Hệ thống pháp luật
Đang tải nội dung, vui lòng chờ giây lát...
Đang tải nội dung, vui lòng chờ giây lát...

BỘ NÔNG NGHIỆP
VÀ PHÁT TRIỂN NÔNG THÔN
CỤC QUẢN LÝ CHẤT LƯỢNG NÔNG LÂM SẢN VÀ THỦY SẢN
-------

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh Phúc
------------------

Số: 1320/QLCL-TTPC
V/v kết quả rà soát, thống kê thủ tục hành chính nhóm 2 theo QĐ 367

Hà Nội, ngày 20 tháng 05 năm 2015

 

Kính gửi: Cục Chăn nuôi

Thực hiện Văn bản số 3339/BNN-PC ngày 25/4/2015 về việc triển khai kế hoạch đơn giản hóa thủ tục hành chính (TTHC) trọng tâm năm 2015, Cục Quản lý Chất lượng Nông lâm sản và Thủy sản đã rà soát, thống kê danh mục thủ tục hành chính nhóm 2 theo Quyết định số 367/QĐ-BNN-PC thuộc phạm vi quản lý của Cục theo các mẫu hướng dẫn tại Văn bản 254/BTP-KSTT, như sau:

1. Danh mục văn bản pháp luật có liên quan, danh mục TTHC của nhóm 2 (Phụ lục 1).

2. Danh mục TTHC và sơ đồ tổng thể (Phụ lục 2).

3. Phương án đơn giản hóa TTHC nhóm 2 (Phụ lục 3).

(các phụ lục gửi kèm)

Đề nghị Cục Chăn nuôi tổng hợp, báo cáo Bộ./.

 

 

Nơi nhận:
- Như trên;
- Cục trưởng (để b/c);
- Phòng CL2,
- Lưu: VT, TTPC.

KT. CỤC TRƯỞNG
PHÓ CỤC TRƯỞNG




Phùng Hữu Hào

 

BÁO CÁO

PHƯƠNG ÁN ĐƠN GIẢN HÓA ĐỐI VỚI NHÓM TTHC, QUY ĐỊNH LIÊN QUAN ĐẾN SẢN XUẤT, KINH DOANH ĐỘNG VẬT, SẢN PHẨM ĐỘNG VẬT TRÊN CẠN TỪ KHI NUÔI/SỬ DỤNG CON GIỐNG ĐẾN PHÂN PHỐI, XUẤT KHẨU

A. KHÁI QUÁT TÌNH HÌNH TRIỂN KHAI THỰC HIỆN KẾ HOẠCH

1. Thực hiện Quyết định 367/QĐ-BNN-PC ngày 29/01/2015 của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn ban hành Kế hoạch đơn giản hóa thủ tục hành chính trọng tâm năm 2015, Cục trưởng đã ban hành Quyết định số 76/QĐ-QLCL ngày 12/02/2015 về việc ban hành kế hoạch đơn giản hóa thủ tục hành chính trọng tâm năm 2015 của Cục.

2. Cục trưởng đã chỉ đạo Phòng Quản lý chất lượng nông sản đã tiến hành rà soát, đơn giản hóa nhóm TTHC, quy định có liên quan đến sản xuất, kinh doanh động vật, sản phẩm động vật trên cạn từ khi nuôi/sử dụng con giống đến phân phối, xuất khẩu.

3. Những khó khăn, vướng mắc trong quá trình triển khai:

a) Các TTHC, quy định có liên quan đến sản xuất, kinh doanh động vật, sản phẩm động vật trên cạn từ khi nuôi/sử dụng con giống đến phân phối, xuất khẩu được quy định ở nhiều văn bản khác nhau do nhiều đơn vị tham mưu trình Bộ trưởng ban hành, do vậy việc xác định các TTHC, quy định có liên quan và tiến hành rà soát nhằm đề xuất phương án đơn giản hóa đối với từng bộ phận cấu thành thủ tục hành chính còn gặp khó khăn, vướng mắc.

b) Chưa có sự thống nhất, phối hợp chặt chẽ giữa đơn vị chủ trì và đơn vị được giao phối hợp trong việc rà soát, đề xuất phương án đơn giản hóa đối với nhóm TTHC quy định có liên quan của nhóm 2.

