Hệ thống pháp luật
Đang tải nội dung, vui lòng chờ giây lát...
Đang tải nội dung, vui lòng chờ giây lát...

BỘ NÔNG NGHIỆP VÀ PHÁT TRIỂN NÔNG THÔN
--------

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
----------------

Số: 1228/BNN-KH
V/v báo cáo tình hình sản xuất kinh doanh tháng 2 năm 2014

Hà Nội, ngày 07 tháng 3 năm 2014

 

Kính gửi: Văn phòng Chính phủ (Vụ Kinh tế ngành)

Thực hiện yêu cầu của Văn phòng Chính phủ tại công văn số 4841/VPCP-KTN ngày 02/7/2012 về báo cáo hàng tháng tình hình sản xuất kinh doanh, Bộ Nông nghiệp và PTNT gửi báo cáo tình hình thực hiện kế hoạch tháng 2 và 2 tháng đầu năm 2014 của ngành nông nghiệp và phát triển nông thôn để Văn phòng Chính phủ tổng hợp./.

 

 

Nơi nhận:
- Như trên;
- Lưu VT, KH.

TL. BỘ TRƯỞNG
KT. VỤ TRƯỞNG VỤ KẾ HOẠCH
PHÓ VỤ TRƯỞNG




Đào Quốc Luân

 

BÁO CÁO

TỔNG KẾT THỰC HIỆN KẾ HOẠCH THÁNG 2 VÀ 2 THÁNG ĐẦU NĂM
(Báo cáo kèm theo công văn số: 1228/BNN-KH ngày 07 tháng 03 năm 2014 của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn)

Trong tháng 2, thời tiết rét đậm, rét hại kéo dài, dịch cúm gia cầm bùng phát tại nhiều địa phương, thị trường xuất khẩu nông sản vẫn gặp nhiều khó khăn, sức mua trong nước cải thiện chưa nhiều đã tác động mạnh đến hoạt động sản xuất kinh doanh của ngành.

Bộ Nông nghiệp và PTNT đã tập trung chỉ đạo phòng chống đói rét cho đàn vật nuôi ở các tỉnh phía Bắc và đặc biệt quyết liệt phòng, chống dịch cúm gia cầm, hạn chế thiệt hại và lây lan. Đồng thời, chỉ đạo các địa phương thu hoạch lúa Đông Xuân, xuống giống lúa Hè Thu sớm ở miền Nam, chăm sóc lúa Đông Xuân ở miền Bắc và triển khai thực hiện Nghị quyết số 01/NQ-CP ngày 02/01/2014 của Chính phủ và kế hoạch hành động của Bộ Nông nghiệp và PTNT thực hiện Nghị quyết 01/NQ-CP về những nhiệm vụ, giải pháp chủ yếu chỉ đạo điều hành thực hiện Kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội và dự toán ngân sách nhà nước năm 2014.

Một số kết quả chính đạt được là:

 

Đơn vị

Thực hiện 15/02/2013

Thực hiện 15/02/2014

% so với C.kỳ 2013

1. Gieo cấy lúa đông xuân cả nước

1000 ha

2 824,0

2 723,9

96,5

Chia ra: - Miền Bắc

"

845,6

776,2

91,8

- Miền Nam

"

1 978,4

1 947,7

98,4

2. Thu hoạch lúa đông xuân ở miền Nam

"

449,8

250,4

55,7

Trong đó: - ĐB sông Cửu Long

"

448,3

250,3

55,8

3. Gieo trồng màu lương thực

"

405,7

409,5

100,9

4. Tổng sản lượng thủy sản

1000 tấn

752,6

767

101,9

5. Kim ngạch xuất khẩu

Tr.USD

3.963

4.337

109,4

1. Sản xuất nông nghiệp

1.1. Trồng trọt: Trọng tâm tháng 2 là tập trung thu hoạch các cây trồng vụ đông và gieo cấy, chăm sóc lúa vụ Đông xuân. Tính chung cả nước đã gieo cấy được 2.723,9 nghìn ha lúa Đông xuân, bằng 96,5% cùng kỳ năm trước.

Miền Bắc: Diễn biến phức tạp của thời tiết đầu vụ đã ảnh hưởng đến tiến độ và kế hoạch gieo cấy lúa vụ Đông xuân 2013-2014, cụ thể: tại Thái Bình trên 10,5 nghìn ha lúa đã cấy và gieo thẳng bị ảnh hưởng, trên 1,8 nghìn ha có nguy cơ chết cao; Hải Dương bị ảnh hưởng 13,877 nghìn ha, có 5,475 nghìn ha nguy cơ chết cao; Yên Bái (trên 200 ha), Thanh Hóa (trên 500 ha), Hà Nam (300 ha), Hà Nội (200 ha),....

Tính đến 15/02, các địa phương gieo cấy đạt gần 776 ngàn ha lúa đông xuân, bằng 91,8% so với cùng kỳ năm trước, trong đó vùng ĐBSH gieo cấy đạt hơn 308 ngàn ha, bằng 83,1%, vùng Bắc Trung bộ đạt gần 332 ngàn ha, tăng hơn năm trước gần 700 ha.

Miền Nam: đã cơ bản kết thúc xuống giống lúa đông xuân, đạt tổng diện tích gần 1,95 triệu ha, bằng 98,4% so với vụ trước; Đồng bằng sông Cửu Long (ĐBSCL) xuống giống đạt gần 1,57 triệu ha, bằng 98% và đã thu hoạch được hơn 250 ngàn ha lúa đông xuân sớm, bằng 55,8% so với cùng kỳ năm trước. Năng suất bình quân ước đạt 65,6 tạ/ha, cao hơn cùng kỳ năm trước trên 1 tạ/ha;

Đồng thời, các địa phương vùng ĐBSCL xuống giống lúa hè thu sớm đạt khoảng 60 ngàn ha, bằng 75% so với cùng kỳ năm trước.

* Cây màu vụ đông xuân: trong tháng cả nước gieo trồng đạt khoảng 410 ngàn ha, tăng 1% so với cùng kỳ năm trước. Trong đó, diện tích ngô đạt gần 244 ngàn ha, giảm 2,1%; khoai lang đạt 65,3 ngàn ha, xấp xỉ bằng năm trước; sắn đạt 86 ngàn ha, tăng 4% so với cùng kỳ năm trước.

* Cây công nghiệp ngắn ngày: đạt 249,3 ngàn ha, bằng 93,4% cùng kỳ năm trước; trong đó: đậu tương đạt 47,1 ngàn ha, bằng 91,2%, lạc đạt 118 ngàn ha, bằng cùng kỳ năm trước. Diện tích gieo trồng rau, đậu các loại đạt khoảng 366 ngàn ha, bằng 96% so với cùng kỳ năm trước.

* Tình hình sâu bệnh

Trong tháng một số loại sâu bệnh gây hại giảm so với cùng kỳ năm ngoái như: Sâu cuốn lá nhỏ gây hại 30,3 ngàn ha1; bệnh đạo ôn lá gây hại 58,8 ngàn ha và đạo cổ bông là 4.792 ha2; bệnh khô vằn gây hại 4.111 ha; Chuột gây hại hơn 9,7 ngàn ha.

