BỘ NÔNG NGHIỆP VÀ PHÁT TRIỂN NÔNG THÔN | CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM |
Số: 1158/BNN-KHCN | Hà Nội, ngày 21 tháng 02 năm 2019 |
Kính gửi: | - Các Tổng cục Thủy lợi, Thủy sản, Lâm nghiệp; Phòng chống thiên tai |
Căn cứ Công văn số 269/BKHCN-KHTC ngày 31/01/2019 của Bộ Khoa học và Công nghệ về việc hướng dẫn xây dựng kế hoạch và dự toán ngân sách khoa học và công nghệ năm 2020, và các văn bản hướng dẫn kế hoạch về bảo vệ môi trường, Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn yêu cầu các đơn vị báo cáo kết quả sáu tháng đầu năm 2019 và xây dựng kế hoạch dự toán ngân sách năm 2020 với các nội dung sau:
Căn cứ các nghị quyết của Quốc hội: Số 69/2018/QH14 ngày 08/11/2018 về kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội năm 2019; số 70/2018/QH14 ngày 09/11/2018 về dự toán ngân sách nhà nước (NSNN) năm 2019; Trên cơ sở thực hiện kế hoạch và dự toán ngân sách KH&CN năm 2018; tình hình thực hiện kế hoạch và dự toán 6 tháng đầu năm 2019, ước thực hiện 6 tháng cuối năm 2019, các đơn vị xây dựng báo cáo đánh giá theo các nội dung sau:
I. Đánh giá môi trường, thể chế chính sách về KH&CN và đổi mới sáng tạo
Căn cứ chức năng, nhiệm vụ được giao, đánh giá tình hình triển khai thực hiện các nội dung về khoa học, công nghệ và đổi mới sáng tạo (ĐMST) trong các Luật, Nghị quyết của Đảng, Quốc hội, Chính phủ, Chương trình hành động của Chính phủ và Chỉ thị của Thủ tướng Chính phủ phục vụ: Đổi mới mô hình tăng trưởng, nâng cao chất lượng tăng trưởng, năng suất lao động, cải thiện môi trường kinh doanh, nâng cao năng lực cạnh tranh quốc gia; cơ cấu lại nền kinh tế; thực hiện hiệu quả tiến trình hội nhập quốc tế; quản lý nợ công; hoàn thiện thể chế kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa; phát triển kinh tế tư nhân và phát triển tiềm lực KH&CN. Trong đó chú trọng các nội dung:
- Hoàn thiện hệ thống tiêu chuẩn quốc gia (TCVN), quy chuẩn kỹ thuật (QCVN), hoạt động tiêu chuẩn đo lường chất lượng;
- Các cơ chế, chính sách và quy định pháp luật về tiêu chuẩn, đo lường, chất lượng, sở hữu trí tuệ, năng lượng nguyên tử, an toàn bức xạ hạt nhân và thông tin, thống kê KH&CN;
- Tạo môi trường thuận lợi hỗ trợ doanh nghiệp khởi nghiệp, doanh nghiệp ĐMST và phát triển doanh nghiệp KH&CN, lấy doanh nghiệp là trung tâm của hệ thống ĐMST quốc gia, các sản phẩm sáng tạo phục vụ trực tiếp doanh nghiệp nâng cao sức cạnh tranh, năng suất, chất lượng theo chuỗi giá trị;
- Nâng cao năng lực công nghệ, ĐMST và đẩy mạnh nghiên cứu ứng dụng trong doanh nghiệp; khuyến khích khởi nghiệp ĐMST; cơ chế ưu đãi, thu hút đầu tư vào doanh nghiệp ĐMST;
- Phát triển nguồn nhân lực, nhất là nhân lực chất lượng cao đáp ứng yêu cầu phát triển, hội nhập và cuộc Cách mạng công nghiệp lần thứ 4;
- Cơ chế, chính sách khuyến khích, huy động nguồn kinh phí ngoài ngân sách đầu tư cho KH&CN, nhất là từ doanh nghiệp;
- Cơ chế khoán chi thực hiện nhiệm vụ KH&CN sử dụng NSNN, các vướng mắc trong thực hiện cơ chế khoán chi;
- Việc thành lập và hoạt động các Quỹ KH&CN của các bộ, ngành, địa phương, các doanh nghiệp ...; các vướng mắc trong quá trình triển khai thực hiện;
- Cơ chế ưu đãi, thu hút đầu tư vào khu công nghệ cao, phát triển nông nghiệp công nghệ cao, khu công nghệ thông tin tập trung;
- Đẩy mạnh cải cách hành chính, xây dựng nền hành chính hiện đại, chuyên nghiệp, năng động, phục vụ người dân và doanh nghiệp;
Các đơn vị ngoài việc đánh giá kết quả đạt được, cần phân tích đánh giá tác động tích cực và tồn tại bất cập trong hoạt động quản lý và kiến nghị sửa đổi, bổ sung, ban hành văn bản quy phạm pháp luật/hoàn thiện hệ thống thể chế, chính sách để đưa KH&CN vào phục vụ trực tiếp cho phát triển ngành, lĩnh vực, địa phương và phát triển kinh tế - xã hội của quốc gia.
II. Đánh giá tình hình thực hiện các hoạt động KH&CN
Đánh giá những kết quả nổi bật của hoạt động nghiên cứu khoa học và phát triển công nghệ, hoạt động ứng dụng, chuyển giao và đổi mới công nghệ vào hình thành liên kết sản xuất theo chuỗi giá trị để nâng cao chất lượng và giá trị, hiệu quả sản xuất và sức cạnh tranh của các sản phẩm chủ lực, sản phẩm trọng điểm, sản phẩm đặc sản của Quốc gia và của Bộ; tổng hợp số lượng các công trình nghiên cứu được công bố quốc tế, trong nước; số lượng sáng chế, giải pháp hữu ích và các đối tượng quyền sở hữu công nghiệp khác đã được cấp văn bằng bảo hộ; doanh thu từ các hợp đồng tư vấn, chuyển giao công nghệ, khai thác tài sản trí tuệ mang lại; qua đó nhận xét, đánh giá về kết quả, hiệu quả nghiên cứu, ứng dụng, chuyển giao và đổi mới công nghệ vào tốc độ tăng trưởng của ngành.
Các nội dung đánh giá chi tiết bao gồm:
1. Tình hình thực hiện các nhiệm vụ KH&CN cấp quốc gia
Tổng kết đánh giá tình hình thực hiện kết quả của nhiệm vụ KH&CN cấp quốc gia 03 năm 2016-2018, 6 tháng đầu năm và ước thực hiện 6 tháng cuối năm 2019 so với mục tiêu, nội dung, sản phẩm dự kiến của khung chương trình đã được cấp có thẩm quyền phê duyệt (Biểu TK1-3, Phụ lục I). Đánh giá cần tập trung nêu bật sự gắn kết, đóng góp của các nhiệm vụ KH&CN cấp quốc gia thuộc các chương trình KH&CN cấp quốc gia, dự án KH&CN, nhiệm vụ độc lập cấp quốc gia, nhiệm vụ quỹ gen, nhiệm vụ KH&CN theo nghị định thư; nhiệm vụ do Quỹ Phát triển KH&CN quốc gia, Quỹ Đổi mới công nghệ quốc gia tài trợ... vào tốc độ tăng trưởng của ngành.
2. Đánh giá tình hình thực hiện các nhiệm vụ KH&CN cấp Bộ
- Đánh giá kết quả của việc thực hiện các nhiệm vụ KH&CN của nhiệm vụ KH&CN cấp bộ, các chương trình phối hợp công tác với Bộ KH&CN, các nhiệm vụ KH&CN khác (nếu có). Đánh giá tập trung vào đóng góp của KH&CN đối với sự phát triển của ngành,; tình hình thực hiện các nhiệm vụ nhằm thúc đẩy hình thành liên kết sản xuất theo chuỗi giá trị để nâng cao chất lượng và giá trị, hiệu quả sản xuất và sức cạnh tranh; những tồn tại, bất cập và đề xuất khắc phục (có số liệu minh chứng cụ thể).
- Đánh giá phòng thí nghiệm trọng điểm quốc gia: đánh giá việc thực hiện các quy định về tổ chức bộ máy và hoạt động của phòng thí nghiệm trọng điểm, hoạt động của hội đồng phòng thí nghiệm trọng điểm, cơ chế chính sách đối với hoạt động của phòng thí nghiệm trọng điểm; sản phẩm KH&CN được tạo ra từ hoạt động nghiên cứu của phòng thí nghiệm trọng điểm; những tồn tại, vướng mắc cần khắc phục và các kiến nghị nhằm nâng cao hiệu quả hoạt động của phòng thí nghiệm trọng điểm. Đánh giá kết quả thực hiện các nhiệm vụ và kinh phí hỗ trợ chi thường xuyên cho hoạt động của phòng thí nghiệm trọng điểm.
3. Đánh giá tình hình thực hiện nhiệm vụ thường xuyên theo chức năng
Đánh giá tình hình thực hiện nhiệm vụ thường xuyên theo chức năng năm 2018 và 6 tháng đầu năm 2019 theo Thông tư số 90/2017/TT-BTC ngày 30/8/2017 của Bộ Tài chính quy định việc thực hiện cơ chế tự chủ tài chính đối với tổ chức khoa học và công nghệ công lập; Công văn số 4079/BKHCN-TCCB ngày 06/11/2014 của Bộ Khoa học và Công nghệ về việc xây dựng dự toán, quản lý, sử dụng và quyết toán kinh phí thực hiện nhiệm vụ thường xuyên theo chức năng của tổ chức KH&CN công lập. Đánh giá những thuận lợi, khó khăn để đề xuất các kiến nghị liên quan đến thực hiện nhiệm vụ thường xuyên theo chức năng của tổ chức KH&CN công lập năm 2019.
4. Phát triển tiềm lực KH&CN
- Đánh giá tình hình thực hiện Nghị định số 54/2016/NĐ-CP ngày 14/6/2016.
- Tình hình thực hiện các cơ chế, chính sách phát triển nguồn nhân lực KH&CN bao gồm: Chính sách sử dụng, trọng dụng cá nhân hoạt động KH&CN quy định tại Nghị định số 40/2014/NĐ-CP ngày 12/5/2014 của Chính phủ và Thông tư liên tịch số 21/2015/TTLT-BKHCN-BNV ngày 06/11/2015 của Bộ trưởng Bộ Khoa học và Công nghệ và Bộ trưởng Bộ Nội vụ; đề án đào tạo, bồi dưỡng nhân lực KH&CN ở trong nước và nước ngoài bằng NSNN theo Quyết định số 2395/QĐ-TTg ngày 25/12/2015 của Thủ tướng Chính phủ.
- Kết quả phát triển hạ tầng KH&CN bao gồm: phòng thí nghiệm trọng điểm; thông tin KH&CN; tăng cường tiềm lực cho các tổ chức KH&CN...
5. Các hoạt động hỗ trợ sản xuất, kinh doanh
Đánh giá kết quả và những tồn tại, bất cập đối với các hoạt động hỗ trợ sản xuất, kinh doanh, cụ thể:
- Hoạt động ứng dụng, chuyển giao, đổi mới công nghệ, nâng cao năng lực công nghệ, nâng cao năng suất và chất lượng sản phẩm, hàng hóa, xác lập và phát triển tài sản trí tuệ, thúc đẩy ĐMST của đơn vị. Đánh giá tổng hợp và chia theo nguồn: (i) NSNN cấp hoàn toàn; (ii) NSNN hỗ trợ thực hiện; (iii) Nguồn hoàn toàn của doanh nghiệp và xã hội (số lượng, kinh phí các nhiệm vụ và hoạt động theo nguồn).
