Hệ thống pháp luật
Đang tải nội dung, vui lòng chờ giây lát...
Đang tải nội dung, vui lòng chờ giây lát...

BỘ LAO ĐỘNG-THƯƠNG BINH VÀ XÃ HỘI
CỤC QUẢN LÝ LAO ĐỘNG
NGOÀI NƯỚC
--------

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
----------------

Số: 1083/QLLĐNN-KHTC
V/v: Hướng dẫn thực hiện dự án hỗ trợ đưa người lao động đi làm việc ở nước ngoài theo hợp đồng năm 2012

Hà Nội, ngày 03 tháng 08 năm 2012

 

Kính gửi: Sở LĐTBXH các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương

Thực hiện Quyết định số 2406/QĐ-TTg ngày 18/12/2011 của Thủ tướng Chính phủ về việc ban hành Danh mục các Chương trình mục tiêu quốc gia giai đoạn 2012-2015, Bộ Lao động-Thương binh và Xã hội đã có công văn số 1410/LĐTBXH-KHTC ngày 07/5/2012 dự kiến phân bổ kinh phí thực hiện các CTMTQG năm 2012.

Căn cứ ý kiến của Bộ Tài chính tại công văn số 10463/BTC-HCSN ngày 03/8/2012 về việc hướng dẫn thực hiện dự án “Hỗ trợ đưa lao động đi làm việc ở nước ngoài theo hợp đồng” năm 2012; ý kiến của Bộ Lao động-Thương binh và Xã hội tại công văn ngày 30/7/2012; công văn số 2620/LĐTBXH-KHTC ngày 09/8/2011 của Bộ Lao động-Thương binh và Xã hội hướng dẫn thực hiện dự án hỗ trợ đưa lao động đi làm việc ở nước ngoài theo hợp đồng năm 2011, Cục Quản lý lao động ngoài nước hướng dẫn tạm thời thực hiện dự án “Hỗ trợ đưa lao động đi làm việc ở nước ngoài theo hợp đồng” năm 2012 như sau:

1. Phạm vi, đối tượng

a) Phạm vi: Văn bản này hướng dẫn thực hiện dự án hỗ trợ đưa lao động đi làm việc ở nước ngoài theo hợp đồng năm 2012.

b) Đối tượng:

Người lao động là thân nhân chủ yếu của người có công, người lao động thuộc hộ nghèo, người dân tộc, sinh sống tại địa phương, trong độ tuổi lao động, đủ điều kiện và có nguyện vọng đi làm việc ở nước ngoài theo hợp đồng (không bao gồm người lao động thuộc 62 huyện nghèo đã được hỗ trợ theo quy định lại Quyết định số 71/2009/QĐ-TTg của Thủ tướng Chính phủ).

2. Nội dung và mức hỗ trợ

- Hỗ trợ chi phí học nghề ngắn hạn (nếu có), tối đa 3 triệu đồng/người/khóa học (mức hỗ trợ cụ thể theo từng nghề và thời gian học thực tế).

- Hỗ trợ chi phí học ngoại ngữ, tối đa 3 triệu đồng/người/khóa học (mức hỗ trợ cụ thể theo từng khoá học và thời gian học thực tế).

- Hỗ trợ chi phí bồi dưỡng kiến thức cần thiết cho người lao động đi làm việc ở nước ngoài theo mức quy định tại Quyết định số 630/QĐ-LĐTBXH ngày 19/5/2010 đối với đào tạo nghề, ngoại ngữ, bồi dưỡng kiến thức cần thiết cho người lao động đi làm việc ở nước ngoài theo Quyết định số 71/2009/QĐ-TTg ngày 29/4/2009 của Thủ tướng Chính phủ (532.000 đồng/người/khoá).

- Hỗ trợ tiền ăn hàng ngày cho người lao động trong thời gian học theo mức quy định 15.000 đồng/người/ngày.

