BỘ TÀI CHÍNH | CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM |
Số: 1459/TCT-CS | Hà Nội, ngày 04 tháng 05 năm 2010 |
Kính gửi: Cục thuế tỉnh Quảng Ninh
Trả lời Công văn số 1214/CT-KK ngày 23/3/2010 của Cục thuế tỉnh Quảng Ninh, Tổng cục Thuế có ý kiến như sau:
Tại điểm 1.10, mục VI, Phần B Thông tư 120/2002/TT-BTC ngày 30/12/2002 hướng dẫn thi hành Nghị định số 89/2002/NĐ-CP ngày 07/11/2002 của chính phủ về việc in, phát hành, sử dụng, quản lý hoá đơn quy định :
" 1.10. Trường hợp lập lại hoá đơn:
Trường hợp mua, bán hàng hoá khi người bán hàng đã xuất hoá đơn, người mua đã nhận hàng nhưng do hàng hoá không đúng quy cách, chất lượng phải trả lại toàn bộ hay một phần hàng hoá, khi xuất trả lại cho người bán, tổ chức, cá nhân mua hàng phải lập hoá đơn theo đúng quy định nhưng hoá đơn ghi rõ hàng hoá trả lại người bán, số tiền hàng, tiền thuế GTGT kèm theo Phiếu nhập kho, xuất kho (nếu có) làm căn cứ để bên bán, bên mua điều chỉnh tiền hàng, số thuế GTGT khi kê khai thuế.
Những trường hợp hoá đơn đã được xé rời khỏi quyền, sau đó phát hiện sai phải huỷ bỏ thì tổ chức, cá nhân phải lập biên bản có chữ ký xác nhận của bên mua hàng, bên bán hàng, nếu là tổ chức phải có ký xác nhận (đóng dấu) của người đứng đầu tổ chức; bên mua hàng, bên bán hàng phải chịu trách nhiệm trước pháp luật về số hoá đơn huỷ bỏ."
Tại điểm l.3.c Mục III Phần B Thông tư 129/2008/TT-BTC ngày 26/12/2008 hướng dẫn về điều kiện khấu trừ thuế GTGT đầu vào cho hàng hóa, dịch vụ xuất khẩu để được khấu trừ, hoàn thuế GTGT đầu vào.
Tại điểm 2.9 Mục IV Phần B Thông tư 129/2008/TT-BTC ngày 26/12/2008 hướng dẫn hoá đơn chứng từ mua bán hàng hoá, dịch vụ:
"2.9. Cơ sở kinh doanh đã xuất bán, cung ứng hàng hoá, dịch vụ và lập hoá đơn do hàng hoá, dịch vụ không đảm bảo chất lượng, quy cách, kiểu dáng hoặc ghi sai thuế suất phải điều chỉnh (tăng, giảm) giá bán, điều chỉnh thuế suất thuế GTGT thì bên bán và bên mua phải lập biên bản hoặc có thoả thuận bằng văn bản ghi rõ số lượng, quy cách hàng hoá, mức giá tăng (giảm) theo hoá đơn bán hàng (số ký hiệu, ngày, tháng của hoá đơn, thời gian), lý do tăng (giảm) giá, lý do điều chỉnh thuế suất đồng thời bên bán lập hoá đơn điều chỉnh mức giá được điều chỉnh. Hoá đơn ghi rõ điều chỉnh (tăng, giảm) giá bán, (không được ghi số âm (-)), thuế GTGT cho hàng hoá, dịch vụ tại hoá đơn số, ký hiệu... Căn cứ vào hoá đơn điều chỉnh, bên bán và bên mua kê khai điều chỉnh doanh số mua, bán, thuế đầu ra, đầu vào. Trường hợp thuế suất ghi trên hoá đơn bán ra cao hơn thuế suất quy định, nếu không xác định được người mua thì không được lập hoá đơn điều chỉnh thuế GTGT."
Căn cứ các hướng dẫn nêu trên đề nghị Cục thuế tỉnh Quảng Ninh thực hiện việc phân loại hồ sơ hoàn thuế và xử lý hoàn thuế theo quy định. Trường hợp kiểm tra thực tế trong quá trình hoàn thuế theo quy định nêu trên, nếu còn có vướng mắc thì báo cáo đề xuất cụ thể.
Tổng cục Thuế trả lời để Cục thuế tỉnh Quảng Ninh được biết./.
Nơi nhận: | KT. TỔNG CỤC TRƯỞNG |
- 1 Công văn 5205/TCHQ-TXNK về hồ sơ hoàn thuế do Tổng cục Hải quan ban hành
- 2 Thông tư 129/2008/TT-BTC hướng dẫn thi hành Luật Thuế giá trị gia tăng và Nghị định 123/2008/NĐ-CP quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành một số điều của Luật Thuế giá trị gia tăng do Bộ Tài chính ban hành
- 3 Thông tư 120/2002/TT-BTC hướng dẫn thi hành Nghị định 89/2002/NĐ-CP về việc in, phát hành, sử dụng, quản lý hoá đơn do Bộ Tài Chính ban hành