BẢO HIỂM XÃ HỘI V | CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM |
Số: 1177/BHXH-CSXH | Hà Nội, ngày 04 tháng 04 năm 2012 |
Kính gửi: | - Bảo hiểm xã hội các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương; |
Thực hiện Nghị định số 54/2011/NĐ-CP ngày 04/7/2011 của Chính phủ và Thông tư liên tịch số 68/2011/TTLT-BGDĐT-BNV-BTC-BLĐTBXH ngày 30/12/2011 của Bộ Giáo dục và Đào tạo - Bộ Nội vụ - Bộ Tài chính - Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội về thực hiện chế độ phụ cấp thâm niên đối với nhà giáo (sau đây gọi tắt là thâm niên nghề). Bảo hiểm xã hội Việt Nam hướng dẫn cụ thể một số điểm để thực hiện như sau:
1. Về đối tượng áp dụng, thời điểm đóng và tính hưởng phụ cấp thâm niên nhà giáo:
1.1. Đối tượng áp dụng: Bao gồm nhà giáo, người làm nhiệm vụ giảng dạy theo quy định tại Điều 1 Thông tư liên tịch số 68/2011/TTLT-BGDĐT-BNV-BTC-BLĐTBXH.
1.2. Thời điểm đóng và hưởng phụ cấp thâm niên nghề:
Mức tiền phụ cấp thâm niên nghề của các đối tượng thuộc diện áp dụng nêu tại Điểm 1.1 nêu trên dùng để làm căn cứ đóng bảo hiểm xã hội (BHXH), bảo hiểm y tế (BHYT), bảo hiểm thất nghiệp (BHTN) kể từ ngày 01/5/2011 trở đi.
Tiền lương đóng BHXH bao gồm cả phụ cấp thâm niên nghề của các tháng đã được ghi trong sổ BHXH (bao gồm cả trường hợp truy thu đã ghi điều chỉnh mức đóng trong sổ BHXH) làm căn cứ tính hưởng các chế độ BHXH theo quy định đối với người hưởng chế độ BHXH kể từ ngày 01/5/2011 trở đi.
Ví dụ 1: Ông A nghỉ ốm từ ngày 5/5/2011 đến ngày 20/5/2011 hưởng trợ cấp ốm đau, tiền lương tính hưởng trợ cấp của ông A là tiền lương đóng BHXH tháng 4/2011 (tiền lương đóng BHXH không có phụ cấp thâm niên nghề). Nếu ông A nghỉ ốm từ ngày 5/6/2011 đến ngày 20/6/2011 thì tiền lương tính hưởng trợ cấp của ông A là tiền lương đóng BHXH của tháng 5/2011 (tiền lương đóng BHXH bao gồm cả phụ cấp thâm niên nghề).
Ví dụ 2: Ông B bị tai nạn giao thông ngày 15/3/2011 và ngày 10/7/2011 điều trị xong, ra viện. Ông B được hưởng trợ cấp tai nạn lao động hàng tháng từ tháng 7/2011, tiền lương tính hưởng khoản trợ cấp theo số năm đóng BHXH là tiền lương đóng BHXH tháng 2/2011 (tiền lương đóng BHXH không có phụ cấp thâm niên nghề). Nếu ông B bị tai nạn lao động ngày 02/7/2011, ngày 15/9/2011 điều trị xong, ra viện và được hưởng trợ cấp tai nạn lao động hàng tháng từ tháng 9/2011, tiền lương tính hưởng khoản trợ cấp theo số năm đóng BHXH là tiền lương đóng BHXH tháng 6/2011 (tiền lương đóng BHXH bao gồm cả phụ cấp thâm niên nghề).
