Hệ thống pháp luật
Đang tải nội dung, vui lòng chờ giây lát...
Đang tải nội dung, vui lòng chờ giây lát...

BỘ TÀI CHÍNH
-------

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
---------------

Số: 11752/BTC-HCSN
V/v hướng dẫn thực hiện kiểm tra việc quản lý tiền công đức, tài trợ tại các di tích lịch sử-văn hóa

Hà Nội, ngày 30 tháng 10 năm 2023

 

Kính gửi: Ủy ban nhân dân các tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương.

Thực hiện ý kiến chỉ đạo của Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính tại công văn số 6898/VPCP-KTTH ngày 08/9/2023 của Văn phòng Chính phủ về việc giao Bộ Tài chính hướng dẫn các địa phương thực hiện kiểm tra và báo cáo kết quả kiểm tra về công tác quản lý tiền công đức, tài trợ tại các di tích trên địa bàn toàn quốc (đính kèm), Bộ Tài chính hướng dẫn thực hiện kiểm tra việc quản lý tiền công đức, tài trợ tại các di tích lịch sử-văn hóa như sau:

1. Đối với Ủy ban nhân dân cấp tỉnh (trừ tỉnh Quảng Ninh)

Ủy ban nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương (UBND cấp tỉnh) ban hành quyết định kiểm tra tổng thể việc quản lý tiền công đức, tài trợ tại các di tích lịch sử-văn hóa trên địa bàn cấp tỉnha) Mục đích kiểm tra: Tổng hợp, đánh giá việc quản lý tiền công đức, tài trợ tại các di tích lịch sử -văn hóa; thông qua công tác kiểm tra giúp cho các tổ chức, cá nhân là chủ sở hữu hoặc được giao quản lý, sử dụng di tích tự quản lý tiền công đức, tài trợ theo hướng minh bạch, rõ ràng để tạo niềm tin và đem lại lợi ích chung cho cộng đồng, góp phần phát triển văn hóa, kinh tế - xã hội của địa phương.

b) Đối tượng kiểm tra: Các di tích lịch sử - văn hóa đã được cơ quan nhà nước có thẩm quyền cấp bằng xếp hạng di tích hoặc đưa vào danh mục kiểm kê di tích của địa phương theo quy định của Luật Di sản văn hóa.

c) Nội dung kiểm tra: Việc tiếp nhận, quản lý, sử dụng tiền công đức, tài trợ cho di tích và hoạt động lễ hội; xem xét việc mở tài khoản, mở sổ sách ghi chép số thu, chi tiền công đức, tài trợ, nội dung sử dụng tiền công đức, tài trợ và giám sát việc tiếp nhận, kiểm đếm, sử dụng tiền công đức, tài trợ tại các di tích.

d) Thời kỳ kiểm tra: Năm 2023.

đ) Phân công trách nhiệm:

- Sở Tài chính chủ trì, phối hợp với Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch, Sở Nội vụ tham mưu, giúp UBND cấp tỉnh trong việc chỉ đạo và hướng dẫn thực hiện kiểm tra tổng thể việc quản lý tiền công đức, tài trợ tại các di tích trên địa bàn cấp tỉnh; tổng hợp kết quả kiểm tra trên địa bàn tỉnh (Mẫu số 03 và 04 đính kèm), trình Chủ tịch UBND cấp tỉnh ký duyệt, gửi Bộ Tài chính trước ngày 31/3/2024.  

- Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch có văn bản kèm theo danh mục di tích đã được cơ quan nhà nước có thẩm quyền cấp bằng xếp hạng di tích hoặc đưa vào danh mục kiểm kê di tích của địa phương theo quy định của Luật Di sản văn hóa, gửi Sở Tài chính và các UBND cấp huyện để làm căn cứ kiểm tra.

- Chủ tịch UBND cấp huyện chỉ đạo và tổ chức thực hiện kiểm tra việc quản lý tiền công đức, tài trợ tại các di tích lịch sử-văn hóa trên địa bàn cấp huyện.

e) Kinh phí cho hoạt động kiểm tra được bảo đảm theo chế độ quy định từ nguồn dự toán ngân sách chi thường xuyên năm 2024 của cơ quan, đơn vị được cấp có thẩm quyền giao chủ trì thực hiện việc kiểm tra do địa phương quyết định.

