loại giáo viên hằng năm;
- Báo cáo tổng kết năm học của nhà trường hằng năm có số liệu về đánh giá xếp loại giáo viên;
- Các minh chứng khác (nếu có).
c) Không có cán bộ, giáo viên, nhân viên bị kỷ luật từ hình thức cảnh cáo trở lên.
Nội hàm của chỉ số: Không có cán bộ, giáo viên, nhân viên bị kỷ luật từ hình thức cảnh cáo trở lên.
Gợi ý các minh chứng cần thu thập:
- Hồ sơ quản lý nhân sự của nhà trường;
- Báo cáo tổng kết năm học có nội dung đánh giá, xếp loại, khen thưởng, kỷ luật cán bộ, giáo viên, nhân viên;
- Các minh chứng khác (nếu có).
7. Cán bộ, giáo viên và nhân viên được đảm bảo các quyền lợi theo quy định của pháp luật.
a) Được đảm bảo các điều kiện để thực hiện nhiệm vụ chăm sóc, giáo dục trẻ.
Nội hàm của chỉ số: Cán bộ, giáo viên và nhân viên được đảm bảo các điều kiện để thực hiện nhiệm vụ chăm sóc, giáo dục trẻ.
Gợi ý các minh chứng cần thu thập:
- Báo cáo tổng kết công tác của Công đoàn nhà trường hằng năm;
- Báo cáo tại hội nghị cán bộ, công chức hằng năm;
- Báo cáo tổng kết năm học có nội dung đánh giá việc nhà trường đảm bảo các điều kiện cho cán bộ, giáo viên, nhân viên thực hiện nhiệm vụ chăm sóc, giáo dục trẻ;
- Các minh chứng khác (nếu có).
b) Được đào tạo, bồi dưỡng nâng cao trình độ chuyên môn, nghiệp vụ; được hưởng lương, phụ cấp và các chế độ khác khi đi học để nâng cao trình độ chuyên môn, nghiệp vụ theo quy định.
Nội hàm của chỉ số:
- Cán bộ, giáo viên, nhân viên nhà trường được đào tạo, bồi dưỡng nâng cao trình độ chuyên môn, nghiệp vụ;
- Được hưởng lương, phụ cấp và các chế độ khác khi đi học để nâng cao trình độ chuyên môn, nghiệp vụ theo quy định.
Gợi ý các minh chứng cần thu thập:
- Báo cáo tổng kết công tác của Công đoàn nhà trường hằng năm;
- Báo cáo tại hội nghị cán bộ, công chức hằng năm;
- Báo cáo tổng kết năm học có nội dung đánh giá việc đào tạo nâng cao trình độ của cán bộ, giáo viên, nhân viên;
- Các minh chứng khác (nếu có).
c) Được bảo vệ nhân phẩm, danh dự; được hưởng mọi quyền lợi về vật chất, tinh thần theo quy định của pháp luật.
Nội hàm của chỉ số: Cán bộ, giáo viên, nhân viên nhà trường:
- Được bảo vệ nhân phẩm, danh dự;
- Được hưởng mọi quyền lợi về vật chất, tinh thần.
Gợi ý các minh chứng cần thu thập:
- Báo cáo tại hội nghị cán bộ, công chức hằng năm;
- Báo cáo tổng kết năm học có nội dung đánh giá việc cán bộ, giáo viên, nhân viên được bảo vệ nhân phẩm, danh dự; được hưởng mọi quyền lợi về vật chất, tinh thần;
- Các minh chứng khác (nếu có).
Tiêu chuẩn 3: Cơ sở vật chất và trang thiết bị
1. Nhà trường có diện tích, khuôn viên và các công trình đảm bảo yêu cầu về thiết kế theo quy định của Điều lệ trường mầm non.
a) Có đủ diện tích đất sử dụng theo quy định, các công trình của nhà trường được xây dựng kiên cố hoặc bán kiên cố.
Nội hàm của chỉ số:
- Nhà trường có diện tích đất sử dụng theo quy định (Diện tích sử dụng đất bình quân tối thiểu 12m2 cho một trẻ đối với khu vực nông thôn và miền núi; 8m2 cho một trẻ đối với khu vực thành phố và thị xã);
- Các công trình của nhà trường được xây dựng kiên cố hoặc bán kiên cố.
Gợi ý các minh chứng cần thu thập:
- Giấy chứng nhận về quyền sử dụng đất của nhà trường;
- Sơ đồ tổng thể và từng khu của nhà trường;
- Các minh chứng khác (nếu có).
b) Có biển tên trường, khuôn viên có tường, rào bao quanh.
Nội hàm của chỉ số:
- Có biển tên trường;
- Khuôn viên có tường, rào bao quanh.
Gợi ý các minh chứng cần thu thập:
- Sơ đồ khuôn viên của nhà trường;
- Hồ sơ thiết kế xây dựng của nhà trường;
- Ảnh chụp toàn cảnh nhà trường (nếu có);
- Các minh chứng khác (nếu có).
c) Có nguồn nước sạch và hệ thống cống rãnh hợp vệ sinh.
Nội hàm của chỉ số: Có nguồn nước sạch và hệ thống cống rãnh hợp vệ sinh.
Gợi ý các minh chứng cần thu thập:
- Sơ đồ tổng thể của nhà trường;
- Hồ sơ thiết kế xây dựng của nhà trường;
- Chứng nhận có nguồn nước sạch của ngành y tế;
- Các minh chứng khác (nếu có).
