- 1 Luật Đấu thầu 2005
- 2 Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của các Luật liên quan đến đầu tư xây dựng cơ bản năm 2009
- 3 Nghị định 85/2009/NĐ-CP Hướng dẫn Luật Đấu thầu và lựa chọn nhà thầu xây dựng theo Luật Xây dựng
- 4 Chỉ thị 494/CT-TTg năm 2010 về sử dụng vật tư, hàng hóa sản xuất trong nước trong công tác đấu thầu các dự án đầu tư sử dụng vốn nhà nước do Thủ tướng Chính phủ ban hành
- 5 Quyết định 50/2012/QĐ-TTg áp dụng hình thức chỉ định thầu đối với gói thầu thuộc trường hợp đặc biệt do Thủ tướng Chính phủ xem xét, quyết định
- 6 Chỉ thị 14/CT-TTg năm 2013 tăng cường quản lý đầu tư và xử lý nợ đọng xây dựng cơ bản từ nguồn ngân sách nhà nước, trái phiếu chính phủ do Thủ tướng Chính phủ ban hành
BỘ GIAO THÔNG VẬN TẢI | CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM |
Số: 10296/BGTVT-CQLXD | Hà Nội, ngày 27 tháng 09 năm 2013 |
Kính gửi: | - Các Tổng cục, Cục quản lý chuyên ngành; |
Triển khai thực hiện các Nghị quyết của Ban cán sự đảng Bộ Giao thông vận tải; Để đảm bảo thực hiện tốt việc quản lý đấu thầu, đảm bảo đẩy nhanh tiến độ, đảm bảo chất lượng, hiệu quả công tác đấu thầu trong ngành, Bộ giao thông vận tải yêu cầu các cơ quan, đơn vị được giao làm chủ đầu tư, Ban quản lý dự án các dự án đầu tư xây dựng giao thông do Bộ Giao thông vận tải quản lý (dưới đây gọi tắt là chủ đầu tư, Ban QLDA) nghiêm túc triển khai thực hiện những nội dung sau đây:
1. Thường xuyên cập nhật các văn bản quy định, hướng dẫn của Chính phủ, Bộ ngành liên quan để triển khai thực hiện công tác đấu thầu theo đúng quy định của Pháp luật về đấu thầu.
2. Thực hiện nghiêm túc quy định về đăng tải thông tin trong đấu thầu: kế hoạch đấu thầu, thông báo mời sơ tuyển, kết quả sơ tuyển, thông báo mời thầu, danh sách nhà thầu mời tham gia đấu thầu, kết quả lựa chọn nhà thầu, thông tin xử lý vi phạm pháp luật về đấu thầu….
Tổ chức tốt hội nghị tiền đấu thầu, phổ biến đầy đủ các nội dung quy định về đấu thầu cũng như các yêu cầu về bảo đảm cạnh tranh, minh bạch và công khai cho các nhà thầu.
3. Về việc lập, trình duyệt kế hoạch đấu thầu (KHĐT):
Thực hiện Chỉ thị số 14/CT-TTg ngày 28/6/2013 của Thủ tướng Chính phủ về tăng cường quản lý đầu tư và xử lý nợ đọng xây dựng cơ bản từ nguồn ngân sách nhà nước, trái phiếu Chính phủ. Các chủ đầu tư, Ban QLDA chỉ trình duyệt kế hoạch đấu thầu đối với các dự án, gói thầu đã được bố trí vốn, tránh tình trạng nợ đọng, chiếm dụng vốn của nhà thầu.
Việc phân chia gói thầu phải đảm bảo phù hợp; thời gian tổ chức đấu thầu từng gói thầu theo tiến độ triển khai và hoàn thành dự án, tránh tình trạng phải điều chỉnh nhiều lần về nội dung thời gian lựa chọn nhà thầu, thời gian thực hiện hợp đồng. Trường hợp phải điều chỉnh KHĐT do chậm tổ chức đấu thầu dẫn đến tiến độ hợp đồng vượt tiến độ hoàn thành dự án, chủ đầu tư, Ban QLDA có trách nhiệm báo cáo Bộ gia hạn tiến độ dự án làm căn cứ trình điều chỉnh kế hoạch đấu thầu.