Ngược lại, một số loại gây hại tăng: rầy các loại gây hại gần 97 ngàn ha3; sâu đục thân gây hại 3.388 ha; bọ trĩ gây hại trên 6 ngàn ha; bệnh bạc lá, đốm sọc nhiễm gần 13 ngàn ha; bệnh đen lép hạt gây nhiễm gân 8 ngàn ha; bệnh vàng lá nhiễm gần 10 ngàn ha. Nhìn chung, tập trung chủ yếu tại địa bàn các tỉnh miền Trung và Đồng bằng sông Cửu Long.

1.2. Chăn nuôi

Trong tháng, dịch cúm gia cầm bùng phát ở nhiều địa phương và hiện đang diễn biến phức tạp. Đồng thời, rét đậm, rét hại xảy ra trên diện rộng cũng đã ảnh hưởng lớn đến phát triển đàn vật nuôi, gây thiệt hại cho ngành chăn nuôi. Bộ tập trung chỉ đạo và phối hợp với Sở Nông nghiệp và PTNT các địa phương phía Bắc đẩy mạnh triển khai thực hiện các biện pháp phòng chống đói rét cho đàn vật nuôi; tập trung chỉ đạo quyết liệt việc khoanh vùng, dập dịch và phát động “Tháng tiêu độc, khử trùng”.

Theo báo cáo của các địa phương, tính đến hết ngày 21/02/2014, tổng số gia cầm mắc bệnh, chết là 63.611 con, toàn bộ số gia cầm trong đàn mắc bệnh đã được địa phương tiêu huỷ; trâu, bò chết đói, chết rét là 2.635 con (gồm trâu, bò, ngựa, dê), tăng 1.568 con so với tháng 1. Riêng đợt rét tuần vừa qua, Lào Cai có thêm 468 gia súc, gia cầm bị chết nâng tổng số vật nuôi bị chết trong đợt rét vụ Đông Xuân 2013-2014 lên 888 con, bị thiệt hại nặng nhất trên cả nước; tiếp theo là Sơn La (642 con bị chết) và Lai Châu (475 con bị chết).

Theo ước tính của Tổng cục Thống kê, tháng 2 số lượng trâu của cả nước giảm khoảng hơn 2%; bò giảm khoảng hơn 1%; đàn lợn giảm nhẹ và tổng số gia cầm tăng nhẹ so với cùng kỳ năm 2013.

* Về thị trường nguyên liệu và thức ăn chăn nuôi thành phẩm: so với tháng 01, trong tháng 02 giá một số nguyên liệu TĂCN tăng nhẹ như: ngô 6.615 đ/kg (tăng 1,6%); khô dầu đậu tương 14.700 đ/kg (tăng 1,4%), cám gạo 7.245 đ/kg (tăng 1,5%); sắn lát 5.355 đ/kg (tăng 2,0%). Một số khác có giá giảm nhẹ như: bột cá 26.250 đ/kg (giảm 2,0%); Methionine 78.750 đ/kg (giảm 1,3%); riêng Lysine (42.000 đ/kg) giảm 12,9%. Giá thức ăn chăn nuôi thành phẩm không đổi: thức ăn hỗn hợp hoàn chỉnh cho gà Broiler 11.602,5 đ/kg; thức ăn hỗn hợp hoàn chỉnh lợn thịt giai đoạn từ 60kg đến xuất chuồng 10.489,5 đ/kg.

* Tình hình dịch bệnh: tính đến ngày 02/3/2014

- Cúm gia cầm (H5N1): cả nước còn 60 ổ dịch Cúm gia cầm H5N1 tại 21 tỉnh. Toàn bộ số gia cầm trong đàn mắc bệnh đã được địa phương tiêu huỷ.

- Lở mồm long móng (LMLM): cả nước có tỉnh Cao Bằng và Bắc Kạn có ổ dịch LMLM chưa qua 21 ngày.

- Dịch Tai xanh: toàn quốc không địa phương nào có dịch.

2. Lâm nghiệp

2.1. Công tác lâm sinh: Trong tháng 2, một số địa phương phía Bắc đã tiến hành trồng rừng tập trung, gieo ươm, chăm sóc cây giống. Kết quả 2 tháng đầu năm đã trồng mới rừng tập trung ước đạt 2.994 ha, tương đương so với cùng kỳ năm trước; trồng cây lâm nghiệp phân tán đạt 32.000 nghìn cây, tăng 0,6%; sản lượng gỗ khai thác đạt 672 nghìn m3, tăng 4,5% so với cùng kỳ năm trước.

2.2. Công tác kiểm lâm:

Theo báo cáo của các địa phương, trong tháng 02, toàn quốc xảy ra 981 vụ vi phạm các quy định của Nhà nước về bảo vệ rừng và quản lý lâm sản, bằng 52% so với cùng kỳ năm trước. Trong đó: 51 vụ phá rừng trái phép; 142 vụ khai thác rừng trái phép; 42 vụ vi phạm quy định về phòng cháy, chữa cháy rừng; 02 vụ vi phạm quy định về sử dụng đất lâm nghiệp; 22 vụ vi phạm về quản lý bảo vệ động vật hoang dã; 392 vụ vận chuyển, buôn bán trái pháp luật gỗ và lâm sản; 32 vụ vi phạm về chế biến gỗ và lâm sản; 298 vụ vi phạm khác.

Tổng số vụ vi phạm đã được xử lý là 900 vụ, trong đó xử phạt hành chính 892 vụ; xử lý hình sự 08 vụ. Tịch thu 694 m3 gỗ các loại, bao gồm 418 m3 gỗ tròn và 276 m3 gỗ xẻ. Thu nộp ngân sách hơn 5 tỷ đồng. Tổng diện tích rừng bị thiệt hại trong tháng là 73,17 ha (giảm 80,6% so với cùng kỳ năm trước). Lũy kế 2 tháng diện tích bị thiệt hại là 129,16 (giảm 73% so với cùng kỳ năm 2013).

Hiện nay, thời tiết khô hanh kéo dài, nguy cơ xảy ra cháy rừng ờ cấp cực kỳ nguy hiểm tại 13 tỉnh4. Chi cục Kiểm lâm các tỉnh đã tăng cường cán bộ để cùng chính quyền địa phương thực hiện các biện pháp phòng, chống cháy.

3. Thủy sản

Trong tháng, thời tiết lạnh kéo dài ảnh hưởng xấu tới sản xuất thủy sản. Sản lượng thủy sản tháng 2 đạt 369 nghìn tấn, đưa tổng sản lượng cả 2 tháng đạt 767 nghìn tấn, tăng 2% so với cùng kỳ năm ngoái.

