- 1 Nghị định 52/2013/NĐ-CP về thương mại điện tử
- 2 Nghị định 09/2018/NĐ-CP về quy định chi tiết Luật thương mại và Luật Quản lý ngoại thương về hoạt động mua bán hàng hóa và các hoạt động liên quan trực tiếp đến mua bán hàng hóa của nhà đầu tư nước ngoài, tổ chức kinh tế có vốn đầu tư nước ngoài tại Việt Nam
BỘ CÔNG THƯƠNG | CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM |
Số: 120/TMĐT-CS | Hà Nội ngày 25 tháng 02 năm 2020 |
Kính gửi: Công ty Luật TNHH IPIC
Trả lời kiến nghị của Công ty Luật TNHH IPIC ngày 12 tháng 12 năm 2019 liên quan đến các quy định pháp luật đối với nhà đầu tư nước ngoài hoạt động trong lĩnh vực thương mại điện tử, Cục Thương mại điện tử và Kinh tế số (TMĐT và KTS) - Bộ Công Thương trả lời như sau:
Nghị định số 09/2018/NĐ-CP ngày 15/01/2018 của Chính phủ quy định về hoạt động mua bán hàng hóa và các hoạt động liên quan trực tiếp đến mua bán hàng hóa của nhà đầu tư nước ngoài, tổ chức kinh tế có vốn đầu tư nước ngoài tại Việt Nam, nhằm đáp ứng nhu cầu quản lý nhà nước đối với hoạt động đầu tư nước ngoài trong một số lĩnh vực cần có sự giám sát đặc thù như lĩnh vực lưu thông hàng hóa. Theo đó, Nghị định 09/2018/NĐ-CP tách riêng Giấy phép kinh doanh đối với hoạt động mua bán hàng hóa và các hoạt động liên quan trực tiếp đến mua bán hàng hóa ra khỏi Giấy chứng nhận đầu tư để xem xét, cấp phép theo trình tự, thủ tục riêng, không đan xen với thủ tục đăng ký đầu tư. Kết quả của thủ tục cấp phép là tổ chức kinh tế có vốn đầu tư nước ngoài được quyền thực hiện hoạt động mua bán hàng hóa hoặc một số hoạt động liên quan trực tiếp đến mua bán hàng hóa theo quy định của Nghị định 09, trong đó bao gồm hoạt động cung cấp dịch vụ TMĐT.
Trong khi đó, theo Nghị định số 52/2013/NĐ-CP về thương mại điện tử, đối tượng của thủ tục đăng ký là các website, ứng dụng TMĐT. Quá trình đăng ký không xem xét đến yếu tố chủ sở hữu website/ứng dụng đó có phải tổ chức kinh tế có vốn đầu tư nước ngoài hay không, mà tập trung xem xét mô hình kinh doanh gắn với từng website/ứng dụng cụ thể, rà soát việc cấu trúc, chức năng của website/ứng dụng có đáp ứng quy định của Nghị định 52 về công bố thông tin, về quy trình giao kết hợp đồng, về phân định trách nhiệm giữa các bên tham gia hoạt động TMĐT trên website/ứng dụng đó... hay không. Một tổ chức kinh tế nếu sở hữu nhiều website, ứng dụng cung cấp dịch vụ TMĐT khác nhau thì sẽ phải tiến hành thủ tục đăng ký riêng cho từng website và ứng dụng mà mình thiết lập.
Như vậy, nội dung quy định tại Nghị định 09/2018/NĐ-CP và Nghị định 52/2013/NĐ-CP không chồng chéo về phạm vi cũng như đối tượng áp dụng. Chiếu theo 02 văn bản trên, khách hàng của Công ty Luật TNHH IPIC có nghĩa vụ thực hiện cả 02 thủ tục hành chính nói trên bao gồm: thủ tục cấp Giấy phép kinh doanh của Sở Công Thương về hoạt động đầu tư nước ngoài đối với lĩnh vực cung cấp dịch vụ TMĐT và thủ tục đăng ký thiết lập website/ứng dụng cung cấp dịch vụ TMĐT (cho từng website/ứng dụng mà doanh nghiệp thiết lập) với Bộ Công Thương.
Trên đây là trả lời của Cục TMĐT và KTS - Bộ Công Thương đối với kiến nghị của Công ty Luật TNHH IPIC, xin gửi quý Công ty được biết./.
| KT. CỤC TRƯỞNG |
- 1 Công văn 7600/BKHĐT-PC năm 2020 trả lời kiến nghị của bà Võ Hồng Hạnh về thực hiện thủ tục cấp Giấy chứng nhận đăng ký đầu tư của nhà đầu tư nước ngoài do Bộ Kế hoạch và Đầu tư ban hành
- 2 Công văn 8294/NHNN-QLNH năm 2020 về trả lời phản ánh kiến nghị gửi qua Cổng dịch vụ công quốc gia về việc góp vốn của nhà đầu tư nước ngoài do Ngân hàng Nhà nước Việt Nam ban hành
- 3 Công văn 4933/BKHĐT-ĐTNN năm 2020 về giải đáp vướng mắc việc thụ lý và giải quyết hồ sơ đăng ký mua cổ phần, góp vốn của Nhà đầu tư nước ngoài do Bộ Kế hoạch và Đầu tư ban hành