2. Nhà trường có sân, vườn và khu vực cho trẻ chơi đảm bảo yêu cầu.
a) Diện tích sân chơi được quy hoạch, thiết kế phù hợp, có cây xanh, được cắt tỉa đẹp, tạo bóng mát sân trường.
Nội hàm của chỉ số:
- Diện tích sân chơi được quy hoạch, thiết kế phù hợp;
- Có cây xanh, được cắt tỉa đẹp, tạo bóng mát sân trường.
Gợi ý các minh chứng cần thu thập:
- Sơ đồ khu vực sân chơi của nhà trường;
- Hồ sơ thiết kế xây dựng của nhà trường;
- Ảnh chụp sân chơi của nhà trường (nếu có);
- Các minh chứng khác (nếu có).
b) Có vườn cây dành riêng cho trẻ chăm sóc, giúp trẻ khám phá, học tập.
Nội hàm của chỉ số: Có vườn cây dành riêng cho trẻ chăm sóc, giúp trẻ khám phá, học tập.
Lưu ý: Tùy theo điều kiện của từng trường để xây dựng vườn cây cho trẻ chăm sóc, vườn cây có thể ở trên mặt đất hoặc trên cao, không nhất thiết phải có diện tích rộng.
Gợi ý các minh chứng cần thu thập:
- Sơ đồ vườn cây của nhà trường;
- Hồ sơ thiết kế xây dựng của nhà trường;
- Ảnh chụp vườn cây nhà trường (nếu có);
- Các minh chứng khác (nếu có).
c) Khu vực trẻ chơi ngoài trời được lát gạch, láng xi măng hoặc trồng thảm cỏ; có ít nhất 5 loại đồ chơi ngoài trời đảm bảo an toàn, phù hợp với trẻ.
Nội hàm của chỉ số:
- Khu vực trẻ chơi ngoài trời được lát gạch, láng xi măng hoặc trồng thảm cỏ;
- Có ít nhất 5 loại đồ chơi ngoài trời đảm bảo an toàn, phù hợp với trẻ.
Gợi ý các minh chứng cần thu thập:
- Sơ đồ khu vực trẻ chơi ngoài trời của nhà trường;
- Hồ sơ thiết kế xây dựng của nhà trường;
- Ảnh chụp khu vực trẻ chơi ngoài trời của nhà trường (nếu có);
- Thống kê danh mục đồ chơi;
- Các minh chứng khác (nếu có).
3. Nhà trường có phòng sinh hoạt chung, phòng ngủ và hiên chơi đảm bảo yêu cầu.
a) Phòng sinh hoạt chung (có thể dùng làm nơi ăn, ngủ cho trẻ) đảm bảo diện tích trung bình 1,5 - 1,8m2 cho một trẻ, đủ ánh sáng tự nhiên và thoáng, nền láng xi măng, lát gạch hoặc gỗ mầu sáng không trơn trượt; có đủ bàn ghế cho giáo viên và trẻ, tranh ảnh, hoa, cây cảnh trang trí đẹp, phù hợp; có đủ đồ dùng, thiết bị theo quy định của Bộ Giáo dục và Đào tạo.
Nội hàm của chỉ số: Nhà trường có:
- Phòng sinh hoạt chung (có thể dùng làm nơi ăn, ngủ cho trẻ) đảm bảo diện tích trung bình 1,5 - 1,8m2 cho một trẻ, đủ ánh sáng tự nhiên và thoáng, nền láng xi măng, lát gạch hoặc gỗ mầu sáng không trơn trượt;
- Có đủ bàn ghế cho giáo viên và trẻ;
- Tranh ảnh, hoa, cây cảnh trang trí đẹp, phù hợp;
- Có đủ đồ dùng, thiết bị theo quy định của Bộ Giáo dục và Đào tạo.
Gợi ý các minh chứng cần thu thập:
- Sơ đồ phòng sinh hoạt chung của nhà trường;
- Hồ sơ thiết kế xây dựng của nhà trường;
- Sổ theo dõi tài sản, thiết bị của nhà trường;
- Các minh chứng khác (nếu có).
b) Phòng ngủ đảm bảo diện tích trung bình 1,2 -1,5m2 cho một trẻ, yên tĩnh, thoáng mát về mùa hè, ấm áp về mùa đông, có đủ các đồ dùng phục vụ trẻ ngủ.
Nội hàm của chỉ số:
Phòng ngủ đảm bảo:
- Diện tích trung bình 1,2 -1,5m2 cho một trẻ;
- Yên tĩnh, thoáng mát về mùa hè, ấm áp về mùa đông;
- Đầy đủ các đồ dùng phục vụ trẻ ngủ.
Lưu ý: Nếu trường sử dụng phòng sinh hoạt chung làm phòng ngủ thì chỉ số này được xác định là đạt yêu cầu.
Gợi ý các minh chứng cần thu thập:
- Sơ đồ khu vực phòng ngủ của trẻ;
- Hồ sơ thiết kế xây dựng của nhà trường;
- Sổ theo dõi (hoặc biên bản bàn giao) tài sản, thiết bị của hiệu trưởng với giáo viên phụ trách mỗi lớp;
- Các minh chứng khác (nếu có).
c) Hiên chơi (vừa có thể là nơi trẻ ăn trưa) đảm bảo diện tích trung bình 0,5- 0,7m2 cho một trẻ, chiều rộng không dưới 2,1m; có lan can bao quanh cao 0,8 -1m; khoảng cách giữa các thanh gióng đứng không lớn hơn 0,1m.
Nội hàm của chỉ số:
Hiên chơi (vừa có thể là nơi trẻ ăn trưa):
- Đảm bảo trung bình 0,5- 0,7m2 cho một trẻ, chiều rộng không dưới 2,1m;
- Có lan can bao quanh cao 0,8 -1m;
- Khoảng cách giữa các thanh gióng đứng không lớn hơn 0,1m.