2. Đối với Ủy ban nhân dân cấp huyện

Chủ tịch UBND cấp huyện giao Trưởng phòng Phòng Tài chính-Kế hoạch chủ trì, phối hợp với các cơ quan liên quan tham mưu, giúp Chủ tịch UBND cấp huyện trong việc thực hiện các nhiệm vụ sau:

a) Trình Chủ tịch UBND cấp huyện ban hành quyết định thành lập đoàn kiểm trab) Trình Chủ tịch UBND cấp huyện có công văn kèm theo mẫu báo cáo gửi từng tổ chức, cá nhân là chủ sở hữu hoặc được giao quản lý, sử dụng di tích trên địa bàn cấp huyện đề nghị báo cáo số thu, chi tiền công đức, tài trợ tại di tích (Mẫu số 01 và số 02 đính kèm). Để tránh thất lạc, việc gửi công văn đề nghị báo cáo và tiếp nhận báo cáo của các chủ thể quản lý di tích có thể thông qua UBND cấp xã (UBND cấp xã làm đầu mối tiếp nhận, chuyển công văn của UBND cấp huyện trực tiếp đến các chủ thể quản lý di tích trên địa bàn xã; tiếp nhận báo cáo của các chủ thể quản lý di tích trên địa bàn xã, chuyển về Phòng Tài chính-Kế hoạch).

c) Chỉ đạo Đoàn kiểm tra thực hiện kiểm tra trực tiếp tại từng di tích theo đúng nội dung kiểm tra nêu trong quyết định của Chủ tịch UBND cấp tỉnh và trong phạm vi danh mục di tích đã được cơ quan nhà nước có thẩm quyền xếp hạng di tích hoặc đưa vào danh mục kiểm kê di tích của địa phương theo quy định của Luật Di sản văn hóa (do Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch cung cấp).

d) Kết thúc kiểm tra, tổng hợp báo cáo kết quả kiểm tra (Mẫu số 03 và 04 đính kèm), trình Chủ tịch UBND cấp huyện ký duyệt, gửi Sở Tài chính. Thời gian cấp huyện gửi báo cáo về cấp tỉnh do địa phương quyết định, bảo đảm kịp thời gian cấp tỉnh tổng hợp báo cáo gửi Bộ Tài chính trước ngày 31/3/2024.

3. Chủ tịch UBND các cấp chỉ đạo các cơ quan chức năng có liên quan đẩy mạnh công tác thông tin, tuyên truyền, giải thích về mục đích, đối tượng và nội dung kiểm tra việc quản lý tiền công đức, tài trợ tại các di tích lịch sử - văn hóa trên địa bàn, trong đó thể hiện rõ nội dung sau:

Nhà nước không quản lý tiền công đức, tài trợ cho hoạt động tôn giáo của tổ chức tôn giáo. Tổ chức, cá nhân là chủ sở hữu hoặc được giao quản lý, sử dụng di tích tự quyết định và tự chịu trách nhiệm về tiếp nhận, quản lý, sử dụng tiền công đức, tài trợ cho việc bảo vệ, phát huy giá trị di tích và hoạt động lễ hội.

Nguồn thu tiền công đức, tài trợ cho di tích và hoạt động lễ hội phải được quản lý, sử dụng theo đúng mục đích, có ghi chép, phản ánh đầy đủ các khoản thu chi, bảo đảm công khai, minh bạch.

Trên đây là một số nội dung hướng dẫn thực hiện kiểm tra việc quản lý tiền công đức, tài trợ tại các di tích lịch sử-văn hóa, đề nghị UBND các tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương (trừ UBND tỉnh Quảng Ninh) chỉ đạo các cơ quan, tổ chức, cá nhân có liên quan triển khai thực hiện./.

 

 

Nơi nhận:
- Như trên;
- TTCP Phạm Minh Chính (để b/c);
- PTT Lê Minh Khái (để b/c);
- PTT Trần Hồng Hà (để b/c);
- Văn phòng Chính phủ;
- Ban Dân vận Trung ương;
- UB Văn hóa, Giáo dục của Quốc hội;
- Ban Dân nguyện - UBTVQH;
- UBTW Mặt trận Tổ quốc Việt Nam;
- Bộ trưởng (để báo cáo);
- Các Bộ: VHTTDL, NV, CA;
- Các đơn vị: VP, Ttra, PC, NSNN;
- Lưu: VT, HCSN.(15b)

KT. BỘ TRƯỞNG
THỨ TRƯỞNG




Võ Thành Hưng

 

Mẫu số 01

(Kèm theo công văn số 11752/BTC-HCSN ngày 30/10/2023 của Bộ Tài chính)

ỦY BAN NHÂN DÂN
HUYỆN ........
--------

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
---------------

Số:             /UBND-TCKH
V/v báo cáo số thu, chi tiền công đức, tài trợ cho di tích và hoạt động lễ hội năm 2023

.... , ngày ... tháng ... năm 2023

 

Kính gửi: (tên di tích) . . . . . . . . . . . . . . . .

