- 1 Luật Trợ giúp pháp lý 2017
- 2 Thông tư 12/2018/TT-BTP hướng dẫn hoạt động nghiệp vụ trợ giúp pháp lý và quản lý chất lượng vụ việc trợ giúp pháp lý do Bộ trưởng Bộ Tư pháp ban hành
- 3 Thông tư 03/2021/TT-BTP sửa đổi Thông tư 08/2017/TT-BTP hướng dẫn Luật Trợ giúp pháp lý và hướng dẫn giấy tờ trong hoạt động trợ giúp pháp lý; Thông tư 12/2018/TT-BTP hướng dẫn hoạt động nghiệp vụ trợ giúp pháp lý và quản lý chất lượng vụ việc trợ giúp pháp lý do Bộ Tư pháp ban hành
- 4 Nghị quyết 33/2021/QH15 về tổ chức phiên tòa trực tuyến do Quốc Hội ban hành
- 5 Quyết định 2069/QĐ-TTg năm 2021 về Danh mục dịch vụ sự nghiệp công cơ bản, thiết yếu thuộc ngành Tư pháp do Thủ tướng Chính phủ ban hành
- 6 Quyết định 2070/QĐ-TTg năm 2021 phê duyệt Quy hoạch mạng lưới các đơn vị sự nghiệp công lập thuộc phạm vi quản lý Nhà nước của ngành Tư pháp đến năm 2025, định hướng đến năm 2030 do Thủ tướng Chính phủ ban hành
- 7 Thông tư liên tịch 05/2021/TTLT-TANDTC-VKSNDTC-BCA-BQP-BTP hướng dẫn thi hành tổ chức phiên tòa trực tuyến do Chánh án Tòa án nhân dân tối cao - Viện trưởng Viện kiểm sát nhân dân tối cao - Bộ trưởng Bộ Công an - Bộ trưởng Bộ Quốc phòng - Bộ trưởng Bộ Tư pháp ban hành
- 8 Chương trình phối hợp 1603/CTPH-BTP-TANDTC năm 2022 về người thực hiện trợ giúp pháp lý trực tại Tòa án nhân dân do Bộ Tư pháp - Tòa án nhân dân tối cao ban hành
- 9 Nghị quyết 01/NQ-CP về nhiệm vụ, giải pháp chủ yếu thực hiện Kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội, Dự toán ngân sách nhà nước và cải thiện môi trường kinh doanh, nâng cao năng lực cạnh tranh quốc gia năm 2023 do Chính phủ ban hành
- 10 Công văn số 1234/BTP-TGPL năm 2023 hướng dẫn triển khai nội dung trợ giúp pháp lý tại Nghị quyết 01/NQ-CP do Bộ Tư pháp ban hành
BỘ TƯ PHÁP | CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM |
Số: 1345/BTP-TGPL | Hà Nội, ngày 10 tháng 4 năm 2023 |
Kính gửi: Sở Tư pháp tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương
Ngày 06/01/2023, Chính phủ ban hành Nghị quyết số 01/NQ-CP về nhiệm vụ, giải pháp chủ yếu thực hiện Kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội, Dự toán ngân sách nhà nước và cải thiện môi trường kinh doanh, nâng cao năng lực cạnh tranh quốc gia năm 2023 có đề ra nhiệm vụ: "Hiện đại hóa, tăng cường ứng dụng công nghệ thông tin trong hệ thống trợ giúp pháp lý; nâng cao vai trò, năng lực, tính chuyên nghiệp và chất lượng hệ thống trợ giúp pháp lý để người dân, doanh nghiệp dễ tiếp cận pháp luật; tăng cường công tác phối hợp trợ giúp pháp lý trong hoạt động tố tụng, trong hoạt động của chính quyền cơ sở". Trên cơ sở đó, ngày 04/4/2023, Bộ Tư pháp có Công văn số 1234/BTP-TGPL gửi Ủy ban nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương về việc hướng dẫn triển khai nội dung trợ giúp pháp lý tại Nghị quyết số 01/NQ-CP. Để triển khai có hiệu quả Công văn số 1234/BTP-TGPL, Bộ Tư pháp đề nghị Sở Tư pháp tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương thực hiện một số nhiệm vụ sau:
- Chỉ đạo Trung tâm trợ giúp pháp lý nhà nước tăng cường tổ chức và đổi mới hoạt động truyền thông về trợ giúp pháp lý bằng các hình thức đa dạng, phong phú bảo đảm hiệu quả, phù hợp với từng nhóm đối tượng, từng vùng miền, trong đó chú ý truyền thông các vụ việc trợ giúp pháp lý thành công để giới thiệu về quyền được trợ giúp pháp lý. Khai thác hiệu quả Trang thông tin điện tử của Trung tâm (nếu có) hoặc Sở Tư pháp phục vụ cho công tác truyền thông trợ giúp pháp lý và nâng cao hiệu quả, chất lượng hoạt động trợ giúp pháp lý; thường xuyên cập nhật, đăng tải các văn bản quy phạm pháp luật, cung cấp địa chỉ, số điện thoại đường dây nóng, email tiếp nhận, giải đáp thắc mắc, kiến nghị của người dân liên quan đến hoạt động trợ giúp pháp lý cho người dân, nhất là người thuộc diện được trợ giúp pháp lý để họ biết và liên hệ khi có tranh chấp, vướng mắc pháp luật.
