Hệ thống pháp luật
Đang tải nội dung, vui lòng chờ giây lát...
Đang tải nội dung, vui lòng chờ giây lát...

TÒA ÁN NHÂN DÂN TỐI CAO
-------

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
---------------

Số: 114/TANDTC-HTQT
V/v xác minh địa chỉ của đương sự ở nước ngoài

Hà Nội, ngày 17 tháng 9 năm 2021

 

Kính gửi:

- TAND cấp cao tại Hà Nội, Đà Nẵng và thành phố Hồ Chí Minh;
- TAND tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương;
- TAND huyện, quận, thị xã, thành phố thuộc tỉnh.

Thời gian vừa qua, Tòa án nhân dân tối cao nhận thấy có một số Tòa án đã và đang gặp khó khăn trong việc giải quyết yêu cầu xác minh địa chỉ của đương sự ở nước ngoài theo quy định của Bộ luật tố tụng dân sự.

Để tạo điều kiện thuận tiện cho Tòa án xem xét thụ lý đơn, giải quyết vụ việc dân sự có yếu tố nước ngoài, tăng cường công tác bảo đảm áp dụng thống nhất pháp luật, sau khi trao đổi với Bộ Tư pháp, Tòa án nhân dân tối cao lưu ý các Tòa án một số vấn đề sau đây:

1. Cơ sở pháp lý và thực tiễn để Tòa án yêu cầu xác minh địa chỉ của đương sự ở nước ngoài

1.1. Hiện nay, một số hiệp định tương trợ tư pháp mà Việt Nam là thành viên có quy định về việc nước này hỗ trợ nước kia xác minh địa chỉ của đương sự trên lãnh thổ nước đó. Cụ thể là các quy định tại các Hiệp định sau đây:

- Khoản 1 Điều 14 Hiệp định giữa CHXHCN Việt Nam và Liên bang Nga về tương trợ tư pháp và pháp lý về các vấn đề dân sự và hình sự;

- Khoản 1 Điều 17 Hiệp định tương trợ tư pháp về các vấn đề dân sự, gia đình, lao động và hình sự giữa CHXHCN Việt Nam và Cộng hòa Bê-la-rút;

- Điều 11 Hiệp định tương trợ tư pháp và pháp lý về các vấn đề dân sự và hình sự giữa nước CHXHCN Việt Nam và nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Tiệp Khắc (Cộng hòa Séc và Cộng hòa Xlô-va-ki-a kế thừa);

- Khoản 2 Điều 13 Hiệp định tương trợ tư pháp về dân sự giữa CHXHCN Việt Nam và Hung-ga-ri.

1.2. Ngoài các Hiệp định nêu trên, các Hiệp định/Thỏa thuận tương trợ tư pháp về dân sự còn lại giữa Việt Nam với các nước, vùng lãnh thổ sau đây: Lào, Trung Quốc, Cam-pu-chia, Ca-dắc-xtan, Triều Tiên, Mông Cổ, Ba Lan, Bun-ga-ri, Pháp, Cu Ba, U-crai-na, An-giê-ri, Lãnh thổ Đài Loan không có quy định về việc xác minh địa chỉ của đương sự.

Tuy nhiên, qua trao đổi, cơ quan có thẩm quyền của Ba Lan và Lãnh thổ Đài Loan cho biết có thể hỗ trợ Tòa án Việt Nam xác minh địa chỉ của đương sự như là một yêu cầu tương trợ tư pháp dân sự độc lập hoặc yêu cầu thu thập chứng cứ.

1.3. Một số nước cùng với Việt Nam là thành viên công ước La Hay về Tống đạt ra nước ngoài giấy tờ tư pháp và ngoài tư pháp trong lĩnh vực dân sự hoặc thương mại (Công ước tống đạt giấy tờ), Công ước La Hay về thu thập chứng cứ trong lĩnh vực dân sự hoặc thương mại (Công ước thu thập chứng cứ) cho biết đồng ý hỗ trợ xác định địa chỉ của đương sự trên lãnh thổ nước đó trên cơ sở yêu cầu ủy thác tư pháp của Tòa án Việt Nam.

1.4. Đối với công dân Việt Nam cư trú ở nước ngoài, trong một số trường hợp cụ thể, Tòa án có thể đề nghị Cơ quan đại diện nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam ở nước ngoài (Cơ quan đại diện Việt Nam ở nước ngoài) hỗ trợ xác minh địa chỉ của đương sự ở nước sở tại.

2. Các trường hợp Tòa án có thể ủy thác tư pháp cho nước ngoài hoặc đề nghị Cơ quan đại diện Việt Nam ở nước ngoài xác minh địa chỉ của đương sự

2.1. Tòa án ủy thác tư pháp cho nước, vùng lãnh thổ được nêu tại Mục 1 của Công văn này xác minh địa chỉ của đương sự trên lãnh thổ nước đó trên cơ sở đề nghị của người khởi kiện, người yêu cầu trước khi thụ lý vụ việc dân sự theo quy định tại khoản 2 Điều 473 của Bộ luật tố tụng dân sự.

2.2. Tòa án ủy thác tư pháp cho những nước, vùng lãnh thổ nêu tại Tiểu mục 2.1 Mục 2 của Công văn này xác minh địa chỉ của đương sự trong các trường hợp sau đây:

a) Trong quá trình giải quyết vụ việc mà có đương sự đề nghị đưa đương sự ở nước ngoài tham gia tố tụng với tư cách là người có quyền lợi, nghĩa vụ liên quan theo quy định tại khoản 4 Điều 68 của Bộ luật tố tụng dân sự;

b) Tòa án đưa đương sự ở nước ngoài tham gia tố tụng với tư cách người có quyền lợi, nghĩa vụ liên quan trong trường hợp không có ai đề nghị đưa đương sự đó tham gia tố tụng theo quy định tại khoản 4 Điều 68 của Bộ luật tố tụng dân sự.

2.3. Tòa án đề nghị Cơ quan đại diện Việt Nam ở nước ngoài hỗ trợ xác minh địa chỉ của đương sự trước khi thụ lý vụ việc hoặc trong quá trình giải quyết vụ việc tương tự các trường hợp được nêu tại Tiểu mục 2.1 và 2.2 Mục 2 của Công văn này.

3. Thông tin mà đương sự phải cung cấp cho Tòa án để xác minh địa chỉ của đương sự ở nước ngoài

3.1. Khi đề nghị Tòa án xác minh địa chỉ của người nước ngoài, công ty, doanh nghiệp có trụ sở ở nước ngoài, công dân Việt Nam ở nước ngoài, người khởi kiện, người yêu cầu, đương sự phải cung cấp cho Tòa án các thông tin có được về cá nhân, doanh nghiệp đó, trong đó phải có các thông tin sau đây:

a) Đối với việc xác minh địa chỉ của người nước ngoài

- Họ và tên, ngày tháng năm sinh, quốc tịch, giới tính, số hộ chiếu hoặc giấy tờ thay thế hộ chiếu, số căn cước công dân của người nước ngoài cần được xác minh địa chỉ. Những thông tin này có trên các tài liệu, giấy tờ bao gồm: hộ chiếu nước ngoài, thẻ căn cước công dân nước ngoài: giấy phép lái xe, thẻ thường trú, thẻ tạm trú, giấy chứng nhận kết hôn, giấy chứng nhận tình trạng hôn nhân của người nước ngoài...do nước ngoài hoặc Việt Nam cấp và các tài liệu, giấy tờ khác có các thông tin nêu trên mà đương sự có được.

b) Đối với việc xác minh địa chỉ của doanh nghiệp, công ty nước ngoài

- Tên doanh nghiệp, công ty, mã số đăng ký doanh nghiệp, công ty, mã số thuế của doanh nghiệp, công ty cần được xác minh địa chỉ. Những thông tin này có thể tồn tại trong các tài liệu, giấy tờ như: hợp đồng, thư tín giao dịch, telegram, fax, telex, thư điện tử...và các tài liệu, giấy tờ khác có các thông tin nêu trên mà đương sự có được.

c) Đối với việc xác minh địa chỉ của công dân Việt Nam ở nước ngoài

Khi đề nghị Tòa án xác minh địa chỉ của công dân Việt Nam ở nước ngoài, người khởi kiện, người yêu cầu hoặc đương sự đề nghị Tòa án đưa công dân Việt Nam ở nước ngoài tham gia tố tụng với tư cách người có quyền lợi, nghĩa vụ liên quan phải cung cấp cho Tòa án các thông tin sau đây:

- Họ và tên, ngày tháng năm sinh, giới tính, quốc tịch, số hộ chiếu hoặc giấy tờ thay thế hộ chiếu, số căn cước công dân hoặc số chứng minh thư nhân dân của người cần được xác minh địa chỉ. Những thông tin này có trên các tài liệu, giấy tờ bao gồm: hộ chiếu Việt Nam, thẻ căn cước công dân, chứng minh thư nhân dân, giấy phép lái xe, thẻ thường trú, thẻ tạm trú do nước ngoài hoặc Việt Nam cấp và các giấy tờ, tài liệu khác có các thông tin nêu trên.

3.2. Trường hợp đương sự không đề nghị nhưng Tòa án đưa đương sự ở nước ngoài tham gia tố tụng với tư cách là người có quyền lợi, nghĩa vụ liên quan theo quy định tại khoản 4 Điều 68 Bộ luật tố tụng dân sự, thì Tòa án yêu cầu đương sự đã có ý kiến hoặc cung cấp tài liệu, giấy tờ về sự liên quan đến quyền lợi của đương sự ở nước ngoài cung cấp địa chỉ của đương sự ở nước ngoài đó.

Trong trường hợp không cung cấp được địa chỉ, đương sự phải cung cấp một trong các thông tin nêu tại Tiểu mục 3.1 Mục 3 của Công văn này để Tòa án tiến hành xác minh địa chỉ của đương sự ở nước ngoài.

4. Các trường hợp không ủy thác tư pháp cho nước ngoài hoặc đề nghị Cơ quan đại diện Việt Nam ở nước ngoài xác minh địa chỉ của đương sự

4.1. Đối với các nước cùng với Việt Nam là thành viên Hiệp định tương trợ tư pháp, Công ước tống đạt giấy tờ, Công ước thu thập chứng cứ nêu tại Công văn này đã cho biết không có thẩm quyền xác minh địa chỉ của đương sự, thì Tòa án giải thích cho đương sự không có cơ sở pháp lý để Tòa án Việt Nam ủy thác cho các nước này xác minh địa chỉ của đương sự trên lãnh thổ nước đó. Đương sự phải tự tìm kiếm địa chỉ của đương sự ở nước ngoài để cung cấp cho Tòa án.

