ỦY BAN NHÂN DÂN | CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM |
Số: 3807/UBND-KGVX | Hà Nội, ngày 31 tháng 10 năm 2021 |
Kính gửi: | - Sở Giáo dục và Đào tạo; |
Thực hiện ý kiến chỉ đạo của Thường trực Thành ủy tại Thông báo số 535-TB/TU ngày 25/10/2021, theo đề nghị của Sở Giáo dục và Đào tạo tại Tờ trình số 3733/TTr-SGDĐT ngày 30/10/2021 về việc cho học sinh trở lại trường học sau thời gian tạm dừng đến trường để phòng, chống dịch COVID-19 (bản chụp gửi kèm theo).
Về việc này, Ủy ban nhân dân Thành phố có ý kiến như sau:
1. Thống nhất về chủ trương theo đề xuất của Sở Giáo dục và Đào tạo tại Tờ trình số 3733/TTr-SGDĐT ngày 30/10/2021 về việc cho học sinh trở lại trường học sau thời gian tạm dừng đến trường để phòng, chống dịch COVID-19.
- Thời điểm thực hiện: Triển khai thực hiện từ ngày 08/11/2021 (thứ Hai).
- Quy mô:
(i) Học trực tiếp: Ưu tiên cho các khối lớp đầu cấp, cuối cấp và các lớp thực hiện chương trình giáo dục phổ thông mới, thay sách giáo khoa, thi chuyển cấp, thi tốt nghiệp. Cụ thể: cấp tiểu học khối lớp 5; cấp trung học cơ sở khối lớp 6 và lớp 9; cấp trung học phổ thông khối lớp 10 và lớp 12;
(ii) Học trực tuyến: các khối lớp còn lại;
(iii) Nghỉ học tại nhà: cấp học mầm non.
- Địa điểm: Các trường tại các đơn vị xã/phường/thị trấn của 18 huyện và thị xã: có mức độ dịch ở cấp độ 1, cấp độ 2; trong 14 ngày tính đến thời điểm 08/11/2021 không có các ca F0 trong cộng đồng.
2. Nguyên tắc thực hiện
- Học sinh đi học theo từng địa bàn xã/phường/thị trấn tại những nơi được xác định cấp độ dịch ở cấp độ 1 và cấp độ 2 tại 18 huyện và thị xã. Những trường có học sinh trên nhiều địa bàn khác nhau thì nhà trường phải xác định, nắm rõ thông tin của các học sinh, cấp độ dịch và quy định cho đi học của địa phương nơi học sinh cư trú.
- Trường học phải đạt yêu cầu an toàn trong phòng, chống dịch COVID-19 theo các tiêu chí tại Hướng dẫn Liên ngành số 3668/HDLN: SGDĐT-SYT ngày 25/10/2021 của Sở Giáo dục và Đào tạo và Sở Y tế (sau đây gọi tắt là Hướng dẫn Liên ngành).
- Có phương án bảo đảm giãn cách, giảm sĩ số học sinh/buổi dạy. Giáo viên chưa tiêm đủ 02 mũi vắc-xin phòng chống COVID-19 chỉ dạy trực tuyến, không đến lớp dạy trực tiếp.
- Các địa phương, trường học cần thực hiện đầy đủ các biện pháp phòng chống dịch COVID-19 cho học sinh trước, trong, sau khi đến trường theo đúng Hướng dẫn Liên ngành. Học sinh hạn chế tiếp xúc với người ngoài gia đình, có bản cam kết của phụ huynh học sinh: “Một cung đường, hai điểm đến”; phụ huynh học sinh bảo đảm tiêm vắc-xin ít nhất 01 mũi đạt trên 90%.
- Không tổ chức ăn bán trú, căng tin ăn uống trong trường, học sinh tự mang theo nước uống cá nhân. Chỉ tổ chức việc dạy học trực tiếp 01 buổi/ngày, tổ chức dạy học luân phiên đảm bảo an toàn sức khỏe học sinh; kết hợp giữa học trực tiếp và học trực tuyến hợp lý với những nội dung giảng dạy, đạt hiệu quả cao nhất.
- Việc cho học sinh trở lại trường học cần phải phù hợp với tình hình thực tiễn, đảm bảo thận trọng, lấy địa bàn cấp xã, phường, thị trấn để đánh giá và xây dựng tiêu chí, làm từng bước thận trọng nhằm bảo đảm tuyệt đối an toàn về sức khỏe cho giáo viên và học sinh. Ban Chỉ đạo phòng, chống COVID-19 cấp huyện, thị xã phê duyệt phương án cụ thể cho học sinh đi học trở lại của các trường, các cơ sở giáo dục trên địa bàn các xã, phường, thị trấn trực thuộc.
- Trong quá trình tổ chức dạy học trực tiếp, tại địa phương (xã/phường/thị trấn) nếu xảy ra các trường hợp liên quan đến vấn đề dịch tễ, không đảm bảo an toàn trong phòng chống dịch COVID-19, Ban Chỉ đạo phòng chống dịch COVID-19 cấp huyện/thị xã có trách nhiệm xem xét, cho dừng việc học tập trực tiếp để đảm bảo an toàn tuyệt đối cho học sinh.
3. Tổ chức thực hiện
- Giao Sở Giáo dục và Đào tạo chủ trì phối hợp Sở Y tế, UBND các huyện, thị xã thông báo chỉ đạo, hướng dẫn, kiểm tra các cơ sở giáo dục, các đơn vị và tổ chức liên quan triển khai nghiêm túc, đầy đủ các biện pháp phòng, chống dịch COVID-19 theo hướng dẫn của Trung ương và Thành phố để sẵn sàng đón học sinh trở lại trường; thường xuyên tổ chức các đoàn kiểm tra các cơ sở giáo dục về thực hiện công tác phòng, chống dịch COVID-19 trong các trường học, các cơ sở giáo dục.