4. Đề xuất, kiến nghị:

a) Cần có sự phối hợp, thống nhất giữa đơn vị chủ trì và đơn vị phối hợp trong việc rà soát, đề xuất phương án đơn giản hóa TTHC, quy định có liên quan của nhóm 2;

b) Sau khi có đề xuất phương án đơn giản hóa TTHC, Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn chỉ đạo các đơn vị có liên quan sớm xây dựng văn bản QPPL trình cơ quan, người có thẩm quyền ban hành nhằm thực thi phương án đơn giản hóa TTHC đã được rà soát; chuẩn hóa, công bố, công khai trên cơ sở dữ liệu quốc gia về TTHC; chỉ đạo các đơn vị có liên quan niêm yết, công khai tại nơi trực tiếp tiếp nhận, giải quyết TTHC.

B. KẾT QUẢ ĐƠN GIẢN HÓA

I. Nhóm TTHC, quy định liên quan đến đến sản xuất, kinh doanh động vật, sản phẩm động vật trên cạn từ khi nuôi/sử dụng con giống đến phân phối, xuất khẩu

- Tổng số TTHC trong nhóm: 06 TTHC.

- Số TTHC đề nghị đơn giản hóa: 05 TTHC, trong đó:

+ Số TTHC đề nghị bãi bỏ, hủy bỏ: 0 TTHC;

+ Số TTHC đề nghị thay thế: 0 TTHC;

+ Số TTHC đề nghị sửa đổi, bổ sung: 05 TTHC;

- Tỷ lệ cắt giảm sau đơn giản hóa: 38,7%

+ Tổng chi phí tuân thủ TTHC trước khi đơn giản hóa: 14.135.013.900 đồng/năm;

+ Tổng chi phí tuân thủ TTHC sau khi đơn giản hóa: 8.663.908.900 đồng/năm;

+ Tổng chi phí tiết kiệm: 5.471.105.000 đồng/năm;

Cụ thể như sau:

1. Thủ tục hành chính: Xác nhận kiến thức an toàn thực phẩm cho cá nhân, tổ chức.

Mã số TTHC trên Cơ sở dữ liệu quốc gia: Không

a. Nội dung đơn giản hóa

(i) Nội dung 1: Thành phần hồ sơ: Bỏ “Giấy tờ chứng minh đã nộp lệ phí theo quy định của pháp luật về phí và lệ phí”.

Lý do: Tổ chức/cá nhân nộp phí, lệ phí khi được kiểm tra để xác nhận kiến thức ATTP; không nộp phí, lệ phí khi gửi hồ sơ đăng ký.

(ii) Nội dung 2:Thành phần hồ sơ: Bỏ “Bản sao Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp hoặc Giấy chứng nhận hoạt động của chi nhánh, văn phòng đại diện hoặc Giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh hợp tác xã” đối với tổ chức.

Lý do: Thành phần hồ sơ này đã yêu cầu khi cơ sở đăng ký kiểm tra, chứng nhận đủ điều kiện bảo đảm ATTP (đối với cá nhân không yêu cầu).

b. Kiến nghị thực thi:

Sửa đổi Điều 10 Thông tư liên tịch số 13/2014/TTLT-BYT-BNNPTNT-BCT ngày 09/4/2014 của Bộ Y tế, Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn và Bộ Công Thương.

c. Lợi ích phương án đơn giản hóa

- Chi phí tuân thủ TTHC trước khi đơn giản hóa:4.724.603.900 đồng/năm

- Chi phí tuân thủ TTHC sau khi đơn giản hóa: 3.096.948.900 đồng/năm

- Chi phí tiết kiệm: 1.627.655.000 đồng/năm

- Tỷ lệ cắt giảm chi phí: 34.45%

2. Thủ tục hành chính: Kiểm tra, cấp Giấy chứng nhận cơ sở sản xuất, kinh doanh nông lâm thủy sản đủ điều kiện an toàn thực phẩm.

Mã số TTHC trên Cơ sở dữ liệu quốc gia: Không

a. Nội dung đơn giản hóa:

(i) Nội dung 1: Bỏ yêu cầu bản sao công chứng hoặc bản sao kèm theo bản chính để đối chiếu đối với các giấy tờ sau: Giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh hoặc giấy chứng nhận đầu tư có ngành nghề sản xuất, kinh doanh thực phẩm hoặc giấy chứng nhận kinh tế trang trại.