- Chỉ đạo Trung tâm trợ giúp pháp lý nhà nước tập trung thực hiện vụ việc trợ giúp pháp lý, nhất là vụ việc tham gia tố tụng có chất lượng. Sở Tư pháp phát huy vai trò Chủ tịch Hội đồng phối hợp liên ngành về trợ giúp pháp lý trong hoạt động tố tụng đề nghị các cơ quan có thẩm quyền tiến hành tố tụng quan tâm thực hiện việc thông tin, giải thích quyền được trợ giúp pháp lý, chú trọng việc giới thiệu, chuyển gửi vụ việc trợ giúp pháp lý đến Trung tâm trợ giúp pháp lý nhà nước; phối hợp với Toà án nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương triển khai hiệu quả Chương trình phối hợp số 1603/CTPH-BTP-TANDTC về người thực hiện trợ giúp pháp lý trực tại Tòa án nhân dân.
- Phối hợp với các cơ quan nhà nước tại địa phương nói chung, hướng dẫn Phòng Tư pháp, Uỷ ban nhân dân cấp xã trong quá trình xử lý, giải quyết vụ việc liên quan đến công dân, nếu công dân thuộc diện người được trợ giúp pháp lý thì có trách nhiệm giải thích quyền được trợ giúp pháp lý và giới thiệu người được trợ giúp pháp lý đến Trung tâm trợ giúp pháp lý nhà nước theo quy định Điều 42 Luật Trợ giúp pháp lý, khoản 12 Điều 2 Thông tư số 03/2021/TT-BTP ngày 25/5/2021 của Bộ trưởng Bộ Tư pháp sửa đổi, bổ sung một số điều của Thông tư số 08/2017/TT-BTP ngày 15/11/2017 của Bộ trưởng Bộ Tư pháp quy định chi tiết một số điều của Luật Trợ giúp pháp lý và hướng dẫn giấy tờ trong hoạt động trợ giúp pháp lý, Thông tư số 12/2018/TT-BTP ngày 28/8/2018 của Bộ trưởng Bộ Tư pháp hướng dẫn một số hoạt động nghiệp vụ trợ giúp pháp lý và quản lý chất lượng vụ việc trợ giúp pháp lý.
- Chỉ đạo Trung tâm trợ giúp pháp lý nhà nước thực hiện dịch vụ công trực tuyến một số thủ tục hành chính trong lĩnh vực trợ giúp pháp lý đủ điều kiện nhằm giúp tiết kiệm thời gian, chi phí, tạo thuận lợi cho người được trợ giúp pháp lý tiếp cận và sử dụng dịch vụ trợ giúp pháp lý; tích cực sử dụng các hệ thống thông tin quản lý, phần mềm chuyên ngành trong lĩnh trợ giúp pháp lý.
- Chỉ đạo Trung tâm trợ giúp pháp lý nhà nước chủ động phối hợp với đơn vị chức năng của Ban Dân tộc, Sở Lao động - Thương binh và Xã hội, Sở Nông nghiệp và phát triển nông thôn và các Sở, ngành có liên quan lập dự toán kinh phí, tham mưu cơ quan chủ quản trình cấp có thẩm quyền phê duyệt quyết định và tổ chức triển khai có hiệu quả nội dung trợ giúp pháp lý trong 03 Chương trình mục tiêu quốc gia1 và các chương trình, đề án khác về trợ giúp pháp lý hoặc có nội dung về trợ giúp pháp lý.