3.1. Hoạt động khai thác

Hoạt động khai thác thủy sản khá thuận lợi, tại các vùng biển trên cả nước từ Thanh Hóa đến Bình Định... Kiên Giang ngư dân đang trúng mùa cá biển. Ước tính 2 tháng đầu năm sản lượng khai thác thủy sản đạt 444 nghìn tấn, tăng 3,7% so với cùng kỳ năm trước, trong đó, khai thác biển đạt 419 nghìn tấn, tăng 4,2% so với cùng kỳ năm ngoái.

3.2. Nuôi trồng thủy sản

Sản lượng nuôi trồng thủy sản tháng 2 ước đạt 141 ngàn tấn, giảm 1,4% so với cùng kì năm trước, đưa tổng sản lượng nuôi trồng thủy sản 2 tháng đầu năm đạt 323 ngàn tấn, giảm 0,5% so với cùng kỳ.

Tình hình sản xuất một số loài cụ thể như sau:

+ Cá tra: tính đến ngày 20/02/2014 đã có gần 1.400 ha được thả mới (bằng 79% cùng kỳ 2013), sản lượng thu hoạch trong tháng là 70 nghìn tấn (tương đương cùng kỳ năm trước), năng suất khoảng 262 tấn/ha.

+ Tôm: Một số tỉnh đã bắt đầu thả giống, trong đó Kiên Giang đã thả nuôi được 47.495 ha; Sóc Trăng thả nuôi 4.494,6 ha với 1.657,1 triệu giống. Tính đến thời điểm báo cáo, ước tổng diện tích tôm nước lợ cả nước đạt 180 nghìn ha (tôm thẻ chân trắng khoảng 12 nghìn ha), sản lượng thu hoạch 11,5 nghìn tấn.

3.3. Dịch bệnh thủy sản

Trong tháng 2, bệnh đốm trắng xảy ra tại 5 tỉnh5, tổng diện tích bị bệnh là 42,65ha; bệnh hoại tử gan tụy cấp xảy ra trên tôm sú và tôm thẻ tại 2 tỉnh Bến Tre và Cà Mau với diện tích là 47,19 ha. Bệnh trên các loài thủy sản khác: Ốc hương có hiện tượng sưng vòi, bỏ ăn nhưng chưa xác định được nguyên nhân; hiện tượng tôm hùm bị sữa, đỏ thân và đen mang vẫn xuất hiện tại Khánh Hòa

4. Sản xuất muối

Diện tích sản xuất muối cả nước ước đạt 14.504 ha (muối thủ công đạt 10.865 ha; muối công nghiệp đạt 3.639 ha). Sản lượng muối ước đạt khoảng 102.085 tấn, tăng 21% so với cùng kỳ 2013, trong đó: muối thủ công ước đạt 76.279 tấn, tăng 16,4% so với cùng kỳ 2013; muối công nghiệp ước đạt 25.806 tấn, tăng 36% so với cùng kỳ 2013. Lượng muối tồn trong diêm dân và một số doanh nghiệp sản xuất ước khoảng 55.095 tấn.

5. Xuất, nhập khẩu

5.1. Xuất khẩu nông, lâm và thủy sản

Sang tháng 2, xuất khẩu nông sản tiếp tục sụt giảm ước đạt 1,73 tỷ USD (bằng 79,5% so với cùng kỳ năm 2013) do sự giảm mạnh cả về khối lượng và giá trị xuất khẩu của 6 mặt hàng nông sản chính (sắn, cao su, cà phê, gạo, chè, tiêu). Do vậy, dù kim ngạch xuất khẩu thủy sản, lâm sản và đồ gỗ tăng khá, lần lượt đạt 919 triệu USD (tăng 23,5%) và 837 triệu USD (tăng 7,8%) nhưng tổng giá trị xuất khẩu của ngành 2 tháng đầu năm vẫn giảm 4,3% so với cùng kỳ năm 2013, đạt gần 3,8 tỷ USD. Thặng dư thương mại toàn ngành đạt gần 1,4 tỷ USD, bằng 94,07% so với năm 2013.

Kết quả cụ thể một số mặt hàng chủ yếu như sau:

Gạo: xuất khẩu tháng 2 ước đạt 333 nghìn tấn với giá trị 154 triệu USD đưa khối lượng xuất khẩu 2 tháng đầu năm ước đạt 702 nghìn tấn, tương đương 330 triệu USD, giảm 12,3% về lượng và giảm 8,4% về giá trị so với cùng kỳ năm trước.

Cà phê: xuất khẩu trong tháng ước đạt 136 nghìn tấn với giá trị đạt 254 triệu USD. Tổng xuất khẩu 2 tháng đầu năm ước đạt 279 nghìn tấn và 519 triệu USD, giảm 13,7% về khối lượng và giảm 23,4% về giá trị so cùng kỳ năm 2013.

Cao su: Ước xuất khẩu tháng 2 đạt 38 nghìn tấn với giá trị 80 triệu USD, lũy kế 2 tháng đạt 104 nghìn tấn với giá trị đạt 215 triệu USD, giảm 25,4% về khối lượng và giảm 43,3% về giá trị so với cùng kỳ năm 2013.

Chè: lượng XK tháng 2 ước đạt 6 nghìn tấn với giá trị đạt 8 triệu USD, đưa khối lượng XK 2 tháng đầu năm ước đạt 15 nghìn tấn với giá trị đạt 24 triệu USD, giảm 18,9% về khối lượng và giảm 15,5% về giá trị so với cùng kỳ năm 2013.

Hạt điều: xuất khẩu tháng 2 ước đạt 9 nghìn tấn với giá trị 57 triệu USD, lũy kế 2 tháng đạt 28 nghìn tấn với 169 triệu USD, xấp xỉ năm ngoái về khối lượng nhưng tăng 2,4% về giá trị so với cùng kỳ năm 2013.

Tiêu: xuất khẩu trong tháng đạt 9 nghìn tấn, với giá trị đạt 63 triệu USD, đưa khối lượng XK 2 tháng đầu năm lên 19 nghìn tấn với giá trị 132 triệu USD, giảm 8,1% về khối lượng và giảm 5,5% về giá trị.

Sắn và các sản phẩm từ sắn: lượng xuất khẩu trong tháng ước đạt 343 nghìn tấn, với giá trị đạt 102 triệu USD đưa tổng khối lượng xuất khẩu 2 tháng đầu năm đạt 652 nghìn tấn với giá trị 206 triệu USD, giảm 32,7% về khối lượng và giảm 30,6% về giá trị so cùng kỳ năm 2013.

Lâm sản và đồ gỗ: Ước giá trị xuất khẩu tháng 2 đạt 275 triệu USD, đưa giá trị xuất khẩu 2 tháng đạt 837 triệu USD, tăng 7,8% so với cùng kỳ năm 2013.

Thủy sản: Giá trị xuất khẩu tháng 2 ước đạt 335 triệu USD, lũy kế 2 tháng đầu năm đạt 919 triệu USD, tăng 23,5% so với cùng kỳ năm 2013.