- Hỗ trợ tiền đi lại 01 lượt đi và về cho người lao động từ nơi cư trú đến nơi học đối với các học viên ở cách địa điểm học trên 15km theo giá vé thông thường của phương tiện vận tải công cộng tại thời điểm thanh toán, tối đa 200.000 đồng/người.

- Hỗ trợ các chi phí làm thủ tục trước khi đi làm việc ở nước ngoài gồm: hộ chiếu, visa, phí khám sức khoẻ (sơ khám và khám trước khi xuất cảnh), lệ phí làm lý lịch tư pháp (nếu có) theo mức quy định hiện hành của nhà nước.

Người lao động chỉ được hỗ trợ một lần cho từng nội dung hỗ trợ. Trường hợp chi phí thực tế cao hơn mức hỗ trợ nêu trên thì học viên tham gia khoá học đóng góp hoặc ngân sách địa phương xem xét hỗ trợ.

3. Hình thức hỗ trợ

- Kinh phí hỗ trợ học phí học nghề, ngoại ngữ, bồi dưỡng kiến thức cần thiết cho người lao động chi trả thông qua hợp đồng đặt hàng giữa Sở Lao động-Thương binh và Xã hội với doanh nghiệp xuất khẩu lao động theo quy định lại Quyết định số 39/2008/QĐ-TTg ngày 14/3/2008 của Thủ tướng Chính phủ ban hành quy chế đấu thầu, đặt hàng, giao nhiệm vụ cung cấp dịch vụ sự nghiệp công sử dụng ngân sách nhà nước. Trường hợp doanh nghiệp không có cơ sở đào tạo trực thuộc thì doanh nghiệp phải liên kết với cơ sở đào tạo có đủ năng lực để tiến hành đào tạo nghề, ngoại ngữ và bồi dưỡng kiến thức cần thiết cho người lao động theo yêu cầu của từng hợp đồng.

- Căn cứ vào tình hình thực tế, Sở Lao động-Thương binh và Xã hội xem xét, quyết định hình thức hỗ trợ tiền ăn, đi lại, chi phí làm thủ tục đi làm việc ở nước ngoài (hộ chiếu, visa, khám sức khoẻ, lý lịch tư pháp) cho người lao động.

4. Quy trình tổ chức thực hiện

a) Đăng ký tham gia dự án

Doanh nghiệp không bị xử phạt vi phạm hành chính về tuyển chọn và đào tạo lao động trong thời gian 12 tháng (tính đến ngày đăng ký) có nhu cầu tham gia dự án đăng ký với Sở Lao động-Thương binh và Xã hội.

b) Tuyển chọn lao động

Sở Lao động - Thương binh và Xã hội hướng dẫn các cơ quan, tổ chức, đơn vị liên quan tại địa phương phối hợp với doanh nghiệp tổ chức tuyển chọn lao động thuộc đối tượng hỗ trợ, có nguyện vọng và đủ điều kiện đi làm việc ở nước ngoài theo yêu cầu của từng hợp đồng, từng thị trường và hướng dẫn người lao động đã được sơ tuyển làm đơn đề nghị hỗ trợ kinh phí (theo mẫu tại Phụ lục 01 kèm theo).

c) Ký hợp đồng đặt hàng đào tạo và đưa lao động đi làm việc ở nước ngoài

- Căn cứ vào chương trình khung do Cục Quản lý lao động ngoài nước phát hành và yêu cầu của chủ sử dụng lao động, doanh nghiệp (phối hợp với cơ sở đào tạo nếu doanh nghiệp không tự đào tạo) xây dựng phương án đào tạo kèm theo danh sách người lao động tham gia đào tạo gửi Sở Lao động - Thương binh và Xã hội xem xét và ký hợp đồng đặt hàng đào tạo (Hợp đồng theo mẫu lại Phụ lục 2 kèm theo).