4.2. Tòa án không ủy thác tư pháp cho nước ngoài hoặc đề nghị Cơ quan đại diện Việt Nam ở nước ngoài xác minh địa chỉ của đương sự ở nước đó trong trường hợp người khởi kiện, người yêu cầu, người đề nghị đưa đương sự ở nước ngoài tham gia tố tụng với tư cách là người có quyền lợi, nghĩa vụ liên quan không cung cấp được cho Tòa án một trong các thông tin nêu tại Mục 3 của Công văn này.

Tòa án không ủy thác tư pháp cho nước ngoài hoặc đề nghị Cơ quan đại diện Việt Nam ở nước ngoài xác minh địa chỉ nếu đương sự nêu tại Tiểu mục 3.2 Mục 3 của Công văn này không cung cấp được thông tin về đương sự ở nước ngoài theo yêu cầu của Tòa án.

Ví dụ 1: Trường hợp đương sự chỉ cung cấp được cho Tòa án họ tên, giới tính, quốc tịch của đương sự là người nước ngoài, không cung cấp được một trong các thông tin sau đây: số hộ chiếu (hết hạn sử dụng hay còn hạn sử dụng) hoặc số căn cước công dân; tài liệu, giấy tờ như: bản chụp thẻ tạm trú, thường trú, giấy phép lái xe...do nước ngoài hoặc Việt Nam cấp cho đương sự ở nước ngoài, thì Tòa án không có căn cứ đề ủy thác tư pháp cho nước ngoài xác minh địa chỉ của đương sự.

Ví dụ 2: Trường hợp đương sự chỉ cung cấp được cho Tòa án họ tên, giới tính, quốc tịch của đương sự là công dân Việt Nam ở nước ngoài mà không có các thông tin khác như: số hộ chiếu (hết hạn sử dụng hay còn hạn sử dụng), số căn cước công dân hoặc số chứng minh thư nhân dân, tài liệu, giấy tờ như: bản chụp thẻ tạm trú, thẻ thường trú, giấy phép lái xe...do Việt Nam hoặc nước ngoài cấp cho đương sự cần xác minh địa chỉ, thì Tòa án không có căn cứ để đề nghị Cơ quan đại diện Việt Nam ở nước ngoài xác minh địa chỉ.

4.3. Trường hợp nguyên đơn, bị đơn hoặc đương sự khác cung cấp được địa chỉ của đương sự ở nước ngoài, không phân biệt địa chỉ đó đương sự có được từ nhiều năm về trước hoặc tại thời gian gần nhất so với thời điểm cung cấp địa chỉ này cho Tòa án, thì Tòa án tiến hành tống đạt văn bản tố tụng hoặc thu thập chứng cứ đối với đương sự ở nước ngoài theo địa chỉ đã được cung cấp mà không thực hiện việc ủy thác tư pháp cho nước ngoài hoặc đề nghị Cơ quan đại diện Việt Nam ở nước ngoài xác minh địa chỉ của đương sự.

4.4. Tại Công văn này, Tòa án nhân dân tối cao chỉ mới thông báo một số nước chấp nhận hoặc không chấp nhận yêu cầu ủy thác tư pháp của Tòa án Việt Nam xác minh địa chỉ của đương sự ở nước đó. Trong thời gian tới Tòa án nhân dân tối cao tiếp tục cập nhật thông tin về vấn đề này.

Trường hợp Tòa án muốn xác minh địa chỉ của đương sự ở các nước khác nêu tại Công văn này, thì cần liên hệ trước với Bộ Tư pháp (Cơ quan trung ương đầu mối của Việt Nam theo quy định tại các điều ước quốc tế về tương trợ tư pháp mà Việt Nam là thành viên), để được hỗ trợ, cung cấp thông tin.

5. Thủ tục ủy thác tư pháp cho nước ngoài, Cơ quan đại diện Việt Nam ở nước ngoài xác minh địa chỉ của đương sự

5.1. Đối với trường hợp đề nghị nước ngoài xác minh địa chỉ của đương sự

Tòa án lập, gửi hồ sơ đề nghị xác minh địa chỉ của đương sự theo quy định tại Thông tư liên tịch số 12/2016/TTLT-BTP-BNG-TANDTC ngày 19/10/2016 của Bộ Tư pháp, Bộ Ngoại giao, Tòa án nhân dân tối cao quy định về trình tự, thủ tục tương trợ tư pháp trong lĩnh vực dân sự (Thông tư liên tịch số 12/2016). Hồ sơ gồm có:

- 01 Văn bản gửi Bộ Tư pháp được lập theo Mẫu số 01 ban hành kèm theo Thông tư liên tịch này;

- 03 Văn bản đề nghị xác minh địa chỉ của đương sự ở nước ngoài được lập theo Mẫu số 02A ban hành kèm theo Thông tư liên tịch số 12/2016.

- Bản chụp các giấy tờ, tài liệu khác phục vụ cho việc xác minh địa chỉ của đương sự (nếu có) như: hộ chiếu, giấy tờ có giá trị thay thế hộ chiếu, thẻ căn cước, giấy phép lái xe...của đương sự là cá nhân hoặc tên doanh nghiệp, công ty, mã số đăng ký doanh nghiệp, công ty, mã số thuế của doanh nghiệp, công ty.

- Biên lai nộp lệ phí ủy thác tư pháp ra nước ngoài theo quy định tại Nghị quyết số 326/2016/UBTVQH14 ngày 30/12/2016 của Ủy ban Thường vụ Quốc hội.

- Bản chụp biên lai nộp tiền tạm ứng chi phí ủy thác tư pháp ra nước ngoài trong trường hợp nước ngoài thu chi phí thực tế xác minh địa chỉ của đương sự.

Đối với các trường hợp ủy thác tư pháp xác minh địa chỉ của đương sự theo từng nước cụ thể, Tòa án lập hồ sơ ủy thác tư pháp ra nước ngoài theo hướng dẫn tại Phần phụ lục của Công văn này.

5.2. Đối với trường hợp đề nghị Cơ quan đại diện Việt Nam ở nước ngoài xác định địa chỉ của đương sự là công dân Việt Nam

Việc Tòa án đề nghị Cơ quan đại diện Việt Nam ở nước ngoài xác minh địa chỉ của đương sự là công dân Việt Nam không thuộc phạm vi điều chỉnh của Thông tư liên tịch số 01/2019/TTLT-TANDTC-BNG ngày 05/12/2019 của Tòa án nhân dân tối cao và Bộ Ngoại giao quy định về trình tự, thủ tục phối hợp giữa Tòa án nhân dân và Cơ quan đại diện nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam ở nước ngoài để thực hiện một số hoạt động tố tụng dân sự và tố tụng hành chính ở nước ngoài. Do đó, hồ sơ đề nghị Cơ quan đại diện Việt Nam ở nước ngoài được lập như sau:

- 01 Văn bản của Tòa án gửi Cơ quan đại diện Việt Nam ở nước ngoài do Thẩm phán ký và đóng dấu Tòa án. Trong đó, bao gồm các nội dung sau đây:

Tóm tắt vụ việc dân sự, các chi tiết về thông tin của người cần được xác định địa chỉ: họ và tên, ngày tháng năm sinh, giới tính, quốc tịch, số hộ chiếu, số thẻ căn cước, chứng minh thư nhân dân, thẻ thường trú, thẻ tạm trú và các thông tin khác (nếu có) như: nghề nghiệp, địa điểm đã từng cư trú tại nước sở tại...;

Đề nghị Cơ quan đại diện Việt Nam xác minh địa chỉ và gửi kết quả cho Tòa án thông qua hộp thư điện tử của Tòa án.

Thông tin liên hệ của Tòa án: số điện thoại, hộp thư điện tử, địa chỉ của Tòa án.

- Bản chụp tài liệu, giấy tờ có thông tin về đương sự như: hộ chiếu, thẻ căn cước, chứng minh thư nhân dân, bằng lái xe, thẻ thường trú, thẻ tạm trú...

5.3. Tòa án gửi hồ sơ ủy thác tư pháp cho nước ngoài xác minh địa chỉ của đương sự cho Bộ Tư pháp theo đường công văn.

Tòa án gửi hồ sơ đề nghị Cơ quan đại diện Việt Nam ở nước ngoài xác minh địa chỉ của đương sự theo đường bưu chính bằng thư bảo đảm có gắn số hiệu để định vị, theo dõi trong quá trình chuyển phát.

5.4. Người yêu cầu xác minh địa chỉ của đương sự ở nước ngoài, đương sự đề nghị Tòa án đưa đương sự ở nước ngoài tham gia tố tụng với tư cách là người có quyền lợi, nghĩa vụ liên quan, người có ý kiến hoặc cung cấp giấy tờ, tài liệu thể hiện vụ việc dân sự có liên quan đến quyền lợi của đương sự ở nước ngoài phải nộp lệ phí ủy thác tư pháp dân sự ra nước ngoài, chịu chi phí dịch và chứng thực chữ ký của người dịch văn bản ủy thác tư pháp ra tiếng nước ngoài và chi phí thực tế do nước ngoài thu để xác minh địa chỉ đương sự (nếu có).

5.5. Người yêu cầu xác minh địa chỉ của đương sự là công dân Việt Nam ở nước ngoài, đương sự đề nghị Tòa án đưa đương sự công dân Việt Nam ở nước ngoài tham gia tố tụng với tư cách là người có quyền lợi, nghĩa vụ liên quan, người có ý kiến hoặc cung cấp giấy tờ, tài liệu thể hiện vụ việc dân sự có liên quan đến quyền lợi của đương sự là công dân Việt Nam ở nước ngoài phải chịu chi phí bưu chính gửi hồ sơ của Tòa án cho Cơ quan đại diện Việt Nam ở nước ngoài.

Trên đây là ý kiến của Tòa án nhân dân tối cao đối với việc xác minh địa chỉ của đương sự ở nước ngoài theo quy định của Bộ luật tố tụng dân sự.

Trường hợp Tòa án muốn trao đổi nghiệp vụ tống đạt, ủy thác tư pháp ra nước ngoài. Tòa án gửi văn bản về Tòa án nhân dân tối cao (thông qua Vụ Hợp tác quốc tế, 48 Lý Thường Kiệt, Hà Nội) hoặc có thể liên hệ trực tiếp đồng chí Lê Mạnh Hùng, Phó Vụ trưởng, Vụ Hợp tác quốc tế. Tòa án nhân dân tối cao thông qua hộp thư điện tử: hunglm@toaan.gov.vn: điện thoại: 0976437814./.