Ví dụ 3: Ông C sinh tháng 8/1949, nguyên là Hiệu phó Trường PTTH M, có thời gian công tác tính thâm niên nghề đến khi nghỉ hưu là 34 năm 02 tháng, hưởng chế độ hưu trí từ tháng 9/2011, có diễn biến tiền lương 5 năm cuối: Từ tháng 9/2006 đến tháng 8/2009 hưởng lương hệ số 4,98 và phụ cấp chức vụ là 0,4; Từ tháng 9/2009 đến tháng 8/2011 hưởng lương hệ số 4,98 và phụ cấp chức vụ là 0,4, trong đó từ tháng 5/2011 đến tháng 8/2011 được hưởng phụ cấp thâm niên nghề, đã truy đóng BHXH và ghi điều chỉnh mức đóng trong sổ BHXH. Lương hưu hàng tháng của ông C tại thời điểm tháng 9/2011 được tính lại như sau:
- Từ tháng 9/2006 đến tháng 8/2009:
(4,98 + 0,4) x 830.000 đồng x 36 tháng = 160.754.400 đồng
- Từ tháng 9/2009 đến tháng 4/2011:
(4,98 + 0,4) x 830.000 đồng x 20 tháng = 89.308.000 đồng
- Từ tháng 5/2011 đến tháng 8/2011 đóng BHXH gồm có thâm niên nghề là 34%:
(4,98 + 0,4) x 830.000 đồng x 1,34 x 4 tháng = 23.934.544 đồng
Lương hưu của ông C tại thời điểm tháng 9/2011 sau khi đã tính thâm niên nghề là:
(160.754.400 đ + 89.308.000 đ + 23.934.544 đ)/ 60 tháng x 75% = 3.424.961 đồng/tháng.
Ví dụ 4: Bà D, là giáo viên, có thời gian công tác tính thâm niên nghề là 10 năm 08 tháng, sinh con nghỉ hưởng chế độ thai sản từ ngày 12/7/2011, có tiền lương 6 tháng trước khi sinh con từ tháng 01/2011 đến tháng 6/2011, hệ số 3,66 (tháng 5/2011 đến tháng 6/2011 được hưởng phụ cấp thâm niên nghề, đã truy đóng BHXH và ghi điều chỉnh mức đóng trong sổ BHXH). Trợ cấp thai sản hàng tháng của bà D được tính tại thời điểm tháng 7/2011 như sau:
- Từ tháng 01/2011 đến tháng 4/2011:
3,66 x 830.000 đồng x 4 tháng =12.151.200 đồng
- Từ tháng 5/2011 đến tháng 6/2011 đóng BHXH gồm có thâm niên nghề là 10%:
3,66 x 830.000 đồng x 1,1 x 2 tháng = 6.683.160 đồng
Trợ cấp thai sản hàng tháng của bà D được tính tại thời điểm tháng 7/2011 sau khi đã tính thâm niên nghề là:
(12.151.200 đ + 6.683.160 đ)/6 tháng x 100% = 3.139.060 đồng/tháng.
1.3. Nhà giáo, người làm nhiệm vụ giảng dạy đã nghỉ hưu hoặc hưởng các chế độ BHXH trước ngày 01/5/2011 do không thuộc đối tượng áp dụng tính hưởng thâm niên nghề nên lương hưu, trợ cấp BHXH không có khoản phụ cấp thâm niên nghề. Đối với Nhà giáo, người làm nhiệm vụ giảng dạy hưởng lương hưu, trợ cấp BHXH từ ngày 01/5/2011 trở đi mà tiền lương tháng đóng BHXH làm căn cứ tính hưởng chế độ BHXH là toàn bộ tiền lương các tháng trước ngày 01/5/2011 thì khi tính hưởng chế độ BHXH không có khoản phụ cấp thâm niên nghề.