- Hoạt động Tiêu chuẩn, đo lường, chất lượng: Rà soát, soát xét, phát triển hệ thống TCVN, QCVN. Rà soát danh mục sản phẩm, hàng hóa nhóm 2. Sửa đổi các quy định về chứng nhận hợp chuẩn, hợp quy, kiểm tra chuyên ngành hàng hóa xuất nhập khẩu, hỗ trợ doanh nghiệp nâng cao năng suất, chất lượng;
- Các quy định hỗ trợ NSNN cho doanh nghiệp khởi nghiệp sáng tạo, các hoạt động tài trợ, cho vay ưu đãi, hỗ trợ lãi suất vay, bảo lãnh vay vốn cho các doanh nghiệp khởi nghiệp sáng tạo để ươm tạo công nghệ, phát triển ý tưởng, mô hình kinh doanh.
6. Hoạt động hợp tác và hội nhập quốc tế về KH&CN
Kết quả triển khai các hoạt động phục vụ hợp tác và hội nhập quốc tế về KH&CN trong các lĩnh vực tiêu chuẩn đo lường chất lượng; sở hữu trí tuệ; ứng dụng đổi mới công nghệ; năng lượng nguyên tử; thúc đẩy hoạt động hợp tác với các đối tác trong khu vực và thế giới về lĩnh vực KH&CN; kêu gọi đầu tư, thu hút người Việt Nam ở nước ngoài và các chuyên gia nước ngoài tham gia vào các hoạt động KH&CN và ĐMST trong nước; thực hiện nhiệm vụ KH&CN theo Nghị định thư, nhiệm vụ thuộc Chương trình hợp tác nghiên cứu song phương và đa phương về KH&CN đến năm 2020 và Chương trình tìm kiếm và chuyển giao công nghệ nước ngoài đến năm 2020.
7. Hoạt động thông tin và thống kê KH&CN
- Kết quả xây dựng hạ tầng thông tin, thống kê KH&CN.
- Kết quả thực hiện hoạt động thông tin KH&CN, xây dựng cơ sở dữ liệu thông tin KH&CN.
- Kết quả thực hiện hoạt động thống kê KH&CN, đánh giá tiềm lực KH&CN của đơn vị.
8. Tình hình thực hiện các dự án sử dụng vốn đầu tư phát triển cho KH&CN
Đánh giá kết quả thực hiện các dự án sử dụng vốn đầu tư phát triển (ĐTPT) cho KH&CN (các dự án mua sắm trang thiết bị cho các phòng thí nghiệm, các dự án đầu tư tăng cường năng lực nghiên cứu, phân tích kiểm định kiểm nghiệm. Báo cáo chi tiết về tình hình phân bổ vốn, giải ngân, khai thác sử dụng để làm căn cứ khẳng định sự cần thiết phải tiếp tục thực hiện hoặc có chủ trương đầu tư cho các dự án mới trong kế hoạch năm 2020 và đề xuất kế hoạch trung hạn 2021-2025.
II. KẾT QUẢ THỰC HIỆN NHIỆM VỤ BẢO VỆ MÔI TRƯỜNG
1. Đối với các Tổng cục, Cục quản lý chuyên ngành việc đánh giá tình hình quản lý môi trường, biến đổi khí hậu và đa dạng sinh học theo chức năng nhiệm vụ
- Kết quả triển khai thực hiện Luật Bảo vệ môi trường Luật Đa dạng sinh học; thông tin, truyền thông, giáo dục, nâng cao nhận thức về môi trường, đa dạng sinh học và biến đổi khí hậu;
- Kết quả triển khai các nhiệm vụ bảo vệ môi trường cấp Bộ phục vụ công tác quản lý nhà nước về môi trường, đa dạng sinh học; các dự án thuộc chương trình mục tiêu ứng phó với Biến đổi khí hậu và tăng trưởng xanh.;
- Kết quả triển khai các đề án, dự án, nhiệm vụ của Chính phủ và Thủ tướng Chính phủ đã được Bộ giao thực hiện tại Kế hoạch hành động ngành nông nghiệp và phát triển nông thôn thực hiện Chiến lược Bảo vệ môi trường quốc gia đến năm 2020 tầm nhìn đến năm 2030 ban hành kèm theo Quyết định số 1166/QĐ-BNN-KHCN ngày 28/5/2015 của Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp và PTNT.
2. Đối với các Viện, Trường, Trung tâm thuộc Bộ
- Kết quả thực hiện các nhiệm vụ/dự án bảo vệ môi trường, chương trình mục tiêu ứng phó với BĐKH và TTX của đơn vị đã và đang thực hiện; Việc đánh giá cần nêu cụ thể kết quả, sản phẩm của các nhiệm vụ, dự án bảo vệ môi trường đã triển khai thực hiện;
- Phân tích, đánh giá các mặt được, chưa được, khó khăn, vướng mắc trong triển khai thực hiện các nhiệm vụ bảo vệ môi trường.
3. Đề xuất, kiến nghị các giải pháp nhằm nâng cao chất lượng và hiệu quả công tác bảo vệ môi trường
- Các kiến nghị về thể chế, chính sách bảo vệ môi trường, đa dạng sinh học và ứng phó biến đổi khí hậu;
- Các kiến nghị về công tác quản lý, đầu tư cho bảo vệ môi trường;
- Các kiến nghị về kinh phí thực hiện; khó khăn, vướng mắc trong việc thực hiện theo các văn bản hướng dẫn và đề xuất hướng giải quyết;
- Các kiến nghị khác.
Kết quả thực hiện các nhiệm vụ, dự án bảo vệ môi trường năm 2018 và 6 tháng đầu năm 2019 tổng hợp theo Biểu B2.
B. XÂY DỰNG KẾ HOẠCH VÀ DỰ TOÁN NGÂN SÁCH KH&CN NĂM 2020
I. Nhiệm vụ trọng tâm năm 2020
1. Tiếp tục đổi mới, hoàn thiện và triển khai thực hiện các cơ chế, chính sách để thúc đẩy phát triển KH&CN, ĐMST
Đề xuất, đổi mới, hoàn thiện và triển khai thực hiện các cơ chế, chính sách đưa KH&CN, ĐMST vào phục vụ phát triển các ngành kinh tế và dịch vụ, đặc biệt là nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao, nông nghiệp thông minh tập trung vào các mặt hàng chủ lực xuất khẩu. Nâng cao hàm lượng KH&CN trong sản phẩm của các ngành nông nghiệp có tỷ trọng giá trị gia tăng cao, có lợi thế cạnh tranh để tham gia mạng lưới sản xuất và chuỗi giá trị toàn cầu.
2. Đối với hoạt động tiêu chuẩn đo lường chất lượng và hoạt động sở hữu trí tuệ
a) Tập trung soát xét, xây dựng TCVN cho các sản phẩm, chủ lực của ngành (TCQC phục vụ kiểm tra chuyên ngành; tiêu chuẩn, quy chuẩn quản lý an toàn thực phẩm; tiêu chuẩn, quy chuẩn quản lý vật tư nông nghiệp, phát triển nông nghiệp hữu cơ,...), TCVN cho sản xuất thông minh, hiệu suất năng lượng.
b) Đánh giá sự phù hợp; Tiếp tục triển khai các chương trình, đề án hỗ trợ doanh nghiệp: “Chương trình quốc gia Nâng cao năng suất chất lượng sản phẩm, hàng hóa của doanh nghiệp Việt Nam đến năm 2020”.
c) Tăng cường hoạt động thanh tra, kiểm tra, xác minh, thu thập thông tin, cảnh báo về chất lượng sản phẩm, hàng hóa (tăng 20-30% so với cùng kỳ năm trước); rà soát, chuẩn hóa thủ tục hành chính, nâng cấp, hoàn thiện ứng dụng công nghệ thông tin giải quyết 100% thủ tục hành chính mức độ 3.
3. Tăng cường hợp tác và hội nhập quốc tế
Xác định đối tác chiến lược, địa bàn trọng điểm, lĩnh vực ưu tiên để hợp tác và hội nhập quốc tế; đẩy mạnh quan hệ hợp tác với các đối tác trong khu vực và trên thế giới trong lĩnh vực KH&CN; tích cực tham gia các Tổ chức quốc tế, Công ước quốc tế, Điều ước quốc tế, Thỏa thuận quốc tế song phương và đa phương về KH&CN; đẩy mạnh việc tìm kiếm các nguồn lực để thực hiện các nhiệm vụ nghiên cứu chung với các đối tác nước ngoài có nền khoa học phát triển để tiếp cận công nghệ hiện đại, tranh thủ sự hỗ trợ và đầu tư từ nước ngoài cho KH&CN.
4. Hoạt động thông tin, thống kê KH&CN và ĐMST
Bổ sung các nguồn tin KH&CN trong nước và quốc tế có giá trị, từng bước tạo lập nền tảng tri thức KH&CN trong nước và quốc tế phong phú, đầy đủ, chính xác và cập nhật, đáp ứng nhu cầu nghiên cứu khoa học, phát triển công nghệ và ĐMST, góp phần thực hiện các mục tiêu phát triển kinh tế - xã hội của đất nước.
Điều tra tiềm lực KH&CN của các tổ chức KH&CN thuộc Chương trình Điều tra thống kê quốc gia do Thủ tướng Chính phủ quy định và thực hiện nghiêm túc chế độ báo cáo thống kê ngành KH&CN theo quy định của pháp luật. Xây dựng và hoàn thiện hệ thống thông tin thống kê KH&CN, ĐMST.
5. Phát triển tiềm lực KH&CN
a) Nhân lực KH&CN: Đào tạo, bồi dưỡng nguồn nhân lực KH&CN phù hợp với định hướng phát triển ngành, lĩnh vực,; xây dựng các tập thể nghiên cứu khoa học và phát triển công nghệ mạnh đáp ứng yêu cầu giải quyết các vấn đề thực tiễn của nền kinh tế.
b) Tổ chức KH&CN: Phát triển, nâng cao năng lực hệ thống tổ chức dịch vụ KH&CN, nhất là các tổ chức trung gian của thị trường KH&CN.
c) Hạ tầng KH&CN: Tập trung nguồn lực xây dựng, thu hút đầu tư và đưa vào hoạt động có hiệu quả các khu công nghệ cao quốc gia, khu nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao, khu công nghệ thông tin tập trung; quy hoạch, đầu tư nâng cấp hệ thống phòng thí nghiệm trọng điểm, phòng thí nghiệm chuyên ngành đáp ứng nhu cầu hoạt động KH&CN của các ngành, các vùng, các lĩnh vực khoa học và hướng công nghệ ưu tiên; hỗ trợ doanh nghiệp thành lập các phòng thí nghiệm, kết nối với hệ thống phòng thí nghiệm thuộc các viện nghiên cứu, trường đại học; phát triển hạ tầng thông tin và thống kê KH&CN quốc gia theo hướng hiện đại hóa, đa dạng hóa.
6. Triển khai hoạt động nghiên cứu khoa học, phát triển công nghệ và ĐMST trong các ngành, lĩnh vực và hướng công nghệ ưu tiên
Triển khai hoạt động nghiên cứu khoa học, phát triển công nghệ và ĐMST trong các ngành, lĩnh vực và hướng công nghệ ưu tiên, cùng với việc triển khai đáp ứng các mục tiêu, nội dung của các Chương trình KH&CN cấp quốc gia, Chương trình KH&CN trọng điểm cấp bộ..., các bộ, ngành, địa phương lưu ý định hướng theo các lĩnh vực ưu tiên nêu tại Phụ lục III kèm theo Công văn này.
II. Xây dựng nhiệm vụ kế hoạch
1. Xây dựng nhiệm vụ nghiên cứu khoa học và phát triển công nghệ
Định hướng nhiệm vụ KHCN ngành nông nghiệp và phát triển nông thôn theo Phụ lục III.
a) Nhiệm vụ nghiên cứu khoa học và phát triển công nghệ cấp quốc gia.
- Nhiệm vụ KH&CN cấp quốc gia phải đáp ứng các tiêu chí quy định tại Luật KH&CN, các văn bản hướng dẫn dưới luật và tập trung để triển khai thực hiện các định hướng trọng tâm nêu tại Mục I Phần B công văn này, mục tiêu, nội dung của các Chương trình KH&CN cấp quốc gia đã được các cấp có thẩm quyền phê duyệt.
b. Xây dựng kế hoạch thực hiện các nhiệm vụ KH&CN cấp bộ
- Các đơn vị đề xuất nhiệm vụ KH&CN cấp Bộ: đề tài KHCN cấp bộ (theo mẫu tại phụ lục V, biểu 5.1), đề tài KHCN tiềm năng cấp bộ (theo mẫu tại phụ lục V, biểu 5.2), và tổng hợp thành danh mục các nhiệm vụ KH&CN (theo mẫu tại phụ lục V, biểu 5.3).