Nội dung trình duyệt kế hoạch đấu thầu phải tuân thủ đúng mẫu tại Phụ lục I kèm theo Nghị định số 85/2009/NĐ-CP. Đối với các gói thầu áp dụng hình thức chỉ định thầu trong hạn mức được chỉ định thầu, khi trình duyệt kế hoạch đấu thầu, chủ đầu tư, Ban QLDA phải chứng minh và chịu trách nhiệm trong việc chỉ định thầu hiệu quả hơn đấu thầu rộng rãi (quy định tại điểm a khoản 2 Điều 11); đảm bảo đủ điều kiện áp dụng chỉ định thầu quy định tại khoản 3 Điều 40 Nghị định số 85/2009/NĐ-CP, Quyết định số 50/2012/QĐ-TTg ngày 09/11/2012 về việc áp dụng hình thức chỉ định thầu đối với các gói thầu thuộc trường hợp đặc biệt do Thủ tướng Chính phủ xem xét, quyết định.
4. Quá trình lập, phê duyệt thiết kế, dự toán, hồ sơ mời thầu, hồ sơ yêu cầu:
a) Về thiết kế, dự toán:
- Công tác khảo sát, thiết kế: Phải kiểm soát chặt chẽ công tác khảo sát, thiết kế, thẩm tra thiết kế để đảm bảo việc xác định khối lượng mời thầu chính xác; giảm tránh việc phải điều chỉnh chỉ dẫn kỹ thuật, thay đổi khối lượng mời thầu làm kéo dài thời gian lựa chọn nhà thầu, phải điều chỉnh hợp đồng trong quá trình thực hiện.
- Về dự toán: Phải kiểm soát việc lập và thẩm tra dự toán đảm bảo tính đúng, tính đủ, phù hợp với quy định để làm cơ sở xác định mặt bằng xem xét đánh giá giá dự thầu của nhà thầu; giảm tránh việc phải xử lý tình huống đấu thầu, xem xét lại giá dự toán trong quá trình xét thầu.
b) Về hồ sơ mời thầu, hồ sơ yêu cầu:
Nghiêm túc thực hiện chỉ thị số 494/CT-TTg ngày 20/04/2010 về việc sử dụng vật tư, hàng hóa sản xuất trong nước. Nghiêm cấm sử dụng lao động nước ngoài thực hiện công việc mà lao động trong nước có khả năng thực hiện và đáp ứng yêu cầu của gói thầu, đặc biệt là lao động phổ thông, lao động không qua đào tạo kỹ năng, nghiệp vụ.
Điều kiện hợp đồng phải lưu ý về các nội dung xử lý nhà thầu vi phạm, điều kiện điều chỉnh hợp đồng để làm căn cứ quản lý hợp đồng trong quá trình thực hiện.
Hồ sơ mời thầu không được phép đưa các tiêu chí quá thấp hoặc quá cao hoặc chỉ rõ xuất xứ hàng hóa, nguồn vật tư, vật liệu để tạo điều kiện cho một nhà thầu trúng thầu hoặc nhà thầu trúng thầu với giá không hợp lý.
5. Về kết quả đấu thầu:
Quá trình đánh giá phải đảm bảo trình tự phù hợp theo quy định, tuân thủ hồ sơ mời thầu được duyệt; các mẫu biểu, nội dung đánh giá phải đúng theo phương pháp và tiêu chuẩn đánh giá đã được phê duyệt; Báo cáo đánh giá hồ sơ dự thầu, báo cáo thẩm định kết quả đấu thầu phải thực hiện theo mẫu đã được Bộ Kế hoạch và Đầu tư ban hành.
