Hệ thống pháp luật
Đang tải nội dung, vui lòng chờ giây lát...
Đang tải nội dung, vui lòng chờ giây lát...

BỘ NÔNG NGHIỆP VÀ PHÁT TRIỂN NÔNG THÔN
-------

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
---------------

Số: 1486/BNN-VPĐP
V/v hướng dẫn triển khai vốn bổ sung kế hoạch đầu tư công trung hạn giai đoạn 2021-2025 và kế hoạch vốn NSTW năm 2023 thực hiện Chương trình MTQG xây dựng NTM

Hà Nội, ngày 13 tháng 3 năm 2023

 

Kính gửi:

- Các bộ, ngành trung ương;
- Ủy ban nhân dân các tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương.

Thực hiện nhiệm vụ được Thủ tướng Chính phủ giaoI. VỀ VIỆC TRIỂN KHAI VỐN BỔ SUNG KẾ HOẠCH ĐẦU TƯ CÔNG TRUNG HẠN NGUỒN NGÂN SÁCH TRUNG ƯƠNG THỰC HIỆN CHƯƠNG TRÌNH GIAI ĐOẠN 2021-2025

1. Tổng vốn giao bổ sung kế hoạch đầu tư công trung hạn giai đoạn 2021-2025 nguồn ngân sách trung ương thực hiện Chương trình cho các tỉnh là 5.050 tỷ đồng, gồm: Vốn trong nước là 3.000 tỷ đồng (còn lại của Chương trình giai đoạn 2021-2025); vốn nước ngoài được giao bổ sung trong Kế hoạch đầu tư công trung hạn nguồn ngân sách trung ương giai đoạn 2021-2025 của Chương trình để thực hiện Chương trình đầu tư phát triển mạng lưới y tế cơ sở vùng khó khăn là 2.050 tỷ đồng.

Như vậy, tổng kế hoạch đầu tư công trung hạn nguồn ngân sách trung ương giai đoạn 2021-2025 của Chương trình là 32.050 tỷ đồng (gồm: 30.000 tỷ đồng vốn trong nước đã được Quốc hội phê duyệt tại Nghị quyết số 25/2021/QH15 ngày 28/7/2021 và 2.050 tỷ đồng vốn nước ngoài bổ sung trong Kế hoạch đầu tư công trung hạn nguồn ngân sách trung ương giai đoạn 2021-2025 đã được Ủy ban Thường vụ Quốc hội phê duyệt tại Nghị quyết số 659/NQ-UBTVQH15 ngày 14/12/2022) đã được Thủ tướng Chính phủ giao đầy đủ và cụ thể cho các địa phương để triển khai thực hiện (trong đó, giao lần 1 là 27.000 tỷ đồng2. Nội dung phân bổ cho các tỉnh

Căn cứ nguyên tắc, tiêu chí, định mức phân bổ vốn ngân sách trung ương được quy định tại Quyết định số 07/2022/QĐ-TTg ngày 25/3/2022 của Thủ tướng Chính phủ (sau đây gọi tắt là Quyết định số 07/2022/QĐ-TTg) và các quy định hiện hành, kế hoạch vốn đầu tư công trung hạn thực hiện Chương trình giai đoạn 2021-2025 được phân bổ cho các địa phương để thực hiện các nội dung sau:

a) Đối với 3.000 tỷ đồng vốn trong nước:

- Phân bổ 2.050 tỷ đồng cho 45 tỉnh nhận hỗ trợ từ ngân sách trung ương và tỉnh Quảng Nam, tỉnh Quảng Ngãi theo các tiêu chí, hệ số phân bổ ưu tiên theo đối tượng xã, huyện, tỉnh được quy định tại các Khoản (1, 2, 3) Điều 5 Quyết định số 07/2022/QĐ-TTg để thực hiện các nội dung thành phần của Chương trình đã được phê duyệt tại Quyết định số 263/QĐ-TTg ngày 22/02/2022 của Thủ tướng Chính phủ.

