- 1 Nghị định 130/2005/NĐ-CP quy định chế độ tự chủ, tự chịu trách nhiệm về sử dụng biên chế và kinh phí quản lý hành chính đối với các cơ quan nhà nước
- 2 Quyết định 02/2007/QĐ-BTP ban hành Quy chế thực hiện dân chủ của Bộ Tư pháp do Bộ trưởng Bộ Tư pháp ban hành
- 3 Nghị định 74/2009/NĐ-CP Hướng dẫn Luật Thi hành án dân sự về Cơ quan quản lý thi hành án dân sự, Cơ quan thi hành án dân sự và Công chức làm công tác thi hành án dân sự
- 4 Quyết định 140/2009/QĐ-TTg về bảo lưu phụ cấp chức vụ lãnh đạo đối với các chức danh lãnh đạo trong quá trình sắp xếp, kiện toàn tổ chức bộ máy do Thủ tướng Chính phủ ban hành
BỘ TƯ PHÁP | CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM |
| Hà Nội, ngày 02 tháng 6 năm 2010 |
Kính gửi: Cục trưởng Cục Thi hành án dân sự tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương
Thực hiện Nghị định số 74/2009/NĐ-CP ngày 09 tháng 9 năm 2009 của Chính phủ quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành một số điều của Luật thi hành án dân sự về cơ quan quản lý thi hành án dân sự, cơ quan thi hành án dân sự và công chức làm công tác thi hành án dân sự (sau đây gọi chung là Nghị định số 74/2009/NĐ-CP), Bộ Tư pháp đã kiện toàn và bổ nhiệm lãnh đạo đối với Cục Thi hành án dân sự cấp tỉnh, Chi cục Thi hành án dân sự cấp huyện. Tuy nhiên, so với yêu cầu thì công tác kiện toàn tổ chức của các cơ quan thi hành án dân sự địa phương vẫn còn chậm; một số vấn đề còn vướng mắc trong quá trình thực hiện… Vì vậy, Tổng cục Thi hành án dân sự yêu cầu đồng chí Cục trưởng Cục Thi hành án dân sự triển khai thực hiện một số vấn đề sau đây:
1. Việc bổ nhiệm Phó Cục trưởng Cục Thi hành án dân sự tỉnh:
a) Đối với các trường hợp chưa được bổ nhiệm lại:
Tính đến thời điểm hiện nay còn một số Cục Thi hành án dân sự tỉnh có Phó trưởng THADS cấp tỉnh (cũ) chưa được bổ nhiệm chuyển tiếp sang làm Phó Cục trưởng Cục THADS tỉnh. Vì vậy, yêu cầu Cục trưởng Cục Thi hành án dân sự tỉnh căn cứ quy định tại Nghị định số 74/2009/NĐ-CP ngày 09 tháng 9 năm 2009 của Chính phủ, báo cáo xin ý kiến của Chủ tịch Uỷ ban nhân dân cùng cấp. Trường hợp Chủ tịch Uỷ ban nhân dân cấp tỉnh đồng ý hoặc không đồng ý phải thể hiện bằng văn bản và gửi về Tổng cục Thi hành án dân sự trước ngày 20 tháng 6 năm 2010 để trình Bộ trưởng Bộ Tư pháp xem xét, quyết định.
Đối với những trường hợp Chủ tịch Uỷ ban nhân dân cấp tỉnh không đồng ý bổ nhiệm lại làm Phó Cục trưởng thì Cục trưởng Cục Thi hành án dân sự tỉnh phải đề xuất phương án chính thức để bố trí, sắp xếp hợp lý.
b) Các tỉnh chưa có Phó cục trưởng:
Tính đến thời điểm hiện nay vẫn còn một số tỉnh chưa có Phó Cục trưởng Cục Thi hành án dân sự tỉnh. Điều này ít nhiều làm ảnh hưởng đến công tác tổ chức, quản lý, chỉ đạo điều hành của đơn vị. Vì vậy, yêu cầu Cục trưởng Cục Thi hành án dân sự tỉnh cần sớm rà soát, lựa chọn nhân sự, phối hợp với các cơ quan có thẩm quyền về công tác cán bộ ở địa phương để thực hiện các quy trình, xin ý kiến của Chủ tịch Uỷ ban nhân dân cùng cấp, hoàn tất thủ tục báo cáo Tổng cục trưởng Tổng cục Thi hành án dân sự trình Bộ trưởng Bộ Tư pháp xem xét, quyết định, chậm nhất là ngày 30 tháng 6 năm 2010.
c) Đối với các tỉnh thiếu Phó cục trưởng:
Căn cứ số lượng Phó Cục trưởng Cục Thi hành án dân sự đã được Bộ trưởng Bộ Tư pháp quy định, Cục Thi hành án dân sự tỉnh rà soát, lựa chọn nhân sự, báo cáo xin ý kiến Tổng cục Thi hành án dân sự trước khi phối hợp với các cơ quan có thẩm quyền về công tác cán bộ ở địa phương để thực hiện các quy trình bổ nhiệm cán bộ theo quy định.