 


Nơi nhận:
- Như trên;
- Đ/c Chánh án TANDTC (để b/c);
- Các đ/c PCA TANDTC (để p/h);
- Các đ/c Thẩm phán TANDTC (để biết);
- Trang thông tin Tương trợ tư pháp, Cổng thông tin điện tử TANDTC (để đăng);
- Trang thông tin điện tử của các TAND cấp tỉnh, TAND cấp cao (để đăng);
- Tạp chí TAND điện tử (đã đăng);
- Vụ I, II, III TANDTC (để biết);
- Lưu VT, PLQT, Vụ HTQT (TANDTC).

KT. CHÁNH ÁN
PHÓ CHÁNH ÁN




Nguyễn Văn Du

 

PHỤ LỤC

THÔNG TIN VỀ VIỆC XÁC MINH ĐỊA CHỈ CỦA ĐƯƠNG SỰ Ở NƯỚC NGOÀI
(Ban hành kèm theo Công văn số 114/TANDTC-HTQT ngày 17 tháng 9 năm 2021)

STT

NƯỚC/VÙNG LÃNH THỔ

QUY ĐỊNH/ THÔNG TIN VỀ YÊU CẦU XÁC MINH ĐỊA CHỈ CỦA ĐƯƠNG SỰ

HƯỚNG DẪN THỰC HIỆN

1.

Hung-ga-ri

(Hungary)

Cơ sở pháp lý: Hiệp định tương trợ tư pháp về dân sự giữa CHXHCN Việt Nam và Hung-ga-ri năm 2018.

Khoản 2 Điều 13 Hiệp định quy định yêu cầu xác minh địa chỉ thuộc phạm vi yêu cầu thu thập chứng cứ:

“...2. Tùy thuộc quy định pháp luật và điều kiện thực tiễn tại Bên ký kết được yêu cầu, yêu cầu thu thập chứng cứ bao gồm việc xác định địa chỉ của một người, cư trú trên lãnh thổ của một trong các Bên ký kết, bị người có nơi thường trú hoặc nơi cư trú trong lãnh thổ của Bên ký kết kia kiện về một trong những vấn đề thuộc phạm vi khoản 2 Điều 1, và xác định nơi làm việc và thu nhập của người được yêu cầu thực hiện nghĩa vụ cấp dưỡng. Để tạo điều kiện thực hiện các yêu cầu này, Bên ký kết yêu cầu phải thông báo tất cả các thông tin có sẵn trong vụ việc”.

Hồ sơ ủy thác tư pháp bao gồm:

- 01 Văn bản yêu cầu ủy thác tư pháp về dân sự gửi Bộ Tư pháp theo Mẫu 01 tại Thông tư liên tịch 12/2016/TTLT-BTP-BNG-TANDTC ngày 19/10/2016 của Bộ Tư Pháp, Bộ Ngoại giao, Tòa án nhân dân tối cao (Thông tư liên tịch số 12/2016);

- 03 Văn bản ủy thác tư pháp về dân sự theo Mẫu 02A tại Thông tư liên tịch số 12/2016. Trong đó, đánh dấu vào ô THU THẬP CHỨNG CỨ tại Mục 5. Văn bản này phải dịch ra tiếng Hung-ga-ri có chứng thực chữ ký của người dịch.

- 01 Biên lai thu lệ phí ủy thác tư pháp ra nước ngoài (200.000 đồng) theo quy định tại Nghị quyết số 326/2016/UBTVQH14 ngày 30/12/2016 của Ủy ban Thường vụ Quốc hội.

- Bản chụp tài liệu, giấy tờ như: hộ chiếu nước ngoài, thẻ căn cước công dân nước ngoài; giấy phép lái xe, thẻ thường trú, thẻ tạm trú...do nước ngoài hoặc Việt Nam cấp (nếu có).

LƯU Ý:

Người yêu cầu xác minh địa chỉ của đương sự ở nước ngoài, đương sự đề nghị Tòa án đưa đương sự ở nước ngoài tham gia tố tụng với tư cách là người có quyền lợi, nghĩa vụ liên quan, người có ý kiến hoặc cung cấp giấy tờ, tài liệu thể hiện vụ việc dân sự có liên quan đến quyền lợi của đương sự ở nước ngoài phải nộp lệ phí ủy thác tư pháp dân sự ra nước ngoài, chịu chi phí và chứng thực chữ ký của người dịch văn bản ủy thác tư pháp ra tiếng Hung-ga-ri.

Chi phí thanh toán cho Hung-ga-ri: Miễn phí.

Tòa án không được yêu cầu đương sự nộp tiền tạm ứng chi phí ủy thác tư pháp về dân sự.

2.

LB Nga

(Russian Federation)

Cơ sở pháp lý: Hiệp định tương trợ tư pháp về dân sự giữa CHXHCN Việt Nam và Liên bang Nga năm 1998.

Khoản 1 Điều 14 Hiệp định quy định yêu cầu xác minh địa chỉ của đương sự là một yêu cầu tương trợ tư pháp riêng biệt:

“1. Theo yêu cầu, Cơ quan tư pháp của các bên ký kết sẽ hỗ trợ cho nhau trong việc xác minh địa chỉ của những người có mặt trên lãnh thổ nước mình, trong khuôn khổ thực hiện tương trợ tư pháp về các vấn đề dân sự và hình sự.

Hồ sơ ủy thác tư pháp bao gồm:

- 01 Văn bản yêu cầu ủy thác tư pháp về dân sự gửi Bộ Tư pháp theo Mẫu 01 tại Thông tư liên tịch 12/2016;

- 03 Văn bản ủy thác tư pháp về dân sự theo Mẫu 02A tại Thông tư liên tịch số 12/2016. Trong đó, đánh dấu vào ô YÊU CẦU KHÁC tại Mục 5 và ghi rõ là XÁC MINH ĐỊA CHỈ. Văn bản này phải dịch ra tiếng Nga hoặc tiếng Anh.

- 01 Biên lai thu lệ phí ủy thác tư pháp ra nước ngoài (200.000 đồng) theo quy định tại Nghị quyết số 326/2016/UBTVQH14 ngày 30/12/2016 của Ủy ban Thường vụ Quốc hội.

- Bản chụp tài liệu, giấy tờ như: hộ chiếu nước ngoài, thẻ căn cước công dân nước ngoài; giấy phép lái xe, thẻ thường trú, thẻ tạm trú...do nước ngoài hoặc Việt Nam cấp (nếu có).

LƯU Ý:

Người yêu cầu xác minh địa chỉ của đương sự ở nước ngoài, đương sự đề nghị Tòa án đưa đương sự ở nước ngoài tham gia tố tụng với tư cách là người có quyền lợi, nghĩa vụ liên quan, người có ý kiến hoặc cung cấp giấy tờ, tài liệu thể hiện vụ việc dân sự có liên quan đến quyền lợi của đương sự ở nước ngoài phải nộp lệ phí ủy thác tư pháp dân sự ra nước ngoài, chịu chi phí và chứng thực chữ ký của người dịch văn bản ủy thác tư pháp ra tiếng Nga hoặc tiếng Anh.

Chi phí thanh toán cho LB Nga: Miễn phí.

Tòa án không được yêu cầu đương sự nộp tiền tạm ứng chi phí ủy thác tư pháp về dân sự.

3.

Bê-la-rút

(Belarus)

Cơ sở pháp lý: Hiệp định tương trợ tư pháp và pháp lý về các vấn đề dân sự, gia đình, lao động và hình sự giữa CHXHCN Việt Nam và Cộng hòa Bê-la-rút năm 2000.

Khoản 1 Điều 17 Hiệp định quy định yêu cầu xác minh địa chỉ của đương sự là một yêu cầu tương trợ tư pháp riêng biệt:

“1. Tòa án và Viện Kiểm sát của các Bên ký kết sẽ hỗ trợ cho nhau trong việc xác minh địa chỉ của những người có mặt trên lãnh thổ của nước mình.”

Hồ sơ ủy thác tư pháp bao gồm:

- 01 Văn bản yêu cầu ủy thác tư pháp về dân sự gửi Bộ Tư pháp theo Mẫu 01 tại Thông tư liên tịch số 12/2016;

- 03 Văn bản ủy thác tư pháp về dân sự theo Mẫu 02A tại Thông tư liên tịch số 12/2016. Trong đó, đánh dấu vào ô YÊU CẦU KHÁC tại Mục 5 và ghi rõ là XÁC MINH ĐỊA CHỈ Văn bản này phải dịch ra tiếng Nga hoặc tiếng Bê-la-rút.

- 01 Biên lai thu lệ phí ủy thác tư pháp ra nước ngoài (200.000 đồng) theo quy định tại Nghị quyết số 326/2016/UBTVQ1114 ngày 30/12/2016 của Ủy ban Thường vụ Quốc hội.

- Bản chụp tài liệu, giấy tờ như: hộ chiếu nước ngoài, thẻ căn cước công dân nước ngoài; giấy phép lái xe, thẻ thường trú, thẻ tạm trú...do nước ngoài hoặc Việt Nam cấp (nếu có).

LƯU Ý:

Người yêu cầu xác minh địa chỉ của đương sự ở nước ngoài, đương sự đề nghị Tòa án đưa đương sự ở nước ngoài tham gia tố tụng với tư cách là người có quyền lợi, nghĩa vụ liên quan, người có ý kiến hoặc cung cấp giấy tờ, tài liệu thể hiện vụ việc dân sự có liên quan đến quyền lợi của đương sự ở nước ngoài phải nộp lộ phí ủy thác tư pháp dân sự ra nước ngoài, chịu chi phí dịch và chứng thực chữ ký của người dịch văn bản ủy thác tư pháp ra tiếng Nga hoặc tiếng Bê-la-rút.

Chi phí thanh toán cho Bê-la-rút: Miễn phí.

Tòa án không được yêu cầu đương sự nộp tiền tạm ứng chi phí ủy thác tư pháp về dân sự.

4.

Trung Quốc

(China)

Cơ sở pháp lý: Công ước Thu thập chứng cứ (có hiệu lực giữa Việt Nam và Trung Quốc từ 29/6/2020)

Quy định/Thông tin: Hiệp định tương trợ tư pháp giữa Việt Nam và Trung Quốc không quy định về thực hiện các yêu cầu xác minh địa chỉ của đương sự. Tuy nhiên, qua trao đổi với đại diện Bộ Tư pháp Trung Quốc - Cơ quan Trung ương trong việc thực thi Hiệp định và Công ước Thu thập chứng cứ, được biết các yêu cầu xác minh địa chỉ của đương sự được xem là yêu cầu thu thập chứng cứ theo quy định của Công ước thu thập chứng cứ.

Hồ sơ ủy thác tư pháp bao gồm:

- 01 Văn bản yêu cầu ủy thác tư pháp về dân sự gửi Bộ Tư pháp theo Mẫu 01 tại Thông tư liên tịch số 12/2016.