- Phân bổ 300 tỷ đồng cho 30 tỉnh để hỗ trợ thực hiện các mô hình chỉ đạo điểm của trung ương về: Phát triển chuỗi giá trị sản phẩm OCOP gắn với vùng nguyên liệu địa phương, phát triển chế biến quy mô nhỏ và vừa; sản phẩm OCOP xanh gắn với mục tiêu phát triển cộng đồng trong quản lý tài nguyên, bảo tồn đa dạng sinh học và sản phẩm OCOP về dịch vụ du lịch gắn với nâng cao vai trò cộng đồng thuộc Chương trình Mỗi xã một sản phẩm giai đoạn 2021-2025- Phân bổ 650 tỷ đồng hỗ trợ một số địa phương thực hiện một số nhiệm vụ đột xuất, phát sinh (Theo chỉ đạo điểm của lãnh đạo Đảng, Nhà nước), cụ thể:

+ Bổ sung 375 tỷ đồng cho 11 tỉnh để hỗ trợ trực tiếp cho 15 huyện “trắng xã NTM” có thêm nguồn lực phấn đấu đạt mục tiêu đến năm 2025 có ít nhất 03 xã/01 huyện được công nhận đạt chuẩn NTM và không còn xã dưới 15 tiêu chí, gồm: Huyện Bảo Lâm, huyện Nguyên Bình (tỉnh Cao Bằng); huyện Mù Căng Chải (tỉnh Yên Bái); huyện Pắc Nặm (tỉnh Bắc Kạn); huyện Tủa Chùa, huyện Tuần Giáo, huyện Điện Biên Đông, huyện Mường Chà (tỉnh Điện Biên); huyện Mường Lát (tỉnh Thanh Hóa); huyện Quế Phong (tỉnh Nghệ An); huyện Nam Giang (tỉnh Quảng Nam); huyện Sơn Tây (tỉnh Quảng Ngãi); huyện Khánh Sơn (tỉnh Khánh Hòa); huyện Bắc Ái (tỉnh Ninh Thuận); huyện Tuy Đức (tỉnh Đắk Nông); huyện Tu Mơ Rông (tỉnh Kon Tum). Bình quân 25 tỷ đồng/huyện;

+ Bổ sung 50 tỷ đồng cho tỉnh Thái Nguyên để hỗ trợ trực tiếp huyện Định Hóa có thêm nguồn lực hoàn thành một số tiêu chí huyện NTM còn lại và phấn đấu đạt chuẩn NTM vào năm 2023;

+ Bổ sung 50 tỷ đồng cho tỉnh Gia Lai để hỗ trợ trực tiếp cho huyện K’bang có thêm nguồn lực hoàn thành một số tiêu chí huyện NTM còn lại và phấn đấu đạt chuẩn NTM đến năm 2025;

+ Bổ sung 40 tỷ đồng cho tỉnh Thanh Hóa để hỗ trợ trực tiếp cho xã Mường Chanh, huyện Mường Lát có đủ nguồn lực hoàn thành các tiêu chí xã NTM và phấn đấu đạt chuẩn đến năm 2025;

+ Bổ sung 135 tỷ đồng cho 10 tỉnhb) Đối với 2.050 vốn nước ngoài được bổ sung trong Chương trình được phân bổ cho 16 tỉnh (Tuyên Quang; Phú Thọ; Bắc Giang; Lai Châu; Điện Biên; Nghệ An; Hà Tĩnh; Quảng Nam; Phú Yên; Bình Thuận; Đắk Nông; Gia Lai; Kon Tum; Bình Phước; Sóc Trăng; Cà Mau) để thực hiện Chương trình đầu tư phát triển mạng lưới y tế cơ sở vùng khó khăn vay vốn ADB theo hướng dẫn của Bộ Y tế.

(Phương án phân bổ cho các tỉnh theo Phụ lục I ,II đính kèm)

3. Định mức phân bổ tại các tỉnh:

Căn cứ tổng mức vốn đầu tư phát triển (vốn trong nước, vốn nước ngoài) được giao và điều kiện thực tế của từng tỉnh, Ủy ban nhân dân các tỉnh xây dựng mục tiêu, nhiệm vụ, phương án phân bổ vốn, phương án lồng ghép các nguồn vốn theo quy định để thực hiện các mục tiêu, nhiệm vụ của Chương trình trên địa bàn trình Hội đồng nhân dân cùng cấp quyết định (theo quy định tại Điểm a Khoản 2 Điều 6 Quyết định số 07/2022/QĐ-TTg), trong đó, ưu tiên bố trí đủ nguồn vốn để thực hiện các nội dung sau:

- Hỗ trợ thực hiện các mô hình chỉ đạo điểm của Trung ương về: Phát triển chuỗi giá trị sản phẩm OCOP gắn với vùng nguyên liệu địa phương, phát triển chế biến quy mô nhỏ và vừa; sản phẩm OCOP xanh gắn với mục tiêu phát triển cộng đồng trong quản lý tài nguyên, bảo tồn đa dạng sinh học và sản phẩm OCOP về dịch vụ du lịch gắn với nâng cao vai trò cộng đồng thuộc Chương trình Mỗi xã một sản phẩm giai đoạn 2021-2025 (Danh mục mô hình thí điểm cụ thể được Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn phê duyệt- Hỗ trợ trực tiếp cho huyện “trắng xã NTM” của 11 tỉnh (Cao Bằng, Bắc Kạn, Yên Bái, Điện Biên, Thanh Hóa, Nghệ An, Ninh Thuận, Đắk Nông, Kon Tum và tỉnh Quảng Nam, tỉnh Quảng Ngãi) có thêm nguồn lực phấn đấu đạt mục tiêu đến năm 2025 có ít nhất 03 xã/01 huyện được công nhận đạt chuẩn NTM và không còn xã dưới 15 tiêu chí.

- Hỗ trợ trực tiếp huyện Định Hóa, tỉnh Thái Nguyên để có thêm nguồn lực hoàn thành một số tiêu chí huyện NTM còn lại và phấn đấu đạt chuẩn NTM vào năm 2023.

- Hỗ trợ trực tiếp cho huyện K’bang, tỉnh Gia Lai để có thêm nguồn lực hoàn thành một số tiêu chí huyện NTM còn lại và phấn đấu đạt chuẩn NTM đến năm 2025.

- Hỗ trợ trực tiếp cho xã Mường Chanh, huyện Mường Lát, tỉnh Thanh Hóa để có đủ nguồn lực hoàn thành các tiêu chí xã NTM và phấn đấu đạt chuẩn đến năm 2025.

- Hỗ trợ triển khai xây dựng thí điểm một số Trung tâm thu mua - cung ứng nông sản an toàn cấp huyện (gồm 10 tỉnh: Yên Bái, Hòa Bình, Thái Bình, Nghệ An, Quảng Nam, Ninh Thuận, Gia Lai, Sóc Trăng, Đồng Tháp, Kiên Giang).

- Hỗ trợ thực hiện các nội dung của Chương trình đầu tư phát triển mạng lưới y tế cơ sở vùng khó khăn (vốn nước ngoài) theo hướng dẫn của Bộ Y tế.

II. VỀ TRIỂN KHAI KẾ HOẠCH VỐN NGÂN SÁCH TRUNG ƯƠNG THỰC HIỆN CHƯƠNG TRÌNH NĂM 2023

1. Mục tiêu năm 2023

Phấn đấu đến hết năm 2023, cả nước có khoảng 78% xã đạt chuẩn NTM, trong đó, có khoảng 25% số xã đạt chuẩn nâng cao và kiểu Mẫu; có ít nhất 270 đơn vị cấp huyện được công nhận đạt chuẩn NTM (tăng ít nhất 15 đơn vị cấp huyện so với năm 2022), có 7-8 tỉnh/thành phố được công nhận hoàn thành nhiệm vụ xây dựng NTM; khoảng 9.500 sản phẩm được chuẩn hóa theo bộ tiêu chí sản phẩm OCOP (tăng khoảng 1.000 sản phẩm so với năm 2022)

Căn cứ mục tiêu phấn đấu của Chương trình giai đoạn 2021-2025 và mục tiêu cụ thể thực hiện năm 2023 được giao, các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương (sau đây gọi tắt là tỉnh) tập trung chỉ đạo và bố trí đủ nguồn lực đảm bảo triển khai hiệu quả các giải pháp nhằm hoàn thành các mục tiêu phấn đấu năm 2023 đảm bảo chất lượng, bền vững và theo đúng tiến độ.