- Đối với các dự án tăng cường năng lực nghiên cứu, chống xuống cấp các tổ chức KH&CN: Căn cứ quy hoạch phát triển ngành hoặc lĩnh vực đã được phê duyệt, các đơn vị tiến hành rà soát và đánh giá hiệu quả của việc thực hiện các dự án tăng cường năng lực nghiên cứu, chống xuống cấp của đơn vị trong những năm trước đây để khẳng định sự cần thiết phải tiếp tục xây dựng hoặc xây dựng mới các dự án. Các dự án này phải được thuyết minh đầy đủ và gửi về Bộ để tổ chức thẩm định trình Bộ phê duyệt theo quy định.
- Đối với các dự án sử dụng vốn đầu tư phát triển cho KH&CN để cải tạo, nâng cấp, xây dựng mới hoặc đầu tư xây dựng cơ bản cho các phòng thí nghiệm, các tổ chức nghiên cứu-phát triển:
Căn cứ quy hoạch phát triển ngành hoặc lĩnh vực đã được phê duyệt, đơn vị rà soát lại và đánh giá hiệu quả của việc thực hiện các dự án xây dựng cơ bản cho KH&CN để cải tạo, nâng cấp, xây dựng mới hoặc đầu tư chiều sâu cho các phòng thí nghiệm của các tổ chức KH&CN. Trường hợp đơn vị có nhu cầu tiếp tục cải tạo, nâng cấp, xây dựng mới, đầu tư chiều sâu cho các phòng thí nghiệm (kể cả các Phòng thí nghiệm trọng điểm ghi trong các Quyết định khác của Thủ tướng Chính phủ để thực hiện Chỉ thị 50 của Ban Bí thư về phát triển công nghệ sinh học) thì các đơn vị phải tiến hành điều tra, khảo sát, xây dựng dự án để thẩm định, phê duyệt theo các quy định hiện hành về quản lý vốn đầu tư và xây dựng.
2. Nhiệm vụ Bảo vệ môi trường
Đề xuất các nhiệm vụ bảo vệ môi trường cần tập trung cụ thể vào những nội dung sau:
- Xây dựng quy trình kỹ thuật, hướng dẫn kỹ thuật, định mức kinh tế kỹ thuật, quy chuẩn kỹ thuật môi trường nhằm: Phòng ngừa và kiểm soát các nguồn gây ô nhiễm môi trường trong sản xuất nông nghiệp từ khâu nuôi, trồng, khai thác đến khâu sản xuất, bảo quản, chế biến, tiêu thụ nhằm đảm bảo an toàn vệ sinh thực phẩm; Phục hồi môi trường các khu vực bị ảnh hưởng trong sản xuất nông nghiệp;
- Các biện pháp, công nghệ tái sử dụng và xử lý phụ phẩm nông nghiệp làm nhiên liệu sinh học, phân bón hữu cơ, thức ăn cho gia súc, gia cầm, nuôi trồng thủy sản và các hoạt động tạo thu nhập khác nhằm giảm thiểu ô nhiễm môi trường trong sản xuất nông nghiệp;
- Giải pháp công nghệ ứng phó với biến đổi khí hậu;
- Các hoạt động điều tra, đánh giá quần thể để sửa đổi, bổ sung danh mục loài nguy cấp, quý, hiếm được ưu tiên bảo vệ; lập, thẩm định, điều chỉnh Danh mục loài nguy cấp, quý, hiếm được ưu tiên bảo vệ; Danh mục loài ngoại lai xâm hại; Danh mục loài hoang dã bị cấm khai thác trong tự nhiên; Danh mục loài hoang dã được khai thác có điều kiện ngoài tự nhiên, Danh mục nguồn gen bị cấm xuất khẩu
- Xây dựng, ban hành tiêu chuẩn, định mức kinh tế kỹ thuật, quy trình kỹ thuật về bảo tồn đa dạng sinh học; cơ chế chính sách cho bảo tồn đa dạng sinh học.
- Báo cáo hiện trạng đa dạng sinh học, xây dựng và duy trì cơ sở dữ liệu về đa dạng sinh học
Mẫu đề xuất nhiệm vụ bảo vệ môi trường (theo mẫu tại phụ lục V, biểu 5.6) và tổng hợp thành danh mục (theo mẫu tại phụ lục V, biểu 5.7).
3. Xây dựng kế hoạch các hoạt động phục vụ quản lý nhà nước về KH&CN và sản xuất kinh doanh
Căn cứ các định hướng trọng tâm nêu tại Mục I Phần B, các định hướng chính theo lĩnh vực nêu tại Phụ lục III công văn này và nhu cầu thực tế để xây dựng và đưa vào kế hoạch năm 2020 các hoạt động phục vụ quản lý nhà nước theo các lĩnh vực: Tiêu chuẩn, đo lường, chất lượng; sở hữu trí tuệ; đánh giá, thẩm định, giám định công nghệ và chuyển giao công nghệ; ứng dụng đổi mới công nghệ; năng lượng nguyên tử, an toàn bức xạ và hạt nhân; thông tin và thống kê KH&CN; hợp tác quốc tế về KH&CN; hình thành và phát triển thị trường và doanh nghiệp KH&CN trên địa bàn; thanh tra KH&CN; sử dụng và trọng dụng cá nhân hoạt động KH&CN; đào tạo, bồi dưỡng nhân lực KH&CN, khởi nghiệp ĐMST... và các nhiệm vụ KH&CN không thường xuyên khác.
Danh mục đề xuất nhiệm vụ khoa học và công nghệ (biểu 5.1, 5.2, 5.3), xây dựng các tiêu chuẩn quốc gia và quy chuẩn kỹ thuật quốc gia (biểu 5.4, 5.5), nhiệm vụ bảo vệ môi trường (biểu 5.6, 5.7) đề nghị gửi về Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn (qua Vụ Khoa học, Công nghệ và Môi trường), địa chỉ số 2 Ngọc Hà, Ba Đình, Hà Nội, trước ngày 15/3/2019.
Báo cáo đánh giá kết quả thực hiện, kế hoạch và dự toán ngân sách nhà nước chi hoạt động KH&CN năm 2020 gửi về Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn (Qua Vụ Khoa học, Công nghệ và Môi trường), địa chỉ số 2 Ngọc Hà, Ba Đình, Hà Nội trước ngày 10/6/2019.
Ngoài văn bản gửi theo đường công văn cần gửi 01 file điện tử qua địa chỉ Email: khth.khcn@mard.gov.vn; kh.khcn@mard.gov.vn; cn.khcn@mard.gov.vn; mt.khcn@mard.gov.vn; kn.khcn@mard gov.vn.
Để thuận tiện cho việc tổng hợp báo cáo, đề nghị đơn vị tham khảo Công văn hướng dẫn và các biểu mẫu trên các trang thông tin điện tử của Bộ: www.mard.gov.vn và www.khcn.mard.gov.vn.
| TL. BỘ TRƯỞNG |
(Kèm theo Công văn số 1158/BNN-KHCN ngày 21 tháng 02 năm 2019 của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn)
Phụ lục I:
Biểu TK1-1: Kết quả hoạt động KH&CN năm 2018 và 6 tháng đầu năm 2019.
Biểu TK1-2: Kết quả hoạt động KH&CN nổi bật năm 2018 và 6 tháng đầu năm 2019.
Biểu TK1-3: Kết quả Chương trình KH&CN cấp quốc gia 03 năm 2016-2018 và 6 tháng đầu năm 2019.
Biểu TK1-4: Nhân lực và tổ chức KH&CN.
Biểu TK1-5: Kết quả hoạt động quản lý nhà nước về KH&CN năm 2018 và 6 tháng đầu năm 2019.
Biểu TK1-6: Kết quả triển khai thực hiện cơ chế khoán đối với nhiệm vụ KH&CN
Phụ lục II:
Biểu TK2-1: Kế hoạch thực hiện các nhiệm vụ KH&CN thuộc các Chương trình KH&CN cấp quốc gia thuộc phạm vi quản lý của bộ, ngành năm 2020.
Biểu TK2-2: Kế hoạch thực hiện các nhiệm vụ KH&CN cấp bộ năm 2020.
Biểu TK2-3: Kế hoạch vốn đầu tư phát triển KH&CN năm 2020.
Phụ lục III: Định hướng trọng tâm hoạt động nghiên cứu khoa học và phát triển công nghệ, ĐMST trong nông nghiệp và hướng công nghệ ưu tiên năm 2020.
