ỦY BAN DÂN TỘC | CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM |
Số: 1313/UBDT-CSDT | Hà Nội, ngày 07 tháng 10 năm 2020 |
Kính gửi: Bộ Nội vụ
Phúc đáp văn bản số 4915/BNV-CQĐP ngày 18/9/2020 của Bộ Nội vụ về việc tổng hợp và đề xuất giải quyết vướng mắc khi thực hiện sắp xếp đơn vị hành chính cấp huyện, cấp xã, Ủy ban Dân tộc báo cáo một số nội dung khó khăn, vướng mắc và kiến nghị giải quyết khó khăn vướng mắc khi thực hiện chính sách đặc thù như sau:
1. Về một số nội dung khó khăn, vướng mắc
a) Đối với các xã khu vực III, khu vực II, khu vực I và thôn đặc biệt khó khăn thuộc vùng dân tộc thiểu số và miền núi giai đoạn 2016-2020 theo các Quyết định số 582/QĐ-TTg ngày 28/4/2017, Quyết định số 103/QĐ-TTg ngày 22/01/2019 của Thủ tướng Chính phủ, sau sắp xếp, sáp nhập có những trường hợp sau:
- Sáp nhập hai hay nhiều xã khu vực III với nhau.
- Sáp nhập hai hay nhiều xã hoặc một phần các xã đã được phê duyệt khu vực III với xã khu vực II, khu vực I, xã đã đạt chuẩn nông thôn mới.
- Đổi tên hoặc sử dụng tên xã mới.
Trong khi, các chính sách đặc thù được áp dụng cho các xã khu vực III, khu vực II, khu vực I là khác nhau nên không có cơ sở để áp dụng chính sách, nhất là các chính sách đối với vùng khó khăn, đặc biệt khó khăn (các chính sách đang thực hiện, như: hỗ trợ trực tiếp hộ nghèo, cận nghèo, vay vốn ưu đãi, cấp thẻ bảo hiểm y tế, hỗ trợ phát triển sản xuất, nước sạch, hỗ trợ học sinh, sinh viên đi học...).
Theo quy định của Nghị quyết 32/NQ-CP: “...đơn vị hành chính cấp huyện, cấp xã mới hình thành sau khi sắp xếp được áp dụng chính sách đặc thù cao nhất của một trong các đơn vị hành chính cấp huyện, cấp xã trước khi sắp xếp...”. Nếu thực hiện theo quy định, các chính sách hỗ trợ trực tiếp cho con người sẽ phát sinh ngân sách nhà nước, khó đảm bảo.
b) Đối với các xã, thôn thuộc diện đầu tư Chương trình 135 giai đoạn 2016-2020, có một số trường hợp như sau:
- Sáp nhập hai hoặc nhiều xã đặc biệt khó khăn, xã biên giới, xã an toàn khu, hai hoặc nhiều thôn đặc biệt khó khăn thuộc diện đầu tư của Chương trình 135 sáp nhập với nhau
- Sáp nhập một xã đặc biệt khó khăn, thôn đặc biệt khó khăn thuộc diện đầu tư Chương trình 135 với xã, thôn không thuộc diện đầu tư của Chương trình 135 (bao gồm cả xã đã được công nhận hoàn thành mục tiêu Chương trình).
- Đổi tên xã đặc biệt khó khăn, thôn đặc biệt khó khăn sau khi sáp nhập.
Với việc thay đổi này dẫn đến khó khăn trong việc xác định đối tượng thụ hưởng, mức phân bổ nguồn lực cho các xã, thôn sau khi sáp nhập, chia tách, đổi tên (khi các xã/thôn đặc biệt khó khăn sáp nhập với nhau nay phân bổ theo định mức của 1 xã hay các xã cộng gộp, xã/thôn sau khi sáp nhập đổi tên khác không còn tên trong diện đầu tư của Chương trình đã được cấp có thẩm quyền phê duyệt thì có tiếp tục được đầu tư không....).