5.2. Nhập khẩu

Giá trị nhập khẩu toàn ngành trong 2 tháng đầu năm 2014 ước đạt 2,9 tỷ USD, tăng 19% so với năm cùng kỳ năm 2013. Trong đó, nhập khẩu một số mặt hàng chính đạt khoảng 2,32 tỷ USD, tăng 12% so với cùng kỳ năm trước. Cụ thể:

Phân bón: khối lượng nhập khẩu các loại trong tháng đạt 286 nghìn tấn với giá trị 98 triệu USD, đưa khối lượng NK 2 tháng đầu năm đạt 487 nghìn tấn, kim ngạch nhập khẩu đạt 154 triệu USD, giảm 7,8% về lượng và giảm 30,9% về giá trị so với cùng kỳ năm 2013.

Thuốc trừ sâu và nguyên liệu: trong tháng giá trị NK đạt 65 triệu USD, đưa kim ngạch 2 tháng đầu năm đạt 131 triệu USD, giảm 26% so với cùng kỳ năm 2013.

Gỗ và sản phẩm gỗ: Ước giá trị NK tháng 2 đạt 132 triệu USD, đưa kim ngạch 2 tháng đạt 280 triệu USD, tăng 39,3% so với cùng kỳ năm trước.

Lúa mì: khối lượng NK trong tháng 2 đạt 147 nghìn tấn với giá trị 47 triệu USD, lũy kế 2 tháng đầu năm đạt 307 nghìn tấn, giá trị nhập khẩu đạt 98 triệu USD, tăng 32,3% về lượng và 14% về giá trị so với cùng kỳ năm 2013.

Thức ăn gia súc và nguyên liệu: Giá trị nhập khẩu tháng 2 ước đạt 172 triệu USD, đưa kim ngạch NK 2 tháng đạt 375 triệu USD, tăng 4,7% so với cùng kỳ năm 2013.

Thủy sản: Ước giá trị NK tháng 2 đạt 75 triệu USD, đưa kim ngạch nhập khẩu 2 tháng đầu năm đạt 175 triệu USD, tăng hơn gấp đôi so với cùng kỳ năm 2013.

6. Thực hiện vốn đầu tư XDCB

6.1. Vốn ngân sách tập trung do Bộ quản lý

Vốn đầu tư xây dựng cơ bản năm 2014 của Bộ thuộc nguồn ngân sách tập trung được giao trong năm là 4.460,18 tỷ đồng, bao gồm 2.760,18 tỷ đồng vốn trong nước và 1.700 tỷ đồng vốn nước ngoài.

Khối lượng thực hiện 2 tháng ước đạt 577,8 tỷ đồng, đạt gần 13% kế hoạch TTCP giao và bằng 8,2% kế hoạch Bộ giao (bao gồm cả khối lượng thu hồi ứng trước). Trong đó: vốn ngoài nước đạt 142 tỷ đồng (bằng 8,4% kế hoạch của Thủ tướng Chính phủ giao và bằng 2,9% kế hoạch Bộ giao); vốn trong nước đạt gần 477,8 tỷ đồng, bằng 17,3% kế hoạch.

- Vốn thực hiện dự án đạt 552,7 tỷ đồng bằng 14,1% kế hoạch năm, gồm:

+ Khối Thủy lợi: Ước đạt 470,8 tỷ đồng, bằng 19,9% kế hoạch;

+ Khối Nông nghiệp: Ước đạt 42 tỷ đồng, bằng 7,2% kế hoạch;

+ Khối Lâm nghiệp: Ước đạt 17,1 tỷ đồng, bằng 6,6% kế hoạch;

+ Khối Thủy sản: Ước đạt 7,2 tỷ đồng, bằng 2,8% kế hoạch;

+ Khối Giáo dục - Đào tạo: Ước đạt 8,5 tỷ đồng, bằng 4,2% KH;

+ Các ngành khác: Ước đạt 2,4 tỷ đồng, bằng 2,4% kế hoạch năm;

- Vốn thực hiện các chương trình mục tiêu: Ước đạt 22,7 tỷ đồng, 4,8% KH.

- Vốn chuẩn bị đầu tư: Ước đạt 900 triệu đồng, bằng gần 9,8% KH năm;

6.2. Vốn trái phiếu Chính phủ

Kế hoạch vốn được giao là 6.600 tỷ đồng, 2 tháng thực hiện ước đạt 1.200 tỷ đồng, tương đương 18,2% so với KH.

7. Phát triển nông thôn và sắp xếp, đổi mới doanh nghiệp

Trong tháng, Bộ tiếp tục hoàn thiện dự thảo kết luận của Bộ Chính trị về đẩy mạnh việc thực hiện Nghị quyết 26; tổng hợp và đề xuất phương án tiếp thu ý kiến góp ý của thành viên Ban Chỉ đạo sơ kết; tổ chức đoàn kiểm tra tình hình triển khai thực hiện Chương trình MTQG xây dựng nông thôn mới năm 2013 tại 5 tỉnh6; phối hợp với Tổng cục Thống kê xây dựng văn bản hướng dẫn các địa phương thực hiện tiêu chí thu nhập trong xây dựng nông thôn mới năm 2013;

Tiếp tục xây dựng Dự thảo Thông tư hướng dẫn thực hiện Quyết định số 62/2013/QĐ-TTg về chính sách khuyến khích phát triển kinh tế hợp tác, liên kết sản xuất, gắn với tiêu thụ nông sản, xây dựng cánh đồng lớn; chuẩn bị tổ chức tập huấn cho các đơn vị, địa phương;

Báo cáo Thủ tướng Chính phủ về thực hiện Chương trình bố trí dân cư các vùng thường xuyên xảy ra thiên tai, dân cư trú trong khu rừng đặc dụng.

Về Dự án di dân, tái định cư Thủy điện Sơn La và Lai Châu: Lũy kế đến ngày 20/01/2014, Dự án di dân, tái định cư Thủy điện Sơn La đã giải ngân 18.312,55/19.118 tỷ đồng, đạt 95,58% kế hoạch giao; Dự án di dân, tái định cư Thủy điện Lai Châu đã giải ngân vốn bồi thường, hỗ trợ tái định cư là 401,58 tỷ đồng.

