Hệ thống pháp luật
Đang tải nội dung, vui lòng chờ giây lát...
Đang tải nội dung, vui lòng chờ giây lát...

BỘ TÀI CHÍNH
TỔNG CỤC THUẾ
-------

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
---------------

Số: 1320/TCT-KK
V/v: Tiểu mục hạch toán tiền chậm nộp đối với một số khoản thu trên ứng dụng TMS

Hà Nội, ngày 30 tháng 3 năm 2020

 

Kính gửi: Cục Thuế các tỉnh/thành phố trực thuộc trung ương

Tổng cục Thuế nhận được phản ánh vướng mắc về việc hạch toán tiền chậm nộp đối với khoản tiền thu hồi hoàn thuế GTGT và khoản thu phí khai thác, sử dụng thông tin dữ liệu đo đạc và bản đồ trên ứng dụng TMS. Về vấn đề này, Tổng cục Thuế hướng dẫn thực hiện như sau:

1. Hướng dẫn tiểu mục hạch toán tiền chậm nộp

Căn cứ Khoản 1 Điều 4 Thông tư số 99/2016/TT-BTC ngày 29/06/2016 của Bộ Tài chính hướng dẫn về quản lý hoàn thuế giá trị gia tăng:

"1. Kinh phí hoàn thuế giá trị gia tăng được bố trí trong dự toán ngân sách hàng năm do Quốc Hội quyết định ".

Căn cứ Khoản 1 Điều 25 Thông tư số 99/2016/TT-BTC ngày 29/06/2016 của Bộ Tài chính hướng dẫn về quản lý hoàn thuế giá trị gia tăng:

“1. Số tiền thu hồi hoàn thuế giá trị gia tăng nộp trong năm ngân sách nào thì được hạch toán giảm chi hoàn thuế giá trị gia tăng của năm ngân sách đó”

Căn cứ Nghị quyết 343/2017/NQ-UBTVQH14 ngày 19/1/2017 của ủy ban thường vụ Quốc hội nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam quy định về lập thẩm tra, quyết định kế hoạch tài chính 05 năm quốc gia, kế hoạch đầu tư công trung hạn 5 năm quốc gia, kế hoạch tài chính - ngân sách nhà nước 03 năm quốc gia, dự toán ngân sách nhà nước, phương án phân bổ ngân sách trung ương và phê chuẩn quyết toán ngân sách nhà nước hàng năm: Kinh phí hoàn thuế gia tăng được bố trí trong dự toán ngân sách hàng năm từ nguồn thu của hoạt động xuất nhập khẩu/

Căn cứ Khoản 1, Khoản 2 Điều 3 và Điều 5 Thông tư 342/2016/TT-BTC ngày 30/12/2016 của Bộ Tài chính quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành một số điều của Nghị định số 163/2016/NĐ-CP ngày 21/12/2016 của Chính Phủ quy định chi tiết thi hành một số điều của Luật Ngân sách nhà nước:

'Điều 3. Nguồn thu của ngân sách trung ương

1. Các khoản thu ngân sách trung ương hưởng 100% (bao gồm khoản tiền chậm nộp theo quy định của Luật Quản lý thuế), gồm:

a) Thuế giá trị gia tăng thu từ hàng hóa nhập khẩu;

đ) Thuế tài nguyên, thuế thu nhập doanh nghiệp, thuế giá trị gia tăng, lãi được chia cho nước chủ nhà, các loại phí, tiền cho thuê mặt nước, các khoản thuế phí và thu khác từ hoạt động thăm dò, khai thác dầu, khí.

g) Phí thu từ các hoạt động dịch vụ do các cơ quan nhà nước trung ương thực hiện, không kể khoản được cấp có thẩm quyền cho khấu trừ để khoán chi phí hoạt động.

2. Các khoản thu phân chia theo tỷ lệ phần trăm (%) giữa ngân sách trung ương và ngân sách địa phương (bao gồm cả khoản tiền chậm nộp theo quy định của Luật Quản lý thuế), gồm:

a) Thuế giá trị gia tăng, bao gồm cả thuế giá trị gia tăng của các nhà thầu phụ phát sinh từ các hoạt động dịch vụ phục vụ hoạt động thăm dò và khai thác dầu, khí, không kể thuế giá trị gia tăng quy định tại điểm a và đ khoản 1 Điều này;

…”

"Điều 5. Nguồn thu của ngân sách địa phương

1. Các khoản thu ngân sách địa phương hưởng 100% (bao gồm cả khoản tiền chậm nộp theo quy định của Luật quản lý thuế), gồm:

n) Phí thu từ các hoạt động dịch vụ do các cơ quan nhà nước địa phương thực hiện, không kể khoản được cấp có thẩm quyền cho khấu trừ để khoán chi phí hoạt động. ".

Căn cứ Khoản 1 Điều 2 Thông tư 196/2016/TT-BTC ngày 08/11/2016 quy định mức thu, chế độ thu, nộp, quản lý và sử dụng phí khai thác, sử dụng thông tin dữ liệu đo đạc và bản đồ:

"Điều 2. Tổ chức thu và người nộp phí

1. Tổ chức thu phí gồm: Trung tâm Thông tin dữ 1iệu đo đạc và bản đồ, Chi cục Đo đạc và Bản đồ phía Nam thuộc Cục Đo đạc và Bản đồ Việt Nam, Bộ Tài nguyên và Môi trường, các đơn vị có chức năng tiếp nhận, lưu trữ, quản lý và cung cấp thông tin dữ liệu đo đạc và bản đồ thuộc Sở Tài nguyên và Môi trường ".