2. Tổng vốn ngân sách trung ương đã được cấp có thẩm quyền giao thực hiện Chương trình năm 2023 là 9.210 tỷ đồngĐối với 1.025 tỷ đồng vốn nước ngoài (còn lại chưa phân bổ) dự kiến bố trí thực hiện Chương trình đầu tư phát triển mạng lưới y tế cơ sở vùng khó khăn: Thực hiện Nghị quyết số 70/2022/QH15 ngày 11/11/2022 của Quốc hội về phân bổ ngân sách trung ương năm 2023 và ý kiến chỉ đạo của Thủ tướng Chính phủ, Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn đã chủ trì, phối hợp với Bộ Y tế hoàn thiện phương án phân bổ cụ thể gửi Bộ Kế hoạch và Đầu tư tổng hợp, báo cáo Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ xem xét, trình Ủy ban Thường vụ Quốc hội quyết định trước ngày 31/3/2023.

3. Nguyên tắc, tiêu chí phân bổ kế hoạch vốn ngân sách trung ương năm 2023 cho các tỉnh

3.1. Nguyên tắc phân bổ: Thực hiện theo quy định tại các khoản 1, 2, 3, 4, 5, 7 Quyết định số 07/2022/QĐ-TTg.

3.2. Tiêu chí, hệ số phân bổ:

a) Tiêu chí, hệ số phân bổ theo đối tượng xã, huyện, tỉnh được ưu tiên theo quy định tại các khoản 1,2,3 Điều 5 Quyết định số 07/2022/QĐ-TTg.

b) Tiêu chí phân bổ cho các chương trình chuyên đề

Căn cứ quy định tại Khoản 4 Điều 5 Quyết định số 07/2022/QĐ-TTg; mục tiêu, nhiệm vụ, nội dung thực hiện và dự kiến tổng nguồn vốn ngân sách trung ương của từng chương trình chuyên đề được Thủ tướng Chính phủ phê duyệt, Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn chủ trì, phối hợp với các bộ, ngành trung ương xây dựng phương án phân bổ vốn ngân sách trung ương thực hiện các chương trình chuyên đề năm 2023 cho các tỉnh (Chi tiết theo Phụ lục III đính kèm).

4. Nội dung phân bổ kế hoạch vốn ngân sách trung ương năm 2023:

4.1. Phân bổ 350,36 tỷ đồng kinh phí sự nghiệp cho các bộ ngành trung ương để thực hiện các nhiệm vụ:

- Tổ chức kiểm tra, giám sát tình hình thực hiện các nội dung thành phần, chỉ tiêu, tiêu chí nông thôn mới theo phạm vi quản lý nhà nước được giao và kết quả thực hiện Chương trình theo địa bàn được phân công trong Chương trình công tác năm 2023 của Ban Chỉ đạo Trung ương các chương trình mục tiêu quốc gia giai đoạn 2021-2025;

- Kế hoạch kiểm tra, giám sát của Tổ công tác về Chương trình giai đoạn 2021-2025 (Quyết định số 09/QĐ-TCTXDNTM này 04/11/2022 của Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp và PTNT, Tổ trưởng Tổ công tác);

- Hướng dẫn, tổ chức triển khai các nội dung thành phần của Chương trình, các chương trình chuyên đề theo phân công;

- Tập huấn, nâng cao năng lực, truyền thông về xây dựng nông thôn mới; các nhiệm vụ được cấp có thẩm quyền phê duyệt.

4.2 Phân bổ 8.859,64 tỷ đồng (gồm: 7.000 tỷ đồng vốn đầu tư phát triển và 1.859,64 tỷ đồng kinh phí sự nghiệp) cho 45 tỉnh nhận hỗ trợ từ ngân sách trung ương và tỉnh Quảng Nam, tỉnh Quảng Ngãi để thực hiện các nội dung sau:

a) Phân bổ 7.424,05 tỷ đồng (gồm 6.589,92 tỷ đồng vốn đầu tư phát triển và 834,13 tỷ đồng kinh phí sự nghiệp) cho 45 tỉnh nhận hỗ trợ từ ngân sách trung ương và tỉnh Quảng Nam, tỉnh Quảng Ngãi theo các tiêu chí, hệ số phân bổ chung theo đối tượng xã, huyện, tỉnh được ưu tiên.

b) Phân bổ 1.122,39 tỷ đồng (gồm 120,08 tỷ đồng vốn đầu tư phát triển và 1,002,3 tỷ đồng kinh phí sự nghiệp) hỗ trợ thực hiện các chương trình chuyên đề được Thủ tướng Chỉnh phủ phê duyệt, gồm:

- Chương trình Mỗi xã một sản phẩm là 339,25 tỷ đồng, trong đó:

+ Bố trí cho các địa phương 120,08 tỷ đồng vốn đầu tư phát triển để triển khai một số mô hình chỉ đạo điểm phát triển chuỗi giá trị sản phẩm OCOP gắn với vùng nguyên liệu địa phương, phát triển chế biến quy mô nhỏ và vừa; sản phẩm OCOP xanh gắn với mục tiêu phát triển cộng đồng trong quản lý tài nguyên, bảo tồn đa dạng sinh học và sản phẩm OCOP về dịch vụ du lịch gắn với nâng cao vai trò cộng đồng (Danh mục mô hình cụ thể do Bộ Nông nghiệp và PTNT phê duyệt).

