- 1 Luật tổ chức Viện kiểm sát nhân dân 2014
- 2 Bộ luật tố tụng dân sự 2015
- 3 Thông tư liên tịch 02/2016/TTLT-TANDTC-VKSNDTC quy định việc phối hợp giữa Viện kiểm sát nhân dân và Tòa án nhân dân trong việc thi hành quy định của Bộ luật tố tụng dân sự
- 4 Quyết định 364/QĐ-VKSTC năm 2017 về Quy chế công tác kiểm sát việc giải quyết các vụ việc dân sự do Viện trưởng Viện kiểm sát nhân dân tối cao ban hành
VIỆN KIỂM SÁT NHÂN DÂN | CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM |
Số: 1381/VKSTC-V9 | Hà Nội, ngày 10 tháng 4 năm 2018 |
Kính gửi: Viện kiểm sát nhân dân tỉnh Khánh Hòa.
Tại “Hội nghị sơ kết và tập huấn công tác kiểm sát giải quyết các vụ án hành chính, vụ việc dân sự và những việc khác theo quy định của pháp luật” được tổ chức ngày 15, 16 tháng 3 năm 2018, tại thành phố Đà Nẵng, Ban tổ chức hội nghị nhận được văn bản của Viện kiểm sát nhân dân tỉnh Khánh Hòa, đề nghị giải đáp một số vướng mắc về thực hiện BLTTDS và Quy chế công tác kiểm sát việc giải quyết các vụ việc dân sự. Theo sự phân công của đồng chí Nguyễn Thị Thủy Khiêm - Phó Viện trưởng VKSNDTC, Trưởng ban chỉ đạo và tổ chức hội nghị, Vụ kiểm sát giải quyết các vụ việc dân sự, hôn nhân và gia đình (Vụ 9), giải đáp một số nội dung về việc thực hiện Quy chế 364/QĐ-VKSTC ngày 02 tháng 10 năm 2017 của Viện trưởng Viện kiểm sát nhân dân tối cao (Quy chế 364) như sau:
1. Về thực hiện quyền kiến nghị.
- Theo quy định tại Điều 4 Khoản 14 Quy chế 364, khi kiểm sát việc tuân theo pháp luật trong việc giải quyết các vụ, việc dân sự nếu phát hiện có vi phạm pháp luật cần phải kiến nghị, Viện kiểm sát có quyền kiến nghị, yêu cầu Tòa án, cơ quan, tổ chức, cá nhân thực hiện các hoạt động tố tụng theo quy định của pháp luật; kiến nghị Tòa án khắc phục vi phạm trong quá trình giải quyết vụ việc dân sự; yêu cầu, kiến nghị cơ quan, tổ chức, người có thẩm quyền xử lý nghiêm minh người tham gia tố tụng vi phạm pháp luật; kiến nghị cơ quan, tổ chức hữu quan khắc phục và áp dụng các biện pháp phòng ngừa vi phạm pháp luật trong quản lý nhà nước và thực hiện các quyền yêu cầu, kiến nghị khác theo quy định của pháp luật.
Theo quy định này, khi phát hiện vi phạm Viện kiểm sát ban hành kiến nghị ngay, không tập hợp để 6 tháng kiến nghị chung. Việc kiến nghị ngay khi phát hiện vi phạm nhằm bảo đảm kiến nghị kịp thời, khắc phục các vi phạm đó không lặp lại.
- Về việc thời hạn Tòa án, các cơ quan, tổ chức, cá nhân trả lời kiến nghị.
Tại Khoản 2 Điều 5 Luật Tổ chức Viện kiểm sát nhân dân quy định: Cơ quan, tổ chức, cá nhân liên quan có trách nhiệm xem xét, giải quyết, trả lời kiến nghị của Viện kiểm sát nhân dân theo quy định của pháp luật.
Tuy nhiên, hiện nay chưa có văn bản hướng dẫn thời hạn Cơ quan, tổ chức, cá nhân liên quan có trách nhiệm trả lời kiến nghị của Viện kiểm sát nhân dân. Trường hợp vi phạm đã được Viện kiểm sát kiến nghị, nhưng không tiếp thu, khắc phục mà vẫn tiếp tục vi phạm thì báo cáo Viện trưởng Viện kiểm sát cấp trên trực tiếp kiến nghị với Thủ trưởng (Chánh án) chỉ đạo cấp dưới thực hiện kiến nghị của Viện kiểm sát. Nếu xét thấy cần thiết thì tổng hợp những vi phạm đã được Viện kiểm sát kiến nghị nhưng không được tiếp thu sửa chữa báo cáo Hội đồng nhân dân cùng cấp.
2. Về kiểm sát quyết định công nhận sự thỏa thuận của các đương sự.
- Theo quy định tại Khoản 1 Điều 16 Quy chế 364, nếu có căn cứ cho rằng sự thỏa thuận là do bị nhầm lẫn, lừa dối, đe dọa, cưỡng ép hoặc vi phạm điều cấm của luật, trái đạo đức xã hội thì báo cáo bằng văn bản với Lãnh đạo Viện kiểm sát có thẩm quyền xem xét kháng nghị theo thủ tục giám đốc thẩm.