Lý do: Đoàn kiểm tra có thể đối chiếu khi kiểm tra thực tế tại cơ sở.

(ii) Nội dung 2: Bỏ yêu cầu xác nhận của cơ sở sản xuất, kinh doanh đối với các giấy tờ sau: Danh sách chủ cơ sở và người trực tiếp sản xuất, kinh doanh thực phẩm đã được cấp giấy xác nhận kiến thức về an toàn thực phẩm.

Lý do: Đoàn kiểm tra đối chiếu khi kiểm tra thực tế tại cơ sở.

(iii) Nội dung 3: Bỏ yêu cầu xác nhận của cơ sở sản xuất, kinh doanh đối với các giấy tờ sau: Danh sách chủ cơ sở và người trực tiếp sản xuất kinh doanh thực phẩm đã được cơ sở y tế cấp huyện trở lên cấp xác nhận đủ sức khoẻ.

Lý do: Đoàn kiểm tra đối chiếu khi kiểm tra thực tế tại cơ sở.

(iv) Nội dung 4: Trường hợp cơ sở đã được kiểm tra, xếp loại A/B: Bỏ hết các thành phần hồ sơ, trừ đơn đề nghị cấp GCN ATTP.

Lý do: Do cơ sở đã được xếp loại A/B (đủ điều kiện bảo đảm an toàn thực phẩm).

(v) Nội dung 5: Đề xuất rút ngắn thời gian cấp Giấy chứng nhận đủ điều kiện ATTP còn 05 ngày làm việc đối với trường hợp cơ sở đã được kiểm tra, xếp loại A/B.

Lý do: Không phải tổ chức kiểm tra thực tế tại cơ sở, chỉ thẩm tra lại hồ sơ kiểm tra, xếp loại cơ sở và sau đó cấp giấy chứng nhận.

b. Kiến nghị thực thi:

Sửa đổi Điều 18 Thông tư số 45/2014/TT-BNNPTNT ngày 03/12/2014 của Bộ Nông nghiệp và PTNT.

c. Lợi ích phương án đơn giản hóa

- Chi phí tuân thủ TTHC trước khi đơn giản hóa: 3.819.600.000 đồng/năm

- Chi phí tuân thủ TTHC sau khi đơn giản hóa: 1.964.625.000 đồng/năm

- Chi phí tiết kiệm: 1.854.975.000 đồng/năm

- Tỷ lệ cắt giảm chi phí: 48.56 %

3. Thủ tục hành chính: Cấp lại Giấy chứng nhận cơ sở sản xuất, kinh doanh nông lâm thủy sản đủ điều kiện an toàn thực phẩm đối với trường hợp Giấy chứng nhận sắp hết hạn.

Mã số TTHC trên Cơ sở dữ liệu quốc gia: Không

a. Nội dung đơn giản hóa:

(i) Nội dung 1: Bỏ yêu cầu bản sao công chứng hoặc bản sao kèm theo bản chính để đối chiếu đối với các giấy tờ sau: Giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh hoặc giấy chứng nhận đầu tư có ngành nghề sản xuất, kinh doanh thực phẩm hoặc giấy chứng nhận kinh tế trang trại.

Lý do: Đoàn kiểm tra có thể đối chiếu khi kiểm tra thực tế tại cơ sở.

ii) Nội dung 2: Bỏ yêu cầu xác nhận của cơ sở sản xuất, kinh doanh đối với các giấy tờ sau: Danh sách chủ cơ sở và người trực tiếp sản xuất, kinh doanh thực phẩm đã được cấp giấy xác nhận kiến thức về an toàn thực phẩm.

Lý do: Đoàn kiểm tra có thể đối chiếu khi kiểm tra thực tế tại cơ sở.

(iii) Nội dung 3: Bỏ yêu cầu xác nhận của cơ sở sản xuất, kinh doanh đối với các giấy tờ sau: Danh sách chủ cơ sở và người trực tiếp sản xuất kinh doanh thực phẩm đã được cơ sở y tế cấp huyện trở lên cấp xác nhận đủ sức khoẻ.