Phụ lục IV:
Biểu B1. Kết quả hoạt động bảo vệ môi trường
Biểu B2. Kế hoạch bảo vệ môi trường 2020
Phụ lục V: Các mẫu biểu đề xuất nhiệm vụ KHCN, BVMT
Biểu 5.1 Phiếu đề xuất đặt hàng đề tài, dự án cấp Bộ Nông nghiệp và PTNT
Biểu 5.2 Phiếu đề xuất đặt hàng đề tài tiềm năng cấp Bộ Nông nghiệp và PTNT
Biểu 5.3 Danh mục đề xuất đặt hàng đề tài, dự án cấp Bộ Nông nghiệp và PTNT
Biểu 5.4 Phiếu đề xuất xây dựng tiêu chuẩn quốc gia
Biểu 5.5 Phiếu đề xuất xây dựng quy chuẩn kỹ thuật quốc gia
Biểu 5.6 Phiếu đề xuất nhiệm vụ bảo vệ môi trường
Biểu 5.7 Biểu tổng hợp danh mục đề xuất nhiệm vụ bảo vệ môi trường
Đơn vị: ... |
KẾT QUẢ HOẠT ĐỘNG KHOA HỌC VÀ CÔNG NGHỆ NĂM 2018 VÀ 6 THÁNG ĐẦU NĂM 2019
(Ban hành kèm theo Công văn 1158/BNN-KHCN ngày 21 tháng 02 năm 2019 của Bộ Nông nghiệp và PTNT)
Số TT | Nội dung | Đơn vị chủ trì, Tác giả | Tóm tắt nội dung | Ghi chú |
I | Bài báo, công bố, giải pháp, kiến nghị, ấn phẩm khoa học |
|
| Ghi rõ các bài báo được đăng trên các tạp chí quốc tế trong danh sách ISI, Scopus |
1 |
|
|
|
|
2 |
|
|
|
|
... |
|
|
|
|
II | Sáng chế, giải pháp hữu ích; Các loại giống mới; Các loại vắc xin mới, chế phẩm mới; Các bản vẽ thiết kế mới, mẫu máy, thiết bị mới |
|
| Ngày, tháng, năm (nộp đơn, tiếp nhận đơn, công nhận của Cơ quan có thẩm quyền) |
1 |
|
|
|
|
2 |
|
|
|
|
... |
|
|
|
|
III | Doanh nghiệp khoa học và công nghệ được hình thành |
|
| Tên và loại hình doanh nghiệp; địa chỉ; giấy phép kinh doanh; số quyết định công nhận, nhân lực hiện có... |
1 |
|
|
|
|
2 |
|
|
|
|
… |
|
|
|
|
IV | Hoạt động ứng dụng đổi mới công nghệ điển hình |
|
|
|
1 | Sản phẩm chủ lực, sản phẩm trọng điểm đang được hỗ trợ phát triển thông qua các nhiệm vụ KH&CN |
|
| Tên sản phẩm, nhiệm vụ KH&CN; tình hình thực hiện |
2 | Đổi mới công nghệ, ứng dụng công nghệ vào sản xuất, kinh doanh của doanh nghiệp |
|
| Ghi rõ kết quả, hiệu quả thực hiện, kèm theo tên nhiệm vụ KH&CN; kinh phí thực hiện (chia rõ nguồn vốn từ ngân sách trung ương; từ bộ, ngành, địa phương; doanh nghiệp, Quỹ PTKHCN của doanh nghiệp và các nguồn khác). |
3 | Dự án đầu tư trang thiết bị, công nghệ; dự án tăng cường năng lực nghiên cứu |
|
| Đánh giá tình hình thực hiện, số kinh phí và nguồn (trong đó ghi rõ nguồn vốn từ ngân sách trung ương; của bộ, ngành, địa phương; từ doanh nghiệp, tập đoàn, tổng công ty, Quỹ PTKHCN của doanh nghiệp và các nguồn khác). |
V | Kết quả khác |
|
| Ghi rõ các thông tin có liên quan đến kết quả |
1 |
|
|
|
|
... |
|
|
|
|
Đơn vị: … |
KẾT QUẢ HOẠT ĐỘNG KHOA HỌC VÀ CÔNG NGHỆ NỔI BẬT NĂM 2018 VÀ 6 THÁNG ĐẦU NĂM 2019
STT | Tên sản phẩm/ công trình/công nghệ | Xuất xứ (Ghi rõ xuất xứ của nhiệm vụ ...) | Hiệu quả kinh tế-xã hội | Ghi chú |
1 |
|
|
|
|
2 |
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
Đơn vị: … |
KẾT QUẢ CỦA CHƯƠNG TRÌNH KH&CN CẤP QUỐC GIA 03 NĂM 2016 - 2018 VÀ 6 THÁNG ĐẦU NĂM 2019
STT | Tên Chương Trình/Đề án | Chỉ tiêu/Mục tiêu đề ra | Kết quả đã đạt được | Đánh giá mức độ hoàn thành (%) | Lý do |
1 |
|
|
|
|
|
2 |
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
Đơn vị: … |
Số TT | Tên tổ chức nghiên cứu & phát triển | Số giấy phép đăng ký hoạt động KH&CN và cơ chế hoạt động1 | Nhân lực hiện có đến 30/6/2019 | Kinh phí chi nhiệm vụ thường xuyên theo chức năng từ NSNN năm 2019 (tr.đ) | Ghi chú (công lập/ ngoài công lập) | |||||
Tổng số | Trong đó hưởng lương SNKH | |||||||||
Tổng số | Nghiên cứu viên cao cấp/Kỹ sư cao cấp | Nghiên cứu viên chính/Kỹ sư chính | Nghiên cứu viên/Kỹ sư | Trợ lý nghiên cứu/Kỹ thuật viên | ||||||
(1) | (2) | (3) | (4) | (5) =(6÷9) | (6) | (7) | (8) | (9) | (10) | (11) |
I | Các đơn vị do cấp bộ, ngành, địa phương quyết định thành lập |
|
|
|
|
|
|
|
|
|
1 |
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
2 |
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
... |
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
II | Các đơn vị do cấp khác thành lập được giao cho bộ, ngành, địa phương trực tiếp quản lý |
|
|
|
|
|
|
|
|
|
1 |
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
2 |
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
... |
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
| Tổng số |
|
|
|
|
|
|
|
|
|
Đơn vị: … |
KẾT QUẢ HOẠT ĐỘNG QUẢN LÝ NHÀ NƯỚC VỀ KH&CN NĂM 2018 VÀ 6 THÁNG ĐẦU NĂM 2019
Số TT | Nội dung công việc | Đơn vị | Kết quả đạt được (số lượng) | |
Năm 2018 | 6 tháng đầu năm 2019 | |||
I | Số nhiệm vụ KH&CN được triển khai |
|
|
|
II | Công tác đánh giá, thẩm định, giám định và chuyển giao công nghệ |
|
|
|
1 | Thẩm định/có ý kiến về công nghệ dự án đầu tư | DA |
|
|
III | Công tác phát triển năng lượng nguyên tử, an toàn bức xạ hạt nhân |
|
|
|
1 | Số nguồn phóng xạ kín |
|
|
|
- | Số nguồn phóng xạ được lắp đặt mới | Nguồn |
|
|
- | Số nguồn phóng xạ đã qua sử dụng | Nguồn |
|
|
2 | Số thiết bị bức xạ được lắp đặt mới |
|
|
|
- | Trong lĩnh vực Y tế | Thiết bị |
|
|
- | Trong lĩnh vực Công nghiệp | Thiết bị |
|
|
- | Trong An ninh hải quan | Thiết bị |
|
|
3 | Lượng đồng vị, dược chất phóng xạ được sử dụng trong Y tế | Curie (Ci) |
|
|
4 | Thẩm định công nghệ các dự án đầu tư ứng dụng bức xạ và đồng vị phóng xạ | Dự án |
|
|
5 | Thẩm định hợp đồng chuyển giao công nghệ bức xạ và đồng vị phóng xạ | Hợp đồng |
|
|
6 | Hướng dẫn hồ sơ cấp phép cho các cơ sở | Cơ sở |
|
|
7 | Thẩm định, cấp phép hoạt động cho các cơ sở đạt tiêu chuẩn An toàn bức xạ | Giấy phép |
|
|
IV | Công tác Sở hữu trí tuệ |
|
|
|
1 | Số hồ sơ hướng dẫn các tổ chức, cá nhân xác lập và bảo vệ quyền sở hữu trí tuệ | Hồ sơ |
|
|
2 | Số đơn nộp đăng ký | Đơn |
|
|
3 | Số văn bằng được cấp | Văn bằng |
|
|
4 | Số vụ xử lý xâm phạm quyền sở hữu công nghiệp | Vụ |
|
|
5 | Số các dự án phát triển tài sản trí tuệ được hỗ trợ | DA |
|
|
6 | Số sáng kiến, cải tiến được công nhận | SK |
|
|
V | Công tác thông tin và thống kê KH&CN |
|
|
|
1 | Bổ sung, phát triển nguồn tài liệu (tài liệu giấy, tài liệu điện tử, cơ sở dữ liệu trực tuyến,...) | Tài liệu/biểu ghi/CSDL |
|
|
2 | Ấn phẩm thông tin đã phát hành | Ấn phẩm, phút |
|
|
2.1 | Tạp chí/bản tin KH&CN | Tạp chí/bản tin |
|
|
2.2 | Phóng sự trên đài truyền hình | Buổi phát |
|
|
3 | Xây dựng CSDL (CSDL mới, cập nhập biểu ghi trong CSDL, số hóa tài liệu đưa vào CSDL,...) | CSDL/biểu ghi/trang tài liệu |
|
|
4 | Thông tin về nhiệm vụ KH&CN |
|
|
|
4.1 | Nhiệm vụ KH&CN đang tiến hành | N.vụ |
|
|
4.2 | Nhiệm vụ KH&CN đã đăng ký kết quả thực hiện | N.vụ |
|
|
4.3 | Nhiệm vụ KH&CN được ứng dụng | N.vụ |
|
|
5 | Thống kê KH&CN |
|
|
|
5.1 | Số cuộc điều tra/số phiếu thu được tương ứng | Số cuộc/số phiếu |
|
|
5.2 | Báo cáo thống kê cơ sở | Báo cáo |
|
|
5.3 | Báo cáo thống kê tổng hợp | Báo cáo |
|
|
6 | Kết quả khác (nếu nổi trội) |
|
|
|
VI | Công tác tiêu chuẩn - đo lường - chất lượng |
|
|
|
1 | Số phương tiện đo được kiểm định | Phương tiện |
|
|
2 | Số lượng Tiêu chuẩn kỹ thuật mới được công bố | Tiêu chuẩn |
|
|
3 | Số lượng Quy chuẩn kỹ thuật mới được công bố | Quy chuẩn |
|
|
4 | Số đơn vị hành chính nhà nước đã công bố áp dụng hệ thống quản lý chất lượng theo TCVN ISO 9001:2008, ISO 9001:2015 | Đơn vị |
|
|
5 | Số cuộc kiểm tra chất lượng sản phẩm, hàng hóa | Cuộc |
|
|
6 | Số mẫu được thử nghiệm và thông báo kết quả | Mẫu |
|
|
VII | Công tác thanh tra |
|
|
|
1 | Số cuộc thanh tra | Cuộc |
|
|
2 | Số lượt đơn vị thanh tra | Đơn vị |
|
|
3 | Số vụ vi phạm phát hiện xử lý (nếu có) | Vụ |
|
|
4 | Số tiền xử phạt (nếu có) | Trđ |
|
|
VIII | Hoạt động đổi mới công nghệ |
|
|
|
1 | Số nhiệm vụ hỗ trợ đổi mới công nghệ cho doanh nghiệp do các bộ, tỉnh/thành phố trực thuộc TW phê duyệt | N.vụ |
|
|
2 | Số doanh nghiệp có hoạt động đổi mới công nghệ2 | Doanh nghiệp |
|
|
3 | Số doanh nghiệp có hoạt động sản xuất, kinh doanh trong năm | Doanh nghiệp |
|
|
4 | Số công nghệ được chuyển giao, đưa vào ứng dụng | Công nghệ |
|
|
5 | Số hợp đồng chuyển giao công nghệ được thực hiện | HĐ |
|
|
6 | Tổng giá trị hợp đồng chuyển giao công nghệ | Tr.đ |
|
|
IX | Công tác sử dụng, trọng dụng cá nhân hoạt động KH&CN |
|
|
|
1 | Bổ nhiệm đặc cách vào hạng chức danh nghiên cứu khoa học, chức danh công nghệ | Người |
|
|
2 | Thăng hạng đặc cách vào hạng chức danh nghiên cứu khoa học, chức danh công nghệ | Người |
|
|
3 | Kéo dài thời gian công tác | Người |
|
|
4 | Trọng dụng nhà khoa học đầu ngành | Người |
|
|
5 | Trọng dụng nhà khoa học trẻ tài năng | Người |
|
|
6 | Trọng dụng nhà khoa học được giao chủ trì nhiệm vụ cấp quốc gia đặc biệt quan trọng | Người |
|
|
X | Công tác hỗ trợ hình thành và phát triển doanh nghiệp KH&CN |
|
|
|
1 | Hỗ trợ và hình thành phát triển doanh nghiệp KH&CN | Doanh nghiệp |
|
|
2 | Thành lập cơ sở ươm tạo công nghệ, ươm tạo doanh nghiệp KH&CN | Cơ sở |
|
|
3 | Hỗ trợ cá nhân, tổ chức, doanh nghiệp, các nhóm nghiên cứu mạnh được ươm tạo công nghệ, ươm tạo doanh nghiệp KH&CN tại các cơ sở và đầu mối ươm tạo công nghệ, ươm tạo doanh nghiệp KH&CN | Đối tượng |
|
|
4 | Tổ chức đào tạo, bồi dưỡng cho đối tượng thành lập doanh nghiệp KH&CN | Đối tượng |
|
|
5 | Hỗ trợ các tổ chức khoa học và công nghệ công lập chưa chuyển đổi thực hiện cơ chế tự chủ, tự chịu trách nhiệm | Đơn vị |