Nghiên cứu xây dựng hướng dẫn tạm thời thực hiện Quyết định 2621/QĐ-TTg ngày 31/12/2013 của Thủ tướng Chính phủ về sửa đổi một số mức hỗ trợ phát triển sản xuất thuộc Chương trình 30a; xây dựng báo cáo tổng kết lý luận và thực tiễn qua 30 năm đổi mới về xóa đói, giảm nghèo trong nông thôn;

* Công tác sắp xếp, đổi mới doanh nghiệp:

Triển khai kế hoạch sắp xếp đổi mới các doanh nghiệp khối viện, trường; tiếp tục chỉ đạo các Tổng công ty thuộc Bộ xử lý các tồn tại tài chính, đất đai để thực hiện CPH theo kế hoạch đã được Thủ tướng Chính phủ phê duyệt;

Báo cáo tình hình sắp xếp đổi mới và tái cơ cấu doanh nghiệp nhà nước thuộc Bộ giai đoạn 2011-2015; tổng hợp báo cáo Thủ tướng Chính phủ kết quả thực hiện tái cơ cấu Tập đoàn Cao su VN, các Tcty thuộc Bộ theo Đề án tái cơ cấu đã được Thủ tướng Chính phủ phê duyệt;

Ban hành quyết định phê duyệt điều lệ của các Tổng công ty: Vật tư NN, Cà phê, Chè, Rau quả; rà soát, có ý kiến chỉnh sửa về phương án tái cơ cấu tài chính Tổng công ty Cà phê Việt Nam;

 

Phụ lục 1

TỔNG HỢP KẾT QUẢ SẢN XUẤT NÔNG NGHIỆP

Đến ngày 15/02/2014

 

Đơn vị tính

Thực hiện 15/02/13

Thực hiện 15/02/14

% 15/02/14 so với

DTGC(*)

15/02/2013

1. Gieo cấy lúa đông xuân cả nước

1000 ha

2.824,0

2.723,9

 

96,5

Chia ra: + Miền Bắc

"

845,6

776,2

 

91,8

Trong đó: - Vùng Đồng bằng sông Hồng

"

371,0

308,2

 

83,1

- Vùng Duyên hải Bắc Trung bộ

"

331,1

331,8

 

100,2

+ Miền Nam

"

1.978,4

1.947,7

 

98,4

Trong đó: - Vùng Đồng bằng sông Cửu Long

"

1.599,6

1.568,3

 

98,0

2. Thu hoạch lúa đông xuân ở miền Nam

1000 ha

449,8

250,4

12,8

55,7

Trong đó: - Vùng Đồng bằng sông Cừu Long

"

448,3

250,3

15,9

55,8

3. Gieo trồng màu lương thực(**)

1000 ha

405,7

409,5

 

100,9

Trong đó: - Ngô

"

249,0

243,7

 

97,9

- Khoai lang

"

65,6

65,3

 

99,6

- Sắn

"

82,8

86,1

 

104,0

4. Gieo trồng cây công nghiệp ngắn ngày(**)

1000 ha

267,0

249,3

 

93,4

Trong đó: - Đậu tương

"

51,7

47,1

 

91,2

- Lạc

"

118,1

117,9

 

99,8

5. Gieo trồng rau, đậu các loại(**)

"

382,5

366,4

 

95,8

Ghi chú: (*) Diện tích gieo cấy

(**) Miền Bắc bao gồm cả cây vụ đông 2013/14.

 

Phụ lục 2

CÁC TỈNH MIỀN BẮC

GIEO TRỒNG LÚA VÀ MÀU VỤ ĐỒNG - XUÂN Ở CÁC TỈNH PHÍA BẮC

Đến ngày 15/02/2014

Đơn vị tính: ha

Tỉnh/TP

Gieo cấy lúa ĐX

Gieo trồng rau màu vụ đông xuân

Tổng diện tích

Trong đó:

Ngô

Khoai lang

Sắn

Màu khác

Miền Bắc

776.199

273.153

183.750

51.398

32.238

5.767

ĐB sông Hồng

308.162

78.472

58.926

16.690

684

2.172

Hà Nội

34.360

11.060

8.450

2.610

 

 

Hải Phòng

33.136

2.000

1.200

800

 

 

Vĩnh Phúc

29.610

16.312

13.600

2.028

684

 

Bắc Ninh

2.054

5.993

3.488

400

 

2.105

Hải Dương

61.254

7.084

5.210

1.874

 

 

Hưng Yên

17.894

7.872

7.001

871

 

 

Hà Nam

10.048

6.849

6.466

383

 

 

Nam Định

57.841

2.972

2.072

900

 

 

Thái Bình

29.700

10.389

7.734

2.655

 

 

Ninh Bình

24.614

5.913

2.690

3.156

 

67

Quảng Ninh

7.651

2.028

1.015

1.013

 

 

TD và MN

136.199

84.247

56.405

15.593

8.654

3.595

Hà Giang

3.714

6.131

5.644

487

 

 

Cao Bằng

 

4.601

4.212

389

 

 

Lào Cai

959

1.673

1.251

422

 

 

Bắc Can

15

915

754

70

 

91

Lạng Sơn

 

2.225

505

718

 

1.002

Tuyên Quang

11.901

10.072

7.067

3.005

 

 

Yên Bái

15.480

6.124

5.569

555

 

 

Thái Nguyên

18.741

10.532

7.171

3.361

 

 

Phú Thọ

31.325

23.054

13.041

1.359

8.654

 

Bắc Giang

22.348

10.357

5.938

4.419

 

 

Lai Châu

8.162

900

900

 

 

 

Điện Biên

7.002

3.200

2.211

41

 

948

Sơn La

1.653

1.789

235

 

 

1.554

Hòa Bình

14.899

2.674

1.907

767

 

 

Bắc Trung Bộ

331.838

110.434

68.419

19.115

22.900

0

Thanh Hóa

110.835

33.877

22.887

5.490

5.500

 

Nghệ An

85.687

36.681

30.994

5.687

 

 

Hà Tĩnh

54.085

11.541

6.578

4.963

 

 

Quảng Bình

29.000

8.370

4.445

1.975

1.950

 

Quảng Trị

25.431

13.174

2.634

 

10.540

 

Thừa Thiên Huế

26.800

6.791

881

1.000

4.910

 

Ghi chú: Bao gồm cả cây vụ đông 2013/2014.

 

Phụ lục 3

CÁC TỈNH MIỀN NAM

XUỐNG GIỐNG, THU HOẠCH LÚA ĐÔNG XUÂN VÀ GIEO TRỒNG MÀU

Đến ngày 15/02/2014

Đơn vị tính: ha

Tỉnh/TP

Lúa đông xuân

Gieo trồng màu vụ đông xuân

Diện tích gieo trồng

Diện tích thu hoạch

Tổng số

Ngô

Kh.lang

Sắn

Cây khác

Miền Nam

1.947.705

250.434

133.467

59.923

13.922

53.896

5.726

D.H Nam Trung Bộ

228.229

-

44.568

21.228

3.124

20.075

141

TP Đà Nẵng

2.966

 

389

211

143

36

 

Quảng Nam

43.037

 

15.300

5.000

2.500

7.800

 

Quảng Ngãi

38.387

 

4.570

4.570

 

 

 

Bình Định

47.000

 

1.994

1.994

 

 

 

Phú Yên

26.829

-

7.035

1.333

136

5.484

82

Khánh Hòa

20.329

 

4.282

1.286

47

2.895

54

Ninh Thuận

15.988

 

6.207

2.888

24

3.295

 

Bình Thuận

33.693

 

4.790

3.946

274

565

5

Tây Nguyên

80.827

-

17.457

11.054

2.002

4.060

341

Kon Tum

6.516

-

391

391

-

-

-

Gia Lai

25.262

 

6.965

3.500

465

3.000

 

Đắk Lắk

34.527

 

4.978

3.212

686

1.060

20

Đắk Nông

4.002

 