Đơn giá đặt hàng đào tạo do hai bên thoả thuận căn cứ vào thời gian, ngành nghề đào tạo và tình hình thực tế tại địa phương nhưng tối đa không quá đơn giá đào tạo do Bộ Lao động -Thương binh và Xã hội quy định tại Quyết định số 630/QĐ-LĐTBXH ngày 19/5/2010 đối với đào tạo nghề, ngoại ngữ, bồi dưỡng kiến thức cần thiết cho người lao động đi làm việc ở nước ngoài theo Quyết định số 71/2009/QĐ-TTg ngày 29/4/2009 của Thủ tướng Chính phủ.

- Doanh nghiệp phối hợp với cơ quan, tổ chức, đơn vị liên quan lại địa phương tổ chức đào tạo, hướng dẫn người lao động làm thủ tục xuất cảnh và tổ chức đưa lao động đi làm việc ở nước ngoài theo hợp đồng đã ký.

d) Thanh lý hợp đồng đặt hàng đào tạo

Trong vòng 6 tháng kể từ ngày kết thúc khoá đào tạo, Sở Lao động-Thương binh và Xã hội và doanh nghiệp tiến hành thanh lý hợp đồng và quyết toán kinh phí. Nếu có dưới 90% số học viên sau khi tốt nghiệp được đi làm việc ở nước ngoài thì doanh nghiệp chỉ được thanh toán học phí theo số lao động thực tế xuất cảnh. Các chi phí hỗ trợ khác cho người lao động thanh toán theo thực tế hóa đơn, chứng từ.

5. Quản lý, sử dụng và quyết toán kinh phí

Việc quản lý, sử dụng và quyết toán kinh phí dự án thực hiện theo quy định của Luật Ngân sách nhà nước và các văn bản hướng dẫn.

6. Chế độ báo cáo

Sở Lao động-Thương binh và Xã hội có trách nhiệm báo cáo Cục Quản lý lao động ngoài nước tiến độ triển khai và kết quả thực hiện dự án tại địa phương (theo mẫu tại Phụ lục 3 kèm theo).

Trong quá trình thực hiện, nếu có khó khăn, vướng mắc, đề nghị quý Sở phản ánh kịp thời về Cục Quản lý lao động ngoài nước để phối hợp xử lý./.

 

 

Nơi nhận:
- Như trên;
- Các DN hoạt động XKLĐ;
- TT Nguyễn Thanh Hòa (để b/c);
- Vụ KHTC;
- Lưu: VT, KHTC.

CỤC TRƯỞNG




Nguyễn Ngọc Quỳnh

 

PHỤ LỤC SỐ 01

(Ban hành kèm theo Công văn số 1083/QLLĐNN-KHTC ngày 03/8/2012)

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
----------------

…….., ngày     tháng    năm ……..

ĐƠN ĐỀ NGHỊ HỖ TRỢ

ĐI LÀM VIỆC Ở NƯỚC NGOÀI THEO HỢP ĐỒNG

Kính gửi: Sở Lao động - Thương binh và Xã hội

Họ và tên: ...............................................................................................................................

Ngày, tháng, năm sinh: ............................................................................................................

Nơi đăng ký hộ khẩu thường trú: ..............................................................................................

Chỗ ở hiện tại: ........................................................................................................................

...............................................................................................................................................

Đối tượng:

Hộ nghèo £

Dân tộc thiểu số £

Đối tượng CS NCC £

 

Hộ bị thu hồi đất £

Hộ cận nghèo £

Đối tượng khác £

Tôi làm đơn này đề nghị hỗ trợ đi làm việc tại nước …………………….. thông qua doanh nghiệp: ……………………………

Tôi xin cam kết chấp hành nghiêm chỉnh mọi quy định của khóa học và bồi hoàn kinh phí được hỗ trợ nếu tự ý bỏ học hoặc không đi làm việc ở nước ngoài sau khi được đào tạo mà không có lý do chính đáng.

 

 

…………, ngày …… tháng …… năm ……
Người làm đơn
(Ký và ghi rõ họ tên)

 

Xác nhận của UBND cấp xã

Xác nhận ông (bà) ………………… có hộ khẩu thường trú tại xã, thuộc đối tượng: ……………… (hộ nghèo, dân tộc thiểu số,…) trong danh sách do xã quản lý./.