Thực hiện Quyết định số ...../QĐ-UBND ngày .. tháng .. năm 2023 của Ủy ban nhân dân tỉnh/thành phố ........... về kiểm tra tổng thể việc quản lý tiền công đức tại các di tích lịch sử - văn hóa trên địa bàn tỉnh/thành phố …..; Ủy ban nhân dân huyện/quận ......... đã ban hành Quyết định số .../QĐ-UBND ngày ... tháng ... năm 2023 về việc thành lập Đoàn kiểm tra việc quản lý tiền công đức, tài trợ tại các di tích lịch sử - văn hóa trên địa bàn huyện/quận ……..;

Để có cơ sở tổng hợp, báo cáo Ủy ban nhân dân tỉnh/thành phố…………., Ủy ban nhân dân huyện/quận ... đề nghị các tổ chức, cá nhân là chủ sở hữu hoặc được giao quản lý, sử dụng di tích trên địa bàn huyện/quận …….. báo cáo số thu, chi tiền công đức, tài trợ cho di tích và hoạt động lễ hội năm 2023 theo biểu mẫu gửi kèm Công văn này. Báo cáo của cơ sở di tích đề nghị gửi về Ủy ban nhân dân cấp xã (nơi có địa chỉ cấp xã của di tích) trước ngày ... tháng ... năm 2024.

Ủy ban nhân dân huyện/quận ... đề nghị các tổ chức, cá nhân là chủ sở hữu hoặc được giao quản lý, sử dụng di tích quan tâm, phối hợp thực hiện./.

 

Nơi nhận:
- Như trên;
- ....
- Lưu:  ...

TM. ỦY BAN NHÂN DÂN
CHỦ TỊCH

 

Mẫu số 03

(Kèm theo công văn số 11752/BTC-HCSN ngày 30/10/2023 của Bộ Tài chính)

ĐỀ CƯƠNG BÁO CÁO

Kết quả kiểm tra tổng thể việc quản lý tiền công đức, tài trợ tại các di tích lịch sử-văn hóa trên địa bàn huyện/tỉnh ....

I. Công tác quản lý di tích lịch sử-văn hóa trên địa bàn tỉnh

1. Nêu rõ tổng số di tích, trong đó có: ... di tích quốc gia đặc biệt, ... di tích quốc gia, ... di tích cấp tỉnh, ... di tích đưa vào danh mục kiểm kê của địa phương.

2. Tại các di tích nêu trên, có bao nhiêu di tích có người đại diện hoặc ban quản lý để chịu trách nhiệm trước pháp luật về các hoạt động tại di tích; trong đó, có: ... di tích giao cho đơn vị sự nghiệp công lập quản lý; ... di tích giao cho ban quản lý di tích kiêm nhiệm quản lý; ... di tích do người đại diện cơ sở tín ngưỡng quản lý; ...di tích do người đại diện cơ sở tôn giáo quản lý; ... di tích thuộc sở hữu tư nhân do chủ sở hữu di tích tư nhân quản lý.

Lưu ý: Khi tổng hợp số lượng di tích phản ánh trong báo cáo cần căn cứ vào số lượng di tích trong danh mục di tích do Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch cung cấp. Trường hợp trong một di tích đã xếp hạng là quần thể di tích, có nhiều điểm di tích và do các chủ thể khác nhau quản lý cũng chỉ tính là 01 di tích.

Ví dụ 1: Di tích chùa Keo ở huyện Vũ Thư, tỉnh Thái Bình là di tích quốc gia đặc biệt, gồm có đền và chùa. Ban Quản lý di tích chùa Keo là đơn vị sự nghiệp công lập được giao quản lý nhà nước nói chung đối với các hoạt động tại di tích chùa Keo và trực tiếp quản lý đền; nhà sư trụ trì trực tiếp quản lý chùa. Theo đó, số liệu tổng hợp về số lượng di tích trong trường hợp này là 01 di tích.