- 03 Văn bản ủy thác tư pháp về dân sự theo Mẫu 02A tại Thông tư liên tịch số 12/2016. Trong đó, đánh dấu vào ô THU THẬP CHỨNG CỨ tại Mục 5 và ghi rõ là XÁC MINH ĐỊA CHỈ. Văn bản này phải dịch ra tiếng Trung Quốc.

- 01 Biên lai thu lệ phí ủy thác tư pháp ra nước ngoài (200.000 đồng) theo quy định tại Nghị quyết số 326/2016/UBTVQH14 ngày 30/12/2016 của Ủy ban Thường vụ Quốc hội.

- Bản chụp tài liệu, giấy tờ như: hộ chiếu nước ngoài, thẻ căn cước công dân nước ngoài; giấy phép lái xe, thẻ thường trú, thẻ tạm trú...do nước ngoài hoặc Việt Nam cấp (nếu có).

LƯU Ý:

Người yêu cầu xác minh địa chỉ của đương sự ở nước ngoài, đương sự đề nghị Tòa án đưa đương sự ở nước ngoài tham gia tố tụng với tư cách là người có quyền lợi, nghĩa vụ liên quan, người có ý kiến hoặc cung cấp giấy tờ, tài liệu thể hiện vụ việc dân sự có liên quan đến quyền lợi của đương sự ở nước ngoài phải nộp lệ phí ủy thác tư pháp dân sự ra nước ngoài, chịu chi phí dịch và chứng thực chữ ký của người dịch văn bản ủy thác tư pháp ra tiếng Trung Quốc.

Chi phí thanh toán cho Trung Quốc: Miễn phí.

Toà án không được yêu cầu đương sự nộp tiền tạm ứng chi phí ủy thác tư pháp về dân sự.

5.

Ba Lan

(Poland)

 

Cơ sở pháp lý: Hiệp định tương trợ tư pháp về các vấn đề dân sự, gia đình và hình sự giữa nước CHXHCN Việt nam và nước CH Ba Lan năm 1993.

Hiệp định tương trợ tư pháp không quy định cụ thể về yêu cầu xác minh địa chỉ của đương sự. Qua trao đổi với đại diện Bộ Tư pháp Ba Lan - Cơ quan Trung ương trong việc thực thi Hiệp định, yêu cầu xác minh địa chỉ của đương sự là một yêu cầu tương trợ tư pháp riêng biệt.

Tuy nhiên kết quả thực hiện yêu cầu sẽ hạn chế do pháp luật Ba Lan chỉ yêu cầu tòa án chủ động xác minh địa chỉ trong các vụ việc về cấp dưỡng, xác định quan hệ cha con và vụ việc tương tự.

Hồ sơ ủy thác tư pháp bao gồm:

- 01 Văn bản yêu cầu ủy thác tư pháp về dân sự gửi Bộ Tư pháp theo Mẫu 01 tại Thông tư liên tịch số 12/2016.

- 03 Văn bản ủy thác tư pháp về dân sự theo Mẫu 02A tại Thông tư liên tịch số 12/2016. Trong đó, đánh dấu vào ô YÊU CẦU KHÁC tại Mục 5 và ghi rõ là XÁC MINH ĐỊA CHỈ. Văn bản này phải dịch ra tiếng Ba Lan hoặc tiếng Nga hoặc tiếng Pháp.

- 01 Biên lai thu lệ phí ủy thác tư pháp ra nước ngoài (200.000 đồng) theo quy định tại Nghị quyết số 326/2016/UBTVQ1114 ngày 30/12/2016 của Ủy ban Thường vụ Quốc hội.

- Bản chụp tài liệu, giấy tờ như: hộ chiếu nước ngoài, thẻ căn cước công dân nước ngoài; giấy phép lái xe, thẻ thường trú, thẻ tạm trú...do nước ngoài hoặc Việt Nam cấp (nếu có).

LƯU Ý:

Người yêu cầu xác minh địa chỉ của đương sự ở nước ngoài, đương sự đề nghị Tòa án đưa đương sự ở nước ngoài tham gia tố tụng với tư cách là người có quyền lợi, nghĩa vụ liên quan, người có ý kiến hoặc cung cấp giấy tờ, tài liệu thể hiện vụ việc dân sự có liên quan đến quyền lợi của đương sự ở nước ngoài phải nộp lệ phí ủy thác tư pháp dân sự ra nước ngoài, chịu chi phí dịch và chứng thực chữ ký của người dịch văn bản ủy thác tư pháp ra tiếng Ba Lan hoặc tiếng Nga hoặc tiếng Pháp.

Chi phí thanh toán cho Ba Lan: Miễn phí.

Toà án không được yêu cầu đương sự nộp tiền tạm ứng chi phí ủy thác tư pháp về dân sự.

Đương sự có thể tự xác minh địa chỉ đương sự đang cư trú ở Ba Lan bằng cách truy cập vào các hệ thống thông tin có sẵn (một số trường hợp sẽ phải trả phí), như:

- Powzechny Elektroniczny System Ewidencji Ludności (Hệ thống điện tử phổ quát để đăng ký dân cư; viết tắt: PESEL)- thông tin cơ bản về cá nhân đang cư trú tại Ba Lan;

- Krajowy Rejestr Sądowy (Sổ đăng ký tòa án quốc gia; viết tắt: KRS)- thông tin đăng ký công ty;

- Centralna Ewidencja i Informacja o Dzialalności Gospodarczej (Trung tâm đăng ký và thông tin về kinh doanh; viết tắt: CEIDG)- thông tin về cá nhân kinh doanh.

6.

Séc và Xlô-va- ki-a

(Czech and Slovakia)

Cơ sở pháp lý: Hiệp định tương trợ tư pháp và pháp lý về dân sự và hình sự giữa CHXHCN Việt Nam và CHXHCN Tiệp Khắc (Séc và Xlô-va-ki-a kế thừa).

Quy định/Thông tin: Điều 11 Hiệp định quy định yêu cầu xác định địa chỉ của đương sự là yêu cầu tương trợ tư pháp độc lập:

Các cơ quan có thẩm quyền của nước ký kết sẽ giúp nhau tìm địa chỉ của những người đang trên lãnh thổ nước mình, khi việc này cần thiết để công dân nước kia đòi thực hiện quyền lợi”.

Đương sự có thể tìm kiếm địa chỉ của công ty hoặc cá nhân có đăng ký kinh doanh tại Séc tại trang thông tin điện tử:

https://www.czso.cz/csu/res/business_register.

Hồ sơ ủy thác tư pháp bao gồm:

- 01 Văn bản yêu cầu ủy thác tư pháp về dân sự gửi Bộ Tư pháp theo Mẫu 01 tại Thông tư liên tịch số 12/2016;

- 03 Văn bản ủy thác tư pháp về dân sự theo Mẫu 02A tại Thông tư liên tịch số 12/2016. Trong đó, đánh dấu vào ô YÊU CẦU KHÁC tại Mục 5 và ghi rõ là XÁC MINH ĐỊA CHỈ. Văn bản này phải dịch ra tiếng Séc hoặc tiếng Nga nếu yêu cầu nước Séc xác minh hoặc tiếng Xlô-va-kia hoặc tiếng Nga nếu yêu cầu nước Xlô-va-ki-a xác minh.

- 01 Biên lai thu lệ phí ủy thác tư pháp ra nước ngoài (200.000 đồng) theo quy định tại Nghị quyết số 326/2016/UBTVQH14 ngày 30/12/2016 của Ủy ban Thường vụ Quốc hội.

- Bản chụp tài liệu, giấy tờ như: hộ chiếu nước ngoài, thẻ căn cước công dân nước ngoài; giấy phép lái xe, thẻ thường trú, thẻ tạm trú...do nước ngoài hoặc Việt Nam cấp (nếu có).

LƯU Ý:

Người yêu cầu xác minh địa chỉ của đương sự ở nước ngoài, đương sự đề nghị Tòa án đưa đương sự ở nước ngoài tham gia tố tụng  với tư cách là người có quyền lợi, nghĩa vụ liên quan, người có ý kiến hoặc cung cấp giấy tờ, tài liệu thể hiện vụ việc dân sự có liên quan đến quyền lợi của đương sự ở nước ngoài phải nộp lệ phí ủy thác tư pháp dân sự ra nước ngoài, chịu chi phí dịch và chứng thực chữ ký của người dịch văn bản ủy thác tư pháp ra tiếng Séc hoặc tiếng Nga hoặc tiếng Xlô-va-ki-a hoặc tiếng Nga.

- Không lập cùng hồ sơ để yêu cầu cả hai nước Séc và Xlô-va-ki-a xác minh địa chỉ.

Nếu muốn hai nước Séc và Xlô-va-ki-a xác minh địa chỉ thì phải lập thành từng hồ sơ riêng biệt.

Chi phí thanh toán cho Séc hoặc Xlô-va-ki-a: Miễn phí.

Tòa án không được yêu cầu đương sự nộp tiền tạm ứng chi phí ủy thác tư pháp về dân sự.

7.

Đài Loan

Cơ sở pháp lý: Thỏa thuận giữa Văn phòng Kinh tế và Văn hóa Việt nam tại Đài Bắc và Văn phòng Kinh tế và Văn hóa Đài Bắc tại Hà Nội về tương trợ tư pháp trong lĩnh vực dân sự năm 2010

Thỏa thuận tương trợ tư pháp không quy định cụ thể về việc xác định địa chỉ của đương sự. Tuy nhiên, qua trao đổi với đại diện Bộ Tư pháp Lãnh thổ Đài Loan - Cơ quan Trung ương trong việc thực thi Thỏa thuận tương trợ tư pháp, được biết: Đài Loan xác định yêu cầu xác minh địa chỉ đương sự là một yêu cầu thu thập chứng cứ riêng. Trong đó, cần cung cấp chính xác tên của người có liên quan và ít nhất là tên thành phố đương sự cư trú để cơ quan có thẩm quyền của Đài Loan tìm kiếm, xác minh.

Hồ sơ ủy thác tư pháp bao gồm:

- 01 Văn bản yêu cầu ủy thác tư pháp về dân sự gửi Bộ Tư pháp theo Mẫu 01 tại Thông tư liên tịch số 12/2016;

- 03 Văn bản ủy thác tư pháp về dân sự theo Mẫu 02A tại Thông tư liên tịch số 12/2016. Trong đó, đánh dấu vào ô THU THẬP CHỨNG CỨ tại Mục 5 và ghi rõ là XÁC MINH ĐỊA CHỈ. Văn bản này phải dịch ra tiếng Trung Quốc hoặc tiếng Anh.