Lưu ý: Nếu trường có hiên chơi đảm bảo các yêu cầu khác nhưng diện tích và chiều rộng không đủ theo quy định thì tùy tình hình cụ thể, nhà trường và đoàn đánh giá ngoài thống nhất đánh giá chỉ số này đạt hoặc không đạt.
Gợi ý các minh chứng cần thu thập:
- Sơ đồ khu vực hiên chơi của trẻ;
- Hồ sơ thiết kế xây dựng của nhà trường;
- Ảnh chụp khu vực hiên chơi (nếu có);
- Các minh chứng khác (nếu có).
4. Nhà trường có phòng giáo dục thể chất, phòng giáo dục nghệ thuật, nhà vệ sinh, bếp ăn theo quy định của Điều lệ trường mầm non.
a) Phòng giáo dục thể chất, phòng giáo dục nghệ thuật có diện tích tối thiểu là 60m2, thoáng mát, đủ ánh sáng, có đủ trang bị, thiết bị phục vụ dạy và học.
Nội hàm của chỉ số:
Phòng giáo dục thể chất, nghệ thuật:
- Có diện tích tối thiểu là 60m2, thoáng mát, đủ ánh sáng;
- Có đủ trang bị, thiết bị phục vụ dạy và học.
Gợi ý các minh chứng cần thu thập:
- Sơ đồ phòng giáo dục thể chất, nghệ thuật của nhà trường;
- Hồ sơ thiết kế xây dựng của nhà trường;
- Sổ theo dõi tài sản của nhà trường;
- Các minh chứng khác (nếu có).
b) Có bếp ăn được xây dựng theo quy trình vận hành một chiều, đồ dùng nhà bếp đầy đủ, đảm bảo vệ sinh; có kho thực phẩm bảo đảm vệ sinh an toàn thực phẩm; có tủ lạnh lưu mẫu thức ăn.
Nội hàm của chỉ số:
- Có bếp ăn được xây dựng theo quy trình vận hành một chiều;
- Đồ dùng nhà bếp đầy đủ, đảm bảo vệ sinh;
- Có kho thực phẩm bảo đảm vệ sinh an toàn thực phẩm;
- Có tủ lạnh lưu mẫu thức ăn.
Gợi ý các minh chứng cần thu thập:
- Ảnh chụp khu vực nhà bếp (nếu có);
- Hồ sơ thiết kế xây dựng của nhà trường;
- Sơ đồ khu vực bếp ăn của nhà trường;
- Giấy chứng nhận vệ sinh an toàn thực phẩm (theo Quyết định số 11/2006/QĐ-BYT, ngày 09 tháng 3 năm 2006 của Bộ y tế về việc ban hành “Quy chế cấp Giấy chứng nhận đủ điều kiện vệ sinh an toàn thực phẩm đối với cơ sở sản xuất, kinh doanh thực phẩm...").
- Biên bản kiểm kê tài sản của nhà trường hằng năm;
- Các minh chứng khác (nếu có).
c) Có nhà vệ sinh cho trẻ, nhà vệ sinh cho cán bộ, giáo viên, nhân viên đảm bảo yêu cầu và thuận tiện cho sử dụng.
Nội hàm của chỉ số: Nhà trường có:
- Nhà vệ sinh cho trẻ đảm bảo yêu cầu và thuận tiện cho sử dụng;
- Nhà vệ sinh cho giáo viên đảm bảo yêu cầu và thuận tiện cho sử dụng.
Gợi ý các minh chứng cần thu thập:
- Hồ sơ thiết kế xây dựng của nhà trường;
- Sơ đồ khu nhà vệ sinh của nhà trường;
- Ảnh chụp khu vệ sinh của nhà trường (nếu có);
- Các minh chứng khác (nếu có).
5. Nhà trường có khối phòng hành chính quản trị đảm bảo yêu cầu.
a) Văn phòng trường có diện tích tối thiểu 30m2, có bàn ghế họp và tủ văn phòng, các biểu bảng theo quy định; phòng hiệu trưởng, phó hiệu trưởng có diện tích tối thiểu 15m2, có đầy đủ các phương tiện làm việc và bàn ghế tiếp khách; phòng hành chính quản trị diện tích tối thiểu 15m2, có máy vi tính và các phương tiện làm việc.
Nội hàm của chỉ số:
- Văn phòng trường diện tích tối thiểu 30m2, có bàn ghế họp và tủ văn phòng, các biểu bảng theo quy định;
- Phòng hiệu trưởng, phó hiệu trưởng có diện tích tối thiểu 15m2, có đầy đủ các phương tiện làm việc và bàn ghế tiếp khách;
- Phòng hành chính quản trị diện tích tối thiểu 15m2, có máy vi tính và các phương tiện làm việc.
Gợi ý các minh chứng cần thu thập:
- Hồ sơ thiết kế xây dựng của nhà trường;
- Sơ đồ từng khu (văn phòng, phòng hiệu trưởng, phòng phó hiệu trưởng) của nhà trường;
- Ảnh chụp các khu (văn phòng, phòng hiệu trưởng, phòng phó hiệu trưởng) của nhà trường (nếu có);
- Biên bản kiểm kê tài sản của nhà trường hằng năm;
- Các minh chứng khác (nếu có).
b) Phòng Y tế có diện tích tối thiểu 10m2, có các trang thiết bị y tế và đồ dùng theo dõi sức khoẻ trẻ, có các biểu bảng thông báo các biện pháp tích cực can thiệp chữa bệnh và chăm sóc trẻ suy dinh dưỡng, trẻ béo phì, có bảng kế hoạch theo dõi tiêm phòng và khám sức khoẻ định kỳ cho trẻ, có tranh ảnh tuyên truyền chăm sóc sức khoẻ, phòng bệnh cho trẻ.