|
|
XI | Công tác phát triển thị trường KH&CN |
|
|
|
1 | Giá trị giao dịch mua bán các sản phẩm và dịch vụ KH&CN trên thị trường | Tr.đ |
|
|
2 | Tỷ trọng giao dịch mua bán tài sản trí tuệ trên giá trị giao dịch mua bán các sản phẩm và dịch vụ KH&CN | % |
|
|
XII | Hỗ trợ Hệ sinh thái khởi nghiệp ĐMST quốc gia |
|
|
|
1 | Số doanh nghiệp khởi nghiệp ĐMST được hình thành (doanh nghiệp có khả năng tăng trưởng nhanh dựa trên khai thác tài sản trí tuệ, công nghệ, mô hình kinh doanh mới) | Doanh nghiệp |
|
|
2 | Số lượng dự án khởi nghiệp ĐMST được hỗ trợ | Dự án |
|
|
3 | Số lượng doanh nghiệp khởi nghiệp ĐMST được hỗ trợ | Doanh nghiệp |
|
|
4 | Số lượng doanh nghiệp khởi nghiệp sáng tạo tham gia gọi vốn được từ các nhà đầu tư mạo hiểm, thực hiện mua bán và sáp nhập/tổng giá trị | Doanh nghiệp/ tổng giá trị |
|
|
5 | Số lượng các tổ chức ươm tạo, hỗ trợ khởi nghiệp ĐMST | Tổ chức |
|
|
Đơn vị: …
KẾT QUẢ TRIỂN KHAI THỰC HIỆN CƠ CHẾ KHOÁN ĐỐI VỚI NHIỆM VỤ KH&CN
Số nhiệm vụ triển khai năm 2018 | Số nhiệm vụ mở mới năm 2019 | ||||
Tổng số | Khoán đến sản phẩm cuối cùng | Khoán từng phần | Tổng số | Khoán đến sản phẩm cuối cùng | Khoán từng phần |
Cấp Bộ, Tỉnh |
|
|
|
|
|
Cấp cơ sở |
|
|
|
|
|
Đơn vị: ... |
(Ban hành kèm theo Công văn số 1158/BNN-KHCN ngày 21 tháng 02 năm 2019 của Bộ Nông nghiệp và PTNT)
Đơn vị: Triệu đồng
TT | Tên nhiệm vụ | Quyết định phê duyệt nhiệm vụ (số ngày tháng năm) | Thời gian thực hiện | Tổng kinh phí đã phê duyệt thực hiện nhiệm vụ | Đơn vị chủ trì | ||||||
Tổng số | Nguồn NSNN | Nguồn khác | |||||||||
Tổng số | Đã bố trí đến hết năm 2019 | Dự kiến năm 2020 | Số còn lại | Số đã thực hiện năm trước | Dự kiến thực hiện trong năm 2020 | ||||||
A | B | 1 | 2 | 3 | 4 | 5 | 6 | 7 = 4-5-6 | 8 | 9 | 10 |
| Tổng cộng |
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
I | Nhiệm vụ chuyển tiếp sang 2020 |
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
1.1 | Nhiệm vụ ……. |
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
1.2 | Nhiệm vụ ……. |
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
| ... |
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
II | Nhiệm vụ mở mới 2020 |
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
1.1 | Nhiệm vụ ……… |
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
1.2 | Nhiệm vụ ……… |
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
| … |
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
Đơn vị: … |
KẾ HOẠCH THỰC HIỆN CÁC CHƯƠNG TRÌNH/NHIỆM VỤ KHOA HỌC VÀ CÔNG NGHỆ CẤP BỘ NĂM 2020
Đơn vị: Triệu đồng
TT | Tên nhiệm vụ | Quyết định phê duyệt nhiệm vụ (số ngày tháng năm) | Thời gian thực hiện | Tổng kinh phí đã phê duyệt thực hiện nhiệm vụ | Đơn vị chủ trì | ||||||
Tổng số | Nguồn NSNN | Nguồn khác | |||||||||
Tổng số | Đã bố trí đến hết năm 2019 | Dự kiến năm 2020 | Số còn lại | Số đã thực hiện năm trước | Dự kiến thực hiện trong năm 2020 | ||||||
A | B | 1 | 2 | 3 | 4 | 5 | 6 | 7 = 4-5-6 | 8 | 9 | 10 |
| Tổng cộng |
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
I | Nhiệm vụ chuyển tiếp sang 2020 |
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
1.1 | Nhiệm vụ …….. |
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
1.2 | Nhiệm vụ …….. |
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
| ... |
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
II. | Nhiệm vụ mở mới 2020 |
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
1.1 | Nhiệm vụ ……. |
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
1.2 | Nhiệm vụ ……. |
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
| ... |
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
Đơn vị: … |
KẾ HOẠCH VỐN ĐẦU TƯ PHÁT TRIỂN KH&CN NĂM 2020
Đơn vị: Triệu đồng
Số TT | Tên Dự án/ công trình | Căn cứ pháp lý (QĐ phê duyệt) | Chủ đầu tư | Địa điểm xây dựng | Thời gian thực hiện | Kinh phí | |||
Khởi công | Hoàn thành | Tổng vốn đầu tư được duyệt | Kinh phí được phân bổ lũy kế hết năm 2019 | Kế hoạch vốn năm 2020 | |||||
I | Dự án chuyển tiếp |
|
|
|
|
|
|
|
|
1 |
|
|
|
|
|
|
|
|
|
2 |
|
|
|
|
|
|
|
|
|
… |
|
|
|
|
|
|
|
|
|
II | Dự án mới |
|
|
|
|
|
|
|
|
1 |
|
|
|
|
|
|
|
|
|
… |
|
|
|
|
|
|
|
|
|
CÁC ĐỊNH HƯỚNG TRỌNG TÂM HOẠT ĐỘNG NGHIÊN CỨU KHOA HỌC VÀ PHÁT TRIỂN CÔNG NGHỆ, ĐMST TRONG NÔNG NGHIỆP VÀ HƯỚNG CÔNG NGHỆ ƯU TIÊN NĂM 2020
(Ban hành kèm theo Công văn số 1158/BNN-KHCN ngày 21 tháng 02 năm 2019 của Bộ Nông nghiệp và PTNT)
I. HOẠT ĐỘNG NGHIÊN CỨU KHOA HỌC VÀ PHÁT TRIỂN CÔNG NGHỆ TRONG NÔNG NGHIỆP
Đề xuất nhiệm vụ KH&CN năm 2020 căn cứ vào Chiến lược, Chương trình, đề án phát triển khoa học và công nghệ của quốc gia và của ngành nông nghiệp; Yêu cầu, đặt hàng của lãnh đạo Đảng, Nhà nước, lãnh đạo Bộ Nông nghiệp và PTNT; Quyết định 5171/QĐ-BNN-KHCN ngày 11/12/2017 của Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp và PTNT ban hành Kế hoạch nghiên cứu và chuyển giao công nghệ phục vụ tái cơ cấu ngành nông nghiệp gắn với xây dựng nông thôn mới giai đoạn 2018-2025; tập trung vào một số nội dung cụ thể sau:
- Nghiên cứu chọn tạo và phát triển các giống năng suất cao, chất lượng cao, chống chịu sâu bệnh đối với các cây trồng chủ lực (lúa, ngô, đậu tương, điều, chè, cà phê, hồ tiêu, cao su, nhãn, vải, thanh long, xoài, rau, hoa) theo định hướng xuất khẩu, chuyển đổi cơ cấu cây trồng và phục vụ tái cơ cấu ngành nông nghiệp. Nghiên cứu xây dựng và hoàn thiện các quy trình thâm canh tổng hợp; quản lý sâu bệnh (kể cả dự báo dịch hại và kiểm dịch thực vật) phục vụ sản xuất các đối tượng cây trồng chủ lực nhằm nâng cao năng suất, chất lượng, giảm chi phí đầu vào trên một đơn vị diện tích, phục vụ sản xuất nông nghiệp an toàn, nông nghiệp hữu cơ. Khai thác và phát triển nguồn gen cây trồng, vi sinh vật phục vụ công tác giống, sản xuất các chế phẩm sinh học, thuốc trừ sâu sinh học.
- Nghiên cứu chọn tạo giống vật nuôi chủ lực (bò, lợn, gà lông màu, vịt) phù hợp với vùng sinh thái và tái cơ cấu ngành nông nghiệp; nghiên cứu phát triển một số giống vật nuôi bản địa có giá trị kinh tế và lợi thế cạnh tranh cao; ứng dụng công nghệ tiên tiến và kỹ thuật chăn nuôi an toàn dịch bệnh, hướng tới chăn nuôi an toàn sinh học; làm chủ công nghệ phôi, tinh đông lạnh phục vụ sản xuất giống vật nuôi chủ lực năng suất chất lượng cao; nghiên cứu tạo các chế phẩm sinh học, thức ăn và thức ăn bổ sung trong chăn nuôi; phát triển công thức chế biến và sử dụng có hiệu quả nguồn thức ăn sẵn có, nguồn phụ phẩm nông nghiệp và công nghiệp phục vụ phát triển chăn nuôi bền vững góp phần hạn chế nhập khẩu nguyên liệu sản xuất thức ăn và thức ăn bổ sung. Tập trung nghiên cứu để sản xuất các loại vắc-xin phòng bệnh cho vật nuôi (kể cả các bệnh mới phát sinh), hạn chế tối đa việc nhập khẩu vắc-xin, tạo chủ động trong công tác phòng chống dịch bệnh. Khai thác và phát triển nguồn gen vật nuôi, vi sinh vật phục vụ công tác giống và sản xuất các chế phẩm sinh học, vắc-xin phòng bệnh cho vật nuôi.
- Nghiên cứu phát triển và làm chủ công nghệ tạo giống bố mẹ và kỹ thuật nhân giống một số đối tượng thủy sản chủ lực (tôm thẻ chân trắng, tôm sú, cá tra, cá rô phi, nghêu, tu hài) sạch bệnh, thích nghi với biến đổi khí hậu. Nghiên cứu quy trình phòng trừ bệnh tổng hợp trên tôm, cá, nghêu, tu hài... phục vụ nuôi trồng thủy sản, đảm bảo an toàn dịch bệnh và thực phẩm; ứng dụng quy trình công nghệ tiên tiến nuôi thâm canh, nuôi công nghiệp tiết kiệm nước. Nghiên cứu tạo các chế phẩm sinh học, vắc-xin, thuốc thú y thủy sản, quy trình công nghệ sản xuất thức ăn trong nuôi trồng thủy sản; nghiên cứu công thức chế biến và sử dụng có hiệu quả nguồn thức ăn phục vụ phát triển thủy sản, hạn chế nhập khẩu nguyên liệu sản xuất thức ăn và các chế phẩm sinh học từ nước ngoài. Nghiên cứu công nghệ bảo quản và chế biến nâng cao giá trị gia tăng, công nghệ sản xuất thực phẩm chức năng có nguồn gốc từ thủy sản. Nghiên cứu công nghệ khai thác, chế tạo thiết bị bảo quản phục vụ hiện đại hóa tàu cá xa bờ; thiết kế, chế tạo hệ thống thiết bị khai thác, bảo quản sản phẩm trên tàu đánh bắt cá ngừ đại dương đảm bảo an toàn thực phẩm, nâng cao giá trị sản phẩm. Khai thác và phát triển các nguồn gen thủy sản phục vụ công tác cải tạo giống và các vi sinh vật ứng dụng trong sản xuất các chế phẩm sinh học thủy sản, vắc-xin phòng bệnh thủy sản.
- Nghiên cứu chọn tạo và phát triển sản xuất các giống cây lâm nghiệp sinh trưởng nhanh (keo, bạch đàn), cây bản địa làm gỗ lớn, cây lâm sản ngoài gỗ có lợi thế cạnh tranh cao. Nghiên cứu xây dựng quy trình công nghệ tiên tiến trong khai thác, chế biến gỗ, lâm sản ngoài gỗ và sản xuất các nguyên liệu phụ trợ trong sản xuất đồ mộc xuất khẩu và gỗ xây dựng từ nguồn nguyên liệu trong nước. Nghiên cứu xây dựng gói kỹ thuật tối ưu về chuyển hóa rừng trồng gỗ nhỏ sang rừng cung cấp gỗ lớn, trồng lại rừng sau khai thác, trồng rừng mới theo hướng thâm canh, giá thành phù hợp cho từng nhóm cây trồng ở các điều kiện lập địa khác nhau để chuyển giao vào thực tiễn. Khai thác và phát triển nguồn gen cây lâm nghiệp phục vụ công tác giống cây lâm nghiệp.