+ Bố trí 219,17 tỷ đồng kinh phí sự nghiệp cho các tỉnh để hỗ trợ thực hiện các mục tiêu, nhiệm vụ còn lại của Chương trình OCOP.

- Chương trình tăng cường bảo vệ môi trường, an toàn thực phẩm và cấp nước sạch nông thôn trong xây dựng nông thôn mới giai đoạn 2021-2025 là 378 tỷ đồng để thực hiện các nội dung, nhiệm vụ của Chương trình đã được Thủ tướng Chính phủ phê duyệt và các mô hình chỉ đạo điểm của trung ương (danh mục mô hình cụ thể do Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn phê duyệt).

- Chương trình phát triển du lịch nông thôn trong xây dựng nông thôn mới giai đoạn 2021-2025 là 180,75 tỷ đồng để thực hiện các nội dung, nhiệm vụ của Chương trình đã được Thủ tướng Chính phủ phê duyệt và một số mô hình chỉ đạo điểm của trung ương về phát triển du lịch nông thôn theo hướng du lịch xanh, có trách nhiệm và bền vững (Danh mục mô hình cụ thể do Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn phê duyệt- Chương trình chuyển đổi số trong xây dựng nông thôn mới, hướng tới nông thôn mới thông minh giai đoạn 2021-2025 là 185,92 tỷ đồng để thực hiện các nội dung, nhiệm vụ của Chương trình đã được Thủ tướng Chính phủ phê duyệt và các mô hình chỉ đạo điểm của trung ương (Danh mục cụ thể do Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn phê duyệt).

- Chương trình nâng cao chất lượng, hiệu quả thực hiện tiêu chí an ninh, trật tự trong xây dựng nông thôn mới giai đoạn 2021-2025 là 38,446 tỷ đồng

c) Phân bổ 313,2 tỷ đồng (gồm: 290 tỷ đồng vốn đầu tư phát triển và 23,2 tỷ đồng kinh phí sự nghiệp) hỗ trợ một số địa phương thực hiện một số nhiệm vụ đột xuất, phát sinh (Theo chỉ đạo điểm của lãnh đạo Đảng, Nhà nước):

- Bổ sung 162 tỷ đồng (gồm 150 tỷ đồng vốn đầu tư phát triển và 12 tỷ đồng kinh phí sự nghiệp) cho 11 tỉnh (Cao Bằng, Bắc Kạn, Yên Bái, Điện Biên, Thanh Hóa, Nghệ An, Ninh Thuận, Đắk Nông, Kon Tum và tỉnh Quảng Nam, tỉnh Quảng Ngãi) để hỗ trợ cho 15 huyện “trắng xã nông thôn mới” phấn đấu đến năm 2025 có ít nhất 03 xã/01 huyện được công nhận đạt chuẩn NTM và không còn xã dưới 15 tiêu chí.

- Bổ sung cho tỉnh Thái Nguyên 50 tỷ đồng vốn đầu tư phát triển để tập trung hỗ trợ huyện Định Hóa có đủ nguồn lực để phấn đấu đạt chuẩn nông thôn mới vào năm 2023.

- Bổ sung cho tỉnh Gia Lai 23,2 tỷ đồng (gồm: 20 tỷ đồng vốn đầu tư phát triển và 3,2 tỷ đồng kinh phí sự nghiệp) để hỗ trợ Huyện K’bang hoàn thiện các tiêu chí huyện NTM.

- Bổ sung cho tỉnh Thanh Hóa 18 tỷ đồng (gồm: 16 tỷ đồng vốn đầu tư phát triển và 02 tỷ đồng kinh phí sự nghiệp) để tập trung hỗ trợ cho xã Mường Chanh (huyện Mường Lát) hoàn thành các tiêu chí về xã đạt chuẩn nông thôn mới thuộc Bộ tiêu chí quốc gia về nông thôn mới giai đoạn 2021-2025, để phấn đấu đạt chuẩn nông thôn mới đến năm 2025.