Nội hàm của chỉ số: Phòng Y tế:
- Có diện tích tối thiểu 10m2, có các trang thiết bị y tế và đồ dùng theo dõi sức khoẻ trẻ;
- Có các biểu bảng thông báo các biện pháp tích cực can thiệp chữa bệnh và chăm sóc trẻ suy dinh dưỡng, trẻ béo phì;
- Có bảng kế hoạch theo dõi tiêm phòng và khám sức khoẻ định kỳ cho trẻ, có tranh ảnh tuyên truyền chăm sóc sức khoẻ, phòng bệnh cho trẻ.
Gợi ý các minh chứng cần thu thập:
- Hồ sơ thiết kế xây dựng của nhà trường;
- Sơ đồ phòng y tế;
- Hồ sơ theo dõi sức khỏe của trẻ;
- Biểu đồ tăng trưởng của trẻ;
- Biên bản kiểm kê tài sản của nhà trường hằng năm;
- Các biểu, bảng thông báo;
- Kế hoạch theo dõi tiêm phòng và khám sức khỏe định kỳ;
- Tranh ảnh tuyên truyền chăm sóc sức khỏe, phòng bệnh;
- Các minh chứng khác (nếu có).
c) Phòng bảo vệ, thường trực có diện tích tối thiểu 6 - 8m2, có bàn ghế, đồng hồ, bảng, sổ theo dõi khách; phòng dành cho nhân viên có diện tích tối thiểu 16m2, có tủ để đồ dùng cá nhân; khu để xe cho cán bộ, giáo viên, nhân viên có đủ diện tích và có mái che.
Nội hàm của chỉ số:
- Phòng bảo vệ, thường trực có diện tích tối thiểu 6 - 8m2, có bàn ghế, đồng hồ, bảng, sổ theo dõi khách;
- Phòng dành cho nhân viên có diện tích tối thiểu 16m2, có tủ để đồ dùng cá nhân;
- Khu để xe cho giáo viên, nhân viên có đủ diện tích và có mái che.
Gợi ý các minh chứng cần thu thập:
- Sơ đồ các phòng: phòng bảo vệ, thường trực, phòng dành cho nhân viên, khu để xe của nhà trường;
- Biên bản kiểm kê tài sản của nhà trường hằng năm;
- Danh mục tài sản trong các phòng bảo vệ, thường trực, phòng dành cho nhân viên;
- Các minh chứng khác (nếu có).
6. Nhà trường có các thiết bị, đồ dùng đồ chơi theo quy định về Tiêu chuẩn kỹ thuật Đồ dùng – Đồ chơi – Thiết bị dạy học tối thiểu dùng cho giáo dục mầm non do Bộ Giáo dục và Đào tạo ban hành.
a) Có đủ thiết bị, đồ dùng, đồ chơi theo quy định và sử dụng có hiệu quả trong chăm sóc, giáo dục trẻ.
Nội hàm của chỉ số:
- Nhà trường có đủ thiết bị, đồ chơi, đồ dùng cá nhân, theo quy định (Theo hướng dẫn tại Thông tư số 02/2010/TT-BGDĐT ngày 11/02/2010 của Bộ GDĐT về việc Ban hành Danh mục Đồ dung - Đồ chơi - Thiết bị dạy học tối thiểu dùng cho Giáo dục mầm non);
- Sử dụng thiết bị, đồ chơi, đồ dùng cá nhân có hiệu quả.
Gợi ý các minh chứng cần thu thập:
- Danh mục thiết bị, đồ chơi, đồ dùng của trường theo quy định;
- Sổ dự giờ, biên bản kiểm tra, đánh giá hiệu quả giảng dạy, giáo dục, quản lý sử dụng sách, thiết bị, vv... của ban giám hiệu và tổ trưởng, tổ phó đối với giáo viên;
- Các minh chứng khác (nếu có).
b) Các thiết bị, đồ dùng, đồ chơi ngoài danh mục quy định phải đảm bảo tính giáo dục, an toàn, phù hợp với trẻ.
Nội hàm của chỉ số: Các thiết bị, đồ dùng, đồ chơi ngoài danh mục quy định phải đảm bảo tính giáo dục, an toàn, phù hợp với trẻ.
Gợi ý các minh chứng cần thu thập:
- Danh mục thiết bị, đồ chơi, đồ dùng cá nhân ngoài quy định;
- Sổ dự giờ, biên bản kiểm tra, đánh giá của hiệu trưởng, hiệu phó, tổ trưởng với các thành viên trong tổ chuyên môn khi sử dụng thiết bị, đồ dùng, đồ chơi cá nhân ngoài quy định có đánh giá về tính giáo dục, an toàn, phù hợp với trẻ;
- Các minh chứng khác (nếu có).
c) Hằng năm, có kế hoạch bảo quản, sửa chữa, thay thế, bổ sung, nâng cấp thiết bị, đồ dùng, đồ chơi.
Nội hàm của chỉ số: Hằng năm, nhà trường có kế hoạch bảo quản, sửa chữa, thay thế, bổ sung, nâng cấp thiết bị, đồ dùng, đồ chơi.
