- 1 Luật xử lý vi phạm hành chính 2012
- 2 Nghị định 109/2013/NĐ-CP quy định xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực quản lý giá, phí, lệ phí, hóa đơn
- 3 Luật Xử lý vi phạm hành chính sửa đổi 2020
- 4 Nghị định 49/2016/NĐ-CP sửa đổi Nghị định 109/2013/NĐ-CP quy định xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực quản lý giá, phí, lệ phí, hóa đơn
BỘ TÀI CHÍNH | CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM |
Số: 12651/BTC-CST | Hà Nội, ngày 05 tháng 11 năm 2021 |
Kính gửi: Ủy ban nhân dân Thành phố Hồ Chí Minh
Bộ Tài chính nhận được công văn số 2908/UBND-KT ngày 27/8/2021 của Ủy ban nhân dân Thành phố Hồ Chí Minh phản ánh vướng mắc trong xử phạt vi phạm hành chính theo quy định tại Nghị định số 109/2013/NĐ-CP ngày 24/9/2013 của Chính phủ quy định xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực quản lý giá, phí, lệ phí, hóa đơn và Nghị định số 49/2016/NĐ-CP ngày 27/5/2016 sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị định số 109/2013/NĐ-CP.
Về vấn đề này, Bộ Tài chính có ý kiến như sau:
1. Về người có thẩm quyền áp dụng biện pháp khắc phục hậu quả “Buộc người vi phạm nộp đủ số phí, lệ phí gian lận, trốn nộp”
Căn cứ quy định tại Luật Xử lý vi phạm hành chính năm 2013 (đã được sửa đổi tại Luật số 67/2020/QH14) và Điều 43 Nghị định số 109/2013/NĐ-CP, ngoài những người có thẩm quyền xử phạt vi phạm hành chính quy định tại Điều 43 Nghị định số 109/2013/NĐ-CP thì những người có thẩm quyền xử phạt vi phạm hành chính và áp dụng biện pháp khắc phục hậu quả quy định từ Điều 39 đến Điều 43, Điều 45 và từ Điều 47 đến Điều 51 Luật Xử lý vi phạm hành chính năm 2013 (đã được sửa đổi tại Luật số 67/2020/QH14) mà có thẩm quyền áp dụng biện pháp khắc phục hậu quả quy định tại điểm i, điểm k khoản 1 Điều 28 Luật Xử lý vi phạm hành chính năm 2013, trong phạm vi chức năng, nhiệm vụ được giao phát hiện hành vi vi phạm quy định về nộp phí, lệ phí (quy định tại Điều 24 Nghị định số 109/2013/NĐ-CP đã được sửa đổi, bổ sung tại khoản 2 Điều 2 Nghị định số 49/2016/NĐ-CP) thuộc lĩnh vực do mình quản lý thì có quyền áp dụng biện pháp khắc phục hậu quả “Buộc người vi phạm nộp đủ số phí, lệ phí gian lận, trốn nộp”.
2. Về người có thẩm quyền xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực phí và lệ phí
Căn cứ quy định tại Luật Xử lý vi phạm hành chính năm 2013 (đã được sửa đổi tại Luật số 67/2020/QH14) và Điều 43 Nghị định số 109/2013/NĐ-CP thì ngoài các chức danh đã liệt kê cụ thể tại Điều 43 Nghị định số 109/2013/NĐ-CP thì các chức danh khác quy định từ Điều 39 đến Điều 43, Điều 45 và từ Điều 47 đến Điều 51 Luật Xử lý vi phạm hành chính năm 2013 (đã được sửa đổi tại Luật số 67/2020/QH14), trong phạm vi chức năng, nhiệm vụ được giao mà phát hiện hành vi vi phạm trong lĩnh vực quản lý phí và lệ phí quy định tại Nghị định số 109/2013/NĐ-CP (đã được sửa đổi, bổ sung tại Nghị định số 49/2016/NĐ-CP) thuộc lĩnh vực do mình quản lý thì có thẩm quyền xử phạt hành vi vi phạm theo quy định tại Luật Xử lý vi phạm hành chính.
Bộ Tài chính trả lời để Ủy ban nhân dân Thành phố Hồ Chí Minh biết và thực hiện./.
| KT. BỘ TRƯỞNG |
- 1 Công văn số 2840/TCT-TVQT về việc xử lý vi phạm hành chính trong lĩnh vực phí, lệ phí do Bộ tài chính ban hành
- 2 Thông tư 186/2013/TT-BTC Hướng dẫn thực hiện xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực phí, lệ phí do Bộ Tài chính ban hành
- 3 Thông tư 31/2014/TT-BTC hướng dẫn xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực quản lý giá tại Nghị định 109/2013/NĐ-CP quy định xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực quản lý giá, phí, lệ phí, hóa đơn do Bộ trưởng Bộ Tài chính ban hành
- 4 Công văn 6255/TCHQ-PC năm 2021 thực hiện Nghị định 118/2021/NĐ-CP do Tổng cục Hải quan ban hành