BỘ GIAO THÔNG VẬN TẢI | CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM |
Số: 13225/BGTVT-KCHT | Hà Nội, ngày 20 tháng 11 năm 2018 |
Kính gửi: | - Tổng cục Đường bộ Việt Nam; |
Hiện nay trên hệ thống đường bộ của cả nước có nhiều công trình cầu với kết cấu dây (cáp) chịu lực (cầu dây văng, cầu dây võng, cầu extradosed, cầu vòm chạy dưới sử dụng cáp treo...) đang được xây dựng hoặc đã đưa vào khai thác sử dụng. Đây là những công trình có yêu cầu phải tuân thủ chặt chẽ các quy định kỹ thuật trong tất cả các giai đoạn thiết kế, thi công và khai thác sử dụng.
Để đảm bảo chất lượng công trình, tuổi thọ khai thác lâu dài cho các công trình cầu có kết cấu dây (cáp) chịu lực này cũng như cho phương tiện khi lưu thông trên cầu, Bộ Giao thông vận tải yêu cầu các đơn vị thực hiện ngay một số nhiệm vụ sau:
1- Với các công trình đang trong giai đoạn thiết kế, thi công:
1.1. Đối với hồ sơ thiết kế:
Yêu cầu các chủ đầu tư, Ban Quản lý dự án chỉ đạo Tư vấn thiết kế, Tư vấn giám sát và các đơn vị khác có liên quan:
- Khẩn trương tổ chức rà soát hồ sơ thiết kế; trong đó đặc biệt lưu ý đến xử lý cấu tạo, bố trí cốt thép đảm bảo khả năng chịu lực tại các vị trí chịu lực cục bộ lớn như vị trí neo cáp văng vào dầm chủ và tháp cầu, vị trí neo cáp từ dầm chủ vào trụ biên (đối với cầu dây văng) và vị trí neo cáp chủ xuống mố neo (đối với cầu dây võng).
- Thuyết minh, tính toán cụ thể các phương án thay thế cáp dây văng trong giai đoạn thi công và khai thác, đảm bảo an toàn chịu lực cho công trình.
1.2. Trong quá trình thi công:
Yêu cầu các Chủ đầu tư, Ban quản lý dự án chỉ đạo Nhà thầu, Tư vấn giám sát quản lý, giám sát chặt chẽ chất lượng thi công, trong đó lưu ý một số nội dung sau:
- Kiểm soát chặt chẽ ứng suất trong dầm, tháp; nội lực trong cáp văng; chuyển vị của dầm chủ, tháp; đối chiếu với các số liệu thiết kế để có giải pháp xử lý kịp thời, khống chế trắc dọc cầu để đảm bảo êm thuận, đảm bảo chất lượng thi công công trình;
- Lựa chọn vật liệu cáp văng, neo cáp, bộ chuyển hướng, giảm chấn, thép dầm chủ hoặc dầm ngang (đối với các cầu sử dụng thép cho các hạng mục này),... theo đúng hồ sơ thiết kế, hồ sơ chỉ dẫn kỹ thuật của Dự án đã được cấp có thẩm quyền phê duyệt. Xem xét lựa chọn nhà cung cấp vật liệu có uy tín, từng tham gia cung cấp cho các công trình cầu có quy mô lớn, tính chất kỹ thuật tương tự với dự án;
- Khi sử dụng cần cẩu để lắp đặt cáp văng, hệ thống cánh gió ở mặt bên của dầm (nếu có),... cần lưu ý không để cần cẩu va chạm với cáp văng đã lắp đặt làm hư hỏng cáp hoặc lớp bọc HDPE;
- Cần đặc biệt lưu ý lựa chọn vật liệu có khả năng chống ăn mòn cao đối với vật liệu cáp văng, lớp vỏ bảo vệ cáp, đầu neo cáp. Các chi tiết đầu neo cần có giải pháp để chống nước, hơi ẩm xâm nhập gây ăn mòn đầu neo và cáp;
- Trong quá trình thực hiện nếu có nội dung chưa phù hợp trong hồ sơ thiết kế hoặc kết cấu cầu có biểu hiện bất thường trong quá trình thi công (nứt, biến dạng lớn, ứng suất, nội lực vượt giá trị cho phép,...); yêu cầu các Chủ đầu tư, Ban Quản lý dự án chỉ đạo Tư vấn thiết kế, Tư vấn Giám sát, nhà thầu khẩn trương xác định nguyên nhân; đồng thời kịp thời báo cáo cấp có thẩm quyền và mời các chuyên gia trong, ngoài nước tham gia kiểm tra, đề xuất phương án xử lý ngay các vấn đề kỹ thuật, đảm bảo tuyệt đối an toàn và chất lượng thi công.
Các chủ đầu tư, Ban quản lý dự án, Tư vấn thiết kế, Tư vấn giám sát, Nhà thầu thi công chịu trách nhiệm trước pháp luật đối với các vi phạm quy định về quản lý chất lượng công trình nêu tại Nghị định 46/2015/NĐ-CP ngày 12/5/2015 của Chính phủ và các văn bản quy phạm pháp luật liên quan.