- 01 Biên lai thu lệ phí ủy thác tư pháp ra nước ngoài (200.000 đồng) theo quy định tại Nghị quyết số 326/2016/UBTVQH14 ngày 30/12/2016 của Ủy ban Thường vụ Quốc hội.

- Bản chụp tài liệu, giấy tờ như: hộ chiếu nước ngoài, thẻ căn cước công dân nước ngoài; giấy phép lái xe, thẻ thường trú, thẻ tạm trú...do nước ngoài hoặc Việt Nam cấp (nếu có).

LƯU Ý:

Người yêu cầu xác minh địa chỉ của đương sự ở nước ngoài, đương sự đề nghị Tòa án đưa đương sự ở nước ngoài tham gia tố tụng với tư cách là người có quyền lợi, nghĩa vụ liên quan, người có ý kiến hoặc cung cấp giấy tờ, tài liệu thể hiện vụ việc dân sự có liên quan đến quyền lợi của đương sự ở nước ngoài phải nộp lệ phí ủy thác tư pháp dân sự ra nước ngoài, chịu chi phí dịch và chứng thực chữ ký của người dịch văn bản ủy thác tư pháp ra tiếng Trung Quốc hoặc tiếng Anh.

Chi phí thanh toán cho Đài Loan: Miễn phí.

Toà án không được yêu cầu đương sự nộp tiền tạm ứng chi phí ủy thác tư pháp về dân sự.

8.

Nhật Bản

(Japan)

Quy định/Thông tin: Qua trao đổi với Bộ Ngoại giao Nhật Bản - Cơ quan Trung ương thực thi Công ước Tống đạt, được biết: Việc tìm kiếm hoặc xác minh địa chỉ được coi là yêu cầu thu thập chứng cứ ở Nhật Bản và phải do Tòa án Việt Nam có yêu cầu.

Trong trường hợp tìm kiếm, xác minh địa chỉ của đương sự, cần cung cấp tên và địa chỉ liên lạc (ít nhất cần cung cấp được tên phường hoặc quận ở Nhật Bản - nơi đương sự có thể cư trú).

Chi phí thực tế: Chi phí sẽ thông báo kèm theo kết quả.

Hồ sơ ủy thác tư pháp bao gồm:

- 01 Văn bản yêu cầu ủy thác tư pháp về dân sự gửi Bộ Tư pháp theo Mẫu 01 tại Thông tư liên tịch số 12/2016;

- 03 Văn bản ủy thác tư pháp về dân sự theo Mẫu 02A tại Thông tư liên tịch số 12/2016. Trong đó, đánh dấu vào ô THU THẬP CHỨNG CỨ tại Mục 5 và ghi rõ là XÁC MINH ĐỊA CHỈ. Văn bản này phải dịch ra tiếng Nhật.

- 02 bản chụp Biên lai thu lệ phí ủy thác tư pháp ra nước ngoài (200.000 đồng) theo quy định tại Nghị quyết số 326/2016/UBTVQH14 ngày 30/12/2016 của Ủy ban Thường vụ Quốc hội.

- 02 bản chụp Biên lai nộp tạm ứng ba triệu đồng (3.000.000 đồng) chi phí thực tế ủy thác tư pháp theo quy định tại điểm b khoản 2 Điều 7 Thông tư liên tịch số 12/2016.

- Bản chụp tài liệu, giấy tờ như: hộ chiếu nước ngoài, thẻ căn cước công dân nước ngoài; giấy phép lái xe, thẻ thường trú, thẻ tạm trú...do nước ngoài hoặc Việt Nam cấp (nếu có).

LƯU Ý:

Người yêu cầu xác minh địa chỉ của đương sự ở nước ngoài, đương sự đề nghị Tòa án dưa đương sự ở nước ngoài tham gia tố tụng với tư cách là người có quyền lợi, nghĩa vụ liên quan, người có ý kiến hoặc cung cấp giấy tờ, tài liệu thể hiện vụ việc dân sự có liên quan đến quyền lợi của đương sự ở nước ngoài phải nộp lệ phí ủy thác tư pháp dân sự ra nước ngoài, chịu chi phí dịch và chứng thực chữ ký của người dịch văn bản ủy thác tư pháp ra tiếng Nhật Bản và chi phí ủy thác tư pháp tìm kiếm địa chỉ của đương sự theo thông báo của Nhật Bản.

9.

Bồ Đào Nha (Portugal)

Cơ sở pháp lý: Công ước Thu thập chứng cứ (có hiệu lực giữa Việt Nam và Bồ Đào Nha từ 09/11/2020), Công ước Tống đạt.

Tại Bồ Đào Nha, yêu cầu tìm kiếm, xác minh địa chỉ của đương sự là cá nhân có thể được thực hiện theo Công ước Thu thập chứng cứ nhưng phụ thuộc vào quyết định của Tòa án.

Đối với pháp nhân có thể sử dụng nhiều cách khác nhau để tìm kiếm địa chỉ như: tìm kiếm số VAT trên internet.

Nếu có một địa chỉ cụ thể của đương sự, cơ quan có thẩm quyền có thể yêu cầu tống đạt giấy tờ theo Công ước Tống đạt. Trong quá trình thực hiện tống đạt, nếu tìm thấy địa chỉ mới của đương sự, cơ quan có thẩm quyền của Bồ Đào Nha sẽ tống đạt theo địa chỉ mới.

Hồ sơ ủy thác tư pháp bao gồm:

- 01 Văn bản yêu cầu ủy thác tư pháp về dân sự gửi Bộ Tư pháp theo Mẫu 01 tại Thông tư liên tịch số 12/2016;

- 03 Văn bản ủy thác tư pháp về dân sự theo Mẫu 02A tại Thông tư liên tịch số 12/2016. Trong đó, đánh dấu vào ô THU THẬP CHỨNG CỨ tại Mục 5 và ghi rõ là XÁC MINH ĐỊA CHỈ. Văn bản này phải dịch ra tiếng Bồ Đào Nha.

- 01 Biên lai thu lệ phí ủy thác tư pháp ra nước ngoài (200.000 đồng) theo quy định tại Nghị quyết số 326/2016/UBTVQH14 ngày 30/12/2016 của Ủy ban Thường vụ Quốc hội.

- Bản chụp tài liệu, giấy tờ như: hộ chiếu nước ngoài, thẻ căn cước công dân nước ngoài; giấy phép lái xe, thẻ thường trú, thẻ tạm trú...do nước ngoài hoặc Việt Nam cấp (nếu có).

LƯU Ý:

Người yêu cầu xác minh địa chỉ của đương sự ở nước ngoài, đương sự đề nghị Tòa án đưa đương sự ở nước ngoài tham gia tố tụng với tư cách là người có quyền lợi, nghĩa vụ liên quan, người có ý kiến hoặc cung cấp giấy tờ, tài liệu thể hiện vụ việc dân sự có liên quan đến quyền lợi của đương sự ở nước ngoài phải nộp lệ phí ủy thác tư pháp dân sự ra nước ngoài, chịu chi phí dịch và chứng thực chữ ký của người dịch văn bản ủy thác tư pháp ra tiếng Bồ Đào Nha.

Chi phí thanh toán cho Bồ Đào Nha: Miễn phí.

Toà án không được yêu cầu đương sự nộp tiền tạm ứng chi phí ủy thác tư pháp về dân sự.

10.

Cô-lôm-bi-a

(Colombia)

Cơ sở pháp lý: Công ước Thu thập chứng cứ (có hiệu lực giữa Việt Nam và Cô-lôm-bi-a từ 10/4/2021).

Quy định/thông tin: Tại Cô-lôm-bi-a, yêu cầu tìm kiếm, xác minh địa chỉ của đương sự là yêu cầu thu thập chứng cứ theo Công ước Thu thập chúng cứ.

Điều kiện: Cơ quan yêu cầu xác định địa chỉ phải cung cấp họ và tên, số chứng minh thư/hộ chiếu (10) và địa chỉ nơi cư trú cuối cùng của đương sự (nếu có thể).

Hồ sơ ủy thác tư pháp bao gồm:

- 01 Văn bản yêu cầu ủy thác tư pháp về dân sự gửi Bộ Tư pháp theo Mẫu 01 tại Thông tư liên tịch số 12/2016;

- 03 Văn bản ủy thác tư pháp về dân sự theo Mẫu 02A tại Thông tư liên tịch số 12/2016. Trong đó, đánh dấu vào ô THU THẬP CHỨNG CỨ tại Mục 5 và ghi rõ là XÁC MINH ĐỊA CHỈ. Văn bản này phải dịch ra tiếng Tây Ban Nha hoặc tiếng Anh hoặc tiếng Pháp.

- 01 Biên lai thu lệ phí ủy thác tư pháp ra nước ngoài (200.000 đồng) theo quy định tại Nghị quyết số 326/2016/UBTVQH14 ngày 30/12/2016 của Ủy ban Thường vụ Quốc hội.

- Bản chụp tài liệu, giấy tờ như: hộ chiếu nước ngoài, thẻ căn cước công dân nước ngoài; giấy phép lái xe, thẻ thường trú, thẻ tạm trú...do nước ngoài hoặc Việt Nam cấp (nếu có).

LƯU Ý:

Người yêu cầu xác minh địa chỉ của đương sự ở nước ngoài, đương sự đề nghị Tòa án đưa đương sự ở nước ngoài tham gia tố tụng với tư cách là người có quyền lợi, nghĩa vụ liên quan, người có ý kiến hoặc cung cấp giấy tờ, tài liệu thể hiện vụ việc dân sự có liên quan đến quyền lợi của đương sự ở nước ngoài phải nộp lệ phí ủy thác tư pháp dân sự ra nước ngoài, chịu chi phí dịch và chứng thực chữ ký của người dịch văn bản ủy thác tư pháp ra tiếng Tây Ban Nha hoặc tiếng Anh hoặc tiếng Pháp.

Chi phí thanh toán cho Cô-lum-bi-a: Miễn phí.

Toà án không được yêu cầu đương sự nộp tiền tạm ứng chi phí ủy thác tư pháp về dân sự.

11.

Bra-xin

(Brasil)

Cơ sở pháp lý: Công ước Thu thập chứng cứ (có hiệu lực giữa Việt Nam và Bra-xin từ 16/11/2020).

Tại Bra-xin, yêu cầu tìm kiếm, xác minh địa chỉ của đương sự là yêu cầu thu thập chứng cứ theo Công ước Thu thập chứng cứ.