2.1. Bảo hiểm xã hội các tỉnh, thành phố, Bảo hiểm xã hội Bộ Quốc phòng, Bảo hiểm xã hội Công an nhân dân – Bộ Công an, Bảo hiểm xã hội Ban Cơ yếu Chính phủ: Căn cứ quy định của chính sách BHXH, BHYT, chính sách tiền lương có liên quan, Nghị định số 54/2011/NĐ-CP , Thông tư liên tịch số 68/2011/TTLT-BGDĐT-BNV-BTC-BLĐTBXH và văn bản hướng dẫn này để triển khai thực hiện:
a) Tổ chức thu BHXH, BHYT, BHTN và ghi điều chỉnh mức đóng vào sổ BHXH:
- Hướng dẫn và tổ chức thu BHXH, BHYT, BHTN theo quy định đối với các đối tượng thuộc phạm vi áp dụng chế độ thâm niên nghề nêu tại Điểm 1.1, Khoản 1 văn bản này;
- Hướng dẫn và tổ chức thực hiện truy thu số tiền đóng BHXH, BHYT, BHTN do thực hiện phụ cấp thâm niên nghề đối với các đối tượng thuộc phạm vi áp dụng nêu tại Điểm 1.1, Khoản 1 văn bản này; ghi điều chỉnh mức đóng mới vào sổ BHXH của từng người lao động cho đến khi thực hiện thu hàng tháng đối với người đang đóng BHXH, BHYT, BHTN và đến ngày nghỉ việc đối với người đã hưởng chế độ BHXH hoặc người đang bảo lưu thời gian đóng BHXH có hưởng phụ cấp thâm niên nghề từ ngày 01/5/2011;
Đối với trường hợp người lao động đã nghỉ việc hưởng lương hưu, trợ cấp TNLĐ-BNN hàng tháng, chế độ BHXH một lần, chế độ BHTN thì Bảo hiểm xã hội tỉnh, thành phố nơi người lao động đã nhận trợ cấp có trách nhiệm thông báo để người lao động nộp sổ BHXH cho người sử dụng lao động nơi người lao động có thời gian làm việc trước khi nghỉ hưởng chế độ; người sử dụng lao động thực hiện việc truy nộp BHXH, BHYT, BHTN, điều chỉnh mức đóng vào sổ BHXH với cơ quan BHXH; trả sổ BHXH đã điều chỉnh mức đóng cho người lao động để xuất trình cho cơ quan BHXH nơi đang hưởng lương hưu, trợ cấp TNLĐ-BNN hàng tháng, nơi đã giải quyết chế độ BHXH một lần hoặc cho Trung tâm Giới thiệu việc làm nơi đã giải quyết chế độ BHTN làm căn cứ điều chỉnh mức hưởng trợ cấp BHTN;
Đối với trường hợp người lao động bảo lưu thời gian đóng BHXH hoặc chuyển nơi khác đóng BHXH, BHYT, BHTN thì người sử dụng lao động nơi người lao động có thời gian đóng BHXH, BHYT, BHTN gồm có phụ cấp thâm niên nghề theo quy định có trách nhiệm thông báo để người lao động nộp sổ BHXH; thực hiện việc truy nộp BHXH, BHYT, BHTN và điều chỉnh mức đóng vào sổ BHXH với cơ quan BHXH; trả sổ BHXH đã điều chỉnh mức đóng cho người lao động.