2.876

1.903

652

-

321

Lâm Đồng

10.520

 

2.247

2.048

199

 

 

Đông Nam Bộ

70.391

180

43.769

14.231

366

28.675

498

Bình Phước

2.934

 

1.342

386

119

767

70

Tây Ninh

43.178

 

27.087

2.961

66

23.885

175

Bình Dương

2.014

 

1.202

 

36

1.084

82

Đồng Nai

12.483

 

12.928

9.717

101

2.939

171

Bà Rịa-V.Tàu

5.195

180

1.211

1.167

44

 

 

TP Hồ Chí Minh

4.587

 

-

 

 

 

 

ĐBS Cửu Long

1.568.259

250.254

27.674

13.411

8.431

1.086

4.746

Long An

241.782

34.263

6.932

3.634

 

 

3.298

Tiền Giang

77.659

29.250

2.874

1.778

229

55

812

Bến Tre

17.897

 

210

120

40

50

 

Trà Vinh

66.448

4.764

2.374

1.783

253

199

139

Vĩnh Long

61.501

16.055

5.262

165

5.093

 

4

Đồng Tháp

207.284

42.169

2.607

1.105

1.174

 

328

An Giang

236.974

1.100

3.708

3.151

167

261

129

Kiên Giang

305.690

47.095

917

6

695

216

 

Cần Thơ

88.008

1.399

219

190

29

 

 

Hậu Giang

77.439

2.986

293

293

 

 

 

Sóc Trăng

141.362

71.173

1.983

1.149

618

180

36

Bạc Liêu

46.215

 

295

37

133

125

 

Cà Mau

 

 

 

 

 

 

 

 

Phụ lục 4

CÁC TỈNH MIỀN BẮC

GIEO TRỒNG CÂY CÔNG NGHIỆP NGẮN NGÀY VỤ ĐÔNG XUÂN

Đến ngày 15/02/2014

Đơn vị tính: ha

Tỉnh/TP

Cây công nghiệp hàng năm

Cây thực phẩm

Tổng diện tích

Trong đó:

Lạc

Đậu

Thuốc lá

Mía

Rau đậu

Khoai tây

Miền Bắc

147.997

83.172

46.435

4.732

13.658

178.051

14.661

ĐB sông Hồng

49.566

14.865

34.611

90

0

90.265

10.731

Hà Nội

17.630

610

17.020

 

 

12.500

1.492

Quảng Ninh

404

380

24

 

 

3.756

254

Vĩnh Phúc

3.779

1.630

2.149

 

 

5.005

149

Bắc Ninh

914

287

627

 

 

3.994

2.181

Hải Dương

2.112

1.212

900

 

 

14.545

1.096

Hải Phòng

96

 

6

90

 

2.100

200

Hưng Yên

1.752

332

1.420

 

 

12.946

351

Thái Binh

3.816

850

2.966

 

 

22.155

3.001

Hà Nam

5.200

329

4.871

 

 

3.296

512

Nam Định

7.651

5.884

1.767

 

 

5.071

910

Ninh Bình

6.212

3.351

2.861

 

 

4.897

585

TD và MN

30.994

16.454

4.274

4.642

5.624

52.284

906

Hà Giang

2.594

1.207

1.387

 

 

6.684

211

Cao Bằng

3.420

9

399

2.912

100

803

141

Lào Cai

758

 

758

 

 

4.750

554

Bắc Cạn

700

 

 

700

 

1.682

 

Lạng Sơn

1.705

65

610

1.030

 

3.504

 

Tuyên Quang

1,750

1.400

350

 

 

 

 

Yên Bái

599

599

 

 

 

2.413

 

Thái Nguyên

2.168

1.920

248

 

 

6.284

 

Phú Thọ

2.974

2.584

390

 

 

4.267

 

Bắc Giang

7.084

7.084

 

 

 

16.438

 

Lai Châu

138

129

9

 

 

2.290

 

Điện Biên

12

10

2

 

 

200

 

Sơn La

0

 

 

 

 

1.904

 

Hòa Bình

7.092

1.447

121

 

5.524

1.065

 

Bắc Trung Bộ

67.437

51.853

7.550

0

8.034

35.502

3.024

Thanh Hóa

24.541

10.771

7.550

 

6.220

16.852

1.512

Nghệ An

18.814

17.000

 

 

1814

9.782

1512

Hà Tĩnh

12.945

12.945

 

 

 

5.868

 

Quảng Bình

4.100

4.100

 

 

 

 

 

Quảng Trị

4.037

4.037

 

 

 

3.000

 

Thừa Thiên Huế

3.000

3.000

 

 

 

 

 

 

Phụ lục 5

CÁC TỈNH MIỀN NAM

GIEO TRỒNG CÂY CÔNG NGHIỆP HÀNG NĂM VÀ RAU ĐẬU CÁC LOẠI VỤ ĐÔNG XUÂN

Đến ngày 15/02/2014

Đơn vị tính: ha

Địa danh

Tổng diện tích cây

Trong đó:

Rau các loại

Đậu các loại

Đậu tương

Lạc

Vừng

Thuốc lá

Mía

Bông

Đay, Lác

Miền Nam

98.293

686

34.720

1.538

9.732

50.550

3

1.063

151.631

22.106

D.H Nam Trung Bộ

36.191

374

21.719

53

614

13.386

3

42

27.065

8.562

TP Đà Nẵng

711

 

557

 

 

154

 

 

204

 

Quảng Nam

8.500

 

8.500

 

 

 

 

 

8.000

2.000

Quảng Ngãi

4.011

 

4.011

 

 

 

 

 

5.279

1.662

Bình Định

6.940

52

6.888

 

 

 

 

 

5.371

758

Phú Yên

5.265

237

506

28

173

4.279

-

42

2.285

780

Khánh Hòa

9.228

85

190

 

 

8.953

 

 

1.283

187

Ninh Thuận

673

 

229

20

421

 

3

 

2.831

853

Bình Thuận

863

 

838

5

20

 

-

 

1.812

2.322

Tây Nguyên

11.333

73

103

-

5.021

6.136

-

-

28.603

7.903

Kon Tum

502

-

18

-

-

484

-

-

822

101

Gia Lai

9.235

 

80

 

4.078

5.077

 

 

8.500

1.817

Đắk Lắk

943

 

 

 

943

 

 

 

2.614

615

Đắk Nông

641

66

 

 

 

575

 

 

1.305

5.027

Lâm Đồng

12

7

5

 

 

 

 

 

15.362

343

Đông Nam Bộ

11.966

102

4.662

472

4.062

2.668

-

-

16.665

3.896

Bình Phước

73

22

13

 

 

38

 

 

213

85

Tây Ninh

7.883

 

4.353

451

3.079

 

 

 

7.097

2.059

Bình Dương

30

 

30

 

 

 

 

 

1.687

113

Đồng Nai

1.533

80

215

21

848

369

 

 

4.849

1.580

Bà Rịa-V.Tàu

247

 

51

 

135

61

 

 