- Tăng cường quản lý và tổ chức đánh giá chất lượng vụ việc, đánh giá hiệu quả vụ việc trợ giúp pháp lý tham gia tố tụng để xác định vụ việc trợ giúp pháp lý tham gia tố tụng thành công. Chỉ đạo Trung tâm trợ giúp pháp lý nhà nước tổ chức các giải pháp bảo đảm hiệu quả hoạt động trợ giúp pháp lý; thực hiện nghiêm túc công tác thẩm định chất lượng, đánh giá hiệu quả vụ việc trợ giúp pháp lý, xác định vụ việc trợ giúp pháp lý tố tụng thành công theo quy định; tăng cường tổ chức tập huấn, bồi dưỡng nâng cao năng lực cho đội ngũ người thực hiện trợ giúp pháp lý. Cử trợ giúp viên pháp lý, chuyên viên pháp lý của Trung tâm trợ giúp pháp lý nhà nước tham gia các lớp tập huấn ứng dụng công nghệ thông tin, an toàn, an ninh thông tin do các cơ quan, đơn vị có thẩm quyền tổ chức.
- Quan tâm tổ chức việc tuyển dụng viên chức, xây dựng vị trí việc làm cho Trung tâm trợ giúp pháp lý nhà nước, đào tạo nghề, bồi dưỡng đội ngũ chuyên viên để tạo nguồn bổ nhiệm trợ giúp viên pháp lý nhằm cung cấp dịch vụ trợ giúp pháp lý kịp thời cho người được trợ giúp pháp lý khi có yêu cầu; phối hợp với Sở Nội vụ về việc cử viên chức của Trung tâm trợ giúp pháp lý nhà nước có đủ điều kiện tham gia kỳ thi hoặc xét thăng hạng chức danh nghề nghiệp cho trợ giúp viên pháp lý theo quy định pháp luật; lập hồ sơ trình Ủy ban nhân dân cấp tỉnh bổ nhiệm, cấp thẻ Trợ giúp viên pháp lý cho viên chức đủ điều kiện theo quy định của pháp luật.
- Kiện toàn Trung tâm trợ giúp pháp lý nhà nước và Chi nhánh, trong đó chú trọng bảo đảm cơ cấu trợ giúp viên pháp lý, số lượng người làm việc tương xứng với vai trò là đơn vị sự nghiệp dịch vụ công thiết yếu theo Quyết định số 2069/QĐ-TTg ngày 08/12/2021 của Thủ tướng Chính phủ ban hành danh mục dịch vụ sự nghiệp công cơ bản, thiết yếu thuộc ngành Tư pháp và Quyết định số 2070/QĐ-TTg ngày 08/12/2021 của Thủ tướng Chính phủ phê duyệt quy hoạch mạng lưới các đơn vị sự nghiệp công lập thuộc phạm vi quản lý nhà nước của ngành Tư pháp đến năm 2025 (Biên chế Trung tâm trợ giúp pháp lý nhà nước giai đoạn 2021-2025 "không thuộc trường hợp giảm 10% biên chế sự nghiệp hưởng lương từ ngân sách nhà nước so với năm 2021"). Tham mưu cho Ủy ban nhân dân cấp tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương trong quá trình rà soát, sắp xếp, tổ chức lại các đơn vị sự nghiệp công lập "Ưu tiên bố trí, sắp xếp số lượng người làm việc cho Trung tâm trợ giúp pháp lý nhà nước trên cơ sở cân đối số dôi dư từ các đơn vị sự nghiệp chuyển sang tự chủ, sáp nhập, giải thể, bảo đảm ổn định và đủ nguồn lực đáp ứng đầy đủ, chất lượng nhu cầu trợ giúp pháp lý của người dân" theo đề nghị của Bộ Tư pháp tại Báo cáo số 141/BC-BTP ngày 14/7/2021 về sơ kết 05 năm triển khai thực hiện Đề án đổi mới công tác trợ giúp pháp lý giai đoạn 2015-2025. Kiện toàn nhân lực của Trung tâm trợ giúp pháp lý nhà nước đáp ứng yêu cầu ứng dụng công nghệ thông tin trong hoạt động trợ giúp pháp lý.