b) Thực hiện tính thâm niên nghề để tính hưởng BHXH:
- Hướng dẫn người sử dụng lao động, BHXH cấp huyện và thực hiện giải quyết hưởng lương hưu, trợ cấp BHXH đối với đối tượng thuộc diện áp dụng được tính thâm niên nghề trong mức hưởng lương hưu, trợ cấp BHXH theo quy định;
- Trường hợp thuộc đối tượng trong diện được áp dụng tính thâm niên nghề đã giải quyết hưởng lương hưu, trợ cấp BHXH từ ngày 01/5/2011 đến nay nhưng chưa được tính thâm niên nghề trong mức hưởng lương hưu, trợ cấp BHXH thì:
+ Bảo hiểm xã hội các tỉnh, thành phố, Bảo hiểm xã hội Bộ Quốc phòng, Bảo hiểm xã hội Công an nhân dân – Bộ Công an, Bảo hiểm xã hội Ban Cơ yếu Chính phủ rà soát hồ sơ đang quản lý (kể cả đối tượng hưởng hàng tháng do BHXH các tỉnh, thành phố khác đã giải quyết chuyển đến) để xác định đối tượng được tính lại mức hưởng lương hưu, trợ cấp BHXH làm căn cứ chỉ đạo thực hiện. Khi nhận được sổ BHXH đã ghi điều chỉnh lại mức đóng gồm cả phụ cấp thâm niên nghề do người lao động xuất trình thì thực hiện điều chỉnh (đối tượng hưởng lương hưu, trợ cấp một lần khi nghỉ hưu, trợ cấp TNLĐ-BNN hàng tháng thì nơi đang quản lý chi trả thực hiện; đối tượng hưởng BHXH một lần, trợ cấp TNLĐ-BNN một lần, trợ cấp tuất một lần thì nơi đã giải quyết thực hiện); lập Phiếu điều chỉnh cho từng loại chế độ (mẫu số 1 – Nghị định số 54/2011/NĐ-CP , mẫu số 2 – Nghị định số 54/2011/NĐ-CP , mẫu số 3 – Nghị định số 54/2011/NĐ-CP , mẫu số 4 – Nghị định số 54/2011/NĐ-CP và mẫu số 5 – Nghị định số 54/2011/NĐ-CP đính kèm) để giao cho đối tượng và bổ sung vào hồ sơ lưu trữ (hưởng lương hưu, trợ cấp BHXH hàng tháng thì gửi 01 bản Phiếu điều chỉnh về Trung tâm Lưu trữ của Bảo hiểm xã hội Việt Nam); thực hiện chi trả phần chênh lệch lương hưu, trợ cấp BHXH hàng tháng, một lần đầy đủ, kịp thời, đúng đối tượng và thực hiện chế độ thống kê - kế toán theo quy định;
+ Người sử dụng lao động nơi đã giải quyết hưởng chế độ ốm đau thai sản cho người lao động thực hiện điều chỉnh mức hưởng đối với đối tượng này khi trong sổ BHXH đã ghi điều chỉnh lại mức đóng gồm cả phụ cấp thâm niên nghề; thực hiện chi trả phần chênh lệch trợ cấp cho người lao động và lập danh sách bổ sung kinh phí điều chỉnh do tiền lương tính hưởng trợ cấp có thêm phụ cấp thâm niên nghề để thanh toán với cơ quan Bảo hiểm xã hội.
2.2. Trung tâm Thông tin: Căn cứ quy định của chính sách và hướng dẫn tại văn bản này để xây dựng, điều chỉnh các chương trình phần mềm liên quan đến thu BHXH, BHYT, BHTN, ghi sổ BHXH và phần mềm liên quan đến thực hiện các chế độ BHXH theo quy định; triển khai và hướng dẫn thực hiện các chương trình phần mềm đến Bảo hiểm xã hội các tỉnh, thành phố, Bảo hiểm xã hội Bộ Quốc phòng, Bảo hiểm xã hội Công an nhân dân – Bộ Công an, Bảo hiểm xã hội Ban Cơ yếu Chính phủ, Bảo hiểm xã hội cấp huyện và người sử dụng lao động.
2.3. Các đơn vị khác thuộc Bảo hiểm xã hội Việt Nam: Theo chức năng, nhiệm vụ của đơn vị mình, thực hiện các nội dung liên quan quy định tại văn bản này.
Trong quá trình thực hiện nếu có vướng mắc, đề nghị phản ánh về Bảo hiểm xã hội Việt Nam để hướng dẫn thực hiện./.
Nơi nhận: | KT. TỔNG GIÁM ĐỐC |
BẢO HIỂM XÃ HỘI VIỆT NAM | CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM |
Số: ………… | ................, ngày tháng năm |
Số sổ BHXH: …………………
Họ và tên: …………………………………………………………..Nam (nữ) ................
Ngày tháng năm sinh: ...............................................................................................
Cấp bậc, chức vụ khi nghỉ việc: ................................................................................
Đơn vị công tác khi nghỉ việc: ...................................................................................
...................................................................................................................................
Hưởng lương hưu từ ngày …… tháng …… năm ………..