- Bố trí 60 tỷ đồng (gồm 54 tỷ đồng vốn đầu tư phát triển và 6 tỷ đồng kinh phí sự nghiệp) để hỗ trợ một phần vốn cho 10 tỉnh (Yên Bái, Hòa Bình, Thái Bình, Nghệ An, Quảng Nam, Ninh Thuận, Gia Lai, Sóc Trăng, Đồng Tháp, Kiên Giang) triển khai xây dựng thí điểm một số Trung tâm thu mua - cung ứng nông sản an toàn cấp huyện đại diện 07 vùng của cả nước .

(Phương án phân bổ cho các tỉnh theo Phụ lục IV,V đính kèm)

5. Định mức phân bổ tại các tỉnh:

Căn cứ tổng mức vốn được hỗ trợ từ ngân sách trung ương năm 2023 (vốn đầu tư phát triển, kinh phí sự nghiệp) được thông báo và điều kiện thực tế của từng tỉnh, Ủy ban nhân dân các tỉnh xây dựng mục tiêu, nhiệm vụ, phương án phân bổ vốn, phương án lồng ghép các nguồn vốn theo quy định để thực hiện các mục tiêu, nhiệm vụ của Chương trình trên địa bàn trình Hội đồng nhân dân cùng cấp quyết định (theo quy định tại khoản 2 Điều 6 Quyết định số 07/2022/QĐ- TTg), trong đó, ưu tiên bố trí đủ nguồn lực để thực hiện một số nội dung sau:

- Hỗ trợ kinh phí triển khai các chương trình chuyên đề (Chương trình Mỗi xã một sản phẩm giai đoạn 2021-2025; Chương trình tăng cường bảo vệ môi trường, an toàn thực phẩm và cấp nước sạch nông thôn trong xây dựng NTM giai đoạn 2021-2025 ; Chương trình phát triển du lịch nông thôn trong xây dựng NTM giai đoạn 2021-2025 ; Chương trình chuyển đổi số trong xây dựng NTM, hướng tới NTM thông minh giai đoạn 2021-2025; Chương trình nâng cao chất lượng, hiệu quả thực hiện tiêu chí an ninh, trật tự trong xây dựng NTM giai đoạn 2021-2025), trong đó, ưu tiên bố trí kinh phí triển khai các mô hình thí điểm của trung ương (Theo danh mục mô hình được Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn phê duyệt);

- Hỗ trợ trực tiếp cho huyện “trắng xã NTM” của 11 tỉnh (Cao Bằng, Bắc Kạn, Yên Bái, Điện Biên, Thanh Hóa, Nghệ An, Ninh Thuận, Đắk Nông, Kon Tum và tỉnh Quảng Nam, tỉnh Quảng Ngãi) có thêm nguồn lực phấn đấu đạt mục tiêu đến năm 2025 có ít nhất 03 xã/01 huyện được công nhận đạt chuẩn NTM và không còn xã dưới 15 tiêu chí;

- Hỗ trợ trực tiếp huyện Định Hóa, tỉnh Thái Nguyên để có thêm nguồn lực hoàn thành một số tiêu chí huyện NTM còn lại và phấn đấu đạt chuẩn NTM vào năm 2023;

- Hỗ trợ trực tiếp cho huyện K’bang, tỉnh Gia Lai để có thêm nguồn lực hoàn thành một số tiêu chí huyện NTM còn lại và phấn đấu đạt chuẩn NTM đến năm 2025;

- Hỗ trợ trực tiếp cho xã Mường Chanh, huyện Mường Lát, tỉnh Thanh Hóa để có đủ nguồn lực hoàn thành các tiêu chí xã NTM và phấn đấu đạt chuẩn đến năm 2025.

- Hỗ trợ triển khai xây dựng thí điểm một số Trung tâm thu mua - cung ứng nông sản an toàn cấp huyện (gồm 10 tỉnh: Yên Bái, Hòa Bình, Thái Bình, Nghệ An, Quảng Nam, Ninh Thuận, Gia Lai, Sóc Trăng, Đồng Tháp, Kiên Giang). Căn cứ quy hoạch các vùng sản xuất tập trung được phê duyệt và điều kiện cụ thể của địa phương, Ủy ban nhân dân tỉnh giao các cơ quan chức năng có liên quan xây dựng dự án cụ thể trình cấp có thẩm quyền quyết định đầu tư, làm cơ sở để bố trí nguồn lực, triển khai thực hiện theo quy định.