Gợi ý các minh chứng cần thu thập:
- Kế hoạch của nhà trường hằng năm về việc bảo quản, thay thế, sửa chữa, bổ sung, nâng cấp thiết bị, đồ dùng, đồ chơi;
- Sổ sách kế toán về việc chi cho bảo quản, thay thế, sửa chữa, bổ sung, nâng cấp thiết bị, đồ dùng, đồ chơi;
- Các minh chứng khác (nếu có).
Tiêu chuẩn 4: Quan hệ giữa nhà trường, gia đình và xã hội
1. Nhà trường chủ động phối hợp với cha mẹ trẻ để nâng cao chất lượng chăm sóc, giáo dục trẻ.
a) Có Ban đại diện cha mẹ học sinh của mỗi lớp, của nhà trường và hoạt động theo quy định của Điều lệ Ban đại diện cha mẹ học sinh do Bộ Giáo dục và Đào tạo ban hành.
Nội hàm của chỉ số:
- Có Ban đại diện cha mẹ học sinh của mỗi lớp, của nhà trường;
- Ban đại diện cha mẹ học sinh của mỗi lớp, của nhà trường hoạt động theo Điều lệ Ban đại diện cha mẹ học sinh.
Gợi ý các minh chứng cần thu thập:
- Danh sách Ban đại diện cha mẹ học sinh của mỗi lớp và của nhà trường hằng năm;
- Kế hoạch hoạt động của Ban đại diện cha mẹ học sinh;
- Báo cáo về hoạt động của Ban đại diện cha mẹ học sinh;
- Biên bản họp cha mẹ trẻ;
- Các minh chứng khác (nếu có).
b) Nhà trường có các biện pháp và hình thức phù hợp để tuyên truyền, hướng dẫn cha mẹ trẻ chăm sóc, giáo dục trẻ khi ở nhà.
Nội hàm của chỉ số: Nhà trường có các biện pháp và hình thức phù hợp để tuyên truyền, hướng dẫn cha mẹ trẻ chăm sóc, giáo dục trẻ khi ở nhà.
Gợi ý các minh chứng cần thu thập:
- Báo cáo tổng kết năm học của nhà trường hằng năm có nội dung đánh giá việc có các biện pháp, hình thức tuyên truyền, hướng dẫn cha mẹ trẻ chăm sóc, giáo dục trẻ;
- Nội dung (văn bản, hình ảnh…) về tuyên truyền, hướng dẫn cha mẹ chăm sóc, giáo dục trẻ khi ở nhà;
- Các minh chứng khác (nếu có).
c) Giáo viên phụ trách nhóm trẻ, lớp mẫu giáo và gia đình thường xuyên trao đổi thông tin về tình hình ăn, ngủ và các hoạt động khác của trẻ.
Nội hàm của chỉ số: Giáo viên phụ trách nhóm trẻ, lớp mẫu giáo và gia đình thường xuyên trao đổi thông tin về tình hình ăn, ngủ và các hoạt động khác của trẻ.
Gợi ý các minh chứng cần thu thập:
- Sổ trao đổi thông tin giữa nhà trường với cha mẹ trẻ (sổ liên lạc với gia đình);
- Các minh chứng khác (nếu có).
2. Nhà trường chủ động tham mưu với cấp ủy Đảng, chính quyền địa phương và phối hợp với các tổ chức đoàn thể, cá nhân ở địa phương nhằm huy động các nguồn lực về tinh thần, vật chất để xây dựng nhà trường và môi trường giáo dục.
a) Chủ động tham mưu với cấp uỷ Đảng, chính quyền địa phương để có chính sách phù hợp nhằm nâng cao chất lượng chăm sóc, giáo dục trẻ.
Nội hàm của chỉ số: Nhà trường chủ động tham mưu với cấp uỷ Đảng, chính quyền địa phương để có chính sách phù hợp nhằm nâng cao chất lượng giáo dục trẻ.
Gợi ý các minh chứng cần thu thập:
- Báo cáo tổng kết năm học có nội dung đánh giá việc tham mưu với cấp uỷ Đảng, chính quyền địa phương;
- Văn bản thể hiện các chính sách của cấp uỷ Đảng, chính quyền địa phương nhằm nâng cao chât lượng giáo dục trẻ;
- Các minh chứng khác (nếu có).
b) Phối hợp có hiệu quả với các tổ chức, đoàn thể, cá nhân ở địa phương huy động các nguồn lực để xây dựng cơ sở vật chất cho nhà trường.
Nội hàm của chỉ số: Nhà trường phối hợp có hiệu quả với các tổ chức, đoàn thể, cá nhân ở địa phương huy động các nguồn lực để xây dựng cơ sở vật chất cho nhà trường.
Gợi ý các minh chứng cần thu thập:
- Báo cáo của nhà trường hoặc của các tổ chức, đoàn thể có nội dung huy động các nguồn lực vật chất để xây dựng cơ sở vật chất cho nhà trường;
- Kế hoạch thực hiện nhiệm vụ năm học có nội dung phối hợp với tổ chức, đoàn thể, cá nhân ở địa phương;
- Các minh chứng khác (nếu có).
c) Phối hợp chặt chẽ với các tổ chức, đoàn thể, cá nhân ở địa phương để xây dựng nhà trường xanh - sạch - đẹp; xây dựng môi trường giáo dục lành mạnh, an toàn cho trẻ.
Nội hàm của chỉ số: Nhà trường phối hợp chặt chẽ với các tổ chức, đoàn thể, cá nhân ở địa phương để xây dựng nhà trường xanh - sạch - đẹp, xây dựng môi trường giáo dục lành mạnh, an toàn cho trẻ.