Mức bình quân tiền lương tháng tính lương hưu: ............................................ đồng
Tỷ lệ hưởng lương hưu: ………………….%
Mức lương hưu tại tháng bắt đầu hưởng: ........................................................ đồng
Mức lương hưu hiện hưởng (gồm cả các lần đã Điều chỉnh, nếu có)............... đồng
Trợ cấp một lần khi nghỉ hưu: .......................................................................... đồng
Hưởng lương hưu tại: ..............................................................................................
1. Lý do điều chỉnh:
Điều chỉnh lương hưu do tính thêm thâm niên nghề theo quy định tại Nghị định số 54/2011/NĐ-CP ngày 04/7/2011 của Chính phủ.
2. Nội dung điều chỉnh:
Mức bình quân tiền lương tháng tính lương hưu sau điều chỉnh: .................... đồng
Mức lương hưu sau điều chỉnh: ........................................................................ đồng
Mức lương hưu hiện hưởng sau điều chỉnh (gồm cả các lần đã điều chỉnh khác, nếu có):....... đồng
Trợ cấp một lần khi nghỉ hưu sau điều chỉnh (nếu có):....................................... đồng
3. Mức tiền chênh lệch do điều chỉnh được truy lĩnh:
Tổng số tiền chênh lệch do điều chỉnh được truy lĩnh đến hết tháng … năm… đồng
Trong đó:
- Chênh lệch lương hưu hàng tháng:.................................................................. đồng
- Chênh lệch trợ cấp một lần khi nghỉ hưu: ........................................................ đồng
| GIÁM ĐỐC |
TÊN CƠ QUAN QUẢN LÝ CẤP TRÊN | CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM |
Số: ………… | ................, ngày…..tháng…..năm….. |
PHIỀU ĐIỀU CHỈNH TRỢ CẤP BHXH MỘT LẦN
Số sổ BHXH: ………………
Họ và tên: .............................................................................. Nam (nữ) ……………
Ngày tháng năm sinh: ...............................................................................................
Cấp bậc, chức vụ khi nghỉ việc: ................................................................................
Đơn vị công tác khi nghỉ việc: ...................................................................................
...................................................................................................................................
Địa chỉ nơi cư trú (theo hồ sơ đã giải quyết):............................................................
..................................................................................................................................
Tổng số thời gian đóng BHXH: ……..........năm ………………tháng
Mức bình quân tiền lương, tiền công tháng làm căn cứ tính trợ cấp:................ đồng
Được hưởng trợ cấp bảo hiểm xã hội một lần bằng:......................................... đồng
1. Lý do Điều chỉnh:
Điều chỉnh trợ cấp BHXH một lần do tính thêm thâm niên nghề theo quy định tại Nghị định số 54/2011/NĐ-CP ngày 04/7/2011 của Chính phủ.
2. Nội dung điều chỉnh:
Mức bình quân tiền lương tháng tính lương hưu sau điều chỉnh: ...................... đồng
Trợ cấp BHXH một lần sau điều chỉnh: .............................................................. đồng
3. Mức tiền chênh lệch do điều chỉnh được truy lĩnh:
Trợ cấp BHXH một lần đã nhận: ........................................................................ đồng
Trợ cấp BHXH một lần sau điều chỉnh: .............................................................. đồng
Số tiền chênh lệch do điều chỉnh được truy lĩnh: ............................................... đồng
| GIÁM ĐỐC |
TÊN CƠ QUAN QUẢN LÝ CẤP TRÊN | CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM |
Số: ………… | ................, ngày…..tháng…..năm….. |
PHIẾU ĐIỀU CHỈNH TRỢ CẤP TUẤT MỘT LẦN
Số sổ BHXH:………………
Ông, Bà: ................................................... , Cư trú tại ………………………………
..................................................................... là ……………… của ông, bà…………
.............................. Số sổ BHXH……………chết ngày……….tháng……năm…….,
Tổng số thời gian đóng BHXH: …………….năm……….tháng
Mức bình quân tiền lương, tiền công tháng làm căn cứ tính trợ cấp:............. đồng
Được hưởng trợ cấp tuất một lần bằng: ........................................................ đồng
1. Lý do Điều chỉnh:
Điều chỉnh trợ cấp tuất một lần do tính thêm thâm niên nghề theo quy định tại Nghị định số 54/2011/NĐ-CP ngày 04/7/2011 của Chính phủ.