Trường hợp chưa hết 7 ngày kể từ ngày lập biên bản hòa giải thành giữa các đương sự mà Tòa án đã ra quyết định công nhận sự thỏa thuận là vi phạm Khoản 1 Điều 212 BLTTDS.
Trong trường hợp này cần phân biệt:
Nếu chưa hết 7 ngày, kể từ ngày lập biên bản hòa giải thành, nếu có đương sự thay đổi ý kiến về thỏa thuận đó, tức là nội dung của thỏa thuận trước đó đã thay đổi thì phải kháng nghị.
Trong thời hạn 7 ngày, kể từ ngày lập biên bản hòa giải thành mà không có đương sự nào thay đổi ý kiến về thỏa thuận đó. Quyết định công nhận sự thỏa thuận của các đương sự chỉ vi phạm về thời gian ban hành quyết định (ban hành trước 7 ngày), còn các nội dung khác của quyết định không vi phạm thì không kháng nghị mà chỉ ban hành kiến nghị.
3. Kiểm sát việc đình chỉ, tạm đình chỉ giải quyết vụ án tại phiên tòa.
Khoản 2 Điều 17 và Khoản 2 Điều 18 Quy chế 364 quy định về Kiểm sát viên thực hiện việc kiểm sát đối với Hội đồng xét xử khi ra quyết định tạm đình chỉ, đình chỉ giải quyết vụ án tại phiên tòa. Nội dung này cần được hiểu như sau:
Kiểm sát viên phát biểu quan điểm về những chứng cứ để làm căn cứ tạm đình chỉ, đình chỉ vụ án tại phiên tòa mà đương sự, Hội đồng xét xử đã đưa ra để xem xét có đúng quy định của pháp luật hay không. Phát biểu này phải được thực hiện trước khi Hội đồng xét xử nghị án. Bởi lẽ, trong quá trình xét xử, mọi tài liệu chứng cứ phải được xem xét đầy đủ, khách quan, toàn diện, công khai (trừ những trường hợp không được công khai); Hội đồng xét xử phải điều hành tranh tụng, làm rõ những vấn đề còn chưa rõ....Sau đó, Kiểm sát viên phát biểu ý kiến về việc tuân theo pháp luật của Thẩm phán, Hội đồng xét xử, Thư ký phiên tòa và những người tham gia tố tụng (phát biểu về tố tụng) và phát biểu ý kiến về việc giải quyết vụ án (quan điểm về giải quyết vụ án). Các phiên tòa Hội đồng xét xử phải tuân theo những quy định này (Điều 3, 21, 24, 255, 247, 249, 262, 306, 320, 324... BLTTDS, TTLT số 02/2016 ngày 31/8/2016 giữa VKSNDTC - TANDTC). Nếu Hội đồng xét xử không đưa ra xem xét, làm rõ những nội dung liên quan đến việc tạm đình chỉ, đình chỉ vụ án mà tuyên tạm đình chỉ, đình chỉ giải quyết vụ án là vi phạm nghiêm trọng thủ tục tố tụng cần phải kháng nghị. Trường hợp có căn cứ cho rằng quyết định tạm đình chỉ, đình chỉ giải quyết vụ án tại phiên tòa có vi phạm, tùy theo từng trường hợp cụ thể Kiểm sát viên báo cáo Lãnh đạo Viện ban hành kháng nghị phúc thẩm (hoặc báo cáo Viện kiểm sát cấp trên trực tiếp kháng nghị phúc thẩm) hoặc kiến nghị cho phù hợp.
Trên đây là ý kiến của Vụ 9 về một số vấn đề về thực hiện Quy chế 364. Vụ 9 thông báo để Viện kiểm sát nhân dân tỉnh Khánh Hòa biết tham khảo, vận dụng cho phù hợp./.
| TL.VIỆN TRƯỞNG |
- 1 Quyết định 190/QĐ-VKSTC-VP năm 2016 Quy định chế độ công tác hồ sơ nghiệp vụ của ngành Kiểm sát nhân dân do Viện trưởng Viện kiểm sát nhân dân tối cao ban hành
- 2 Hướng dẫn 35/HD-VKSTC năm 2021 về tổng kết 10 năm triển khai phong trào thi đua thực hiện cuộc vận động xây dựng đội ngũ cán bộ, Kiểm sát viên "Vững về chính trị, giỏi về nghiệp vụ, tinh thông về pháp luật, công tâm và bản lĩnh, kỷ cương và trách nhiệm" (2012-2021) do Viện kiểm sát nhân dân tối cao ban hành
- 3 Quyết định 410/QĐ-VKSTC năm 2021 về Hệ thống biểu mẫu tố tụng, nghiệp vụ trong công tác kiểm sát việc giải quyết các vụ việc dân sự, các vụ án hành chính, kiểm sát việc xem xét, quyết định áp dụng các biện pháp xử lý hành chính tại Tòa án nhân dân do Viện kiểm sát nhân dân tối cao ban hành