Gợi ý các minh chứng cần thu thập:
- Các văn bản ghi nhớ giữa nhà trường với các tổ chức, đoàn thể, cá nhân của địa phương về việc xây dựng môi trường giáo dục lành mạnh trong trường và ở địa phương;
- Báo cáo của nhà trường hoặc của các tổ chức, đoàn thể có nội dung phối hợp để xây dựng môi trường giáo dục lành mạnh trong trường và ở địa phương;
- Các minh chứng khác (nếu có).
Tiêu chuẩn 5: Kết quả chăm sóc, giáo dục trẻ
1. Trẻ có sự phát triển về thể chất theo mục tiêu của Chương trình Giáo dục mầm non.
a) Chiều cao, cân nặng, phát triển bình thường theo độ tuổi.
Nội hàm của chỉ số: Trẻ có chiều cao, cân nặng, phát triển bình thường theo độ tuổi (các chỉ số về chiều cao và cân nặng theo số liệu của Bảng chuẩn tăng trưởng của trẻ em áp dụng cho Việt Nam).
Gợi ý các minh chứng cần thu thập:
- Sổ theo dõi sức khoẻ của trẻ;
- Biểu đồ theo dõi chiều cao, cân nặng;
- Các minh chứng khác (nếu có).
b) Thực hiện được các vận động cơ bản, có khả năng phối hợp các giác quan và vận động, có kỹ năng khéo léo phù hợp với độ tuổi.
Nội hàm của chỉ số:
- Trẻ thực hiện được vận động cơ bản theo độ tuổi;
- Trẻ có khả năng phối hợp các giác quan và vận động;
- Trẻ có kỹ năng khéo léo phù hợp với độ tuổi.
(Trẻ đạt được các chỉ số về: các động tác phát triển các nhóm cơ và hô hấp, các vận động cơ bản và phát triển tố chất vận động ban đầu, các cử động của bàn tay, ngón tay và phối hợp tay- mắt theo kết quả mong đợi về giáo dục thể chất của Chương trình Giáo dục mầm non).
Gợi ý các minh chứng cần thu thập:
- Sổ theo dõi đánh giá trẻ của toàn trường;
- Kết quả quan sát hoạt động của trẻ trên lớp;
- Sản phẩm của trẻ;
- Các minh chứng khác (nếu có).
c) Có khả năng làm được một số việc tự phục vụ trong ăn, ngủ, vệ sinh cá nhân, có kỹ năng tốt trong ăn uống, giữ gìn sức khỏe phù hợp với độ tuổi.
Nội hàm của chỉ số:
- Trẻ có khả năng làm được một số việc tự phục vụ trong ăn, ngủ, vệ sinh cá nhân;
- Có kỹ năng tốt trong ăn uống, giữ gìn sức khỏe phù hợp với độ tuổi.
Gợi ý các minh chứng cần thu thập:
- Sổ theo dõi đánh giá trẻ;
- Kết quả quan sát hoạt động của trẻ trên lớp;
- Các minh chứng khác (nếu có).
2. Trẻ có sự phát triển về nhận thức theo mục tiêu của Chương trình Giáo dục mầm non.
a) Thích tìm hiểu, khám phá thế giới xung quanh.
Nội hàm của chỉ số: Trẻ thích tìm hiểu, khám phá thế giới xung quanh (Trẻ đạt được các chỉ số về khám phá thế giới xung quanh bằng các giác quan theo kết quả mong đợi về giáo dục thể chất của Chương trình Giáo dục mầm non).
Gợi ý các minh chứng cần thu thập:
- Sổ theo dõi đánh giá trẻ;
- Kết quả quan sát hoạt động của trẻ trên lớp;
- Bài tập của trẻ;
- Các minh chứng khác (nếu có).
b) Có sự nhạy cảm, có khả năng quan sát, ghi nhớ, so sánh, phán đoán, phát hiện và giải quyết vấn đề phù hợp với độ tuổi.
Nội hàm của chỉ số: Trẻ có sự nhạy cảm, có khả năng quan sát, ghi nhớ, so sánh, phán đoán, phát hiện và giải quyết vấn đề phù hợp với độ tuổi.
Gợi ý các minh chứng cần thu thập:
- Sổ theo dõi đánh giá trẻ;
- Kết quả quan sát hoạt động của trẻ trên lớp;
- Bài tập của trẻ;
- Các minh chứng khác (nếu có).
c) Có một số hiểu biết ban đầu về bản thân, về con người, sự vật, hiện tượng xung quanh và một số khái niệm phù hợp với độ tuổi.
Nội hàm của chỉ số: Trẻ có một số hiểu biết ban đầu về bản thân, về con người, sự vật, hiện tượng xung quanh và một số khái niệm phù hợp với độ tuổi (Trẻ đạt được các chỉ số về hiểu biết ban đầu về bản thân, về con người, sự vật, hiện tượng xung quanh và một số khái niệm phù hợp với độ tuổi theo kết quả mong đợi về giáo dục thể chất của Chương trình Giáo dục mầm non).
Gợi ý các minh chứng cần thu thập:
- Sổ theo dõi đánh giá trẻ;
- Kết quả quan sát hoạt động của trẻ trên lớp;
- Bài tập của trẻ;
- Các minh chứng khác (nếu có).
3. Trẻ có sự phát triển về ngôn ngữ theo mục tiêu của Chương trình Giáo dục mầm non.
a) Nghe và hiểu được các lời nói giao tiếp phù hợp với độ tuổi.
Nội hàm của chỉ số: Trẻ nghe và hiểu được các lời nói giao tiếp phù hợp với độ tuổi.