2. Nội dung điều chỉnh:
Mức bình quân tiền lương, tiền công tháng làm căn cứ tính trợ cấp sau điều chỉnh:................ đồng
Trợ cấp tuất một lần sau điều chỉnh:.............................................................. đồng
3. Mức tiền chênh lệch do điều chỉnh được truy lĩnh:
Trợ cấp tuất một lần đã nhận: ........................................................................ đồng
Trợ cấp tuất một lần sau điều chỉnh: .............................................................. đồng
Số tiền chênh lệch do điều chỉnh được truy lĩnh: ........................................... đồng
| GIÁM ĐỐC |
BẢO HIỂM XÃ HỘI VIỆT NAM | CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM |
Số: ………… | ................, ngày …. tháng …. năm …. |
PHIỀU ĐIỀU CHỈNH TRỢ CẤP TNLĐ-BNN HÀNG THÁNG
Số sổ BHXH: …………………
Họ và tên: .............................................................................. Nam (nữ) ………………
Ngày tháng năm sinh: ..................................................................................................
Chức danh, nghề nghiệp, cấp bậc, chức vụ:................................................................
Đơn vị công tác: ...........................................................................................................
Hưởng trợ cấp TNLĐ-BNN từ ngày ….. tháng …. năm …………..
Tổng thời gian đóng BHXH tính hưởng trợ cấp: …………….năm
Mức tiền lương tháng tính hưởng trợ cấp:………………………………….đồng
Tỷ lệ suy giảm khả năng lao động: …………………………………………..%
Tiền trợ cấp hàng tháng tính theo tỷ lệ suy giảm KNLĐ:................................ đồng
Tiền trợ cấp hàng tháng tính theo thời gian đóng BHXH: ............................. đồng
Tổng số tiền trợ cấp hàng tháng tại tháng bắt đầu hưởng: .......................... đồng
Tổng số tiền trợ cấp hàng tháng hiện hưởng (gồm cả các lần đã Điều chỉnh, nếu có): ............. đồng
Nơi đang nhận trợ cấp:............................................................................................
1. Lý do điều chỉnh:
Điều chỉnh trợ cấp TNLĐ-BNN hàng tháng do tính thêm thâm niên nghề theo quy định tại Nghị định số 54/2011/NĐ-CP ngày 04/7/2011 của Chính phủ.
2. Nội dung điều chỉnh:
Mức tiền lương tháng tính hưởng trợ cấp sau điều chỉnh:............................... đồng
Tổng số tiền trợ cấp hàng tháng tại tháng bắt đầu hưởng sau khi điều chỉnh:.......................... đồng
Tổng số tiền trợ cấp hàng tháng hiện hưởng sau khi điều chỉnh (gồm cả các lần đã điều chỉnh khác, nếu có): đồng
3. Mức tiền chênh lệch do điều chỉnh được truy lĩnh:
Tổng số tiền chênh lệch do điều chỉnh được truy lĩnh đến hết tháng … năm …..: ................... đồng
| GIÁM ĐỐC |
BẢO HIỂM XÃ HỘI VIỆT NAM | CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM |
Số: …………… | ................, ngày …. tháng …. năm …. |
PHIỀU ĐIỀU CHỈNH TRỢ CẤP TNLĐ-BNN MỘT LẦN
Số sổ BHXH: ……………
Họ và tên: .............................................................................. Nam (nữ) ……………
Ngày tháng năm sinh: ..............................................................................................
Chức danh, nghề nghiệp, cấp bậc, chức vụ:............................................................
Đơn vị công tác: .......................................................................................................