Lý do: Đoàn kiểm tra có thể đối chiếu khi kiểm tra thực tế tại cơ sở.

b. Kiến nghị thực thi:

Sửa đổi Điều 18 Thông tư số 45/2014/TT-BNNPTNT ngày 03/12/2014 của Bộ Nông nghiệp và PTNT.

c. Lợi ích phương án đơn giản hóa:

- Chi phí tuân thủ TTHC trước khi đơn giản hóa: 2.231.000.000 đồng/năm

- Chi phí tuân thủ TTHC sau khi đơn giản hóa: 1.616.525.000 đồng/năm

- Chi phí tiết kiệm: 614.475.000 đồng/năm

- Tỷ lệ cắt giảm chi phí: 27.54 %

4. Thủ tục hành chính: Cấp lại Giấy chứng nhận cơ sở sản xuất, kinh doanh nông lâm thủy sản đủ điều kiện an toàn thực phẩm đối với trường hợp Giấy chứng nhận bị mất, hỏng, thất lạc hoặc có sự thay đổi, bổ sung thông tin trên Giấy chứng nhận ATTP.

Mã số TTHC trên Cơ sở dữ liệu quốc gia: Không

a. Nội dung đơn giản hóa: Không.

Lý do: TTHC đã được đơn giản hóa trong quá trình xây dựng văn bản.

b. Kiến nghị thực thi: Không.

c. Lợi ích phương án đơn giản hóa

- Chi phí tuân thủ TTHC trước khi đơn giản hóa: 34.810.000 đồng/năm

- Chi phí tuân thủ TTHC sau khi đơn giản hóa: ... đồng/năm

- Chi phí tiết kiệm: 0 đồng/năm

- Tỷ lệ cắt giảm chi phí: 0%

5. Thủ tục hành chính: Đăng ký lần đầu xác nhận nội dung quảng cáo thực phẩm

a) Nội dung đơn giản hóa

(i) Nội dung 1: Bỏ yêu cầu bản sao có chứng thực đối với Giấy chứng nhận cơ sở đủ điều kiện an toàn thực phẩm (áp dụng đối với cơ sở sản xuất kinh doanh trong nước);

Lý do: Giấy chứng nhận cơ sở đủ điều kiện an toàn thực phẩm là do cơ quan thực hiện cấp, do đó dễ dàng tra cứu, không phải yêu cầu chứng thực.

(ii) Nội dung 2: Bỏ yêu cầu bản sao chứng thực, chỉ yêu cầu bản sao có xác nhận của tổ chức đăng ký đối với Giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh phù hợp của cơ sở sản xuất kinh doanh

Lý do: Thực hiện theo chỉ thị 17/CT-TTg

(iii) Nội dung 3: Bỏ yêu cầu bản sao có chứng thực đối với bản công bố hợp quy (đối với sản phẩm phải công bố hợp quy), công bố hợp chuẩn (nếu có);

Lý do: Thực hiện theo chỉ thị 17/CT-TTg

(iv) Nội dung 4: Về thời gian thực hiện thủ tục: Trong thời gian không quá 10 ngày làm việc kể từ ngày nhận được hồ sơ đăng ký đầy đủ và hợp lệ, cơ quan thường trực thông báo kết quả thẩm định cho cơ sở

Điều chỉnh thời gian trả kết quả của TTHC từ 20 ngày xuống còn 10 ngày

Lý do: Thay đổi hình thức thẩm định hồ sơ, xin ý kiến chuyên gia để rút ngắn thời gian xử lý và để hài hòa với quy định tại Thông tư 08/2013/TT-BYT về xác nhận quảng cáo thực phẩm thuộc lĩnh vực của Bộ Y tế.

b) Kiến nghị thực thi

Sửa đổi Khoản 1 Điều 8, Khoản 1 Điều 10 Thông tư số 75/2011 ngày 31/10/2011 Quy định về đăng ký và xác nhận nội dung quảng cáo thực phẩm thuộc lĩnh vực quản lý của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn

c) Lợi ích phương án đơn giản hóa:

- Chi phí tuân thủ TTHC trước khi đơn giản hóa: 1.893.000.000 đồng/năm

- Chi phí tuân thủ TTHC sau khi đơn giản hóa: 1.161.000.000 đồng/năm

- Chi phí tiết kiệm: 732.000.000 đồng/năm

- Tỷ lệ cắt giảm chi phí: 38,7%

6. Thủ tục đăng ký lại xác nhận nội dung quảng cáo thực phẩm

a) Nội dung đơn giản hóa

(i) Nội dung 1: Trường hợp giấy xác nhận hết thời hạn hiệu lực, cơ sở gửi Giấy đề nghị xác nhận nội dung quảng cáo thực phẩm theo mẫu quy định tại Phụ lục 2 ban hành kèm theo Thông tư này

Lý do: Nội dung quảng cáo không có thay đổi

b) Kiến nghị thực thi

Sửa đổi Khoản 2 Điều 8 Thông tư số 75/2011 ngày 31/10/2011 Quy định về đăng ký và xác nhận nội dung quảng cáo thực phẩm thuộc lĩnh vực quản lý của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn

c) Lợi ích phương án đơn giản hóa:

- Chi phí tuân thủ TTHC trước khi đơn giản hóa: 1.432.000.000 đồng/năm

- Chi phí tuân thủ TTHC sau khi đơn giản hóa: 790.00.000 đồng/năm

- Chi phí tiết kiệm: 642.000.000 đồng/năm

- Tỷ lệ cắt giảm chi phí: 44,8%


Phụ lục 1.

Mẫu số 01 theo Văn bản số 254/BTP-KSTT

DANH MỤC THỦ TỤC HÀNH CHÍNH, QUY ĐỊNH LIÊN QUAN ĐẾN SẢN XUẤT, KINH DOANH ĐỘNG VẬT, SẢN PHẨM ĐỘNG VẬT TRÊN CẠN TỪ KHI NUÔI/SỬ DỤNG CON GIỐNG ĐẾN PHÂN PHỐI, XUẤT KHẨU

(thuộc phạm vi quản lý của Cục Quản lý Chất lượng Nông lâm sản và Thủy sản)

I. TẬP HỢP VĂN BẢN PHÁP LUẬT

Stt

Tên văn bản pháp luật

Tên TTHC

Ghi chú

1

Thông tư 75/2011/TT-BNNPTNT ngày 31/10/2011 Quy định về đăng ký và xác nhận nội dung quảng cáo thực phẩm thuộc lĩnh vực quản lý của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn

a) Đăng ký lần đầu xác nhận nội dung quảng cáo thực phẩm (quy định tại Khoản 1 Điều 8 Thông tư 75/2011/TT-BNNPTNT ngày 31/10/2011)

b) Đăng ký lại xác nhận nội dung quảng cáo thực phẩm (quy định tại Khoản 2 Điều 8 Thông tư 75/2011/TT-BNNPTNT ngày 31/10/2011)

TTHC công bố theo quyết định: 1076/QĐ-BNN-QLCL ngày 10/5/2012

2

Thông tư số 45/2014/TT-BNNPTNT ngày 03/12/2014 Quy định việc kiểm tra cơ sở sản xuất, kinh doanh vật tư nông nghiệp và kiểm tra, chứng nhận cơ sở sản xuất, kinh doanh nông lâm thủy sản đủ điều kiện an toàn thực phẩm

a) Kiểm tra, cấp Giấy chứng nhận cơ sở sản xuất, kinh doanh nông lâm thủy sản đủ điều kiện an toàn thực phẩm (quy định tại khoản 4 Điều 18 Thông tư số 45/2014/TT-BNNPTNT ngày 03/12/2014)

b) Cấp lại Giấy chứng nhận cơ sở sản xuất, kinh doanh nông lâm thủy sản đủ điều kiện an toàn thực phẩm đối với trường hợp Giấy chứng nhận sắp hết hạn (quy định tại điểm a khoản 5 Điều 18 Thông tư số 45/2014/TT-BNNPTNT ngày 03/12/2014)

c) Cấp lại Giấy chứng nhận cơ sở sản xuất, kinh doanh nông lâm thủy sản đủ điều kiện an toàn thực phẩm đối với trường hợp Giấy chứng nhận bị mất, hỏng, thất lạc hoặc có sự thay đổi, bổ sung thông tin trên Giấy chứng nhận ATTP (quy định tại điểm b khoản 5 Điều 18 Thông tư số 45/2014/TT-BNNPTNT ngày 03/12/2014)