Hồ sơ ủy thác tư pháp bao gồm:

- 01 Văn bản yêu cầu ủy thác tư pháp về dân sự gửi Bộ Tư pháp theo Mẫu 01 tại Thông tư liên tịch số 12/2016;

- 03 Văn bản ủy thác tư pháp về dân sự theo Mẫu 02A tại Thông tư liên tịch số 12/2016. Trong đó, đánh dấu vào ô THU THẬP CHỨNG CỨ tại Mục 5 và ghi rõ là XÁC MINH ĐỊA CHỈ. Văn bản này phải dịch ra tiếng Bồ Đào Nha.

- 01 Biên lai thu lệ phí ủy thác tư pháp ra nước ngoài (200.000 đồng) theo quy định tại Nghị quyết số 326/2016/UBTVQH14 ngày 30/12/2016 của Ủy ban Thường vụ Quốc hội.

- Bản chụp tài liệu, giấy tờ như: hộ chiếu nước ngoài, thẻ căn cước công dân nước ngoài; giấy phép lái xe, thẻ thường trú, thẻ tạm trú...do nước ngoài hoặc Việt Nam cấp (nếu có).

LƯU Ý:

Người yêu cầu xác minh địa chỉ của đương sự ở nước ngoài, đương sự đề nghị Tòa án dưa đương sự ở nước ngoài tham gia tố tụng với tư cách là người có quyền lợi, nghĩa vụ liên quan, người có ý kiến hoặc cung cấp giấy tờ, tài liệu thể hiện vụ việc dân sự có liên quan đến quyền lợi của đương sự ở nước ngoài phải nộp lệ phí ủy thác tư pháp dân sự ra nước ngoài, chịu chi phí dịch và chứng thực chữ ký của người dịch văn bản ủy thác tư pháp ra tiếng Bồ Đào Nha.

Chi phí thanh toán cho Bra-xin: Miễn phí.

Toà án không được yêu cầu đương sự nộp tiền tạm ứng chi phí ủy thác tư pháp về dân sự.

12.

Thụy Điển (Sweden)

Quy định/thông tin: Yêu cầu tìm kiếm, xác minh địa chỉ đương sự tại Thụy Điển là yêu cầu tương trợ tư pháp độc lập, không thuộc phạm vi Công ước thu thập chứng cứ.

Tuy nhiên, cơ quan có thẩm quyền của Việt Nam không cần gửi yêu cầu tương trợ tư pháp mà chỉ cần gửi thư điện tử cho Bộ Tư pháp Thụy Điển, cung cấp họ và tên đầy đủ, ngày tháng năm sinh của cá nhân hoặc tên của pháp nhân, cơ quan có thẩm quyền của Thụy Điển sẽ giúp xác định địa chỉ.

Tòa án lập 01 văn bản theo Mẫu số 01 tại Thông tư liên tịch số 12/2016 gửi Bộ Tư pháp. Trong đó, Tòa án đề nghị Bộ Tư pháp hỗ trợ liên hệ với Bộ Tư pháp Thụy Điển để xác minh địa chỉ của đương sự (ghi rõ họ tên, ngày tháng năm sinh của đương sự).

- Bản chụp tài liệu, giấy tờ như: hộ chiếu nước ngoài, thẻ căn cước công dân nước ngoài; giấy phép lái xe, thẻ thường trú, thẻ tạm trú...do nước ngoài hoặc Việt Nam cấp (nếu có).

LƯU Ý:

Chi phí thanh toán cho Thụy Điển: Miễn phí.

Toà án không được yêu cầu đương sự nộp lệ phí ủy thác tư pháp ra nước ngoài và tiền tạm ứng chi phí ủy thác tư pháp về dân sự.

13.

Hà Lan (Netherlands)

Cơ sở pháp lý: Công ước Thu thập chứng cứ (có hiệu lực giữa Việt Nam và Hà Lan từ 15/02/2021).

Quy định/thông tin: Tại Hà Lan, yêu cầu tìm kiếm, xác minh địa chỉ của đương sự có thể được xem xét, giải quyết như một yêu cầu thu thập chứng cứ theo Công ước Thu thập chứng cứ.

Hồ sơ ủy thác tư pháp bao gồm:

- 01 Văn bản yêu cầu ủy thác tư pháp về dân sự gửi Bộ Tư pháp theo Mẫu 01 tại Thông tư liên tịch số 12/2016;

- 03 Văn bản ủy thác tư pháp về dân sự theo Mẫu 02A tại Thông tư liên tịch số 12/2016. Trong đó, đánh dấu vào ô THU THẬP CHỨNG CỨ tại Mục 5 và ghi rõ là XÁC MINH ĐỊA CHỈ. Văn bản này phải dịch ra tiếng Hà Lan hoặc tiếng Anh hoặc tiếng Đức hoặc tiếng Pháp.

- 01 Biên lai thu lệ phí ủy thác tư pháp ra nước ngoài (200.000 đồng) theo quy định tại Nghị quyết số 326/2016/UBTVQH14 ngày 30/12/2016 của Ủy ban Thường vụ Quốc hội.

- Bản chụp tài liệu, giấy tờ như: hộ chiếu nước ngoài, thẻ căn cước công dân nước ngoài; giấy phép lái xe, thẻ thường trú, thẻ tạm trú...do nước ngoài hoặc Việt Nam cấp (nếu có).

LƯU Ý:

Người yêu cầu xác minh địa chỉ của đương sự ở nước ngoài, đương sự đề nghị Tòa án đưa đương sự ở nước ngoài tham gia tố tụng với tư cách là người có quyền lợi, nghĩa vụ liên quan, người có ý kiến hoặc cung cấp giấy tờ, tài liệu thể hiện vụ việc dân sự có liên quan đến quyền lợi của đương sự ở nước ngoài phải nộp lệ phí ủy thác tư pháp dân sự ra nước ngoài, chịu chi phí dịch và chứng thực chữ ký của người dịch văn bản ủy thác tư pháp ra tiếng Hà Lan hoặc tiếng Anh hoặc tiếng Đức hoặc tiếng Pháp.

14.

Hàn Quốc (Korea)

Cơ sở pháp lý: Công ước Thu thập chứng cứ (có hiệu lực giữa Việt Nam và Hàn Quốc từ 17/4/2021).

Theo pháp luật Hàn Quốc, yêu cầu tìm kiếm, xác minh địa chỉ của đương sự được coi là yêu cầu thu thập chứng cứ theo Công ước Thu thập chứng cứ.

Điều kiện: phải cung cấp được họ tên và số đăng ký cư trú của đương sự cần tìm kiếm địa chỉ tại Hàn Quốc.

Hồ sơ ủy thác tư pháp bao gồm:

- 01 Văn bản yêu cầu ủy thác tư pháp về dân sự gửi Bộ Tư pháp theo Mẫu 01 tại Thông tư liên tịch số 12/2016;

- 03 Văn bản ủy thác tư pháp về dân sự theo Mẫu 02A tại Thông tư liên tịch số 12. Trong đó, đánh dấu vào ô THU THẬP CHỨNG CỨ tại Mục 5 và ghi rõ là XÁC MINH ĐỊA CHỈ. Văn bản này phải dịch ra tiếng Hàn Quốc hoặc tiếng Anh.

- 01 Biên lai thu lệ phí ủy thác tư pháp ra nước ngoài (200.000 đồng) theo quy định tại Nghị quyết số 326/2016/UBTVQH14 ngày 30/12/2016 của Ủy ban Thường vụ Quốc hội.

- Bản chụp tài liệu, giấy tờ như: hộ chiếu nước ngoài, thẻ căn cước công dân nước ngoài; giấy phép lái xe, thẻ thường trú, thẻ tạm trú...do nước ngoài hoặc Việt Nam cấp (nếu có).

LƯU Ý:

Người yêu cầu xác minh địa chỉ của đương sự ở nước ngoài, đương sự đề nghị Tòa án đưa đương sự ở nước ngoài tham gia tố tụng với tư cách là người có quyền lợi, nghĩa vụ liên quan, người có ý kiến hoặc cung cấp giấy tờ, tài liệu thể hiện vụ việc dân sự có liên quan đến quyền lợi của đương sự ở nước ngoài phải nộp lệ phí ủy thác tư pháp dân sự ra nước ngoài, chịu chi phí dịch và chứng thực chữ ký của người dịch văn bản ủy thác tư pháp ra tiếng Hàn Quốc hoặc tiếng Anh.

Chi phí thanh toán cho Hàn Quốc: Miễn phí.

15.

Phần Lan (Finland)

Cơ sở pháp lý: Công ước Tống đạt.

Yêu cầu tìm kiếm, xác minh địa chỉ đương sự không thuộc phạm phạm vi Công ước Thu thập chứng cứ (có hiệu lực giữa Việt Nam và Phần Lan từ 25/6/2021) nhưng cơ quan có thẩm quyền Phần Lan hỗ trợ tìm kiếm địa chỉ khi thực hiện yêu cầu tống đạt giấy tờ theo Công ước tống đạt. Cụ thể, khi không có thông tin về địa chỉ của đương sự, cơ quan có thẩm quyền vẫn gửi yêu cầu tống đạt giấy tờ theo Công ước tống đạt tới Phần Lan kèm theo thông tin họ và tên đầy đủ, ngày tháng năm sinh của đương sự, cơ quan có thẩm quyền Phần Lan sẽ hỗ trợ tìm kiếm địa chỉ đương sự trong cơ sở dữ liệu dân cư. Đối với doanh nghiệp, việc tìm kiếm địa chỉ tương tự đối với cá nhân nhưng cần có mã số doanh nghiệp.

Tòa án cần liên hệ trước với Bộ Tư pháp để trao đổi với Cơ quan có thẩm quyền của Phần Lan trước khi lập hồ sơ ủy thác tư pháp tống đạt giấy tờ.

Điều kiện tối thiểu phải có để xác định địa chỉ:

Họ tên, ngày tháng năm sinh của cá nhân hoặc mã số doanh nghiệp của doanh nghiệp cần tìm kiếm địa chỉ.

LƯU Ý:

Ngoài ra, đương sự có thể tìm kiếm thông tin trên hệ thống đăng ký doanh nghiệp và thuế của Phần Lan theo địa chỉ trang thông tin điện tử: https://www.ytj.fi/en/index.html.

16.

Pháp

(Trance)

Quy định/Thông tin: Qua rà soát Hiệp định Hiệp định tương trợ tư pháp về các vấn đề dân sự giữa nước CHXHCN Việt Nam và nước Cộng hoà Pháp năm 1999 và trao đổi với đại diện Bộ Tư pháp Pháp - Cơ quan Trung ương trong việc thực thi Hiệp định TTTP, yêu cầu xác minh địa chỉ của đương sự không có quy định trong Hiệp định và không thuộc thẩm quyền thực hiện thu thập chứng cứ của Toà án Pháp.