Chủ tịch UBND xã/thị trấn

(Ký tên và đóng dấu)

 

PHỤ LỤC SỐ 02

MẪU HỢP ĐỒNG
(Ban hành kèm theo Công văn số 1083/QLLĐNN-KHTC ngày 03/8/2012)

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
----------------

 

HỢP ĐỒNG

ĐẶT HÀNG ĐÀO TẠO NGHỀ, NGOẠI NGỮ, BỒI DƯỠNG KIẾN THỨC CẦN THIẾT VÀ TỔ CHỨC ĐƯA LAO ĐỘNG ĐI LÀM VIỆC Ở NƯỚC NGOÀI THEO HỢP ĐỒNG

Số:        /2012/HĐ-ĐHĐT

Căn cứ Bộ luật Dân sự số 33/2005/QH11 ngày 14/6/2005 của Quốc hội Nước Cộng hoà Xã hội Chủ nghĩa Việt Nam;

Căn cứ Luật đấu thầu số 61/2005/QH11 ngày 29/11/2005 của Quốc hội Nước Cộng hoà Xã hội Chủ nghĩa Việt Nam;

Căn cứ Quyết định số 39/2008/QĐ-TTg ngày 14/3/2008 của Thủ tướng Chính phủ ban hành quy chế đấu thầu, đặt hàng, giao nhiệm vụ cung cấp dịch vụ sự nghiệp công sử dụng ngân sách nhà nước;

Căn cứ Công văn số ............./QLLĐNN-KHTC ngày   /   /2012 của Cục Quản lý lao động ngoài nước hướng dẫn thực hiện dự án hỗ trợ đưa lao động đi làm việc ở nước ngoài theo hợp đồng năm 2012;

Căn cứ vào chức năng, nhiệm vụ của hai bên,

Hôm nay, ngày ...... tháng     năm 2012 tại trụ sở Sở Lao động-Thương binh và Xã hội tỉnh ..............., chúng tôi gồm:

Bên A: Sở Lao động - Thương binh và Xã hội tỉnh................................

- Địa chỉ:

- Điện thoại:                                            Fax:

- Tài khoản:                                               tại:

- Mã số đơn vị sử dụng NSNN:

- Người đại diện:

- Chức vụ:

Bên B: (Tên doanh nghiệp)

- Địa chỉ:

- Điện thoại:                                            Fax:

- Tài khoản:

- Mã số thuế:

- Người đại diện:

- Chức vụ:

Hai bên đã thoả thuận thống nhất và ký Hợp đồng với những nội dung sau:

Điều 1. Nội dung công việc chính:

Bên A đặt hàng bên B tổ chức đào tạo nghề, ngoại ngữ, bồi dưỡng kiến thức cần thiết và tổ chức đưa đi làm việc tại ......................... cho (số lượng) lao động (danh sách lao động kèm theo).

Điều 2. Tổ chức đào tạo nghề, ngoại ngữ và bồi dưõng kiến thức cần thiết:

- Số học viên đào tạo: ..........

- Thời gian đặt hàng đào tạo dự kiến:           tháng, từ ngày    tháng    năm 2012, trong đó:

- Đào tạo nghề:     (tên nghề)                      thời hạn:   (số tiết, số tháng)

- Ngoại ngữ:          (tên ngoại ngữ)             thời hạn:   (số tiết, số tháng)

- Bồi dưỡng kiến thức cần thiết:                 thời hạn:   (số tiết, số tháng)

3.. Địa điểm đào tạo:

4. Hình thức đào tạo: ngắn hạn, tập trung

5. Đơn giá đào tạo:

- Học phí đào tạo nghề:                            đồng/lao động;

- Học phí học ngoại ngữ:                          đồng/lao động

- Học phí bồi dưỡng kiến thức cần thiết:                         đồng/lao động.

Trong đó: Người lao động được ngân sách hỗ trợ:

- Học phí đào tạo nghề:                            đồng/lao động;

- Học phí học ngoại ngữ:                          đồng/lao động

- Học phí bồi dưỡng kiến thức cần thiết:                          đồng/lao động.