Theo hướng dẫn tại Thông tư số 324/2016/TT-BTC ngày 21/12/2016 của Bộ Tài chính quy định hệ thống mục lục ngân sách nhà nước (hiệu lực thi hành về hệ thống MLNSNN từ năm ngân sách 2018 trở đi):

Khoản thu tiền chậm nộp thuế giá trị gia tăng từ hàng hóa sản xuất kinh doanh trong nước khác còn lại được hạch toán tiểu mục 4931.

Khoản thu tiền chậm nộp đối với các khoản thu khác còn lại về dầu khí hạch toán tiểu mục 4942.

Khoản thu tiền chậm nộp các khoản khác điều tiết 100% ngân sách trung ương theo quy định của pháp luật do ngành thuế quản lý được hạch toán tiểu mục 4943.

Khoản thu tiền chậm nộp các khoản khác điêu tiết 100% ngân sách địa phương theo quy định của pháp luật do ngành thuế quan lý được hạch toán tiểu mục 4944.

Khoản thu phí khai thác, sử dụng thông tin dữ liệu đo đạc và bản đồ hạch toán tiểu mục 2637.

Theo hướng dẫn tại Thông tư số 300/2016/TT-BTC ngày 15/11/2016 của Bộ Tài chính quy định sửa đổi, bổ sung hệ thống mục lục ngân sách nhà nước (hiệu lực thi hành năm ngân sách 2017):

Khoản thu phí khai thác và sử dụng tài liệu dầu khí hạch toán tiểu mục 2637.

Căn cứ quy định nêu trên, khoản tiền chậm nộp thu hồi hoàn thuế giá trị gia tăng được hạch toán tiểu mục 4943 và khoản tiền chậm nộp phí khai thác, sử dụng thông tin dữ liệu đo đạc và bản đồ hạch toán tiểu mục 4943 (đối với trường hợp cơ quan nhà nước trung ương thực hiện thu phí) hoặc 4944 (đối với trường hợp cơ quan nhà nước địa phương thực hiện thu phí).

Từ kỳ thuế tháng 1/2020, Tổng cục Thuế thực hiện nâng cấp ứng dụng Quản lý thuế tập trung (TMS) để thay đổi tiểu mục hạch toán tiền chậm nộp thu hồi hoàn thuế giá trị gia tăng từ tiểu mục 4931 sang tiểu mục 4943 và tiểu mục hạch toán tiền chậm nộp phí khai thác, sử dụng thông tin dữ liệu đo đạc và bản đồ từ tiểu mục 4942 sang tiểu mục 4943/4944 (theo cơ quan thực hiện thu phí). Đề nghị cơ quan thuế hướng dẫn người nộp thuế biết và thực hiện thay thổi nêu trên.

2. Hướng dẫn xử lý dữ liệu phát sinh năm 2019

Đối với các khoản tiền chậm nộp thu hồi hoàn thuế giá trị gia tăng và khoản tiền chậm nộp phí khai thác, sử dụng thông tin dữ liệu đo đạc và bản đồ phát sinh từ năm 2019 trở đi cơ quan thuế rà soát và xử lý như sau:

a. Điều chỉnh chứng từ nộp thuế: Cơ quan thuế rà soát các chứng từ nộp thuế phát sinh từ năm 2019 trở đi của các khoản tiền chậm nộp thu hồi hoàn thuế giá trị gia tăng và tiền chậm nộp phí khai thác, sử dụng thông tin dữ liệu do đặc và bản đồ đã được ghi theo tiểu mục cũ. Cơ quan thuế lập Giấy đề nghị điều chỉnh thu ngân sách nhà nước (mẫu số C1-07/NS) cho các chứng từ này, gửi Kho bạc Nhà nước để đề nghị điều chỉnh từ tiểu mục cũ sang tiểu mục mới như sau:

- Tiền chậm nộp thu hồi hoàn thuế giá trị gia tăng điều chỉnh từ tiểu mục 4931 sang tiểu mục 4943;

- Tiền chậm nộp phí khai thác, sử dụng thông tin dữ liệu đo đạc và bản đồ điều chỉnh từ tiểu mục 4942 sang tiểu mục 4943/4944.

Sau khi nhận được chứng từ điều chỉnh của Kho bạc Nhà nước gửi về, cơ quan thuế thực hiện hạch toán vào ứng dụng TMS để điều chỉnh số thu NSNN, không điều chỉnh nghĩa vụ của người nộp thuế.

b. Điều chỉnh khoản phải nộp về tiền chậm nộp thu hồi hoàn thuế giá trị gia tăng và tiền chậm nộp phí khai thác, sử dụng thông tin dữ liệu đo đạc và bản đồ của người nộp thuế đã được ứng dụng TMS hạch toán theo tiểu mục cũ đến nay người nộp thuế vẫn chưa nộp NSNN: Cơ quan thuế rà soát để thực hiện điều chỉnh các khoản phải nộp này sang tiểu mục mới để tiếp tục theo dõi, đôn đốc người nộp thuế nộp tiền vào NSNN theo tiểu mục mới.

Lưu ý:

- Thời hạn phối hợp với KBNN đồng cấp hoàn thành việc điều chỉnh chứng từ nộp thuế tại điểm 2.a hoàn thành trước 30/4/2020.

quan thuế phải rà soát và đối chiếu để đảm bảo việc hạch toán điều chỉnh trên ứng dụng TMS nêu trên không làm sai lệch nghĩa vụ của người nộp thuế.

Tổng cục Thuế thông báo để các Cục Thuế biết, thực hiện./.

 

 

Nơi nhận:
- Như trên;
- KBNN (để phối hợp);
- Cục CNTT, Vụ QLN (TCT) (để phối hợp);
- Vụ PC-TCT;
- Lưu: VT, KK(2b).

KT. TỔNG CỤC TRƯỞNG
KT. PHÓ
TỔNG CỤC TRƯỞNG




Phi Vân Tuấn