- Giao UBND các huyện/thị xã căn cứ tình hình thực tiễn, diễn biến cấp độ dịch tại địa phương, tiếp tục có đề xuất phương án đề nghị Sở Y tế, Sở Giáo dục và Đào tạo cho học sinh các khối lớp còn lại đang học trực tuyến được quay trở lại trường học trực tiếp theo lộ trình phù hợp, đề xuất UBND Thành phố xem xét, quyết định bảo đảm an toàn công tác phòng, chống dịch tại các nhà trường. Các địa phương huy động cả hệ thống chính trị cùng vào cuộc, quan tâm chỉ đạo, kiểm tra, tạo điều kiện giúp đỡ các nhà trường, các cơ sở giáo dục thực hiện tốt công tác phòng, chống dịch COVID-19, đảm bảo an toàn cho học sinh khi quay trở lại trường học.
- Đồng chí Bí thư, Chủ tịch UBND các huyện/thị xã; các xã/phường/thị trấn căn cứ vào mức độ an toàn dịch COVID-19 quyết định, xây dựng kế hoạch tổ chức thực hiện và các phương án chi tiết ứng phó với các tình huống cụ thể để phòng chống dịch COVID-19; chịu trách nhiệm trước Thành phố cho học sinh đi học trở lại bảo đảm an toàn.
- Việc cho học sinh trở lại trường học cần phải phù hợp với tình hình thực tiễn, bảo đảm thận trọng, lấy địa bàn cấp xã, phường, thị trấn để đánh giá và xây dựng tiêu chí, làm từng bước với phạm vi, mức độ nhất định và phương châm thận trọng vừa làm vừa điều chỉnh nhằm bảo đảm tuyệt đối an toàn về sức khỏe cho giáo viên và học sinh. Sở Giáo dục và Đào tạo chịu trách nhiệm chủ trì, tổng hợp chung, tham mưu, báo cáo UBND Thành phố các lộ trình tiếp theo.
Đề nghị Sở Giáo dục và Đào tạo, Sở Y tế, UBND các huyện và thị xã tập trung triển khai đảm bảo an toàn, hiệu quả hoạt động dạy và học cho học sinh phổ thông của các trường trên địa bàn Thành phố./.
| TM. ỦY BAN NHÂN DÂN |
- 1 Công văn 1418/TTg-CN năm 2021 về chủ trương chuyển mục đích sử dụng rừng để thực hiện Dự án Nâng cấp đường giao thông từ Quốc lộ 12 - Pú Múa - Kết Tinh, xã Mường Mươn, huyện Mường Chà do Thủ tướng Chính phủ ban hành
- 2 Công văn 1419/TTg-NN năm 2021 về chủ trương chuyển mục đích sử dụng rừng để thực hiện Dự án Nâng cấp đường vào khu di tích Sở Chỉ huy chiến dịch Điện Biên Phủ ở Mường Phăng do Thủ tướng Chính phủ ban hành
- 3 Công văn 1260/TTg-NN năm 2021 về chủ trương chuyển mục đích sử dụng rừng để thực hiện Dự án Cầu Cửa Lục 3, tỉnh Quảng Ninh do Thủ tướng Chính phủ ban hành
- 4 Nghị quyết 63/NQ-CP về nhiệm vụ, giải pháp chủ yếu thúc đẩy tăng trưởng kinh tế, giải ngân vốn đầu tư công và xuất khẩu bền vững những tháng cuối năm 2021 và đầu năm 2022 do Chính phủ ban hành
- 5 Nghị quyết 01/NQ-CP về nhiệm vụ, giải pháp chủ yếu thực hiện Kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội và Dự toán ngân sách nhà nước năm 2021 do Chính phủ ban hành
- 6 Nghị định 83/2020/NĐ-CP về sửa đổi Nghị định 156/2018/NĐ-CP hướng dẫn Luật Lâm nghiệp
- 7 Nghị quyết 105/NQ-CP về phiên họp Chính phủ trực tuyến với các địa phương và phiên họp Chính phủ thường kỳ tháng 6 năm 2020
- 8 Nghị quyết 84/NQ-CP năm 2020 về nhiệm vụ, giải pháp tháo gỡ khó khăn cho sản xuất kinh doanh, thúc đẩy giải ngân vốn đầu tư công và bảo đảm trật tự an toàn xã hội trong bối cảnh đại dịch COVID-19 do Chính phủ ban hành
- 9 Luật Lâm nghiệp 2017
- 10 Chỉ thị 13-CT/TW năm 2017 về tăng cường sự lãnh đạo của đảng đối với công tác quản lý, bảo vệ và phát triển rừng do Ban Chấp hành Trung ương ban hành
- 1 Công văn 1418/TTg-CN năm 2021 về chủ trương chuyển mục đích sử dụng rừng để thực hiện Dự án Nâng cấp đường giao thông từ Quốc lộ 12 - Pú Múa - Kết Tinh, xã Mường Mươn, huyện Mường Chà do Thủ tướng Chính phủ ban hành
- 2 Công văn 1419/TTg-NN năm 2021 về chủ trương chuyển mục đích sử dụng rừng để thực hiện Dự án Nâng cấp đường vào khu di tích Sở Chỉ huy chiến dịch Điện Biên Phủ ở Mường Phăng do Thủ tướng Chính phủ ban hành
- 3 Công văn 1260/TTg-NN năm 2021 về chủ trương chuyển mục đích sử dụng rừng để thực hiện Dự án Cầu Cửa Lục 3, tỉnh Quảng Ninh do Thủ tướng Chính phủ ban hành