2. Về kiện toàn tổ chức, cán bộ Phòng chuyên môn thuộc Cục
a) Về quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn của các Phòng
Căn cứ Quyết định của Bộ trưởng Bộ Tư pháp về việc thành lập Cục Thi hành án dân sự, Cục trưởng Cục Thi hành án dân sự cấp tỉnh quy định cụ thể chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu của từng Phòng và tương đương (không cần phải đề nghị thành lập Phòng).
Thời gian thực hiện, xong trước ngày 30 tháng 6 năm 2010.
b) Về việc bổ nhiệm lại cán bộ Lãnh đạo các Phòng
Đối với những trường hợp trước đây (trước ngày Bộ trưởng Bộ Tư pháp Quyết định thành lập Cục Thi hành án dân sự) đã được Cục trưởng Cục Thi hành án dân sự Bộ Tư pháp (nay là Tổng Cục trưởng Tổng cục Thi hành án dân sự) bổ nhiệm giữ chức vụ Trưởng phòng, Phó trưởng phòng và tương đương thì cần phải xem xét, bổ nhiệm lại cho phù hợp.
Thủ tục xem xét, bổ nhiệm lại: Cục trưởng Cục Thi hành án dân sự dự kiến sắp xếp cán bộ Lãnh đạo Phòng chuyên môn theo cơ cấu Phòng mới; tổ chức Hội nghị cán bộ chủ chốt gồm Lãnh đạo Cục, Chi uỷ, Trưởng phòng, Phó trưởng Phòng chuyên môn thuộc Cục, Đại diện Công đoàn, Đoàn thanh niên để xem xét, đánh giá mức độ hoàn thành nhiệm vụ của Lãnh đạo các phòng, bỏ phiếu tín nhiệm (phiếu kín). Trên cơ sở đó, tập thể Lãnh đạo Cục Thi hành án dân sự cấp tỉnh xem xét, đề nghị bổ nhiệm lại cho phù hợp với cơ cấu các Phòng chuyên môn thuộc Cục trình Tổng Cục trưởng Tổng cục Thi hành án dân sự xem xét, quyết định.
Hồ sơ gửi về Tổng cục Thi hành án dân sự gồm có: Tờ trình của Cục trưởng Cục Thi hành án dân sự; Lý lịch của người được đề nghị bổ nhiệm lại; Biên bản cuộc họp cán bộ chủ chốt; Kết quả lấy phiếu tín nhiệm; Bản kê khai tài sản; Bản sao quyết định bổ nhiệm lãnh đạo; các văn bằng chứng chỉ và các tài liệu khác có liên quan.
Thời gian thực hiện xong trước ngày 30 tháng 6 năm 2010.
3. Về bổ nhiệm lại Chi cục trưởng, Phó Chi cục trưởng Chi cục Thi hành án dân sự
Đối với những trường hợp Trưởng Thi hành án dân sự, Phó trưởng Thi hành án dân sự cấp huyện chưa được bổ nhiệm lại Chi cục trưởng, Phó chi cục trưởng Chi cục Thi hành án dân sự huyện thì Cục trưởng Cục Thi hành án dân sự tỉnh căn cứ quy định tại Nghị định số 74/2009/NĐ-CP ngày 09 tháng 9 năm 2009 của Chính phủ, cần phối hợp với Ban Thường vụ Huyện uỷ, Chủ tịch Uỷ ban nhân dân huyện để xem xét, có ý kiến. Trường hợp Ban Thường vụ Huyện uỷ, Chủ tịch Uỷ ban nhân dân huyện đồng ý hoặc không đồng ý bổ nhiệm lại phải thể hiện bằng văn bản và gửi về Tổng cục Thi hành án dân sự trước ngày 30 tháng 6 năm 2010 để trình Bộ trưởng Bộ Tư pháp xem xét, quyết định.
Đối với những trường hợp không đồng ý bổ nhiệm lại làm Chi cục trưởng, Phó chi cục trưởng Chi cục Thi hành án dân sự thì Cục trưởng Cục Thi hành án dân sự tỉnh phải đề xuất phương án để bố trí, sắp xếp hợp lý.