- Nghiên cứu ứng dụng hệ thống tưới tiết kiệm cho một số loại cây trồng chủ lực (tập trung cho lúa, cà phê) nhằm gia tăng giá trị trên một đơn vị diện tích. Nghiên cứu thiết kế hệ thống thủy lợi (đê bao, kênh cấp thoát nước, cống, trạm bơm, ...) phù hợp để thúc đẩy nuôi thâm canh, nuôi công nghiệp một số loài thủy sản chủ lực phục vụ xuất khẩu; đề xuất giải pháp để lấy nước chủ động (mặn, ngọt), giải pháp tiết kiệm nước, xử lý nước thải đảm bảo môi trường vùng nuôi trồng thủy sản tập trung khu vực duyên hải miền Trung và đồng bằng sông Cửu Long. Nghiên cứu ứng dụng các công nghệ tiên tiến trong thiết kế, xây dựng và quản lý an toàn hồ chứa, đập, đê sông, đê biển và công trình phòng tránh giảm nhẹ thiên tai. Nghiên cứu ứng dụng công nghệ, đề xuất giải pháp quản lý tổng hợp, dự báo phục vụ phòng chống lũ. Nghiên cứu ứng dụng công nghệ tiên tiến để nâng cao hiệu quả quản lý, khai thác công trình thủy lợi hiện có theo hướng phục vụ đa mục tiêu, phù hợp với tái cơ cấu ngành; nghiên cứu, hoàn thiện thiết kế, công nghệ chế tạo máy và thiết bị phục vụ cơ giới hóa sản xuất nông nghiệp.
- Nghiên cứu, chuyển giao công nghệ và thiết bị sơ chế, bảo quản các sản phẩm nông nghiệp chủ lực nhằm nâng cao chất lượng, giảm tổn thất sau thu hoạch. Nghiên cứu ứng dụng công nghệ và thiết bị chế biến sâu các sản phẩm có tiềm năng. Nghiên cứu hoàn thiện công nghệ và thiết bị xử lý các phụ phẩm nông nghiệp. Nghiên cứu cải tiến, hoàn thiện công nghệ và thiết bị phục vụ sản xuất muối kết hợp thu hồi các phụ phẩm có giá trị (thạch cao, magie).
II. THÚC ĐẨY ĐỔI MỚI SÁNG TẠO
2.1 Phát triển toàn diện và nâng cao năng lực hệ thống ĐMST quốc gia, năng lực sáng tạo của đất nước
Nâng cao năng lực quản trị, quản lý nhà nước về ĐMST. Đảm bảo cung cấp đầy đủ các nguồn lực phát triển hệ thống ĐMST quốc gia một cách toàn diện, đồng đều và gắn kết chặt chẽ. Lấy doanh nghiệp làm trung tâm của hệ thống ĐMST quốc gia.
2.2 Thúc đẩy phát triển năng lực ĐMST trong doanh nghiệp, đưa nhanh kết quả nghiên cứu khoa học và phát triển vào đời sống sản xuất
- Tập trung, ưu tiên nguồn lực hỗ trợ doanh nghiệp tiếp thu, làm chủ công nghệ, đổi mới công nghệ để phát triển sản phẩm chủ lực, trọng điểm của bộ, ngành, địa phương nhằm nâng cao năng suất, chất lượng, giá trị và khả năng cạnh tranh của sản phẩm hàng hóa, dịch vụ.
- Xây dựng và tổ chức thực hiện các chương trình, đề án KH&CN để hỗ trợ doanh nghiệp, tổ chức, cá nhân thuộc địa bàn, phạm vi quản lý đổi mới công nghệ, ứng dụng công nghệ vào sản xuất.
- Hỗ trợ doanh nghiệp hấp thu công nghệ, ứng dụng công nghệ; áp dụng các hệ thống quản lý, mô hình, công cụ cải tiến năng suất và chất lượng; đào tạo về quản lý công nghệ, quản trị công nghệ và cập nhật công nghệ mới; tăng cường nguồn lực cho đổi mới công nghệ vùng nông thôn, miền núi, địa bàn có điều kiện kinh tế xã hội khó khăn và đặc biệt khó khăn để hỗ trợ doanh nghiệp, đặc biệt là doanh nghiệp nhỏ và vừa sản xuất hiệu quả, nâng cao năng suất, chất lượng, giá trị và khả năng cạnh tranh của sản phẩm, hàng hóa.
2.3 Ưu tiên xây dựng và triển khai thực hiện các nhiệm vụ KH&CN có sự tham gia của doanh nghiệp để thúc đẩy ĐMST trong bộ, ngành, địa phương
- Thực hiện các dự án hỗ trợ doanh nghiệp nghiên cứu đổi mới công nghệ phát triển sản phẩm trọng điểm, sản phẩm chủ lực của quốc gia, của bộ, ngành, địa phương. Dự án nghiên cứu phát triển công nghệ mới, công nghệ tiên tiến; đánh giá thực trạng và xây dựng bản đồ công nghệ, lộ trình đổi mới công nghệ.
- Theo tính chất, nội dung, quy mô của nhiệm vụ, các bộ, ngành, địa phương ưu tiên hình thành nhiệm vụ KH&CN cấp quốc gia, cấp bộ, tỉnh và cấp cơ sở có sự tham gia của doanh nghiệp để phê duyệt đưa vào kế hoạch thực hiện từ năm 2019 theo quy định.
2.4 Phát triển toàn diện hệ sinh thái khởi nghiệp ĐMST
- Khuyến khích và thúc đẩy tinh thần khởi nghiệp bằng ĐMST, tiếp tục triển khai thực hiện có hiệu quả Chương trình “Hỗ trợ hệ sinh thái khởi nghiệp ĐMST quốc gia đến năm 2025” (Quyết định 844/QĐ-TTg); triển khai đề án “Phát triển Hệ tri thức Việt số hóa” để thiết lập hạ tầng nền tảng, dữ liệu lớn, chia sẻ dữ liệu để vừa khai thác vừa làm giàu hệ tri thức của người Việt, phục vụ chuyển đổi số, tiếp cận Cách mạng công nghiệp 4.0; triển khai thực hiện các giải pháp để tiếp tục cải thiện chỉ số ĐMST quốc gia (GII), chỉ số sản xuất cho tương lai của WEF:
- Nghiên cứu, đề xuất ban hành mới, sửa đổi, bổ sung các văn bản pháp luật cần thiết để hình thành và thúc đẩy môi trường khởi nghiệp ĐMST, tăng cường cơ chế hoạt động hỗ trợ khởi nghiệp của các Bộ, ngành, địa phương, nâng cao năng lực của hệ sinh thái khởi nghiệp ĐMST quốc gia, kết nối khu vực và quốc tế.
- Xây dựng và phát triển hệ sinh thái khởi nghiệp Việt Nam: đào tạo kiến thức khởi nghiệp ĐMST, khuyến khích tinh thần khởi nghiệp, tạo điều kiện để khởi nghiệp song hành cùng ĐMST.
- Hỗ trợ thành lập, phát triển và liên kết hoạt động các không gian làm việc chung, vườn ươm, trung tâm khởi nghiệp ĐMST, các tổ chức thúc đẩy kinh doanh Khởi nghiệp ĐMST (Business Accelerator - BA);
- Hỗ trợ đào tạo và liên kết các nhà đầu tư cá nhân, thiên thần;
- Xây dựng mạng lưới quỹ đầu tư mạo hiểm cho khởi nghiệp ĐMST và đào tạo huấn luyện viên (mentor) cho tổ chức thúc đẩy kinh doanh;
- Cung ứng dịch vụ tư vấn pháp lý cho các doanh nghiệp khởi nghiệp thông qua các tổ chức thúc đẩy kinh doanh về đầu tư, thuế - kế toán, thành lập và giải thể doanh nghiệp, luật sở hữu trí tuệ, tiêu chuẩn-đo lường-chất lượng.
2.5 Phát triển thị trường KH&CN, hỗ trợ thương mại hóa các sản phẩm sáng tạo, kết quả nghiên cứu khoa học và phát triển công nghệ
Bám sát nhiệm vụ, mục tiêu và nội dung theo Quyết định số 2075/QĐ-TTg ngày 08/11/2013 của Thủ tướng Chính phủ phê duyệt Chương trình Phát triển thị trường KH&CN đến năm 2020 tập trung vào các nội dung sau:
- Hình thành, phát triển các tổ chức trung gian đặc biệt là các tổ chức xúc tiến chuyển giao công nghệ tại các trường đại học, viện nghiên cứu, tổ chức môi giới công nghệ, tổ chức hỗ trợ định giá tài sản trí tuệ, đánh giá, định giá công nghệ, các tổ chức hỗ trợ đổi mới sáng tạo... qua đó hình thành và phát triển mạng lưới tổ chức trung gian của thị trường công nghệ, liên thông trao đổi dữ liệu, phát triển cổng thông tin giao dịch công nghệ, xây dựng các CSDL phục vụ chuyển giao công nghệ.
- Đào tạo và hỗ trợ thương mại hóa sản phẩm công nghệ phục vụ phát triển thị trường KH&CN: Đào tạo nâng cao năng lực đội ngũ cán bộ làm công tác phát triển thị trường công nghệ, đặc biệt là đội ngũ nhân lực làm việc cho các tổ chức trung gian, các viện nghiên cứu, trường đại học; đào tạo, bồi dưỡng, tập huấn về kiến thức, kỹ năng, thực hành chuyển giao, làm chủ công nghệ; kiến thức, kỹ năng, thực hành quản lý, tổ chức, điều hành các hoạt động phát triển thị trường KH&CN.
- Tổ chức các hoạt động xúc tiến phát triển thị trường công nghệ nhằm tìm kiếm, chọn lọc các công nghệ, sản phẩm công nghệ có khả năng thương mại hóa, giới thiệu, kết nối các kết quả nghiên cứu, tài sản trí tuệ, kết nối cơ sở nghiên cứu với doanh nghiệp, nhà đầu tư, kết nối thực hiện các dự án nghiên cứu chung giữa khu vực công lập và tư nhân, phát triển các cơ sở dữ liệu công nghệ, v.v.
2.6 Triển khai thực hiện các nhiệm vụ nâng cao năng lực tiếp cận cuộc Cách mạng công nghiệp lần thứ 4 của các bộ, ngành và địa phương
- Triển khai đề án “Phát triển Hệ tri thức Việt số hóa” để thiết lập hạ tầng nền tảng, dữ liệu lớn, chia sẻ dữ liệu để vừa khai thác vừa làm giàu hệ tri thức của người Việt, phục vụ chuyển đổi số, tiếp cận Cách mạng công nghiệp 4.0.
- Tiếp tục nghiên cứu, đánh giá xu hướng vận động của cuộc Cách mạng công nghiệp lần thứ 4 làm cơ sở chỉ đạo các bộ, ngành, địa phương xây dựng các nhiệm vụ, chiến lược, quy hoạch phát triển ngành, vùng, địa phương.
- Đánh giá thực trạng năng lực tiếp cận cuộc Cách mạng công nghiệp lần thứ 4, đánh giá cập nhật những cơ hội và thách thức trong bối cảnh ngành, địa phương;
- Cụ thể hóa kế hoạch, chương trình hành động, các nhiệm vụ trọng tâm để nâng cao năng lực tiếp cận và tận dụng các cơ hội, phù hợp với xu thế phát triển của Cách mạng công nghiệp lần thứ 4: Rà soát, quy hoạch phát triển vùng, địa phương; đề xuất xây dựng kế hoạch và các nhiệm vụ trọng tâm; rà soát các sản phẩm, lựa chọn sản phẩm chủ lực, phù hợp để tập trung ĐTPT.
- Tập trung các nhiệm vụ nghiên cứu tiếp cận xu hướng công nghệ tiên tiến, hiện đại của Cách mạng công nghiệp lần thứ 4; trong đó bao gồm các nghiên cứu về công nghệ thông tin, vật lý, sinh học, trí tuệ nhân tạo, vật liệu,... thực hiện chuyển đổi số, nền quản trị thông minh, ưu tiên phát triển công nghiệp công nghệ số, nông nghiệp thông minh, du lịch thông minh, đô thị thông minh.
- Triển khai Chương trình nghiên cứu về i4.0 “Hỗ trợ nghiên cứu, phát triển ứng dụng công nghệ của công nghiệp 4.0”.
- Triển khai “Chương trình trí tuệ nhân tạo” để tạo ra các sản phẩm có lợi thế của Việt Nam.