Hưởng trợ cấp TNLĐ-BNN một lần theo quyết định số ……./ ngày ….. tháng …. năm ……
Tổng thời gian đóng BHXH tính hưởng trợ cấp: …………….năm
Mức tiền lương tháng tính hưởng trợ cấp:………………………………….đồng
Tỷ lệ suy giảm khả năng lao động: …………………………………………..%
Tiền trợ cấp một lần tính theo tỷ lệ suy giảm KNLĐ:................................. đồng
Tiền trợ cấp một lần tính theo thời gian đóng BHXH: .............................. đồng
Tổng số tiền trợ cấp hàng tháng tại tháng bắt đầu hưởng: ...................... đồng
Tổng số tiền trợ cấp một lần được hưởng:................................................ đồng
Nơi đang nhận trợ cấp:..............................................................................
1. Lý do Điều chỉnh:
Điều chỉnh trợ cấp TNLĐ-BNN một lần do tính thêm thâm niên nghề theo quy định tại Nghị định số 54/2011/NĐ-CP ngày 04/7/2011 của Chính phủ.
2. Nội dung điều chỉnh:
Mức tiền lương tháng tính hưởng trợ cấp sau điều chỉnh:............................ đồng
Tiền trợ cấp một lần sau khi điều chỉnh:........................................................ đồng
3. Mức tiền chênh lệch do điều chỉnh được truy lĩnh:
Tổng số tiền trợ cấp TNLĐ-BNN một lần đã nhận:........................................ đồng
Tổng số tiền trợ cấp TNLĐ-BNN một lần sau khi đã điều chỉnh:................... đồng
Số tiền chênh lệch do điều chỉnh được truy lĩnh:.......................................... đồng
| GIÁM ĐỐC |
- 1 Công văn 352/BHXH-CSXH năm 2015 hướng dẫn thực hiện chế độ phụ cấp thâm niên đối với người làm công tác dự trữ quốc gia do Bảo hiểm xã hội Việt Nam ban hành
- 2 Công văn 117/LĐTBXH-BHXH năm 2015 thực hiện chế độ bảo hiểm xã hội do Bộ Lao động -Thương binh và Xã hội ban hành
- 3 Công văn 2365/TCHQ-TCCB về thực hiện chế độ phụ cấp thâm niên Hải quan do Tổng cục Hải quan ban hành
- 4 Công văn 13757/BTC-KHTC hướng dẫn xác định nhu cầu, nguồn thực hiện chế độ phụ cấp thâm niên nhà giáo năm 2011 và 2012 do Bộ Tài chính ban hành
- 5 Công văn 2811/BNN-TCCB thực hiện chế độ phụ cấp thâm niên đối với nhà giáo do Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn ban hành
- 6 Thông tư liên tịch 68/2011/TTLT-BGDĐT-BNV-BTC-BLĐTBXH hướng dẫn Nghị định 54/2011/NĐ-CP về chế độ phụ cấp thâm niên đối với nhà giáo do Bộ Giáo dục và Đào tạo - Bộ Nội vụ - Bộ Tài chính - Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội ban hành
- 7 Nghị định 54/2011/NĐ-CP về chế độ phụ cấp thâm niên đối với nhà giáo
- 1 Công văn 352/BHXH-CSXH năm 2015 hướng dẫn thực hiện chế độ phụ cấp thâm niên đối với người làm công tác dự trữ quốc gia do Bảo hiểm xã hội Việt Nam ban hành
- 2 Công văn 117/LĐTBXH-BHXH năm 2015 thực hiện chế độ bảo hiểm xã hội do Bộ Lao động -Thương binh và Xã hội ban hành
- 3 Công văn 2365/TCHQ-TCCB về thực hiện chế độ phụ cấp thâm niên Hải quan do Tổng cục Hải quan ban hành
- 4 Công văn 13757/BTC-KHTC hướng dẫn xác định nhu cầu, nguồn thực hiện chế độ phụ cấp thâm niên nhà giáo năm 2011 và 2012 do Bộ Tài chính ban hành
- 5 Công văn 2811/BNN-TCCB thực hiện chế độ phụ cấp thâm niên đối với nhà giáo do Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn ban hành