III. HUY ĐỘNG NGUỒN LỰC THỰC HIỆN CHƯƠNG TRÌNH GIAI ĐOẠN 2021-2025 VÀ NĂM 2023

Căn cứ vào điều kiện thực tế, Ủy ban nhân dân các tỉnh chủ động cân đối và thực hiện nghiêm túc việc bố trí vốn đối ứng từ ngân sách địa phương để thực hiện Chương trình theo các quy định tại Điều 7 và Điều 8 Quyết định số 07/2022/QĐ-TTg; lồng ghép nguồn vốn ngân sách trung ương hỗ trợ thực hiện 02 chương trình mục tiêu quốc gia (Phát triển kinh tế xã hội vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi; giảm nghèo bền vững) và từ các chương trình, dự án khác thực hiện trên địa bàn nông thôn theo quy định, để hỗ trợ các xã, huyện, nhất là trên địa bàn các xã đặc biệt khó khăn (các xã khu vực III vùng dân tộc thiểu số và miền núi, xã đặc biệt khó khăn vùng bãi ngang ven biển và hải đảo), các huyện nghèo để thực hiện các tiêu chí nông thôn mới; đồng thời tiếp tục triển khai có hiệu quả các giải pháp huy động các nguồn lực hợp pháp khác, để có đủ nguồn lực thực hiện và phấn đấu hoàn thành các mục tiêu xây dựng nông thôn mới.

Nếu cần thêm thông tin, hướng dẫn, đề nghị liên hệ: Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn (qua Văn phòng Điều phối nông thôn mới Trung ương, địa chỉ: Nhà B9, Số 2, Ngọc Hà, Ba Đình, Hà Nội và số điện thoại của đồng chí Vi Việt Hoàng, Trưởng phòng Kế hoạch, Tài chính và Giám sát: 0906.258.868)./.

 


Nơi nhận:
- Như trên;
- Phó TTCP Trần Lưu Quang (để b/c);
- Phó TTCP Lê Minh Khái (để b/c);
- Bộ trưởng Lê Minh Hoan (để b/c);
- Thành viên BCĐTW;
- Thành viên Tổ công tác;
- Văn phòng Chính phủ;
- Sở NNPTNT, VPĐP NTM tỉnh, thành phố trực thuộc TW;
- Lưu: VT, VPĐP.

KT. BỘ TRƯỞNG
THỨ TRƯỞNG




Trần Thanh Nam

 

PHỤ LỤC I

PHƯƠNG ÁN PHÂN BỔ KẾ HOẠCH VỐN ĐẦU TƯ PHÁT TRIỂN CÒN LẠI CỦA CHƯƠNG TRÌNH MTQG XÂY DỰNG NÔNG THÔN MỚI GIAI ĐOẠN 2021-2025
(Theo quy định tại Quyết định số 07/2022/QĐ-TTg của Thủ tướng Chính phủ)
(Kèm theo Công văn số      /BNN-VPĐP ngày    tháng    năm 2023 của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn)

ĐVT: Triệu đồng

TT

ĐỊA PHƯƠNG

Phương án phân bổ vốn ĐTPT còn lại (2023-2025)

Trong đó

Vốn ĐTPT trong nước

Bao gồm

Vốn nước ngoài

Phân bổ chung, theo tiêu chí, hệ số

Chương trình OCOP

Hỗ trợ bổ sung thực hiện các nhiệm vụ đột xuất, phát sinh

 

TỔNG CỘNG

5.050.000

3.000.000

2.050.000

300.000

650.000

2.050.000

I

MIỀN NÚI PHÍA BẮC

1.558.460

919.010

547.010

95.000

277.000

639.450

1

Hà Giang

31.210

31.210

26.210

5.000

 

 

2

Tuyên Quang

226.614

61.250

46.250

15.000

 

165.364

3

Cao Bằng

62.440

62.440

12.440

-

50.000

 

4

Lạng Sơn

50.240

50.240

50.240

-

 

 