- Bảo đảm các điều kiện cơ sở vật chất cho Trung tâm trợ giúp pháp lý nhà nước và các Chi nhánh (nếu có) của Trung tâm hoạt động có hiệu quả, trong đó có việc tham gia phiên toà trực tuyến theo Nghị quyết số 33/2021/QH15 ngày 12/11/2021 của Quốc hội về tổ chức phiên tòa trực tuyến và Thông tư liên tịch số 05/2021/TTLT-TANDTC-VKSNDTC-BCA-BQP-BTP ngày 15/12/2021 của Tòa án nhân dân tối cao, Viện kiểm sát nhân dân tối cao, Bộ Công an, Bộ Quốc phòng và Bộ Tư pháp quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành tổ chức phiên tòa trực tuyến. Những địa phương chưa bố trí kinh phí, trang bị cơ sở vật chất cho Trung tâm trợ giúp pháp lý nhà nước tham gia phiên toà trực tuyến, Sở Tư pháp khẩn trương phối hợp với Sở Tài chính trình Ủy ban nhân dân cấp tỉnh xem xét bố trí kinh phí và phối hợp với Toà án nhân dân cấp tỉnh tổ chức triển khai thực hiện. Lập dự toán kinh phí gửi Sở Tài chính trình Ủy ban nhân dân cấp tỉnh phê duyệt bố trí, bổ sung, nâng cấp máy móc, trang thiết bị đáp ứng yêu cầu về an toàn, an ninh thông tin và vận hành hiệu quả các phần mềm, hệ thống thông tin quản lý trợ giúp pháp lý cho Trung tâm trợ giúp pháp lý nhà nước.
Trong quá trình tổ chức thực hiện, nếu có khó khăn vướng mắc cần giải đáp, đề nghị Sở Tư pháp liên hệ qua Cục Trợ giúp pháp lý (đồng chí Lê Thị Thuý, Phó Trưởng phòng Chính sách và quản lý nghiệp vụ trợ giúp pháp lý kiêm Phó Giám đốc phụ trách Trung tâm thông tin dữ liệu trợ giúp pháp lý, Cục Trợ giúp pháp lý, số điện thoại: 0246.2739.638 hoặc 0916.994.166. Email: ltthuy@moj.gov.vn)./.
| TL. BỘ TRƯỞNG |
1 Chương trình mục tiêu quốc gia giảm nghèo và an sinh xã hội bền vững giai đoạn 2021 - 2025, Chương trình mục tiêu quốc gia xây dựng nông thôn mới giai đoạn 2021 -2025, Chương trình mục tiêu quốc gia phát triển kinh tế - xã hội vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi giai đoạn 2021-2030, giai đoạn I: từ năm 2021 đến năm 2025.
- 1 Quyết định 1334/QĐ-BTP năm 2022 về Kế hoạch thực hiện chính sách trợ giúp pháp lý đối với người cao tuổi, người cao tuổi có khó khăn về tài chính giai đoạn 2022-2030 do Bộ trưởng Bộ Tư pháp ban hành
- 2 Thông tư 09/2022/TT-BTP bãi bỏ nội dung tại các Thông tư trong lĩnh vực trợ giúp pháp lý, hộ tịch do Bộ trưởng Bộ Tư pháp ban hành
- 3 Quyết định 228/QĐ-BTP năm 2023 công bố thủ tục hành chính được sửa đổi, bổ sung trong lĩnh vực trợ giúp pháp lý thuộc phạm vi chức năng quản lý của Bộ Tư pháp
- 4 Thông tư 10/2023/TT-BTP sửa đổi Thông tư 08/2017/TT-BTP hướng dẫn Luật Trợ giúp pháp lý và hướng dẫn giấy tờ trong hoạt động trợ giúp pháp lý và Thông tư 12/2018/TT-BTP hướng dẫn hoạt động nghiệp vụ trợ giúp pháp lý và quản lý chất lượng vụ việc trợ giúp pháp lý do Bộ trưởng Bộ Tư pháp ban hành