Gợi ý các minh chứng cần thu thập:
- Sổ theo dõi đánh giá trẻ;
- Kết quả quan sát hoạt động của trẻ trên lớp;
- Các minh chứng khác (nếu có).
b) Có khả năng diễn đạt sự hiểu biết bằng lời nói hoặc cử chỉ phù hợp với độ tuổi.
Nội hàm của chỉ số: Trẻ có khả năng diễn đạt sự hiểu biết bằng lời nói hoặc cử chỉ phù hợp với độ tuổi.
Gợi ý các minh chứng cần thu thập:
- Sổ theo dõi đánh giá trẻ;
- Kết quả quan sát hoạt động của trẻ trên lớp;
- Các minh chứng khác (nếu có).
c) Biết sử dụng lời nói để giao tiếp; có một số kỹ năng ban đầu về đọc và viết phù hợp với độ tuổi.
Nội hàm của chỉ số:
- Trẻ biết sử dụng lời nói để giao tiếp;
- Có một số kỹ năng ban đầu về đọc và viết phù hợp với độ tuổi.
Gợi ý các minh chứng cần thu thập:
- Sổ theo dõi đánh giá trẻ;
- Kết quả quan sát hoạt động của trẻ trên lớp;
- Bài tập của trẻ;
- Các minh chứng khác (nếu có).
4. Trẻ chủ động, tích cực tham gia vào các hoạt động văn nghệ, có một số kỹ năng cơ bản và có khả năng cảm nhận, thể hiện cảm xúc về âm nhạc và tạo hình.
a) Chủ động, tích cực, hứng thú tham gia các hoạt động văn nghệ phù hợp với độ tuổi.
Nội hàm của chỉ số: Trẻ chủ động, tích cực, hứng thú tham gia các hoạt động văn nghệ phù hợp với độ tuổi.
Gợi ý các minh chứng cần thu thập:
- Sổ theo dõi đánh giá trẻ;
- Kết quả quan sát hoạt động của trẻ trên lớp;
- Các minh chứng khác (nếu có).
b) Có một số kỹ năng cơ bản về âm nhạc và tạo hình phù hợp với độ tuổi.
Nội hàm của chỉ số: Trẻ có một số kỹ năng cơ bản về âm nhạc và tạo hình phù hợp với độ tuổi.
Gợi ý các minh chứng cần thu thập:
- Sổ theo dõi đánh giá trẻ;
- Kết quả quan sát hoạt động của trẻ trên lớp;
- Sản phẩm tạo hình của trẻ;
- Các minh chứng khác (nếu có).
c) Có khả năng cảm nhận và thể hiện cảm xúc trong các hoạt động âm nhạc và tạo hình phù hợp với độ tuổi.
Nội hàm của chỉ số: Trẻ có khả năng cảm nhận và thể hiện cảm xúc trong các hoạt động âm nhạc và tạo hình phù hợp với độ tuổi.
Gợi ý các minh chứng cần thu thập:
- Sổ theo dõi đánh giá trẻ;
- Kết quả quan sát hoạt động của trẻ trên lớp;
- Các minh chứng khác (nếu có).
5. Trẻ tự tin, biết bày tỏ cảm xúc và ý kiến cá nhân, đoàn kết với bạn bè, mạnh dạn trong giao tiếp, lễ phép với người lớn.
a) Tự tin, biết bày tỏ cảm xúc và ý kiến cá nhân phù hợp với độ tuổi.
Nội hàm của chỉ số: Trẻ tự tin, biết bày tỏ cảm xúc và ý kiến cá nhân phù hợp với độ tuổi.
Gợi ý các minh chứng cần thu thập:
- Sổ theo dõi đánh giá trẻ;
- Kết quả quan sát hoạt động của trẻ trên lớp;
- Sổ liên lạc với gia đình;
- Các minh chứng khác (nếu có).
b) Thân thiện, chia sẻ, hợp tác với bạn bè trong các hoạt động sinh hoạt, vui chơi, học tập phù hợp với độ tuổi.
Nội hàm của chỉ số: Trẻ thân thiện, chia sẻ, hợp tác với bạn bè trong các hoạt động sinh hoạt, vui chơi, học tập phù hợp với độ tuổi.
Gợi ý các minh chứng cần thu thập:
- Sổ theo dõi đánh giá trẻ;
- Kết quả quan sát hoạt động của trẻ trên lớp;
- Các minh chứng khác (nếu có).
c) Mạnh dạn trong giao tiếp với những người xung quanh, lễ phép với người lớn phù hợp với độ tuổi.
Nội hàm của chỉ số:
- Trẻ mạnh dạn trong giao tiếp với những người xung quanh;
- Lễ phép với người lớn phù hợp với độ tuổi.
Gợi ý các minh chứng cần thu thập:
- Sổ theo dõi đánh giá trẻ;
- Kết quả quan sát hoạt động của trẻ trên lớp;
- Các minh chứng khác (nếu có).
6. Trẻ có ý thức giữ gìn vệ sinh môi trường; giữ gìn vệ sinh cá nhân; quan tâm chăm sóc, bảo vệ cây xanh, vật nuôi; có ý thức chấp hành quy định về an toàn giao thông.
a) Có ý thức giữ gìn vệ sinh môi trường lớp học, gia đình và những nơi công cộng, có nền nếp, thói quen vệ sinh cá nhân phù hợp với độ tuổi.
Nội hàm của chỉ số:
- Trẻ có ý thức giữ gìn vệ sinh môi trường lớp học, gia đình và những nơi công cộng;
- Có nền nếp, thói quen vệ sinh cá nhân phù hợp với độ tuổi.