Không có cơ sở pháp lý để yêu cầu ủy thác tư pháp cho cơ quan có thẩm quyền của Pháp xác minh địa chỉ của đương sự ở Pháp.

Theo quy định của Pháp, Thừa phát lại có thẩm quyền xác định địa chỉ của đương sự ở nước này. Do đó, người yêu cầu xác minh địa chỉ có thể liên hệ với Thừa phát lại nơi được cho là đương sự có địa chỉ để thực hiện việc tìm kiếm địa chỉ.

17.

Bun-ga-ri

(Bulgaria)

Quy định/Thông tin: Hiệp định tương trợ tư pháp về các vấn đề dân sự, gia đình và hình sự giữa nước CHXHCN Việt Nam và nước CHND Bun-ga-ri năm 1986 không quy định cụ thể về việc xác định địa chỉ của đương sự.

Không có cơ sở pháp lý để ủy thác tư pháp xác minh địa chỉ của đương sự đang cư trú tại Bun-ga-ri.

Nếu cần tìm kiếm địa chỉ của một công ty hoặc pháp nhân phi lợi nhuận, đương sự có thể tìm kiếm trên sổ đăng ký thương mại Bun-ga-ri và đăng ký pháp nhân phi lợi nhuận bằng cách truy cập trang:

https://portal.registryagency.bg/en/commercial-register.

18.

Hoa Kỳ (United States of America)

Cơ sở pháp lý: Công ước Tống đạt.

Hoa Kỳ coi yêu cầu xác định địa chỉ của đương sự tại Hoa Kỳ là yêu cầu thu thập chứng cứ. Tuy nhiên, Cơ quan có thẩm quyền của Hoa Kỳ (Bộ Tư pháp Hoa Kỳ) không thể thực hiện yêu cầu này do không có hệ thống đăng ký quản lý tập trung với người cư trú. Các đương sự và cơ quan có thẩm quyền của nước ngoài có quyền thuê các công ty tư nhân cung cấp dịch vụ tìm kiếm địa chỉ (skip tracing).

Công ty ABC Legal - công ty được Bộ Tư pháp Hoa Kỳ giao thực hiện các hồ sơ tống đạt giấy tờ đến Hoa Kỳ theo Công ước Tống đạt cũng cung cấp dịch vụ tìm kiếm địa chỉ của đương sự ở Hoa Kỳ nếu tòa án nước ngoài hoặc luật sư trong vụ việc yêu cầu với mức giá 85 đô la Mỹ/yêu cầu. Các thông tin cần thiết để có thể tìm kiếm được địa chỉ là họ tên, ngày tháng năm sinh, số hộ chiếu, số an sinh xã hội, thông tin về địa chỉ cuối cùng của người này tại Hoa Kỳ...

Không có cơ sở pháp lý để ủy thác tư pháp xác minh địa chỉ của đương sự đang cư trú tại Hoa Kỳ.

Đương sự có thể liên hệ trực tiếp với Công ty ABC Legal để yêu cầu dịch vụ tìm kiếm địa chỉ.

Thông tin liên hệ: ABC Legal Services

Địa chỉ: 633 Yesler Way

Seattle, WA 98104

United States of America.

Số điện thoại:

1(206) 521-9000

Email: internationalinfo@abclegaI.com

19.

CHLB Đức (Germany)

Quy định/Thông tin:

Theo thông tin của Đức cung cấp tại trang của Hội nghị La Hay về Tư pháp quốc tế, phần về Công ước tống đạt, cá nhân, cơ quan, tổ chức nước ngoài có thể tham khảo phần trả lời tại trang EUROPEAN-JUSTICE https://e- justice.europa.eu/content_service_of_documents -371-de-en.do?init=true&member=1#tocHeader3 về việc xác định địa chỉ của cá nhân như sau: Theo pháp luật của Đức, việc xác định địa chỉ của một cá nhân hay một doanh nghiệp không phải là hoạt động tư pháp. Theo Mục 44 của Đạo luật Đăng ký Công dân Liên bang Đức (Bundesmeldegesetz - BMG), cá nhân nước ngoài có quyền thu thập thông tin nhất định về một người cụ thể từ các cơ quan đăng ký của Đức mà không cần nêu lý do yêu cầu. Tài liệu này được gọi là Trích lục đăng ký đơn giản (Einfache Melderegisterauskunft).

Trích lục đăng ký đơn giản bao gồm các thông tin sau đây:

Họ tên, tên thường dùng, địa chỉ hiện tại. Nếu người đó đã chết, thì có thông tin chính thức có hiệu lực về việc này (giấy chứng tử/xác nhận là đã chết đang có hiệu lực).

Yêu cầu xác định địa chỉ và thông tin hộ tịch cơ bản phải được gửi đến cơ quan đăng ký có thẩm quyền. Theo quy định, đây số là văn phòng hành chính dành cho công dân (Bürgeramt) ở đô thị, thị trấn hoặc thành phố nơi người đó được cho là cư trú. Người yêu cầu cung cấp thông tin phải trả phí. Mức phí khác nhau theo từng bang tại Đức. Bản trích lục đăng ký đơn giản chỉ có thể được cung cấp nếu người đang được tìm kiếm có thể được xác định chính xác từ các thông tin chi tiết do người yêu cầu xác định địa chỉ cung cấp. Ngoài ra, yêu cầu thông tin phải tuyên bố rằng họ sẽ không sử dụng dữ liệu cho các mục đích giao dịch quảng cáo hoặc thương mại.

Bản trích lục sổ đăng ký không được cấp theo Mục 51 hoặc Mục 52 của Đạo luật Đăng ký Công dân Liên bang.

Trường hợp bên yêu cầu cung cấp được lý do cụ thể như cần các thông tin cho vụ việc về dân sự hoặc thương mại thì có thể yêu cầu cơ quan nêu trên cung cấp thông tin hộ tịch mở rộng (bao gồm cả họ tên trước đây, ngày tháng năm sinh, tình trạng hôn nhân, quốc tịch hiện nay, địa chỉ trước đây, ngày đến và ngày đi khỏi địa chỉ, tên và địa chỉ của người đại diện theo pháp luật, tên và địa chỉ của vợ/chồng; ngày và nơi chết). Việc cung cấp các thông tin này cũng phải trả phí.

Việc cung cấp các thông tin này sẽ được thông báo cho người liên quan đến thông tin hộ tịch, kể cả nội dung về người yêu cầu cung cấp thông tin, trừ khi người yêu cầu chứng minh được lý do chính đáng của việc không thông báo, chẳng hạn như vì lý do khởi kiện.

Không có cơ sở pháp lý để ủy thác tư pháp xác minh địa chỉ của đương sự đang cư trú tại CHLB Đức.

Đương sự có thể truy cập một số trang sau đây để yêu cầu cơ quan có thẩm quyền của Đức cấp trích lục đăng ký đơn giản:

1. Bang Baden-Württemberg

https://www.service-bw.de/leistung/-/sbw/Melderegister

2. Bang Bayern

htlps://www.freistaat.bayern/suche/leistung

3. Bang Berlin

https://service.berlin.de/dienstleistune/120732/

4. Bang Brandenburg

https://www.stadt-

brandenburg.de/dienstleistungen/melderegister-auskunft

5. Bang Bremen

https://www.service.bremen.de/dienstleistungen/melderegistera uskunft-beantragen-8365?asl=bremen128.c.9886.de

6. Bang Humburg

https://serviceportal.hambure.de/HamburgGateway

7. Bang Hessen

https://verwaltungsportal.hessen.de/

8. Bang Mecklenburg-Vorpommern

https://www.schoenberger-land.de/

9. Bang Niedersachsen

https://service.niedersachsen.de/detail?areald=8663442&pstld= 8664208

10. Bang Nordrhein-Westfalen

https://www.wuppertal.de/vv/produkte/003/Melderemsterausku nft.php?

11. Bang Rheinland-Pfalz

https://bus.rlp.de/detail?pstId= 196318871

12. Bang Saarland

https://www.meldeportal-saar.de/Login/hauptmenu.do

13. Bang Sachsen

https://amt24.sachsen.de/leistung/-/sbw/Melderegister einfache

14. Bang Sachsen-Anhalt

https://buerger.sachsen- anhalt.de/detail?areald=300871 &pstId=380239072

15. Bang Schleswig-Holstein

https://serviceportal.schleswig-holstein.de

16. Bang Thüringen

https://www.erfurt.de/ef/de/rathaus/bservice/leistungen/leistung- 1725.htmc

20.

Ô-xtrây-li-a

(Australia)

Quy định/Thông tin: Qua trao đổi với đại diện Bộ Tổng chưởng lý - Cơ quan Trung ương trong việc thực thi Công ước Tống đạt, Bộ Tư pháp được cung cấp thông tin như sau:

Các cơ quan có thẩm quyền của Ô-xtrây-li-a không hỗ trợ xác minh địa chỉ của đương sự. Pháp luật liên quan đến quyền riêng tư của Ô- xtrây-li-a quy định cấm việc tiết lộ thông tin cá nhân mà không có sự đồng ý của người đó.

Không có cơ sở pháp lý để ủy thác tư pháp xác minh địa chỉ của đương sự tại Ô-xtrây-li-a.

Nếu cần xác minh địa chỉ của đương sự tại Ô-xtrây-li-a, đương sự có thể tìm kiếm trên các cơ sở dữ liệu điện tử công khai, như:

Danh bạ điện thoại trực tuyến tại trang:

www.whitepages.com.au

Danh sách cử tri tại trang:

www.aec.gov.au/EnrolIing_to_vote/About_Electoral_Roll/

hoặc có thể sử dụng dịch vụ của các công ty tư nhân ở nước Ô- xtrây-li-a để hỗ trợ tìm kiếm đương sự. Đương sự cũng có thể sử dụng các trang tìm kiếm địa chỉ như: PERSON LOOKUP tại trang: https://personlookup.com.au; hoặc trang REVERSE AUSTRALIA: https://www.reverseaustralia.com.

21.

Ca-na-da (Bang British Columbia)

Quy định/Thông tin:

Qua trao đổi với đại diện Cơ quan Trung ương bang British Columbia, Ca-na-da trong thực thi Công ước Tống đạt, Bộ Tư pháp nhận được thông tin: Cơ quan có thẩm quyền của Bang British Columbia không cung cấp dịch vụ tìm kiếm, xác minh địa chỉ của đương sự.

Không có cơ sở pháp lý để ủy thác tư pháp xác minh địa chỉ của đương sự tại bang British Columbia, Ca-na-đa.