2- Với các công trình đã đưa vào khai thác sử dụng:
Tổng cục Đường bộ Việt Nam chỉ đạo các đơn vị quản lý các tuyến quốc lộ; Các Sở Giao thông vận tải chủ động tổ chức và tham mưu Ủy ban nhân dân tỉnh chỉ đạo các đơn vị quản lý các tuyến đường địa phương; Các Nhà đầu tư hoặc đơn vị quản lý các dự án, công trình cầu có kết cấu dây (cáp) chịu lực (trong đó có Tổng Công ty phát triển đường cao tốc Việt Nam VEC và các nhà đầu tư BOT với các tuyến đường được giao quản lý...) phải triển khai ngay:
- Lập, phê duyệt quy trình bảo trì (với các công trình chưa có). Trong quy trình bảo trì các công trình cầu có kết cấu dây (cáp) chịu lực, xem xét bổ sung yêu cầu: Định kỳ không quá 05 năm, tổ chức mod các đơn vị tư vấn và chuyên gia nhiều kinh nghiệm tham gia kiểm tra tổng thể toàn bộ kết cấu cầu như kiểm tra trực quan bề mặt dầm, trụ tháp, vị trí neo cáp văng trên dầm, trụ tháp, trụ neo, đạc kiểm tra trắc dọc cầu, chuyển vị gối cầu. Trong trường hợp có dấu hiệu bất thường cần xem xét mời Tư vấn kiểm định để tổ chức kiểm định chất lượng bộ phận, hạng mục công trình hoặc toàn bộ công trình (nếu cần) để kịp thời phát hiện, khắc phục các hư hỏng tránh để các hư hỏng phát triển trong thời gian dài, đe dọa đến an toàn chịu lực và tuổi thọ công trình.
- Thực hiện nghiêm túc các công việc về quản lý, bảo trì công trình theo quy định của Nghị định 46/2015/NĐ-CP ngày 12/5/2015 của Chính phủ, Thông tư 37/2015/TT-BGTVT ngày 07/6/2018 của Bộ Giao thông vận tải và các văn bản quy phạm pháp luật liên quan;
- Thường xuyên kiểm tra, tuần kiểm công trình để phát hiện kịp thời các vấn đề bất thường phát sinh trong quá trình khai thác sử dụng; nhanh chóng xác định nguyên nhân và tổ chức khắc phục kịp thời các bất cập để đảm bảo an toàn cho công trình cầu cũng như an toàn cho phương tiện lưu thông trên cầu;
- Rà soát, xây dựng các phương án xử lý, ứng phó trong các tình huống khẩn cấp như khi có gió bão lớn (vượt tốc độ gió thiết kế của công trình), khi xảy ra hỏa hoạn trên cầu...
Tổng cục Đường bộ Việt Nam, các Sở Giao thông vận tải (giao thông công chính), các nhà đầu tư và các đơn vị quản lý chịu trách nhiệm trước pháp luật đối với các vi phạm quy định về quản lý và bảo trì công trình nêu tại Nghị định 46/2015/NĐ-CP ngày 12/5/2015 của Chính phủ và các văn bản quy phạm pháp luật liên quan.
Bộ Giao thông vận tải yêu cầu các đơn vị liên quan nghiêm túc và khẩn trương thực hiện./.
| KT. BỘ TRƯỞNG |
- 1 Quyết định 634/QĐ-BGTVT năm 2019 về Kế hoạch thực hiện Đề án kiểm soát chất lượng dịch vụ vận tải và bảo đảm an toàn giao thông cho khách du lịch do Bộ trưởng Bộ Giao thông vận tải ban hành
- 2 Thông báo 430/TB-VPCP năm 2018 về kết luận của Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc tại buổi họp Thường trực Chính phủ về xử lý vướng mắc đối với các dự án đầu tư xây dựng kết cấu hạ tầng giao thông theo hình thức hợp đồng BOT do Văn phòng Chính phủ ban hành
- 3 Nghị định 125/2018/NĐ-CP sửa đổi Nghị định 64/2016/NĐ-CP sửa đổi Nghị định 11/2010/NĐ-CP quy định về quản lý và bảo vệ kết cấu hạ tầng giao thông đường bộ
- 4 Thông tư 37/2018/TT-BGTVT quy định về quản lý vận hành khai thác và bảo trì công trình đường bộ do Bộ trưởng Bộ Giao thông vận tải ban hành
- 5 Quyết định 1086/QĐ-BGTVT năm 2018 quy định về kỹ thuật thiết kế, thi công và nghiệm thu lớp tái sinh nguội bê tông nhựa tại chỗ bằng bitum bọt và xi măng trong kết cấu áo đường ôtô để áp dụng trong cải tạo, sửa chữa và nâng cấp kết cấu áo đường ô tô do Bộ Giao thông vận tải ban hành
- 6 Nghị định 46/2015/NĐ-CP về quản lý chất lượng và bảo trì công trình xây dựng
- 1 Quyết định 1086/QĐ-BGTVT năm 2018 quy định về kỹ thuật thiết kế, thi công và nghiệm thu lớp tái sinh nguội bê tông nhựa tại chỗ bằng bitum bọt và xi măng trong kết cấu áo đường ôtô để áp dụng trong cải tạo, sửa chữa và nâng cấp kết cấu áo đường ô tô do Bộ Giao thông vận tải ban hành
- 2 Nghị định 125/2018/NĐ-CP sửa đổi Nghị định 64/2016/NĐ-CP sửa đổi Nghị định 11/2010/NĐ-CP quy định về quản lý và bảo vệ kết cấu hạ tầng giao thông đường bộ
- 3 Thông báo 430/TB-VPCP năm 2018 về kết luận của Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc tại buổi họp Thường trực Chính phủ về xử lý vướng mắc đối với các dự án đầu tư xây dựng kết cấu hạ tầng giao thông theo hình thức hợp đồng BOT do Văn phòng Chính phủ ban hành
- 4 Quyết định 634/QĐ-BGTVT năm 2019 về Kế hoạch thực hiện Đề án kiểm soát chất lượng dịch vụ vận tải và bảo đảm an toàn giao thông cho khách du lịch do Bộ trưởng Bộ Giao thông vận tải ban hành