TTHC công bố theo quyết định 471/QĐ-BNN-QLCL ngày 16/2/2015

3

Thông tư liên tịch 13/2014/TTLT-BYT-BNNPTNT-BCT ngày 09/4/2014

Xác nhận kiến thức an toàn thực phẩm cho cá nhân, tổ chức (quy định tại Điều 10 Thông tư liên tịch 13/2014/TTLT-BYT-BNNPTNT-BCT ngày 09/4/2014)

Quyết định số 4780/QĐ-BNN-QLCL ngày 31/10/2014

II. DANH MỤC THỦ TỤC HÀNH CHÍNH

STT

Tên TTHC

Cơ quan tiếp nhận thực hiện

Thứ tự trong nhóm TTHC

Căn cứ xác định thứ tự TTHC

Ghi chú

1

Xác nhận kiến thức an toàn thực phẩm cho cá nhân, tổ chức

Cơ quan kiểm tra

Thủ tục hành chính đầu tiên

Chương IV Thông tư liên tịch số 13/2014/TTLT-BYT-BCT-BNNPTNT

 

2

Kiểm tra, cấp Giấy chứng nhận cơ sở sản xuất, kinh doanh nông lâm thủy sản đủ điều kiện an toàn thực phẩm.

Cơ quan kiểm tra

Thực hiện sau thủ tục hành chính đầu tiên

Theo quy định tại khoản 4 Điều 18 Thông tư số 45/2014/TT-BNNPTNT ngày 03/12/2014

 

3

Cấp lại Giấy chứng nhận cơ sở sản xuất, kinh doanh nông lâm thủy sản đủ điều kiện an toàn thực phẩm đối với trường hợp Giấy chứng nhận sắp hết hạn.

Cơ quan kiểm tra

Thực hiện sau thủ tục hành chính: Kiểm tra, cấp Giấy chứng nhận cơ sở sản xuất, kinh doanh nông lâm thủy sản đủ điều kiện an toàn thực phẩm.

Theo quy định tại điểm a khoản 5 Điều 18 Thông tư số 45/2014/TT-BNNPTNT ngày 03/12/2014

Nếu thuộc trường hợp này

4

Cấp lại Giấy chứng nhận cơ sở sản xuất, kinh doanh nông lâm thủy sản đủ điều kiện an toàn thực phẩm đối với trường hợp Giấy chứng nhận bị mất, hỏng, thất lạc hoặc có sự thay đổi, bổ sung thông tin trên Giấy chứng nhận ATTP.

Cơ quan kiểm tra

Thực hiện sau thủ tục hành chính: Kiểm tra, cấp Giấy chứng nhận cơ sở sản xuất, kinh doanh nông lâm thủy sản đủ điều kiện an toàn thực phẩm.

Theo quy định tại điểm b khoản 5 Điều 18 Thông tư số 45/2014/TT-BNNPTNT ngày 03/12/2014

Nếu thuộc trường hợp này

5

Đăng ký lần đầu xác nhận nội dung quảng cáo thực phẩm

Cục Quản lý Chất lượng Nông lâm sản và Thủy sản/Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn

Thực hiện sau thủ tục hành chính: Kiểm tra, cấp Giấy chứng nhận cơ sở sản xuất, kinh doanh nông lâm thủy sản đủ điều kiện an toàn thực phẩm.

Khoản 1 Điều 8 Thông tư 75/2011/TT-BNNPTNT ngày 31/10/2011

Thủ tục hành chính đầu tiên trong việc xác nhận nội dung quảng cáo

6

Đăng ký lại xác nhận nội dung quảng cáo thực phẩm

Cục Quản lý Chất lượng NLS&TS/ Sở NNPTNT

Thực hiện sau TTHC: Đăng ký lần đầu xác nhận nội dung quảng cáo

Khoản Điều 8 Thông tư 75/2011/TT-BNNPTNT ngày 31/10/2011

 

 

Phụ lục 2.