6. Yêu cầu của khóa học:

- Số lượng học viên mỗi lớp: tối đa 30 người.

- Trình độ và kinh nghiệm của giáo viên: đáp ứng yêu cầu của từng nghề, ngoại ngữ.

- Cơ sở vật chất: phòng học đủ ánh sáng, thoáng mát và có quạt điện vào mùa hè, đảm bảo đủ chỗ học cho từ 35-40 học viên.

- Đánh giá chất lượng: Trong vòng 6 tháng kể từ ngày kết thúc khóa đào tạo, doanh nghiệp bảo đảm ít nhất 90% số học sinh sau khi tốt nghiệp được đi làm việc ở nước ngoài, có việc làm phù hợp với ngành, nghề đào tạo.

Điều 3. Tổ chức thực hiện việc chi trả các khoản hỗ trợ theo chính sách hỗ trợ cho người lao động trong thời gian tham gia khoá đào tạo.

1. Tiền ăn, tàu xe:

- Tiền ăn: 15.000 đồng/người/ngày;

- Hỗ trợ tiền tàu xe (01 lượt đi và về) cho người lao động từ nơi cư trú đến nơi học đối với các học viên ở cách địa điểm học trên 15km theo giá vé thông thường của phương tiện vận tải công cộng tại thời điểm thanh toán hoặc theo mức khoán tối đa 5.000 đồng/km.

2. Hỗ trợ người lao động làm các thủ tục trước khi xuất cảnh.

- Khám sức khoẻ:

+ Khám sức khoẻ ban đầu:             đồng/lao động

+ Khám sức khoẻ trước khi xuất cảnh:              đồng/lao động.

Chi phí khám sức khoẻ ban đầu và khám sức khoẻ trước khi xuất cảnh được thanh toán, quyết toán theo quy định hiện hành và hợp đồng khám sức khoẻ cho người lao động giữa doanh nghiệp và cơ sở y tế hợp pháp, hoá đơn thu tiền hoặc biên lai thu phí của cơ sở y tế hợp pháp.

- Lệ phí làm hộ chiếu:                 /lao động (theo quy định hiện hành).

- Lệ phí visa:                   /lao động (áp dụng tỷ giá ghi trên hoá đơn, phiếu thu hoặc tỷ giá hạch toán hàng tháng được Bộ Tài chính công bố tại thời điểm thanh toán; theo hoá đơn, phiếu thu của cơ quan đại diện ngoại giao của nước tiếp nhận hoặc kiêm nhiệm cấp).

Điều 4. Tổng giá trị hợp đồng:

1. Tổng giá trị hợp đồng tạm tính: ....................................... đồng (Bằng chữ:), trong dó:

1.1. Đào tạo nghề, ngoại ngữ và bồi dưỡng KTCT: .............................. đồng

1.2. Chi phí hỗ trợ trực tiếp cho người lao động: .................................. đồng

(Chi tiết kèm theo)

2. Tổng giá trị hợp đồng thực tế được căn cứ vào số lượng lao động thực tế tham gia sơ khám sức khoẻ, đào tạo, khám sức khoẻ trước khi xuất cảnh, số lao động xuất cảnh; các chứng từ, hóa đơn hợp lý, hợp pháp theo quy định.

Nếu doanh nghiệp đưa được dưới 90% số học viên sau khi tốt nghiệp đi làm việc ở nước ngoài thì chỉ được thanh toán học phí theo số lao động thực tế xuất cảnh. Các khoản hỗ trợ trực tiếp cho người lao động (tiền ăn, đi lại, hộ chiếu, visa, phí khám sức khoẻ, lệ phí làm lý lịch tư pháp) được thanh toán theo thực tế trên cơ sơ chứng từ, hóa đơn.

Điều 5. Tạm ứng, thanh quyết toán:

Thủ tục tạm ứng, thanh quyết toán kinh phí đào tạo và chi phí làm thủ tục trước khi đi làm việc ở nước ngoài của người lao động cho bên B được thực hiện như sau:

- Đợt 1: Bên A tạm ứng cho bên B 70% tổng giá trị của hợp đồng sau khi ký hợp đồng.