Thời gian trong đấu thầu, đặc biệt thời gian đánh giá, thẩm định kết quả đấu thầu phải tuân thủ Điều 31 của Luật Đấu thầu, khoản 6 Điều 2 của Luật sửa đổi số 38/2009/QH12 và Điều 8 của Nghị định 85/2009/NĐ-CP.
6. Về tăng cường năng lực cán bộ tham gia công tác đấu thầu:
Rà soát, sắp xếp tổ chức trực thuộc để đảm bảo có bộ phận chuyên trách thực hiện công tác đấu thầu; đảm bảo các cán bộ làm công tác đấu thầu được tham gia đầy đủ chương trình bồi dưỡng, đào tạo, nâng cao nghiệp vụ quản lý đấu thầu, có chứng chỉ đã qua đào tạo khóa học về đấu thầu, có kiến thức về quản lý dự án, trình độ chuyên môn phù hợp và am hiểu pháp luật về đấu thầu.
7. Nghiêm túc thực hiện chế độ báo cáo theo yêu cầu của Bộ trong công tác đấu thầu để Bộ có số liệu theo dõi, quản lý và tổng hợp báo cáo công tác đấu thầu các dự án xây dựng giao thông.
Căn cứ các nội dung trên, các cơ quan, đơn vị thuộc Bộ được giao nhiệm vụ làm chủ đầu tư, Ban QLDA các dự án đầu tư xây dựng giao thông do Bộ Giao thông vận tải quản lý và các cơ quan, đơn vị liên quan tổ chức triển khai thực hiện./.
Nơi nhận: | KT. BỘ TRƯỞNG |
- 1 Công văn 9358/BGDĐT-CSVCTBTH năm 2013 báo cáo tình hình thực hiện công tác đấu thầu năm 2013 do Bộ Giáo dục và Đào tạo ban hành
- 2 Công văn 5794/TCĐBVN-CQLXDĐB năm 2014 chấn chỉnh công tác đấu thầu theo Chỉ thị 24/CT-BGTVT do Tổng cục Đường bộ Việt Nam ban hành
- 3 Chỉ thị 14/CT-TTg năm 2013 tăng cường quản lý đầu tư và xử lý nợ đọng xây dựng cơ bản từ nguồn ngân sách nhà nước, trái phiếu chính phủ do Thủ tướng Chính phủ ban hành
- 4 Quyết định 50/2012/QĐ-TTg áp dụng hình thức chỉ định thầu đối với gói thầu thuộc trường hợp đặc biệt do Thủ tướng Chính phủ xem xét, quyết định
- 5 Công văn 3081/BKH-QLĐT về tăng cường quản lý công tác đấu thầu do Bộ Kế hoạch và Đầu tư ban hành
- 6 Chỉ thị 494/CT-TTg năm 2010 về sử dụng vật tư, hàng hóa sản xuất trong nước trong công tác đấu thầu các dự án đầu tư sử dụng vốn nhà nước do Thủ tướng Chính phủ ban hành
- 7 Nghị định 85/2009/NĐ-CP Hướng dẫn Luật Đấu thầu và lựa chọn nhà thầu xây dựng theo Luật Xây dựng
- 8 Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của các Luật liên quan đến đầu tư xây dựng cơ bản năm 2009
- 9 Luật Đấu thầu 2005
- 1 Công văn 3081/BKH-QLĐT về tăng cường quản lý công tác đấu thầu do Bộ Kế hoạch và Đầu tư ban hành
- 2 Công văn 9358/BGDĐT-CSVCTBTH năm 2013 báo cáo tình hình thực hiện công tác đấu thầu năm 2013 do Bộ Giáo dục và Đào tạo ban hành
- 3 Công văn 5794/TCĐBVN-CQLXDĐB năm 2014 chấn chỉnh công tác đấu thầu theo Chỉ thị 24/CT-BGTVT do Tổng cục Đường bộ Việt Nam ban hành