Hệ thống pháp luật
Đang tải nội dung, vui lòng chờ giây lát...
Đang tải nội dung, vui lòng chờ giây lát...

BỘ TÀI CHÍNH
-------

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
---------------

Số: 12207/BTC-QLN
V/v áp dụng cơ chế tài chính đối với Dự án “Sửa chữa và nâng cao an toàn đập” (vay vốn WB).

Hà Nội, ngày 03 tháng 09 năm 2015

 

Kính gửi:

Ủy ban nhân dân các tỉnh: Quảng Bình, Quảng Ngãi, Thanh Hóa, Tuyên Quang, Hà Giang, Yên Bái, Bắc Cạn, Lào Cai, Thái Nguyên, Lạng Sơn, Sơn La, Hòa Bình, Vĩnh Phúc, Phú Thọ, Bắc Giang, Quảng Ninh, Hải Dương, Ninh Bình, Nghệ An, Hà Tĩnh, Quảng Trị, Thừa Thiên Huế, Quảng Nam, Bình Định, Khánh Hòa, Phú Yên, Kon Tum, Đăk Lăk, Đăk Nông, Lâm Đồng, Gia Lai, Bình Thuận, Ninh Thuận, Tây Ninh.

Bộ Tài chính nhận được công văn số 942/UBND-KTTH ngày 12/08/2015 của Ủy ban nhân dân tỉnh Quảng Bình, công văn số 1897/UBND-NNTN ngày 24/4/2015 của Ủy ban nhân dân tỉnh Quảng Ngãi, công văn số 7995/UBND-NN ngày 11/8/2015 của Ủy ban nhân dân tỉnh Thanh Hóa, công văn số 920/UBND-TL ngày 18/4/2015 của Ủy ban nhân dân tỉnh Tuyên Quang về việc đề nghị áp dụng cơ chế cấp phát đối với phần kinh phí thực hiện Dự án “Sửa chữa và nâng cao an toàn đập” (Dự án) sử dụng vốn vay của Ngân hàng Thế giới (WB) của tỉnh khi tham gia Dự án.

Tại dự thảo Đề cương chi tiết Dự án đính kèm công văn số 5612/BNN-HTQT ngày 14/7/2015, Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn có đề xuất cơ chế tài chính là cấp phát cho các nội dung nâng cấp, sửa chữa các công trình hồ đập tại các tỉnh tham gia Dự án (bao gồm 34 tỉnh).

Về đề nghị của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn và các tỉnh nêu trên, Bộ Tài chính có ý kiến như sau:

1. Đối với các nội dung công trình hồ đập được nâng cấp, sửa chữa tại địa phương: Việc đầu tư nâng cấp, cải tạo và quản lý vận hành, bảo dưỡng các đập do địa phương quản lý và thuộc nhiệm vụ chi của ngân sách địa phương. Do vậy, ngoài vốn hỗ trợ của Ngân sách Trung ương, các địa phương phải có trách nhiệm bố trí nguồn vốn vốn đầu tư hàng năm để sửa chữa, nâng cấp, đảm bảo an toàn hồ chứa. Hiện nay, tỷ lệ nợ công đang ngày càng tăng cao. Theo tinh thần của Chỉ thị 02/CT-TTg ngày 14/2/2015 của Thủ tướng Chính phủ, việc vay nợ cần cân nhắc kỹ về tác động đối với nợ công, khả năng trả nợ và hiệu quả sử dụng vốn, giảm dần tỷ lệ cấp phát, tăng dần tỷ lệ cho vay lại cho các chính quyền địa phương. Để giảm gánh nặng nợ cho Ngân sách Trung ương và tăng cường trách nhiệm sử dụng hiệu quả vốn vay của các địa phương khi thực hiện Dự án bằng nguồn vốn vay, Bộ Tài chính đề xuất áp dụng cơ chế cho các địa phương vay lại theo nguyên tắc sau:

+ Đối với các tỉnh tự cân đối được ngân sách, có điều tiết về Ngân sách Trung ương: Bộ Tài chính sẽ cho các tỉnh vay lại 50% phần vốn vay thực hiện các hoạt động nâng cấp sửa chữa các công trình hồ, đập (được đưa vào danh sách các công trình hồ đập cần nâng cấp, sửa chữa của Dự án).

+ Đối với các tỉnh khó khăn, tùy theo mức bổ sung cân đối ngân sách tỉnh từ Ngân sách Trung ương, Bộ Tài chính sẽ cho các tỉnh vay theo tỷ lệ từ 10-30% phần vốn vay thực hiện các hoạt động nâng cấp sửa chữa các công trình hồ, đập (được đưa vào danh sách các công trình hồ đập cần nâng cấp, sửa chữa của Dự án), (phụ lục 1 đính kèm).