Mẫu số 02 theo Văn bản số 254/BTP-KSTT

DANH MỤC THỦ TỤC HÀNH CHÍNH VÀ SƠ ĐỒ TỔNG THỂ

Nhóm TTHC: Quy định liên quan đến sản xuất, kinh doanh động vật, sản phẩm động vật trên cạn từ khi nuôi/sử dụng con giống đến phân phối, xuất khẩu (nhóm 2)

I. DANH MỤC THỦ TỤC HÀNH CHÍNH

STT

Tên TTHC

Cơ quan trực tiếp thực hiện

Thứ tự trong nhóm TTHC

Căn cứ xác định thứ tự TTHC

Ghi chú

1

Xác nhận kiến thức an toàn thực phẩm cho cá nhân, tổ chức

Cơ quan kiểm tra

Thủ tục hành chính đầu tiên

- Theo quy định tại khoản 1 Điều 36 Luật an toàn thực phẩm

- Theo quy định tại Điều 10 Thông tư liên tịch 13/2014/TTLT-BYT-BNNPTNT-BCT ngày 09/4/2014;

- Theo quy định tại Điều 19 Thông tư số 45/2014/TT-BNNPTNT ngày 03/12/2014

 

2

Kiểm tra, cấp Giấy chứng nhận cơ sở sản xuất, kinh doanh nông lâm thủy sản đủ điều kiện an toàn thực phẩm.

Cơ quan kiểm tra

Thực hiện sau TTHC đầu tiên:

Theo quy định tại khoản 4 Điều 18 Thông tư số 45/2014/TT-BNNPTNT ngày 03/12/2014

 

3

Cấp lại Giấy chứng nhận cơ sở sản xuất, kinh doanh nông lâm thủy sản đủ điều kiện an toàn thực phẩm đối với trường hợp Giấy chứng nhận sắp hết hạn.

Cơ quan kiểm tra

Thực hiện sau TTHC:

- Thủ tục hành chính đầu tiên.

- Kiểm tra, cấp Giấy chứng nhận cơ sở sản xuất, kinh doanh nông lâm thủy sản đủ điều kiện an toàn thực phẩm

Theo quy định tại điểm a khoản 5 Điều 18 Thông tư số 45/2014/TT-BNNPTNT ngày 03/12/2014

 

4

Cấp lại Giấy chứng nhận cơ sở sản xuất, kinh doanh nông lâm thủy sản đủ điều kiện an toàn thực phẩm đối với trường hợp Giấy chứng nhận bị mất, hỏng, thất lạc hoặc có sự thay đổi, bổ sung thông tin trên Giấy chứng nhận ATTP.

Cơ quan kiểm tra

Thực hiện sau TTHC:

- Cấp Giấy xác nhận kiến thức về an toàn thực phẩm

- Kiểm tra, cấp Giấy chứng nhận cơ sở sản xuất, kinh doanh nông lâm thủy sản đủ điều kiện an toàn thực phẩm

Theo quy định tại điểm b khoản 5 Điều 18 Thông tư số 45/2014/TT-BNNPTNT ngày 03/12/2014

 

5

Đăng ký lần đầu xác nhận nội dung quảng cáo thực phẩm

Cục Quản lý Chất lượng Nông lâm sản và Thủy sản/Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn

Thực hiện sau TTHC:

- Cấp Giấy chứng nhận cơ sở đủ điều kiện an toàn thực phẩm đối với cơ sở sản xuất, kinh doanh nông lâm thủy sản

Theo quy định tại: Khoản 1 Điều 8 Thông tư 75/2011/TT-BNNPTNT ngày 31/10/2011

Thủ tục hành chính đầu tiên trong việc xác nhận nội dung quảng cáo

6

Đăng ký lại xác nhận nội dung quảng cáo thực phẩm

Cục Quản lý Chất lượng Nông lâm sản và Thủy sản/Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn

Thực hiện sau TTHC: Đăng ký lần đầu xác nhận nội dung quảng cáo

Theo quy định định tại: tại Khoản 2 Điều 8 Thông tư 75/2011/TT-BNNPTNT ngày 31/10/2011

 

II. SƠ ĐỒ TỔNG THỂ

Ghi chú: Các thủ tục hành chính có mũi tên nét đứt (----->) là các thủ tục hành chính chỉ thực hiện trong một số trường hợp nhất định.