2. Kiến nghị giải pháp
Để tháo gỡ khó khăn, vướng mắc khi triển khai thực hiện các chính sách đặc thù đối với các xã, thôn sau sắp xếp, Ủy ban Dân tộc kiến nghị:
a) Các chính sách đối với các xã khu vực III, khu vực II, khu vực I và thôn đặc biệt khó khăn thuộc vùng dân tộc thiểu số và miền núi giai đoạn 2016-2020 sau khi sắp xếp lại đề nghị thực hiện như thời điểm trước sáp nhập cho đến khi cấp có thẩm quyền ban hành Quyết định thay thế, sửa đổi, bổ sung (đối tượng đang thụ hưởng chính sách đặc thù tiếp tục thụ hưởng; đối tượng trước đây chưa được thụ hưởng chính sách đặc thù sau sáp nhập chưa được thụ hưởng).
b) Đối với các xã, thôn thuộc diện đầu tư Chương trình 135 giai đoạn 2016-2020:
- Đối với xã, thôn được sáp nhập từ các xã, thôn đặc biệt khó khăn với nhau: Bố trí nguồn vốn trên cơ sở cộng gộp nguồn vốn đầu tư hỗ trợ của các xã, thôn đặc biệt khó khăn trước khi sáp nhập cho xã mới.
- Đối với xã, thôn được sáp nhập từ các xã, thôn đặc biệt khó khăn với xã, thôn không đặc biệt khó khăn: Bố trí nguồn vốn của các xã, thôn đặc biệt khó khăn để đầu tư, hỗ trợ cho xã mới sáp nhập nhưng chỉ tập trung cho địa bàn được phê duyệt đặc biệt khó khăn (địa bàn thuộc xã, thôn đặc biệt khó khăn trước khi chia tách, sáp nhập).
- Đối với các xã, thôn đặc biệt khó khăn đổi tên sau khi sáp nhập thì sử dụng tên xã, thôn mới để tổ chức thực hiện.
Trên đây là nội dung báo cáo của Ủy ban Dân tộc, đề nghị Bộ Nội vụ tổng hợp, báo cáo Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ xem xét quyết định./.
| KT. BỘ TRƯỞNG, CHỦ NHIỆM |
- 1 Nghị quyết 115/2020/QH14 về thí điểm cơ chế, chính sách tài chính - ngân sách đặc thù đối với thành phố Hà Nội do Quốc hội ban hành
- 2 Nghị quyết 32/NQ-CP năm 2019 về Kế hoạch thực hiện sắp xếp các đơn vị hành chính cấp huyện, cấp xã trong giai đoạn 2019-2021 do Chính phủ ban hành
- 3 Quyết định 103/QĐ-TTg năm 2019 về phê duyệt bổ sung, điều chỉnh và đổi tên danh sách thôn đặc biệt khó khăn, xã khu vực III, khu vực II, khu vực I thuộc vùng dân tộc thiểu số và miền núi giai đoạn 2016-2020 do Thủ tướng Chính phủ ban hành
- 4 Công văn 1979/BKHĐT-KTDV năm 2018 trả lời kiến nghị của Ủy ban nhân dân tỉnh Lạng Sơn về cơ chế, chính sách tài chính đặc thù đối với Khu kinh tế cửa khẩu Đồng Đăng và các cửa khẩu trên địa bàn tỉnh Lạng Sơn do Bộ Kế hoạch và Đầu tư ban hành
- 5 Thông tư 32/2018/TT-BTC hướng dẫn thực hiện Nghị định 74/2017/NĐ-CP quy định cơ chế, chính sách đặc thù đối với Khu Công nghệ cao Hòa Lạc do Bộ Tài chính ban hành
- 6 Quyết định 582/QĐ-TTg năm 2017 phê duyệt danh sách thôn đặc biệt khó khăn, xã khu vực III, khu vực II, khu vực I thuộc vùng dân tộc thiểu số và miền núi giai đoạn 2016-2020 do Thủ tướng Chính phủ ban hành
- 1 Nghị quyết 115/2020/QH14 về thí điểm cơ chế, chính sách tài chính - ngân sách đặc thù đối với thành phố Hà Nội do Quốc hội ban hành
- 2 Công văn 1979/BKHĐT-KTDV năm 2018 trả lời kiến nghị của Ủy ban nhân dân tỉnh Lạng Sơn về cơ chế, chính sách tài chính đặc thù đối với Khu kinh tế cửa khẩu Đồng Đăng và các cửa khẩu trên địa bàn tỉnh Lạng Sơn do Bộ Kế hoạch và Đầu tư ban hành
- 3 Thông tư 32/2018/TT-BTC hướng dẫn thực hiện Nghị định 74/2017/NĐ-CP quy định cơ chế, chính sách đặc thù đối với Khu Công nghệ cao Hòa Lạc do Bộ Tài chính ban hành