- Đợt 2: Sau khi thanh lý hợp đồng, bên A sẽ thanh toán cho bên B số tiền còn lại của hợp đồng. Trong trường hợp số tiền bên B đã được tạm ứng vượt quá giá trị thực tế của hợp đồng, bên B có trách nhiệm hoàn trả vào tài khoản của bên A chậm nhất 05 ngày kể từ ngày ký biên bản thanh lý hợp đồng;

Điều 6. Quyền và nghĩa vụ của các bên

1. Quyền và nghĩa vụ của bên A:

1.1. Tạm ứng, thanh toán kinh phí cho Bên B để thực hiện các công việc theo nội dung quy định tại Điều 1 và tiến độ cam kết.

1.2. Hướng dẫn Bên B làm các thủ tục tạm ứng, thanh toán kinh phí và sử dụng theo đúng quy định.

1.3. Tổ chức kiểm tra định kỳ quá trình thực hiện hợp đồng và những nội dung công việc thuộc trách nhiệm của Bên B; trường hợp cần thiết Bên A tổ chức kiểm tra đột xuất.

1.4. Tổ chức nghiệm thu và thanh lý Hợp đồng với Bên B.

1.5. Bên A có quyền đơn phương chấm dứt hợp đồng nếu có đủ bằng chứng cho thấy bên B vi phạm những điều khoản của hợp đồng này dẫn đến không bảo đảm chất lượng, tiến độ thực hiện hợp đồng.

2. Quyền và nghĩa vụ của bên B:

2.1. Bên B tổ chức tuyển chọn lao động theo danh sách đã được bên A giới thiệu: lập danh sách người lao động tham gia đào tạo.

2.2. Thanh toán tiền ăn, đi lại và các chi phí làm thủ tục đi làm việc ở nước ngoài cho người lao động theo mức quy định (nếu bên A giao cho bên B).

2.3. Đảm bảo thời gian, chất lượng đào tạo, bố trí giáo viên đúng yêu cầu, đủ phòng học, thiết bị và nguyên nhiên vật liệu đúng tiêu chuẩn để giảng dạy và hướng dẫn thực hành cho học viên theo nội dung Phương án đào tạo đã được hai bên thống nhất.

2.4. Đảm bảo bố trí đủ chỗ và điều kiện ăn ở, sinh hoạt và rèn luyện thể chất cho học viên trong thời gian đào tạo từ mức trung bình trở lên.

2.5. Tổ chức bảo vệ an ninh trật tự và an toàn lao động cho học viên trong thời gian đào tạo;

2.6. Phối hợp với bên A trong quá trình kiểm tra; cung cấp hồ sơ, tài liệu có liên quan theo yêu cầu của bên A;

2.7. Tập hợp các chứng từ thu, chi, thanh toán và lưu giữ tại cơ sở theo chế độ kế toán hiện hành, tự kiểm tra và hoàn toàn chịu trách nhiệm về tính hợp pháp, hợp lý của chứng từ liên quan tới các hoạt động đào tạo;

2.8. Phối hợp với bên A tổ chức quá trình đánh giá chất lượng đào tạo. Thanh lý hợp đồng với Bên A, đồng thời báo cáo tình hình sử dụng kinh phí cho Bên A;

2.9. Bên B phải chịu mọi chi phí tổn thất và hoàn lại số tiền bên A dã tạm ứng để trả lại cho ngân sách nhà nước trong trường hợp chấm dứt hợp đồng theo các trường hợp nêu tại điểm 1.5, khoản 1 Điều này;

2.10. Bên B có quyền yêu cầu bên A đảm bảo các điều kiện về thủ tục hành chính, kinh phí theo nội dung và tiến độ của hợp đồng; báo cáo, kiến nghị cơ quan quản lý cấp trên của bên A trong trường hợp bên A thực hiện không đúng với các điều khoản tại hợp đồng đã ký kết.

