- 1 Thông tư 38/2014/TT-BCT hướng dẫn Nghị định 83/2014/NĐ-CP về kinh doanh xăng dầu do Bộ trưởng Bộ Công Thương ban hành
- 2 Thông tư 69/2016/TT-BTC quy định thủ tục hải quan đối với xăng dầu, hóa chất, khí xuất, nhập khẩu, tạm nhập tái xuất, chuyển khẩu, quá cảnh; nguyên liệu nhập khẩu để sản xuất và pha chế hoặc gia công xuất khẩu xăng dầu, khí; dầu thô xuất, nhập khẩu; hàng hóa xuất, nhập khẩu phục vụ hoạt động dầu khí do Bộ Tài chính ban hành
BỘ CÔNG THƯƠNG | CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM |
Số: 1355/XNK-THCS | Hà Nội, ngày 23 tháng 11 năm 2020 |
Kính gửi: Tổng cục Hải quan
Trả lời công văn số 6725/TCHQ-GSQL ngày 16 tháng 10 năm 2020 của Tổng cục Hải quan về việc tạm nhập tái xuất xăng dầu, Cục Xuất nhập khẩu - Bộ Công Thương có ý kiến như sau:
Xăng dầu là mặt hàng lỏng, hàng rời, có tính đặc thù trong việc tiếp nhận, lưu trữ, bảo quản. Xây dựng kho chứa xăng dầu cũng đòi hỏi nguồn vốn đầu tư khá lớn. Nếu đầu tư kho chứa chỉ để chứa riêng xăng dầu tạm nhập tái xuất và kinh doanh nội địa sẽ gây lãng phí cho doanh nghiệp. Do vậy, thực tiễn hiện nay, sản phẩm xăng dầu cùng chủng loại tạo từ các nguồn khác nhau như nhập khẩu, pha chế, tạm nhập tái xuất,... đều được chứa trong cùng hệ thống kho bể nội địa, không phân biệt nguồn gốc.
Đối với hoạt động kinh doanh tạm nhập, tái xuất xăng dầu: do đặc thù của mặt hàng xăng dầu, từ trước đến nay, Bộ Công Thương và Bộ Tài chính đã phối hợp ban hành các văn bản quản lý hoạt động kinh doanh tạm nhập tái xuất xăng dầu, theo đó cho phép thương nhân được tạm nhập xăng dầu theo một lô lớn và tái xuất nguyên lô hoặc theo từng lô nhỏ từ các kho chứa trong nội địa của thương nhân theo đúng số lượng và chủng loại đã tạm nhập thay vì phải tái xuất chính lô hàng đã tạm nhập khẩu.
Cụ thể, khoản 4 Điều 14 Thông tư số 38/2014/TT-BCT ngày 24 tháng 10 năm 2014 của Bộ Công Thương quy định: “Thương nhân được phép tạm nhập xăng dầu và nguyên liệu theo lô lớn và tái xuất nguyên lô hoặc theo từng lô nhỏ từ các kho chứa nội địa của thương nhân theo đúng số lượng và chủng loại đã tạm nhập”.
Khoản 2 Điều 11 Thông tư số 69/2016/TT-BTC ngày 06 tháng 05 năm 2016 của Bộ Tài chính quy định: “Xăng dầu, hóa chất, khí tái xuất được thực hiện thủ tục hải quan tại Chi cục Hải quan nơi đã làm thủ tục tạm nhập chính lô xăng dầu, hóa chất, khí đó; hoặc tại Chi cục Hải quan ngoài cửa khẩu nơi Thương nhân có hệ thống kho nội địa chứa xăng dầu, hóa chất, khí nhập khẩu, tạm nhập”.
Ngoài ra, thương nhân đầu mối kinh doanh tạm nhập, tái xuất xăng dầu vẫn phải tuân thủ đầy đủ các quy định liên quan đến quản lý kinh doanh tạm nhập tái xuất xăng dầu (thủ tục hải quan tạm nhập, tái xuất xăng dầu, đối tượng mua hàng tái xuất, nghĩa vụ thuế,...).
Thực tế cho đến nay, quy định này giúp doanh nghiệp chủ động được trong việc điều tiết nguồn hàng, tận dụng hiệu quả các hệ thống kho có sẵn, giúp hoạt động kinh doanh tạm nhập, tái xuất không chỉ mang lại hiệu quả cho doanh nghiệp mà còn góp phần tăng cường quan hệ với các nước láng giềng (Lào, Campuchia).
Từ thực tiễn đặc thù của mặt hàng xăng dầu, Bộ Công Thương đề nghị Tổng cục Hải quan tiếp tục hướng dẫn thủ tục hải quan đối với hoạt động kinh doanh tạm nhập, tái xuất xăng dầu theo các quy định hiện hành nêu trên.
Cục Xuất nhập khẩu - Bộ Công Thương xin trao đổi để quý Tổng cục phối hợp thực hiện./.
| KT. CỤC TRƯỞNG |
- 1 Công văn 2692/GSQL-TH năm 2018 về kinh doanh tạm nhập tái xuất xăng dầu do Cục Giám sát quản lý về Hải quan ban hành
- 2 Công văn 13705/BTC-TCHQ năm 2018 về đăng ký nhiều tờ khai tái xuất xăng dầu từ cùng một tờ khai tạm nhập do Bộ Tài chính ban hành
- 3 Công văn 408/CN-CNTP năm 2020 về chính sách nhập khẩu rượu do Cục Công nghiệp ban hành
- 4 Công văn 1108/XNK-TMQT năm 2020 về hoạt động kinh doanh tạm nhập tái xuất do Cục Xuất nhập khẩu ban hành