Tên đơn vị:………………………
KẾT QUẢ THỰC HIỆN NHIỆM VỤ, DỰ ÁN BẢO VỆ MÔI TRƯỜNG NĂM 2018 VÀ 6 THÁNG ĐẦU NĂM 2019
(Ban hành kèm theo Công văn số 1158/BNN-KHCN ngày 21 tháng 02 năm 2019 của Bộ Nông nghiệp và PTNT)
TT | Tên nhiệm vụ/dự án | Thời gian thực hiện | Tổng kinh phí | Kinh phí cấp đến 2019 | Kinh phí 2020 | Đơn vị thực hiện; lưu giữ sản phẩm | Tiến độ giải ngân (%) | Kết quả chính đạt được (đến 30/6/2019) | Ghi chú |
I | Nhiệm vụ/dự án kết thúc năm 2019 | ||||||||
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
II | Nhiệm vụ/dự án tiếp tục thực hiện năm 2019 | ||||||||
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
III | Nhiệm vụ/dự án bắt đầu thực hiện từ năm 2019 | ||||||||
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
Tên đơn vị:
TỔNG HỢP CÁC NHIỆM VỤ, DỰ ÁN BẢO VỆ MÔI TRƯỜNG NĂM 2020
TT | Tên nhiệm vụ/dự án | Cơ sở pháp lý | Mục tiêu | Nội dung thực hiện | Dự kiến sản phẩm | Cơ quan thực hiện | Thời gian thực hiện | Tổng kinh phí | Lũy kế đến hết năm 2019 | Kinh phí năm 2020 | Ghi chú |
A | Nhiệm vụ Chính phủ giao |
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
1. | Nhiệm vụ chuyển tiếp |
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
.. |
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
2. | Nhiệm vụ mở mới |
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
.... |
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
B | Nhiệm vụ chuyên môn |
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
1. | Nhiệm vụ chuyển tiếp |
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
.... |
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
2. | Nhiệm vụ mở mới |
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
.... |
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
C | Nhiệm vụ thường xuyên |
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
.. |
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
| Hỗ trợ xử lý ô nhiễm môi trường nghiêm trọng |
|
|
|
|
|
| ||||
1. | Nhiệm vụ chuyển tiếp |
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
.... |
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
2. | Nhiệm vụ mở mới |
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
.... |
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
Tên Cơ quan đề xuất3 | CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM |
| Hà Nội, ngày tháng năm 20.. |
PHIẾU ĐỀ XUẤT ĐẶT HÀNG ĐỀ TÀI, DỰ ÁN CẤP BỘ NÔNG NGHIỆP VÀ PTNT NĂM 20...
1. Tên đề tài/dự án:
2. Tính cấp thiết
- Nêu rõ vấn đề thực tiễn cần giải quyết, tính quan trọng, bức xúc, cấp bách, các số liệu trích dẫn cần phải được lượng hóa bằng con số cụ thể, có trích dẫn nguồn tài liệu tham khảo...
- Đối với dự án SXTN, cần nêu rõ nguồn hình thành, xuất xứ của dự án
3. Mục tiêu của đề tài/dự án
- Nêu cả mục tiêu tổng quát và mục tiêu cụ thể
4. Nội dung và phương pháp thực hiện
- Liệt kê các nội dung chính sẽ thực hiện nhằm đạt được mục tiêu đề ra. Đối với dự án SXTN, nêu rõ các nội dung công nghệ cần hoàn thiện.
- Các phương pháp để thực hiện nội dung chính
5. Kết quả dự kiến của đề tài/ dự án
- Mô tả dự kiến sản phẩm có thể đạt được, dự kiến các chỉ tiêu kinh tế - kỹ thuật của sản phẩm;
- Ảnh hưởng của kết quả dự kiến đạt được đến nghiên cứu/sản xuất, đối tượng hưởng lợi từ kết quả thực hiện đề tài/dự án, dự báo thị trường sản phẩm;
- Mô tả phương thức chuyển giao kết quả nghiên cứu đến người sử dụng tiếp theo.
6. Giải pháp thực hiện
- Nêu rõ các giải pháp để thực hiện đề tài/dự án: địa điểm dự kiến tiến hành đề tài/dự án; điều kiện cơ sở vật chất hoặc trang thiết bị cần thiết tiến hành đề tài/dự án; phương án phối hợp của các đối tác tham gia vào các nội dung của đề tài/dự án;
- Nêu thời gian và kinh phí cần thiết để hoàn thành đề tài /dự án.
7. Dự kiến khả năng áp dụng kết quả đề tài/dự án vào thực tế, và hiệu quả về kinh tế, xã hội và môi trường
- Nêu rõ khả năng áp dụng kết quả đề tài/dự án vào thực tế, dự báo nhu cầu (địa điểm, quy mô, thời gian, đối tượng....)
- Dự kiến hiệu quả, tác động của việc áp dụng kết quả đề tài, dự án vào thực tế.
| Thủ trưởng cơ quan (hoặc Chuyên gia) đề xuất |
Tên Cơ quan đề xuất4 | CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM |
| Hà Nội, ngày tháng năm 20.. |
PHIẾU ĐỀ XUẤT ĐẶT HÀNG ĐỀ TÀI KHCN TIỀM NĂNG CẤP BỘ NÔNG NGHIỆP VÀ PTNT NĂM 20...
1. Tên đề tài/dự án:
2. Tính cấp thiết
- Nêu rõ vấn đề thực tiễn cần giải quyết, tính quan trọng, bức xúc, cấp bách, các số liệu trích dẫn cần phải được lượng hóa bằng con số cụ thể, có trích dẫn nguồn tài liệu tham khảo...
- Đối với dự án SXTN, cần nêu rõ nguồn hình thành, xuất xứ của dự án
3. Mục tiêu của đề tài/dự án
- Nêu cả mục tiêu tổng quát và mục tiêu cụ thể
4. Nội dung và phương pháp thực hiện
- Liệt kê các nội dung chính sẽ thực hiện nhằm đạt được mục tiêu đề ra. Đối với dự án SXTN, nêu rõ các nội dung công nghệ cần hoàn thiện.
- Các phương pháp để thực hiện nội dung chính
5. Kết quả dự kiến của đề tài/ dự án
- Mô tả dự kiến sản phẩm có thể đạt được, dự kiến các chỉ tiêu kinh tế - kỹ thuật của sản phẩm;
- Ảnh hưởng của kết quả dự kiến đạt được đến nghiên cứu/sản xuất, đối tượng hưởng lợi từ kết quả thực hiện đề tài/dự án, dự báo thị trường sản phẩm;
- Mô tả phương thức chuyển giao kết quả nghiên cứu đến người sử dụng tiếp theo.
6. Giải pháp thực hiện
- Nêu rõ các giải pháp để thực hiện đề tài/dự án: địa điểm dự kiến tiến hành đề tài/dự án; điều kiện cơ sở vật chất hoặc trang thiết bị cần thiết tiến hành đề tài/dự án; phương án phối hợp của các đối tác tham gia vào các nội dung của đề tài/dự án;
- Nêu thời gian và kinh phí cần thiết để hoàn thành đề tài /dự án.
7. Dự kiến khả năng áp dụng kết quả đề tài/dự án vào thực tế, và hiệu quả về kinh tế, xã hội và môi trường
- Nêu rõ khả năng áp dụng kết quả đề tài/dự án vào thực tế, dự báo nhu cầu (địa điểm, quy mô, thời gian, đối tượng....)
- Dự kiến hiệu quả, tác động của việc áp dụng kết quả đề tài, dự án vào thực tế.
| Thủ trưởng cơ quan (hoặc Chuyên gia) đề xuất |
Tên Cơ quan đề xuất | CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM |
| Hà Nội, ngày tháng năm 20.. |
DANH MỤC ĐỀ XUẤT ĐẶT HÀNG ĐỀ TÀI, DỰ ÁN CẤP BỘ NÔNG NGHIỆP VÀ PTNT NĂM 20...
TT | Tên đề tài, dự án | Tính cấp thiết | Mục tiêu | Dự kiến kết quả | Thời gian thực hiện | Phương thức thực hiện |
A | ĐỀ TÀI, DỰ ÁN CẤP BỘ |
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
B | ĐỀ TÀI KHOA HỌC VÀ CÔNG NGHỆ TIỀM NĂNG CẤP BỘ |
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
| Thủ trưởng cơ quan đề xuất |
Phiếu đề xuất nhiệm vụ xây dựng tiêu chuẩn quốc gia
BỘ NÔNG NGHIỆP VÀ PHÁT TRIỂN NÔNG THÔN | CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM |
Tên đơn vị đề xuất…… | Hà Nội, ngày tháng năm 201… |
PHIẾU ĐỀ XUẤT XÂY DỰNG TIÊU CHUẨN QUỐC GIA
1. Tên tiêu chuẩn:
………………………………………………………………………………………………………
2. Phạm vi áp dụng của tiêu chuẩn:
………………………………………………………………………………………………………
3. Lý do và mục đích xây dựng TCVN
- Lý do:
………………………………………………………………………………………………………
- Mục đích (tiêu chuẩn có dùng để chứng nhận không? Tiêu chuẩn có liên quan đến yêu cầu phát triển KTXH của Nhà nước không? Yêu cầu hài hòa tiêu chuẩn (quốc tế và khu vực)?)
………………………………………………………………………………………………………
4. Những vấn đề sẽ xây dựng tiêu chuẩn (Thuật ngữ và định nghĩa; Phân loại; Ký hiệu; Yêu cầu kỹ thuật; Tiêu chuẩn về quá trình; Tiêu chuẩn về dịch vụ; Thông số và kích thước cơ bản; Tiêu chuẩn cơ bản; Yêu cầu an toàn vệ sinh; Lấy mẫu; Phương pháp thử và kiểm tra; Yêu cầu khác):
………………………………………………………………………………………………………
5. Phương thức thực hiện và tài liệu làm căn cứ xây dựng TCVN
- Phương thức thực hiện (Xây dựng mới; Sửa đổi, bổ sung; Chấp nhận tiêu chuẩn quốc tế; Thay thế)
………………………………………………………………………………………………………
- Tài liệu chính làm căn cứ xây dựng TCVN (Tiêu chuẩn quốc tế, tiêu chuẩn khu vực, tiêu chuẩn nước ngoài; Kết quả nghiên cứu khoa học và công nghệ, tiến bộ kỹ thuật; Kinh nghiệm thực tiễn; Kết quả đánh giá, khảo nghiệm, thử nghiệm, kiểm tra, giám định) (bản chụp kèm theo)
………………………………………………………………………………………………………
6. Cơ quan phối hợp:
………………………………………………………………………………………………………
7. Dự kiến tiến độ thực hiện:
8. Dự toán kinh phí thực hiện:
- Ngân sách Nhà nước: …………………………………………………………
- Nguồn khác: …………………………………………………………………….
| Cơ quan/tổ chức đề xuất |
Phiếu đề xuất nhiệm vụ xây dựng quy chuẩn kỹ thuật quốc gia.
BỘ NÔNG NGHIỆP | CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM |
Tên đơn vị đề xuất…..... | Hà Nội, ngày tháng năm 201… |
PHIẾU ĐỀ XUẤT XÂY DỰNG QUY CHUẨN KỸ THUẬT QUỐC GIA
1. Tên quy chuẩn kỹ thuật:
………………………………………………………………………………………………….
2.1. Phạm vi áp dụng: ……………………………………………………………………….
………………………………………………………………………………………………….
2.2. Đối tượng áp dụng: ……………………………………………………………………..
…………………………………………………………………………………………………..
3. Lý do và mục đích xây dựng TCVN
- QCVN đáp ứng những mục tiêu quản lý nào sau đây:
+ Đảm bảo an toàn | □ | + Bảo vệ động, thực vật | □ |
+ Đảm bảo vệ sinh, sức khoẻ | □ | + Bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng | □ |
+ Bảo vệ môi trường | □ | + Các mục tiêu quản lý khác (ghi rõ mục tiêu quản lý) | □ |
+ Bảo vệ lợi ích và an ninh quốc gia | □ |
|
|
- Mục đích (QCVN dùng để chứng nhận hoặc công bố hợp quy? Căn cứ quản lý nhà nước có liên quan?)