Ví dụ 2: Khu di tích lịch sử Bạch Đằng, là di tích quốc gia đặc biệt ở thị xã Quảng Yên, Quảng Ninh gồm có 09 điểm di tích (không có di tích là cơ sở tôn giáo); số liệu tổng hợp về số lượng di tích trong trường hợp này là 01 di tích.

II. Kết quả kiểm tra

1. Số thu, chi tiền công đức, tài trợ tại các di tích năm 2023:

- Tổng số thu là ... triệu đồng, không bao gồm các khoản công đức, tài trợ bằng hiện vật (trừ vàng, bạc, kim khí quý, đá quý), công trình xây dựng và tiền công đức, tài trợ cho hoạt động tôn giáo của tổ chức tôn giáo.

- Tổng số chi là ... triệu đồng, trong đó: Chi hoạt động quản lý là ... triệu đồng; chi hoạt động lễ hội là ... triệu đồng; chi tu bổ, tôn tạo di tích là ... triệu đồng; chi hoạt động từ thiện, nhân đạo là ... triệu đồng; các khoản chi khác (tuyên truyền, quảng bá về lễ hội, di tích; bảo đảm an ninh trật tự, y tế, bảo vệ môi trường, phòng chống cháy nổ; cải tạo, nâng cấp các công trình phụ trợ gồm nhà vệ sinh, đường nội bộ, đường điện, cấp thoát nước, bãi đỗ xe…) là ... triệu đồng.

Kèm theo biểu số liệu chi tiết của từng di tích (Mẫu số 04 đính kèm).

2. Về giám sát tiếp nhận, kiểm đếm và quản lý tiền công đức, tài trợ:

Nêu rõ thực trạng (có hoặc không): mở tài khoản, mở sổ sách ghi chép số thu, chi tiền công đức, tài trợ; giám sát việc tiếp nhận, kiểm đếm, sử dụng tiền công đức, tài trợ tại các di tích lịch sử - văn hóa.

3. Nhận xét, đánh giá:

a) Về kết quả đạt được:

- Ý nghĩa của việc sử dụng tiền công đức, tài trợ cho việc bảo vệ, phát huy giá trị di tích và hoạt động lễ hội; đóng góp cho các hoạt động cộng đồng, đóng góp cho sự phát triển kinh tế - xã hội của địa phương nói chung.

- Về tiếp nhận, quản lý và sử dụng tiền công đức, tài trợ cho di tích và hoạt động lễ hội; việc mở tài khoản, mở sổ sách ghi chép và việc giám sát tiếp nhận, kiểm đếm, thu chi tiền công đức, tài trợ bảo đảm công khai, minh bạch.

- Việc tu bổ, tôn tạo di tích đã tạo sức hấp dẫn đối với du khách, là điều kiện để thực hiện thu phí tham quan theo quy định tại Điều 60 Luật Di sản văn hóa. Tại địa phương có/chưa thực hiện thu phí tham quan tại di tích; nếu có, nêu cụ thể số thu phí năm 2023 (số thu phí nộp ngân sách nhà nước, số phí được để lại).

b) Những hạn chế, khó khăn (một số nội dung gợi ý):

- Có hay không tình trạng du khách đặt tiền trên ban thờ, trên mâm lễ ở di tích; tình trạng rải, rắc, gài tiền lẻ ở gốc cây, tay tượng, giá chuông, khe cửa sổ, mái chùa, giếng nước…;

- Số liệu báo cáo đã phản ánh đầy đủ hay chưa; còn những khoản công đức, tài trợ nào cho di tích và hoạt động lễ hội chưa được phản ánh trong báo cáo.

- Những vụ việc va chạm, thậm chí là tranh chấp trong việc tiếp nhận, quản lý tiền công đức, tài trợ tại các di tích gây mất an ninh trật tự đã xảy ra;

- Việc quản lý lỏng lẻo tại các di tích làm thất thoát, mất cắp tiền công đức, tài trợ cho di tích và hoạt động lễ hội;

- Lợi dụng tổ chức lễ hội, quản lý và sử dụng di tích để phục vụ cho lợi ích cá nhân, lợi ích nhóm.

- Hạn chế, khó khăn khác.

Lưu ý: Nội dung báo cáo về hạn chế, khó khăn cần nêu đúng thực trạng tiếp nhận, quản lý, sử dụng tiền công đức, tài trợ tại các di tích.

III. Kiến nghị

Nêu các giải pháp để khắc phục những tồn tại, hạn chế thời gian qua./.