BỘ TÀI CHÍNH | CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM |
Số: 1159/TCT-TTr | Hà Nội, ngày 26 tháng 3 năm 2007 |
Kính gửi: Cục Thuế tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu.
Trả lời công văn số 383/CT-TTr1 ngày 22/01/2007 của Cục Thuế tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu về việc xử phạt thuế TNDN đối với Công ty TNHH Cung ứng và dịch vụ Dầu khí (gọi tắt là PSSC), Tổng cục Thuế có ý kiến như sau:
Tại khoản 1, Điều 3 (Thời hiệu xử phạt vi phạm hành chính) Nghị định số 100/2004/NĐ-CP ngày 25/2/2004 của Chính phủ về xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực thuế quy định: “Thời hiệu xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực thuế là hai năm kể từ ngày hành vi vi phạm hành chính được thực hiện. Đối với các hành vi vi phạm hành chính trong lĩnh vực thuế được xác định là hành vi trốn thuế thì thời hiệu xử phạt vi phạm hành chính được thực hiện theo quy định tại các Luật, Pháp lệnh về Thuế”.
- Khoản 4, Điều 29 Luật thuế TNDN ngày 10/5/1997 quy định: “Nếu phát hiện và kết luận có sự khai man, trốn thuế hoặc nhầm lẫn về thuế, cơ quan thuế có trách nhiệm truy thu tiền thuế, tiền phạt hoặc hoàn trả tiền thuế trong thời hạn năm năm trở về trước, kể từ ngày kiểm tra phát hiện có sự khai man thuế, trốn thuế hoặc nhầm lẫn về thuế; Trong trường hợp cơ sở kinh doanh không đăng ký thuế, kê khai thuế, nộp thuế thì thời hạn truy thu tiền thuế, tiền phạt được tính từ ngày cơ sở kinh doanh bắt đầu hoạt động.”
- Khoản 1, Điều 55 Pháp lệnh xử lý vi phạm hành chính số 44/2002/PL-UBTVQH10 quy định : "Khi phát hiện vi phạm hành chính thuộc lĩnh vực quản lý của mình, người có thẩm quyền xử phạt đang thi hành công vụ phải kịp thời lập biên bản, trừ trường hợp xử phạt theo thủ tục đơn giản”.
- Khoản 1, Điều 56 (Quyết định xử phạt) Pháp lệnh xử lý vi phạm hành chính quy định: "Thời hạn ra quyết định xử phạt là 10 ngày, kể từ ngày lập biên bản về vi phạm hành chính, đối với vụ vi phạm hành chính có nhiều tình tiết phức tạp thì thời hạn quyết định xử phạt là 30 ngày. Trong trường hợp xét cần có thêm thời gian để chứng minh, thu nhập chứng cứ thì người có thẩm quyền phải báo cáo thủ trưởng trực tiếp của mình bằng văn bản để xin gia hạn; việc gia hạn phải bằng văn bản, thời hạn gia hạn không được quá 30 ngày. Quá thời hạn nói trên, người có thẩm quyền xử phạt không được ra quyết định xử phạt, trừ trường hợp xử phạt trục xuất; trong trường hợp không ra quyết định xử phạt thì vẫn có thể áp dụng các biện pháp khắc phục hậu quả quy định tại khoản 3, Điều 12 của Pháp lệnh này và tịch thu tang vật vi phạm hành chính thuộc loại cấm lưu hành.
Người có thẩm quyền xử phạt nếu có lỗi trong việc để quá thời hạn mà không ra quyết định xử phạt thì bị xử lý theo quy định tại Điều 121 của Pháp lệnh này ".
Hành vi vi phạm của Công ty PSSC. Xét theo nội dung vụ việc thì Công ty PSSC có hành vi trốn thuế GTGT và thuế TNDN được thể hiện tại biên bản vi phạm hành chính lập ngày 27/9/2002 và hành vi trốn thuế này phải bị xử phạt theo quy định.
Căn cứ các quy định trên và hành vi vi phạm của Công ty PSSC đã được phát hiện theo biên bản lập ngày 27/9/2002 nhưng đến nay Cục thuế chưa ra quyết định xử phạt thì đã hết thời hạn xử phạt thuế TNDN năm 2001.
Tổng cục Thuế trả lời để Cục Thuế tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu biết và thực hiện.
| KT. TỔNG CỤC TRƯỞNG |
- 1 Công văn số 3623/TC-TCHQ về việc xử lý nợ phạt chậm nộp thuế nguyên liệu sản xuất xuất khẩu do Bộ Tài chính ban hành
- 2 Nghị định 100/2004/NĐ-CP quy định xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực thuế
- 3 Công văn số 4710 TCHQ/KTTT ngày 25/09/2003 của Tổng cục Hải quan về việc xử lý nợ phạt chậm nộp thuế
- 4 Pháp lệnh xử lý vi phạm hành chính năm 2002
- 5 Luật Thuế thu nhập doanh nghiệp 1997
- 1 Công văn số 4710 TCHQ/KTTT ngày 25/09/2003 của Tổng cục Hải quan về việc xử lý nợ phạt chậm nộp thuế
- 2 Công văn số 3623/TC-TCHQ về việc xử lý nợ phạt chậm nộp thuế nguyên liệu sản xuất xuất khẩu do Bộ Tài chính ban hành
- 3 Công văn số 342TCHQ/KTTT về việc xử lý nợ phạt chậm nộp thuế do Tổng cục Hải quan ban hành