Đối với những trường hợp trước đây nguyên là Trưởng Thi hành án dân sự cấp huyện nay do không đủ điều kiện tiêu chuẩn hoặc vì một lý do nào đó không được bổ nhiệm lại Chi cục trưởng theo Nghị định số 74/2009/NĐ-CP mà đã có quyết định của Bộ trưởng Bộ Tư pháp về việc bổ nhiệm Chi cục trưởng mới thì không nhất thiết phải có Quyết định cho thôi giữ chức vụ Trưởng Thi hành án dân sự.
Lãnh đạo Thi hành án dân sự cấp tỉnh, cấp huyện nay do sắp xếp tổ chức mà thôi giữ chức vụ lãnh đạo hoặc được bổ nhiệm vào chức vụ mới có phụ cấp chức vụ lãnh đạo thấp hơn so với phụ cấp chức vụ lãnh đạo cũ thì Cục trưởng Cục Thi hành án dân sự tỉnh chỉ đạo thực hiện việc bảo lưu phụ cấp chức vụ theo Quyết định số 140/2009/QĐ-TTg ngày 31 tháng 12 năm 2009 của Thủ tướng Chính phủ về bảo lưu phụ cấp chức vụ lãnh đạo đối với các chức danh lãnh đạo trong quá trình sắp xếp, kiện toàn tổ chức bộ máy.
5. Về ký Hợp đồng để thực hiện một số công việc tại cơ quan thi hành án dân sự
Năm 2010, Bộ Tư pháp đã cấp kinh phí để các địa phương thực hiện việc thuê Lái xe, tạp vụ và bảo vệ cơ quan, kho vật chứng theo hướng dẫn tại Công văn số 47/BTP-KHTC ngày 28 tháng 01 năm 2010 của Bộ Tư pháp. Vì vậy, các đơn vị cần chủ động xem xét, ký kết hợp đồng lao động theo đúng quy định tại Nghị định số 130/2005/NĐ-CP và các quy định của pháp luật hiện hành.
6. Về thực hiện quy chế dân chủ ở cơ sở
Để thực hiện tốt Quy chế dân chủ ở cơ sở, Cục trưởng Cục Thi hành án dân sự tỉnh, thành phố khẩn trương rà soát, đánh giá, những nơi nào chưa thành lập Ban chỉ đạo thực hiện quy chế dân chủ ở cơ quan thi hành án dân sự cấp tỉnh thì khẩn trương thành lập, đồng thời triển khai thực hiện quy chế này đến các Chi cục Thi hành án dân sự huyện trực thuộc theo đúng quy định của Đảng, Nhà nước.
Việc thực hiện Quy chế dân chủ ở cơ quan thi hành án dân sự thực hiện theo quy định tại Quyết định số 02/2007/QĐ-BTP ngày 17 tháng 5 năm 2007 của Bộ trưởng Bộ Tư pháp Ban hành Quy chế thực hiện dân chủ của Bộ Tư pháp và theo quy định của pháp luật.
Định kỳ hàng năm (vào tháng 10), Cục Thi hành án dân sự tỉnh báo cáo kết quả thực hiện Quy chế dân chủ ở các cơ quan thi hành án dân sự tại địa phương về Tổng cục Thi hành án dân sự thông qua Văn phòng Tổng cục Thi hành án dân sự để tổng hợp báo cáo Ban chỉ đạo thực hiện Quy chế dân chủ Bộ Tư pháp.
Trên đây là một số nội dung chỉ đạo của Tổng cục Thi hành án dân sự, yêu cầu Cục trưởng Cục thi hành án dân sự các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương triển khai thực hiện./.
Nơi nhận: | Q. TỔNG CỤC TRƯỞNG |
- 1 Công văn 1026/TCTHADS-VP năm 2014 tăng cường kỷ cương, kỷ luật đối với cán bộ công chức Thi hành án dân sự do Tổng cục Thi hành án dân sự ban hành
- 2 Quyết định 140/2009/QĐ-TTg về bảo lưu phụ cấp chức vụ lãnh đạo đối với các chức danh lãnh đạo trong quá trình sắp xếp, kiện toàn tổ chức bộ máy do Thủ tướng Chính phủ ban hành
- 3 Nghị định 74/2009/NĐ-CP Hướng dẫn Luật Thi hành án dân sự về Cơ quan quản lý thi hành án dân sự, Cơ quan thi hành án dân sự và Công chức làm công tác thi hành án dân sự
- 4 Quyết định 02/2007/QĐ-BTP ban hành Quy chế thực hiện dân chủ của Bộ Tư pháp do Bộ trưởng Bộ Tư pháp ban hành
- 5 Nghị định 130/2005/NĐ-CP quy định chế độ tự chủ, tự chịu trách nhiệm về sử dụng biên chế và kinh phí quản lý hành chính đối với các cơ quan nhà nước