2.820

59

TP Hồ Chí Minh

2.200

 

 

 

 

2.200

 

 

 

 

ĐBS Cửu Long

38.803

137

8.237

1.013

35

28.360

-

1.021

79.298

1.745

Long An

19.365

 

5.399

635

 

13.331

 

 

5.109

 

Tiền Giang

151

-

123

-

-

28

-

-

20.381

34

Bến Tre

3.550

 

50

 

 

3.500

 

 

3.000

 

Trà Vinh

6.289

 

2.348

 

 

3.005

 

936

9.232

215

Vĩnh Long

64

5

2

3

 

55

 

 

8.140

166

Đồng Tháp

284

18

83

38

 

60

 

85

4.636

32

An Giang

499

65

213

178

35

8

 

 

 

 

Kiên Giang

5.740

 

 

 

 

5.740

 

 

1.200

 

Cần Thơ

190

11

19

160

 

 

 

 

1.997

295

Hậu Giang

-

 

 

 

 

 

 

 

4.880

 

Sóc Trăng

2.672

39

 

 

 

2.633

 

 

16.759

494

Bạc Liêu

-

 

 

 

 

 

 

 

2.500

 

Cà Mau

-

 

 

 

 

 

 

 

1.465

510

 

Phụ lục 6

KẾT QUẢ SẢN XUẤT THỦY SẢN THÁNG 02, 2 THÁNG NĂM 2014

Đơn vị tính: 1000 Tấn

TT

CHỈ TIÊU

Năm 2013

Năm 2014

So sánh % năm

tháng 2

2 tháng

1 tháng

Ước tháng 2

Ước 2 tháng

tháng 2

2 tháng

 

1

2

3

4

5

6

7=(5/3)*100

8=(6/4)*100

 

Tổng sản lượng

353

752,6

398

369

767

105

102

I

Sản lượng khai thác

210

428

216

228

444

109

104

1,1

Khai thác biển

198

402

204

215

419

109

104

1,2

Khai thác nội địa

12

26

12

13

25

108

96

II

Sản lượng nuôi trồng

143

324,6

182

141

323

99

100

 

Phụ lục 7

TÌNH HÌNH XUẤT, NHẬP KHẨU NÔNG LÂM THỦY SẢN TOÀN NGÀNH

Tháng 2 năm 2014

Đơn vị tính: Lượng (1.000tấn); Giá trị (triệu USD)

Chỉ tiêu

TH 2 tháng - 2013

Ư.TH tháng 2/2014

Ư.TH 2 tháng - 2014

% so sánh 2014/2013

Lượng

Giá trị

Lượng

Giá trị

Lượng

Giá trị

Lượng

Giá trị

A

1

2

7

8

9

10

11

12

XUẤT KHẨU

 

 

 

 

 

 

 

 

Tổng kim ngạch XK

 

3.963

 

1.535

 

3.792

 

95,7%

1. Nông sản chính, trong đó:

 

2.179

 

771

 

1.731

 

79,5%

Cà phê

324

678

136

254

279

519

86,3%

76,6%

Cao su

139

379

38

80

104

215

74,6%

56,7%

Gạo

800

360

333

154

702

330

87,7%

91,6%

Chè

19

29

6

8

15

24

81,1%

84,5%

Hạt điều

28

165

9

57

28

169

99,9%

102,4%

Hạt tiêu

21

140

9

63

19

132

91,9%

94,5%

Hàng rau quả

 

131

 

52

 

136

 

103,8%

Sắn và sản phẩm từ sắn

969

297

343

102

652

206

67,3%

69,4%

Trong đó: Sắn

614

146

228

54

384

93

62,5%

63,6%

2. Thủy sản

 

744

 

335

 

919

 

123,5%

3. Lâm sản chính, trong đó:

 

776

 

275

 

837

 

107,8%

Quế

 

5,0

 

1,8

 

6

 

115,5%

Gỗ & sản phẩm gỗ

 

735

 

263

 

796

 

108,4%

Trong đó: Gỗ

 

516

 

125

 

507

 

98,2%

SP mây, tre, cói, thảm

 

36

 

11

 

35

 

95,9%

NHẬP KHẨU

 

 

 

 

 

 

 

 

Tổng kim ngạch NK

 

2.439

 

1.351

 

2.903

 

119,0%

Các mặt hàng nhập khẩu chính

 

1.933

 

1.113

 

2.320

 

120,0%

Phân bón các loại

528

223

286

98

487

154

92,2%

6.9,1%

- U RE

11

4

5

2

9

4

81,8%

100,0%

- S A

142

29

59

8

147

20

103,5%

69,0%

- D A P

95

52

92

40

102

44

107,4%

84,6%

- N P K

73

36

0

-

3

2

4,1%

5,6%

- Các loại phân bón khác

207

102

130

48

226

84

109,2%

82,4%

Thuốc trừ sâu & nguyên liệu

 

177

 

65

 

131

 

74,0%

Lúa mỳ

232

86

147

47

307

98

132,3%

114,0%

Thức ăn gia súc và nguyên liệu

 

358

 

172

 

375

 

104,7%

Dầu mỡ động, thực vật

 

97

 

27

 

80

 

82,5%

Cao su

49

122

19

43

43

92

87,8%

75,4%

Bông các loại

88

167

64

123

114

220

129,5%

131,7%

Sữa & sản phẩm sữa

 

178

 

79

 

161

 

90,4%

Gỗ & sản phẩm gỗ

 

201

 

132

 

280

 

139,3%

Muối

 

2

 

2

 

3

 

140,1%

Hàng thủy sản

 

86

 

75

 

175

 

203,5%

Hàng rau quả

 

46

 

29

 

66

 

143,5%

Ngô

165

60

676

175

1.256

326

761,2%

543,3%

Hạt điều

44

45

14

17

28

36

63,6%

80,0%

Đậu tương

138

85

49

29

211

123

152,9%

144,7%


Phụ lục 8

THỰC HIỆN VỐN ĐẦU TƯ XÂY DỰNG CƠ BẢN 2 THÁNG NĂM 2014

(Theo Kế hoạch của Bộ)

Đơn vị tính: Triệu đồng

TT

Danh mục

KH 2014 được giao

Trong đó:

Thu hồi ứng trước

Ước thực hiện đến tháng BC

Tỷ lệ % TH/KH

Vốn Trong nước

Vốn Ngoài nước

Tổng số

Vốn Trong nước

Vốn Ngoài nước

Tổng số

Vốn TN

Vốn NN

 

TỔNG CỘNG ( = A + B )