………………………………………………………………………………………………
4. Loại quy chuẩn kỹ thuật (Quy chuẩn kỹ thuật an toàn; Quy chuẩn kỹ thuật môi trường; Quy chuẩn kỹ thuật về quá trình; Quy chuẩn kỹ thuật về dịch vụ; Quy chuẩn kỹ thuật khác)
……………………………………………………………………………………………….
5. Những vấn đề sẽ quy định trong QCVN (Quy định về kỹ thuật và quản lý kỹ thuật cho lĩnh vực quản lý; Quy định về kỹ thuật và quản lý kỹ thuật cho nhóm sản phẩm, dịch vụ, quá trình; Các quy định về mức, chỉ tiêu, yêu cầu liên quan đến: ATSH; ATTP; quy định về mức, chỉ tiêu, yêu cầu liên quan đến VSAT thức ăn chăn nuôi; An toàn phân bón; An toàn thuốc BVTV; An toàn thuốc thú y; An toàn chế phẩm sinh học và hóa chất dùng cho động thực vật; Yêu cầu về an toàn, vệ sinh trong sản xuất, khai thác, chế biến sản phẩm, hàng hóa; An toàn xây dựng; An toàn, vệ sinh trong các lĩnh vực khác (liệt kê cụ thể)
………………………………………………………………………………………………..
6. Phương thức thực hiện và tài liệu làm căn cứ xây dựng QCVN
- Phương thức thực hiện (Xây dựng QCVN trên cơ sở: tiêu chuẩn; tham khảo tài liệu, dữ liệu khác; kết hợp cả tiêu chuẩn và các tài liệu khác)
………………………………………………………………………………………………..
- Tài liệu làm căn cứ xây dựng TQCVN (TCQG; Tiêu chuẩn quốc tế, tiêu chuẩn khu vực; Kết quả KHCN, TBKT; Kết quả khảo nghiệm, thử nghiệm, kiểm tra, giám định)
………………………………………………………………………………………………..
7. Cơ quan phối hợp:
………………………………………………………………………………………………..
8. Dự kiến tiến độ thực hiện:
………………………………………………………………………………………………..
9. Dự toán kinh phí thực hiện:
- Ngân sách Nhà nước: ………………..
- Nguồn khác: ……………………….
| Cơ quan/tổ chức đề xuất |
BỘ NÔNG NGHIỆP | CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM |
Tên đơn vị đề xuất…..... | Hà Nội, ngày tháng năm 201… |
PHIẾU ĐỀ XUẤT
NHIỆM VỤ MÔI TRƯỜNG
Thực hiện Thông tư số 17/2016/TT-BNNPTNT ngày 24 tháng 6 năm 2016 của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn hướng dẫn quản lý các nhiệm vụ bảo vệ môi trường thuộc Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn;
Căn cứ thông báo của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn tại công văn số………. về việc đề xuất kế hoạch nhiệm vụ môi trường năm 2020.
1. Tên nhiệm vụ môi trường
2. Tổ chức chủ trì
3. Cá nhân chủ trì
4. Giải trình về tính cấp thiết (Cơ sở pháp lý và sự cần thiết phải thực hiện nhiệm vụ)
5. Mục tiêu
6. Nội dung chính
7. Các sản phẩm chủ yếu dự kiến tạo ra
8. Thời gian thực hiện dự kiến:.... (tháng).
Từ tháng.../năm... đến tháng .../năm...
9. Địa chỉ áp dụng
10. Dự kiến tổng kinh phí (Triệu đồng):
11. Các vấn đề khác (nếu có)
(Chú ý: Không quá 02 trang khổ A4)
| ....... ngày ... tháng ... năm 20 …… |
TỔNG HỢP DANH MỤC ĐỀ XUẤT NHIỆM VỤ BẢO VỆ MÔI TRƯỜNG NĂM 2020
TT | Tên nhiệm vụ/dự án | Cơ sở pháp lý và sự cần thiết phải thực hiện nhiệm vụ | Mục tiêu | Nội dung thực hiện | Dự kiến sản phẩm | Cơ quan thực hiện | Thời gian thực hiện | Tổng kinh phí | Ghi chú | ||
Tổng | Đã cấp đến hết năm 2019 | Kinh phí năm 2020 | |||||||||
A | Nhiệm vụ Chính phủ giao |
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
1. | Nhiệm vụ chuyển tiếp |
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
.. |
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
2. | Nhiệm vụ mở mới |
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
.... |
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
B | Nhiệm vụ chuyên môn |
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
1. | Nhiệm vụ chuyển tiếp |
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
…. |
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
2. | Nhiệm vụ mở mới |
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
.... |
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
C | Nhiệm vụ thường xuyên |
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
.. |
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
| Hỗ trợ xử lý ô nhiễm môi trường nghiêm trọng |
|
|
|
|
|
| ||||
1. | Nhiệm vụ chuyển tiếp |
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
…. |
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
2. | Nhiệm vụ mở mới |
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
…. |
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
1 Cơ chế hoạt động đã được cấp có thẩm quyền phê duyệt thuộc 1 trong 4 loại theo Nghị định 54/2016/NĐ-CP
2 Doanh nghiệp trong năm có một trong các hoạt động sau đây được coi là có đổi mới công nghệ:
1. Thực hiện nghiên cứu phát triển công nghệ có kết quả được chuyển giao, đánh giá, nghiệm thu hoặc ứng dụng vào sản xuất, kinh doanh hoặc có đăng ký sở hữu trí tuệ (sáng chế, giải pháp hữu ích, kiểu dáng công nghiệp).
2. Có nhận chuyển giao công nghệ hoặc đầu tư, mua sắm mới hoặc nâng cấp máy móc, thiết bị hoặc thay đổi quy trình sản xuất để tạo ra sản phẩm mới, cải tiến sản phẩm hoặc sản xuất hiệu quả hơn (giảm giá thành sản xuất sản phẩm; giảm tiêu thụ năng lượng; nguyên, nhiên, vật liệu; giảm phát thải, đạt các chỉ tiêu về môi trường; ...).
3. Đưa vào áp dụng các hệ thống quản lý, mô hình, công cụ cải tiến năng suất và chất lượng như: ISO; HACCP; GMP (thực hành sản xuất tốt); KPI (Đo lượng hiệu suất); TPM (duy trì năng suất toàn diện); TQM (quản lý chất lượng toàn diện); PMS (cải tiến năng suất toàn diện); thực hành 5S, Six Sigma, Kaizen,...
4. Đạt được các tiêu chuẩn, chứng nhận chuyên ngành: VietGap, Global Gap, GMP, BRC (Tiêu chuẩn thực phẩm toàn cầu),... hoặc nâng cấp lên mức tiêu chuẩn cao hơn (ví dụ: GMP-ASEAN → GMP-WHO → PIC/S → EU-GMP) hoặc đạt được các chứng chỉ quốc tế (chứng chỉ ASTM của Mỹ; JISG3505, JIS3112 của Nhật Bản;...).
3 Đối với cá nhân đề xuất không cần mục này
4 Đối với cá nhân đề xuất không cần mục này
- 1 Công văn 269/BKHCN-KHTC năm 2019 hướng dẫn xây dựng kế hoạch và dự toán ngân sách khoa học và công nghệ năm 2020 do Bộ Khoa học và Công nghệ ban hành
- 2 Công văn 3736/BKHCN-HVKHCN về báo cáo năm 2018 tình hình và kết quả thực hiện Chiến lược phát triển khoa học và công nghệ giai đoạn 2011-2020 do Bộ Khoa học và Công nghệ ban hành
- 3 Nghị quyết 70/2018/QH14 về dự toán ngân sách nhà nước năm 2019 do Quốc hội ban hành
- 4 Nghị quyết 69/2018/QH14 về kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội năm 2019 do Quốc hội ban hành
- 5 Quyết định 5171/QĐ-BNN-KHCN năm 2017 về Kế hoạch nghiên cứu khoa học và chuyển giao công nghệ phục vụ cơ cấu lại ngành nông nghiệp gắn với xây dựng nông thôn mới giai đoạn 2018-2025 do Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn ban hành
- 6 Thông tư 90/2017/TT-BTC quy định việc thực hiện cơ chế tự chủ tài chính đối với tổ chức khoa học và công nghệ công lập do Bộ trưởng Bộ Tài chính ban hành
- 7 Thông tư 17/2016/TT-BNNPTNT hướng dẫn quản lý nhiệm vụ bảo vệ môi trường thuộc Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn
- 8 Nghị định 54/2016/NĐ-CP Quy định cơ chế tự chủ của tổ chức khoa học và công nghệ công lập
- 9 Quyết định 844/QĐ-TTg năm 2016 phê duyệt Đề án “Hỗ trợ hệ sinh thái khởi nghiệp đổi mới sáng tạo quốc gia đến năm 2025" do Thủ tướng Chính phủ ban hành
- 10 Quyết định 2395/QĐ-TTg năm 2015 phê duyệt Đề án đào tạo, bồi dưỡng nhân lực khoa học và công nghệ ở trong nước và nước ngoài bằng ngân sách nhà nước do Thủ tướng Chính phủ ban hành
- 11 Thông tư liên tịch 21/2015/TTLT-BKHCN-BNV-BTC hướng dẫn thực hiện sử dụng, trọng dụng cá nhân hoạt động khoa học và công nghệ do Bộ trưởng Bộ Khoa học và Công nghệ - Bộ Nội vụ - Bộ Tài chính ban hành
- 12 Thông tư 02/2015/TT-BKHCN Quy định việc đánh giá và thẩm định kết quả thực hiện nhiệm vụ khoa học và công nghệ không sử dụng ngân sách nhà nước do Bộ trưởng Bộ Khoa học và Công nghệ ban hành
- 13 Thông tư liên tịch 39/2014/TTLT-BKHCN-BTC quy định việc định giá kết quả nghiên cứu khoa học và phát triển công nghệ, tài sản trí tuệ sử dụng ngân sách nhà nước do Bộ trưởng Bộ Khoa học và Công nghệ - Bộ Tài chính ban hành
- 14 Công văn 4079/BKHCN-TCCB năm 2014 xây dựng dự toán, quản lý, sử dụng và quyết toán kinh phí thực hiện nhiệm vụ thường xuyên theo chức năng của tổ chức khoa học và công nghệ công lập do Bộ Khoa học và Công nghệ ban hành
- 15 Luật bảo vệ môi trường 2014
- 16 Quyết định 1166/QĐ-BNN-KHCN năm 2014 về Kế hoạch hành động ngành nông nghiệp và phát triển nông thôn thực hiện Chiến lược Bảo vệ môi trường quốc gia đến năm 2020, tầm nhìn đến năm 2030 do Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn ban hành
- 17 Nghị định 40/2014/NĐ-CP quy định việc sử dụng, trọng dụng cá nhân hoạt động khoa học và công nghệ
- 18 Quyết định 2075/QĐ-TTg năm 2013 phê duyệt Chương trình phát triển thị trường khoa học và công nghệ đến năm 2020 do Thủ tướng Chính phủ ban hành
- 19 Luật khoa học và công nghệ năm 2013
- 20 Luật đa dạng sinh học 2008
- 21 Luật Sở hữu trí tuệ 2005
- 1 Thông tư liên tịch 39/2014/TTLT-BKHCN-BTC quy định việc định giá kết quả nghiên cứu khoa học và phát triển công nghệ, tài sản trí tuệ sử dụng ngân sách nhà nước do Bộ trưởng Bộ Khoa học và Công nghệ - Bộ Tài chính ban hành
- 2 Thông tư 02/2015/TT-BKHCN Quy định việc đánh giá và thẩm định kết quả thực hiện nhiệm vụ khoa học và công nghệ không sử dụng ngân sách nhà nước do Bộ trưởng Bộ Khoa học và Công nghệ ban hành
- 3 Công văn 3736/BKHCN-HVKHCN về báo cáo năm 2018 tình hình và kết quả thực hiện Chiến lược phát triển khoa học và công nghệ giai đoạn 2011-2020 do Bộ Khoa học và Công nghệ ban hành