Như vậy, dự kiến tỷ lệ Bộ Tài chính cho vay lại nguồn vốn vay WB trong Dự án nêu trên lần lượt đối với tỉnh Quảng Bình là 20%, tỉnh Quảng Ngãi là 30%, tỉnh Thanh Hóa là 20% và tỉnh Tuyên Quang là 10%.

2. Đối với các nội dung bổ sung khung pháp lý, thể chế chính sách về an toàn đập, rà soát, đánh giá quy hoạch xây dựng các đập thủy điện, quy trình vận hành hồ thủy điện, tăng cường năng lực về quản lý, giám sát an toàn đập cấp tỉnh, đề nghị các tỉnh bố trí từ nguồn ngân sách tỉnh để thực hiện.

3. Từ kỳ IDA 17, WB sẽ áp dụng cơ chế trả nợ nhanh. Cụ thể, sau thời gian 5 năm ân hạn, phía Việt Nam sẽ phải trả nợ gốc với mức tăng gấp đôi so với lịch trả nợ tại hiệp định đã ký (ví dụ lịch trả nợ gốc ban đầu là 20 năm thì điều chỉnh còn 10 năm). Do vậy, Bộ Tài chính đề nghị Ủy ban nhân dân tỉnh Quảng Bình, Quảng Ngãi, Thanh Hóa, Tuyên Quang xem xét, nghiên cứu về cơ chế tài chính dự kiến trình Thủ tướng Chính phủ và điều kiện vay nước ngoài nêu trên để tính toán
khả năng trả nợ khi tham gia Dự án này.

Đề nghị Ủy ban nhân dân các tỉnh Quảng Bình, Quảng Ngãi, Thanh Hóa, Tuyên Quang căn cứ mức trợ cấp từ Ngân sách Trung ương cho tỉnh trong giai đoạn 2011-2015 tại phụ lục 2 và dự kiến tỷ lệ cho vay lại theo từng nhóm tỉnh tại phụ lục 1 (đính kèm công văn) gửi công văn cho Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn và Bộ Tài chính xác nhận tham gia Dự án với cơ chế tài chính dự kiến nêu trên trước khi trình Thủ tướng Chính phủ về Đề cương chi tiết của Dự án.

Bộ Tài chính xin thông báo./.

 


Nơi nhận:

- Như trên;
- VPCP;
- Bộ KH và ĐT;
- NHNNVN;
- Lưu: VT, QLN(42).

KT. BỘ TRƯỞNG
THỨ TRƯỞNG




Trương Chí Trung

 

PHỤ LỤC 1

DANH SÁCH PHÂN NHÓM CÁC TỈNH THAM GIA THỰC HIỆN DỰ ÁN “SỬA CHỮA VÀ NÂNG CAO AN TOÀN ĐẬP” (SỬ DỤNG VỐN VAY CỦA WB)

STT

Tỉnh

Tỷ lệ nguồn thu NSĐP được hưởng (2011-2015)

Mức Trợ cấp từ NSTW (%)

Tỷ lệ cho vay lại vốn vay WB (dự kiến)

1

Hà Giang

100

86,43

10%

2

Bắc Kạn

100

84,15

10%

3

Lạng Sơn

100

81,63

10%

4

Yên Bái

100

78,73

10%

5

Quảng Trị

100

74,23

10%

6

Tuyên Quang

100

73,04

10%

7

Sơn La

100

72,64

10%

8

Bắc Giang

100

70,08

10%

9

Thanh Hoá

100

67,34

20%

10

Hòa Bình

100

64,70

20%

11

Quảng Bình

100

62,67

20%

12

Lào Cai

100

62,22

20%

13

Ninh Thuận

100

61,51

20%

14

Nghệ An

100

60,93

20%

15

Hà Tĩnh

100

59,20

20%

16

Phú Yên

100

58,20

20%

17

Phú Thọ

100

58,10

20%

18

Kon Tum

100

53,85

20%

19

Đắk Nông

100

52,21

20%

20

Đắk Lắk

100

48,15

30%

21

Thái Nguyên

100

45,38

30%

22

Gia Lai

100

44,65

30%

23

Ninh Bình

100

42,85

30%

24

Bình Định

100

40,44

30%

25

Lâm Đồng

100

39,18

30%

26

Quảng Nam

100

36,30

30%

27

Bình Thuận

100

31,99

30%

28

Thừa Thiên Huế

100

25,34

30%

29

Hải Dương

100

19,92

30%

30

Quảng Ngãi

61

14,52

30%

31

Tây Ninh

100

9,90

30%

32

Quảng Ninh

70

 

40%

33

Vĩnh Phúc

60

 

40%

34

Khánh Hoà

77

 

40%