Gợi ý các minh chứng cần thu thập:
- Sổ theo dõi đánh giá trẻ;
- Kết quả quan sát hoạt động của trẻ trên lớp;
- Các minh chứng khác (nếu có).
b) Quan tâm, thích được chăm sóc, bảo vệ cây xanh và vật nuôi.
Nội hàm của chỉ số: Trẻ quan tâm, thích được chăm sóc, bảo vệ cây xanh và vật nuôi.
Gợi ý các minh chứng cần thu thập:
- Sổ theo dõi đánh giá trẻ;
- Kết quả quan sát hoạt động của trẻ trên lớp;
- Các minh chứng khác (nếu có).
c) Có ý thức chấp hành những quy định về an toàn giao thông đã được hướng dẫn phù hợp với độ tuổi.
Nội hàm của chỉ số: Trẻ có ý thức chấp hành tốt những quy định về an toàn giao thông đã được hướng dẫn phù hợp với độ tuổi.
Gợi ý các minh chứng cần thu thập:
- Sổ theo dõi đánh giá trẻ;
- Kết quả quan sát hoạt động của trẻ trên lớp;
- Các minh chứng khác (nếu có).
7. Trẻ suy dinh dưỡng, béo phì và trẻ khuyết tật được chú trọng chăm sóc và có kết quả tiến bộ rõ rệt.
a) Phục hồi dinh dưỡng ít nhất 80% trẻ bị suy dinh dưỡng; có biện pháp hạn chế tốc độ tăng cân và bảo đảm sức khỏe cho trẻ béo phì.
Nội hàm của chỉ số:
- Nhà trường phục hồi dinh dưỡng ít nhất 80% số trẻ bị suy dinh dưỡng;
- Có biện pháp hạn chế tốc độ tăng cân và bảo đảm sức khỏe cho trẻ béo phì.
Lưu ý: Đầu năm học, nhà trường cần đánh giá và phân loại trẻ để xác định số lượng trẻ suy dinh dưỡng, béo phì.
Gợi ý các minh chứng cần thu thập:
- Sổ theo dõi sức khoẻ của trẻ;
- Biểu đồ theo dõi cân nặng, chiều cao;
- Kế hoạch phục hồi dinh dưỡng cho trẻ bị suy dinh dưỡng và biện pháp hạn chế tốc độ tăng cân, đảm bảo sức khoẻ cho trẻ béo phì;
- Các minh chứng khác (nếu có).
b) Tỷ lệ trẻ mầm non bị suy dinh dưỡng dưới 10%.
Nội hàm của chỉ số: Nhà trường có tỷ lệ trẻ mầm non bị suy dinh dưỡng dưới 10% trên tổng số trẻ của trường hằng năm.
Gợi ý các minh chứng cần thu thập:
- Sổ theo dõi sức khoẻ của trẻ;
- Biểu đồ theo dõi cân nặng, chiều cao;
- Báo cáo tổng kết năm học của nhà trường hằng năm;
- Các minh chứng khác (nếu có).
c) Có ít nhất 80% trẻ khuyết tật học hòa nhập (nếu có) được đánh giá có tiến bộ.
Nội hàm của chỉ số: Nhà trường có ít nhất 80% số trẻ khuyết tật học hòa nhập được đánh giá có tiến bộ.
Lưu ý: Nếu nhà trường không có trẻ khuyết tật học hòa nhập thì được xác định là đạt chỉ số này.
Gợi ý các minh chứng cần thu thập:
- Hồ sơ giáo dục cá nhân của trẻ khuyết tật;
- Các minh chứng khác (nếu có).
Trên đây là hướng dẫn xác định nội hàm và gợi ý tìm minh chứng cho các chỉ số, tiêu chí theo Tiêu chuẩn đánh giá chất lượng giáo dục trường mầm non. Trong quá trình thực hiện, nếu có vướng mắc, liên hệ với Cục Khảo thí và Kiểm định chất lượng giáo dục (Phòng Kiểm định chất lượng giáo dục mầm non, phổ thông và thường xuyên) theo địa chỉ: 30 Tạ Quang Bửu, Quận Hai Bà Trưng, Hà Nội; ĐT: 043.8683361, fax: 043.8684995, E-mail: phongkdclgdpt@moet.edu.vn để được giải đáp./.
Nơi nhận: | CỤC TRƯỞNG |
- 1 Công văn 1988/KTKĐCLGD-KĐPT năm 2014 xác định yêu cầu, gợi ý tìm minh chứng theo tiêu chuẩn đánh giá chất lượng giáo dục trường mầm non do Cục Khảo thí và Kiểm định chất lượng giáo dục ban hành
- 2 Thông tư 07/2011/TT-BGDĐT Quy định về tiêu chuẩn đánh giá chất lượng giáo dục trường mầm non do Bộ Giáo dục và Đào tạo ban hành
- 3 Thông tư 02/2010/TT-BGDĐT ban hành danh mục đồ dùng - đồ chơi - thiết bị dạy học tối thiểu dùng cho giáo dục mầm non do Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo ban hành
- 4 Thông tư liên tịch 71/2007/TTLT-BGDĐT-BNV hướng dẫn định mức biên chế sự nghiệp trong các cơ sở giáo dục mầm non công lập do Bộ Giáo dục - Đào tạo và Bộ Nội vụ ban hành
- 5 Quyết định 11/2006/QĐ-BYT ban hành Quy chế cấp Giấy chứng nhận đủ điều kiện vệ sinh an toàn thực phẩm đối với cơ sở sản xuất, kinh doanh thực phẩm có nguy cơ cao do Bộ trưởng Bộ Y tế ban hành