13.649.180

9.360.180

4.930.000

1.166.443

1.777.800

1.677.800

142.000

13,02

17,92

2,88

A

VỐN NGÂN SÁCH NHÀ NƯỚC

7.049.180

2.760.180

4.930.000

263.980

577.800

477.800

142.000

8,20

17,31

2,88

I

Vốn thực hiện dự án

6.511.500

2.222.500

4.930.000

259.500

552.700

452.700

142.000

8,49

20,37

2,88

1

Thủy lợi

3.709.200

1.481.200

2.757.500

205.800

470.800

370.800

100.000

12,69

25,03

3,63

2

Nông nghiệp

1.392.300

167.300

952.500

34.000

42.000

42.000

30.000

3,02

25,10

3,15

3

Lâm nghiệp

701.600

95.600

890.500

14.200

17.100

17.100

10.000

2,44

17,89

1,12

4

Thủy sản

255.900

105.900

249.500

5.500

7.200

7.200

2.000

2,81

6,80

0,80

5

Giáo dục - Đào tạo

203.000

173.000

30.000

 

8.500

8.500

0

4,19

4,91

 

6

Khoa học - Công nghệ

40.000

40.000

 

 

3.700

3.700

0

9,25

9,25

 

7

Chương trình trọng điểm phát triển và ứng dụng công nghệ sinh học

16.500

16.500

 

 

500

500

0

3,03

3,03

 

8

Quản lý chất lượng NLT sản

94.500

44.500

50.000

 

500

500

0

0,53

1,12

 

9

Đầu tư khác

98.500

98.500

 

 

2.400

2.400

0

2,44

2,44

 

II

Vốn đầu tư theo các mục tiêu nhiệm vụ cụ thể

473.000

473.000

 

3.000

22.720

22.720

0

4,80

4,80

 

1

Chương trình nuôi trồng thủy sản

132.000

132.000

 

 

1.000

1.000

0

0,76

0,76

 

2

Chương trình phát triển giống

81.000

81.000

 

 

5.000

5.000

0

6,17

6,17

 

3

Chương trình neo đậu, tránh trú bão

98.000

98.000

 

3.000

6.000

6.000

0

6,12

6,12

 

4

Chương trình phát triển, bảo vệ rừng

12.000

12.000

 

 

720

720

0

6,00

6,00

 

5

Chương trình Biển Đông, Hải đảo

150.000

150.000

 

 

10.000

10.000

0

6,67

6,67

 

III

Chương trình mục tiêu quốc gia

1.480

1.480

 

1.480

1.480

1.480

0

100,0

100,0

 

IV

Vốn chuẩn bị đầu tư

9.200

9.200

 

 

900

900

0

9,78

9,78

 

V

Bổ sung dư trữ Quốc gia

54.000

54.000

 

 

0

0

0

-

-

 

B

VỐN TP CHÍNH PHỦ

6.600.000

6.600.000

 

902.463

1.200.000

1.200.000

0

18,18

18,18

 

 

Phụ lục 9

THỰC HIỆN VỐN ĐẦU TƯ XÂY DỰNG CƠ BẢN 2 THÁNG NĂM 2014

(Theo Kế hoạch của Chính phủ)

Đơn vị tính: Triệu đồng

TT

Danh mục

KH 2014 được giao

Trong đó:

Thu hồi ứng trước

Ước thực hiện đến tháng BC

Tỷ lệ % TH/KH

Vốn Trong nước

Vốn Ngoài nước

Tổng số

Vốn Trong nước

Vốn Ngoài nước

Tổng số

Vốn TN

Vốn NN

 

TỔNG CỘNG ( = A + B )

11.060.180

9.360.180

1.700.000

1.166.443

1.777.800

1.677.800

142.000

16,07

17,92

8,35

A

VỐN NGÂN SÁCH NHÀ NƯỚC

4.460.180

2.760.180

1.700.000

263.980

577.800

477.800

142.000

12,95

17,31

8,35

I

Vốn thực hiện dự án

3.922.500

2.222.500

1.700.000

259.500

552.700

452.700

142.000

14,09

20,37

8,35

1

Thủy lợi

2.370.200

1.481.200

889.000

205.800

470.800

370.800

100.000

19,86

25,03

11,25

2

Nông nghiệp

582.300

167.300

415.000

34.000

42.000

42.000

30.000

7,21

25,10

7,23

3

Lâm nghiệp

261.600

95.600

166.000

14.200

17.100

17.100

10.000

6,54

17,89

6,02

4

Thủy sản

255.900

105.900

150.000

5.500

7.200

7.200

2.000

2,81

6,80

1,33

5

Giáo dục - Đào tạo

203.000

173.000

30.000

 

8.500

8.500

 

4,19

4,91

 

6

Khoa học - Công nghệ

40.000

40.000

 

 

3.700

3.700

 

9,25

9,25

 

7

Chương trình trọng điểm phát triển và ứng dụng công nghệ sinh học

16.500

16.500

 

 

500

500

 

3,03

3,03

 

8

Quản lý chất lượng NLT sản

94.500

44.500

50.000

 

500

500

 

0,53

1,12

 

9

Đầu tư khác

98.500

98.500

 

 

2.400

2.400

 

2,44

2,44

 

II

Vốn đầu tư theo các mục tiêu nhiệm vụ cụ thể

473.000

473.000

0

3.000

22.720

22.720

0

4,80

4,80

 

1

Chương trình nuôi trồng thủy sản

132.000

132.000

 

 

1.000

1.000

 

0,76

0,76

 

2

Chương trình phát triển giống

81.000

81.000

 

 

5.000

5.000

 

6,17

6,17

 

3

Chương trình neo đậu, tránh trú bão

98.000

98.000

 

3.000

6.000

6.000

 

6,12

6,12

 

4

Chương trình phát triển, bảo vệ rừng

12.000

12.000

 

 

720

720

 

6,00

6,00

 

5

Chương trình Biển Đông, Hải đảo

150.000

150.000

 

 

10.000

10.000

 

6,67

6,67

 

III

Chương trình mục tiêu quốc gia

1.480

1.480

 

1.480

1.480

1.480

 

100,00

100,0

 

IV

Vốn chuẩn bị đầu tư

9.200

9.200

 

 

900

900

 

9,78

9,78

 

V

Bổ sung dự trữ Quốc gia

54.000

54.000

 

 

 

 

 

-

-

 

B

VỐN TRÁI PHIẾU CP

6.600.000

6.600.000

 

902.463

1.200.000

1.200.000

 

18,18

18,18

 

 



1 Tp. Đà Nẵng, Phú Yên, Quảng Ngãi, Khánh Hòa, Gia Lai, Long An, An Giang, Đồng Tháp, Sóc Trăng, Bạc Liêu và Hậu Giang

2 các tỉnh miền Trung và Đồng bằng sông Cửu Long

3 Quảng Nam, Bình Định, Khánh Hòa, Long An, Bạc Liêu, An Giang, Đồng Tháp, Hậu Giang và Kiên Giang

4 Bắc Cạn, Bình Phước, Bình Thuận, Đăk Lắc, Đồng Nai, Đăk Nông, Gia Lai, Hòa Bình, Khánh Hòa, Kon Tum, Lâm Đồng, Ninh Thuận, Tây Ninh

5 Tp Hồ Chí Minh, Tiền Giang, Bến Tre, Sóc Trăng và Cà Mau

6 Nghệ An, Bến Tre, TP. Cần Thơ, Phú Thọ, Thanh Hóa;