Đương sự có thể sử dụng dịch vụ tìm kiếm (skip trace/trace and locate) của các công ty tư nhân cung cấp dịch vụ tìm kiếm tại bang British Columbia, Ca-na-da. Đối với các bang khác của Ca na đa, đương sự có thể sử dụng trang tra cứu điện thoại: https://www.phonepages.ca/; hoặc https://www.yellowpages.ca/

Hoặc trang tìm kiếm địa chỉ: canada411.ca có tại trang

https://www.canada411.ca/help.html?key=starting

22.

Liên hiệp Vương quốc Anh và Bắc Ai-len (United Kingdom of Great Britain and Northern Ireland)

Quy định/Thông tin:

Qua trao đổi với đại diện Tòa án hoàng gia Liên hiệp Vương quốc Anh và Bắc Ai-len - Cơ quan Trung ương của Liên hiệp Vương quốc Anh và Bắc Ai-len ương thực thi Công ước Tống đạt, được biết: Cơ quan tư pháp có thẩm quyền không hỗ trợ thực hiện xác minh, tìm kiếm địa chỉ của đương sự vì nằm ngoài chức năng của cơ quan tư pháp.

Không có cơ sở pháp lý để ủy thác tư pháp xác minh địa chỉ của đương sự ở Liên hiệp Vương quốc Anh và Bắc Ai len.

Đương sự có thể tìm kiếm địa chỉ của cá nhân tại Vương quốc Anh và Bắc Ai-len thông qua một số cơ sở dữ liệu như: Tìm kiếm số điện thoại: có tại trang British Telecommunications; tìm kiếm địa chỉ có tại trang: 192, UKRoll hoặc tìm kiếm người có tại trang: Tracesmart.

Đương sự cũng có thể tìm kiếm địa chỉ đã đăng ký của một công ty tại trang Companies House.

23.

Xinh-ga-po

(Singapore)

Quy định/Thông tin: Xinh-ga-po cho rằng tìm kiếm và xác minh địa chỉ của đương sự không được coi là yêu cầu thu thập chứng cứ. Việc cung cấp địa chỉ của đương sự cho Tòa án là trách nhiệm của các bên. Vì vậy, Cơ quan có thẩm quyền của Xinh-ga-po không hỗ trợ tìm kiếm, xác minh địa chỉ của đương sự cho nước ngoài.

Không có cơ sở pháp lý để ủy thác tư pháp xác minh địa chỉ của đương sự đang cư trú tại Xinh-ga-po.

Có một số cơ sở dữ liệu tìm kiếm trên mạng internet có thể tìm thấy hồ sơ thông tin về các cá nhân, doanh nghiệp đăng ký kinh doanh tại Xinh-ga-po để xác định địa chỉ đương sự như: www.bizfile.gov.sg hoặc www.questnet.sg và phải trả phí. Thông tin tối thiểu cần có để xác định địa chỉ gồm họ và tên đầy đủ, số chứng minh thư/hộ chiếu đối với cá nhân (ID) hoặc số đăng ký của công ty.

24.

Bỉ (Belgium)

Theo thông tin có tại trang European-Justice https://e-justice.europa.eu/371/EN/ thì tại nước Bỉ, công việc tống đạt giấy tờ do Thừa phát lại thực hiện. Do đó, trong quá trình tiến hành tống đạt. Thừa phát lại số tiến hành xác định địa chỉ đúng của người được yêu cầu tống đạt nếu người đó không còn cư trú tại địa chỉ mà nước yêu cầu tống đạt cung cấp. Việc xác định địa chỉ của đương sự không phải là hoạt động thu thập chứng cứ nên không có cơ sở để ủy thác tư pháp xác định địa chỉ đương sự ở Bỉ.

Không có cơ sở pháp lý để ủy thác tư pháp xác minh địa chỉ của đương sự đang cư trú tại nước Bỉ.

25.

Ai-len

(Ireland)

Theo thông tin có tại trang European-Justice httns://e-justice.europa.eu/371/EN/ thì tại nước Ai-len không có trung tâm đăng ký địa chỉ dân cư. Nếu muốn tìm kiếm địa chỉ các công ty, thì người tìm kiếm sử dụng các trang thông tin đăng ký văn phòng công ty có sẵn trên mạng Internet. Nước yêu cầu tống đạt tài liệu bắt buộc phải cung cấp địa chỉ người nhận. Nước này không có trung tâm đăng ký dân cư nên không hỗ trợ tìm kiếm địa chỉ của người nhận tài liệu. Do đó, không có cơ sở ủy thác tư pháp để xác định địa chỉ của đương sự ở nước này.

Không có cơ sở pháp lý đủy thác tư pháp xác minh địa chỉ của đương sự đang cư trú tại nước Ai-len.

26.

Tây Ban Nha (Spain)

Theo thông tin có tại trang European-Justice https://e-justice.europa.eu/371/EN/ thì Tòa án Tây Ban Nha có thể hỗ trợ với điều kiện phải cung cấp được mã số thuế hoặc số chứng minh thư, thẻ căn cước hoặc số chứng minh thư dành cho người nước ngoài cư trú tại nước này. Nếu không có thông tin nêu trên, thì phải cung cấp được số hộ chiếu, ngày tháng năm sinh của đương sự.

Liên hệ trước với Bộ Tư pháp (Vụ Pháp luật quốc tế) trước khi chấp nhận đề nghị của đương sự về việc xác định địa chỉ của đương sự ở nước ngoài.

27.

Crô-a-ti-a

(Croatia)

Theo thông tin có tại trang European-Justice https://e-justice.curopa.eu/371/EN/ thì đối với yêu cầu tống đạt có địa chỉ người nhận nhưng người nhận không còn cư trú tại địa chỉ đó, thì Tòa án sẽ thực hiện các biện pháp cần thiết để xác định địa chỉ mới của người cần được tống đạt.

Liên hệ trước với Bộ Tư pháp (Vụ Pháp luật quốc tế) trước khi chấp nhận đề nghị của đương sự về việc xác định địa chỉ của đương sự ở nước ngoài.

Đương sự có thể tìm kiếm địa chỉ của công ty ở nước Crô-a-ti-a tại trang:

https://sudreg.pravosudje.hr/registar/f?p=150:1

28.

Sip (Cyprus)

Theo thông tin có tại trang European-Justicc https://e-justice.europa.eu/371/EN/ thì đối với yêu cầu tống đạt có địa chỉ người nhận nhưng người nhận không còn cư trú tại địa chỉ đó, thì Thừa phát lại không thực hiện việc tìm kiếm địa chỉ mới của đương sự. Trong trường hợp này, việc tống đạt sẽ được thông báo là không thực hiện được.

Hiện nay, còn có ý kiến khác nhau về việc xác định yêu cầu xác minh địa chỉ có được coi là yêu cầu thu thập chứng cứ hay không.

Không có cơ sở pháp lý để yêu cầu xác minh địa chỉ của đương sự tại Síp.

29.

Lít va (Lithuania)

Theo thông tin có tại trang European-Justice https://e-justice.europa.eu/371/EN/ thì đối với yêu cầu tống đạt có địa chỉ người nhận nhưng người nhận không còn cư trú tại địa chỉ đó, thì Tòa án hoặc Thừa phát lại sẽ thực hiện các biện pháp cần thiết để xác định địa chỉ mới của người cần được tống đạt.

Không có cơ sở pháp lý để yêu cầu xác minh địa chỉ của đương sự tại Lít va.

30.

Ru-ma-ni

(Romania)

Theo thông tin có tại trang European-Justice https://e-justice.europa.eu/371/EN/ thì Tòa án Ru-ma-ni có thể chấp nhận yêu cầu xác định địa chỉ của đương sự ở nước này.

Đương sự cũng có thể yêu cầu Văn phòng đăng ký thương mại quốc gia cung cấp địa chỉ văn phòng đã đăng ký của một công ty tại trang https://portal.onrc.ro/ONRCPortalWeb/ONRCPo rtal.portal

Liên hệ trước với Bộ Tư pháp (Vụ Pháp luật quốc tế) trước khi chấp nhận đề nghị của đương sự về việc xác định địa chỉ của đương sự ở nước Ru-ma-ni.

31.

E-xtô-ni-a

(Estonia)

Theo thông tin có tại trang Europcan-Justice https://e-justice.europa.eu/371/EN/ thì Tòa án nước E-xtô-ni-a có thể chấp nhận yêu cầu xác định địa chỉ của đương sự ở nước này.

Liên hệ trước với Bộ Tư pháp (Vụ Pháp luật quốc tế) trước khi chấp nhận đề nghị của đương sự về việc xác định địa chỉ của đương sự ở nước E-xtô-ni-a.

Đương sự có thể tìm kiếm địa chỉ của công ty ở nước này thông qua trang đăng ký công ty Commercial Register có tại địa chỉ: https://ariregister.rik.ee/est#

32.

Hy Lạp (Greece)

Theo thông tin có tại trang European-Justice https://e-justice.europa.eu/371/EN/ thì Tòa án Hy Lạp có thể chấp nhận yêu cầu xác định địa chỉ của đương sự ở nước này.

Liên hệ trước với Bộ Tư pháp (Vụ Pháp luật quốc tế) trước khi chấp nhận đề nghị của đương sự về việc xác định địa chỉ của đương sự ở nước Hy Lạp.

33.

Lúc-xăm-bua

(Luxembourg)

Theo thông tin có tại trang European-Justice https://e-justice.europa.eu/371/EN/ thì Tòa án Lúc-xăm-bua có thể chấp nhận yêu cầu xác định địa chỉ của đương sự ở nước này.

Liên hệ trước với Bộ Tư pháp (Vụ Pháp luật quốc tế) trước khi chấp nhận đề nghị của đương sự về việc xác định địa chỉ của đương sự ở nước Lúc-xăm-bua.

34.

Áo (Austria)

Theo thông tin có tại trang European-Justice https://e-justice.europa.eu/371/EN/ thì không có cơ sở pháp lý để yêu cầu xác minh địa chỉ của đương sự tại nước Áo.

Không có cơ sở pháp lý để yêu cầu xác minh địa chỉ của đương sự tại nước Áo.

Đương sự có thể liên hệ với Cơ quan đăng ký của Áo (Văn phòng thành phố, văn phòng quận) để yêu cầu thông tin đăng ký về nơi cư trú chính được đăng ký cho một cá nhân. Điều kiện tối thiểu để yêu cầu cung cấp thông tin: họ và tên, ngày tháng năm sinh, nơi sinh, quốc tịch hoặc địa chỉ trước đây.

Phí yêu cầu cung cấp thông tin đăng ký bằng văn bản là 14,30 Euro và 3,30 Euro chi phí quản lý của liên bang.

Thông tin chi tiết có tại trang: www.help.gv.at

ở thư mục: Dokumente und Recht (tài liệu và thông tin pháp lý) và Personen-Meldeauskunft (thông tin cá nhân /đăng ký).