Điều 7. Thủ tục giải quyết tranh chấp hợp đồng:

1. Hai bên cam kết thực hiện đúng các điều khoản ghi trong hợp đồng này;

2. Hai bên chủ động thông báo cho nhau biết tiến độ thực hiện hợp đồng. Nếu có vấn đề bất lợi phát sinh phải kịp thời thông báo cho bên kia và phải thương lượng giải quyết đảm bảo 2 bên cùng có lợi (có lập biên bản);

3. Trường hợp có nội dung tranh chấp không tự giải quyết được thì hai bên thống nhất về khiếu nại đến Toà án kinh tế thành phố Hà Nội;

4. Các chi phí về điều tra, kiểm tra, giám định và lệ phí toà án do bên có lỗi chịu.

Điều 8. Những nội dung khác:

Trong quá trình thực hiện hợp đồng, nếu có người lao động xin thôi học thì bên B yêu cầu người lao động làm đơn xin thôi học nêu rõ lý do. Trường hợp người lao động thôi học, bên B lập biên bản có chứng nhận của đại diện lớp học và gửi công văn thông báo việc thôi học của người lao động cho bên A và chính quyền địa phương nơi người lao động cư trú. Trường hợp người lao động vi phạm kỷ luật, nội quy của lớp học, ký túc xá, bên B lập biên bản vi phạm, ra quyết định đình chỉ học và thông báo bằng văn bản cho bên A và chính quyền địa phương nơi người lao động cư trú.

Bên A phối hợp với bên B yêu cầu người lao động hoàn trả kinh phí đã được hỗ trợ trong trường hợp người lao động bỏ học hoặc không đi làm việc ở nước ngoài sau khi được đào tạo mà không có lý do chính đáng.

Điều 9. Thời hạn thực hiện hợp đồng

Điều 10. Hiệu lực của hợp đồng

Hợp đồng này có hiệu lực kể từ ngày ký đến khi hai bên thanh lý hợp đồng. Trong vòng 6 tháng kể từ ngày kết thúc khóa đào tạo, Sở Lao động-Thương binh và Xã hội và doanh nghiệp tiến hành thanh lý hợp đồng và quyết toán kinh phí.

Hợp đồng này được lập thành 06 bản, có giá trị pháp lý như nhau, mỗi bên giữ 02 bản, gửi các cơ quan có liên quan 02 bản./.

 

ĐẠI DIỆN BÊN A

ĐẠI DIỆN BÊN B

 


PHỤ LỤC SỐ 03

(Kèm theo Công văn số 1083/QLLĐNN-KHTC ngày 03 tháng 8 năm 2012)

(SỞ LĐ-TBXH)
--------

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
----------------

 

BÁO CÁO TÌNH HÌNH TRIỂN KHAI VÀ KẾT QUẢ THỰC HIỆN
DỰ ÁN HỖ TRỢ ĐƯA LAO ĐỘNG ĐI LÀM VIỆC Ở NƯƠC NGOÀI THEO HỢP ĐỒNG NĂM 2012

Kính gửi: Cục Quản lý lao động ngoài nước

TT

Thị trường

Doanh nghiệp tuyển chọn

Số LĐ tuyển

Sơ khám SK

Số LĐ đào tạo

Số Xuất cảnh

Hỗ trợ học phí

Hỗ trợ tiền ăn, đi lại và thủ tục pháp lý

Tổng số

Số đạt SK

Tổng số

Số tốt nghiệp

Tổng số

Đối tượng

Học nghề

Học ngoại ngữ

Bồi dưỡng KTCT

Tiền ăn

Tiền tàu xe

KS K

Hộ chiếu

Lý lịch TP

Visa

Người có công

Hộ nghèo

Dân tộc TS

1

Malaysia

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

2

….

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

Cộng

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

NGƯỜI LẬP BIỂU
(Ký, ghi rõ họ tên)

GIÁM ĐỐC
(Ký, đóng dấu và ghi rõ họ tên)