5

Lào Cai

32.260

32.260

27.260

5.000

 

 

6

Yên Bái

85.850

85.850

42.350

5.000

38.500

 

7

Thái Nguyên

115.180

115.180

55.180

10.000

50.000

 

8

Bắc Kạn

56.310

56.310

26.310

5.000

25.000

 

9

Phú Thọ

265.863

83.760

83.760

-

 

182.103

10

Bắc Giang

146.932

76.000

66.000

10.000

 

70.932

11

Hòa Bình

63.350

63.350

34.850

15.000

13.500

 

12

Sơn La

49.280

49.280

34.280

15.000

 

 

13

Lai Châu

81.883

20.700

20.700

-

 

61.183

14

Điện Biên

291.048

131.180

21.180

10.000

100.000

159.868

II

ĐỒNG BẰNG SÔNG HỒNG

104.930

104.930

91.430

-

13.500

-

15

Nam Định

46.420

46.420

46.420

 

 

 

16

Thái Bình

58.510

58.510

45.010

 

13.500

 

III

BẮC TRUNG BỘ

983.584

576.410

412.910

60.000

103.500

407.174

17

Thanh Hoá

 234.420

 234.420

 154.420

 15.000

 65.000

 

18

Nghệ An

 396.029

 153.970

 100.470

 15.000

 38.500

 242.059

19

Hà Tĩnh

 226.525

 61.410

 56.410

 5.000

 

 165.115

20

Quảng Bình

 55.010

 55.010

 45.010

 10.000

 

 

21

Quảng Trị

 29.820

 29.820

 29.820

 -

 

 

22

Thừa Thiên Huế

 41.780

 41.780

 26.780

 15.000

 

 

IV

DH.NAM TRUNG BỘ

 674.122

 330.920

 193.920

 35.000

 102.000

 343.202

23

Quảng Nam

 253.435

 102.310

 48.810

 15.000

 38.500

 151.125

24

Quảng Ngãi

 53.300

 53.300

 28.300

 -

 25.000

 

25

Bình Định

 32.860

 32.860

 32.860

 -

 

 

26

Phú Yên

 116.571

 31.400

 26.400

 5.000

 

 85.171

27

Ninh Thuận

 63.880

 63.880

 15.380

 10.000

 38.500

 

28

Bình Thuận

 154.076

 47.170

 42.170

 5.000

 

 106.906

V

TÂY NGUYÊN

 673.682

 385.690

 232.190

 40.000

 113.500

 287.992

29

Đăk Lắk

 59.190

 59.190

 49.190

 10.000

 

 

30

Đắk Nông

 205.947

 71.810

 31.810

 15.000

 25.000

 134.137

31

Gia Lai

 246.318

 155.650

 82.150

 10.000

 63.500

 90.668

32

Kon Tum

 121.867

 58.680

 28.680

 5.000

 25.000

 63.187

33

Lâm Đồng

 40.360

 40.360

 40.360

 -

 

 

VI

ĐÔNG NAM BỘ

 197.943

 86.290

 81.290

 5.000

 -

 111.653

34

Bình Phước

 162.423

 50.770

 45.770

 5.000

 

 111.653

35

Tây Ninh

 35.520

 35.520

 35.520

 

 

 

VII

ĐỒNG BẰNG SÔNG CỬU LONG

 857.279

 596.750

 491.250

 65.000

 40.500

 260.529

36

Long An

 68.380

 68.380

 68.380

 -

 

 

37

Tiền Giang

 56.530

 56.530

 46.530

 10.000

 

 

38

Bến Tre

 76.290

 76.290

 66.290

 10.000

 

 

39

Trà Vinh

 30.640

 30.640

 25.640

 5.000

 

 

40

Vĩnh Long

 38.940

 38.940

 38.940

 -

 

 

41

Hậu Giang

 25.260

 25.260

 25.260

 -

 

 

42

Sóc Trăng

 209.694

 43.830

 30.330

 -

 13.500

 165.864

43

An Giang

 74.520

 74.520

 64.520

 10.000

 

 

44

Đồng Tháp

 64.780

 64.780

 36.280

 15.000

 13.500

 

45

Kiên Giang

 47.500

 47.500

 34.000

 -

 13.500

 

46

Bạc Liêu

 16.900

 16.900

 16.900

 -

 

 

47

Cà Mau

 147.845

 53.180

 38.180

 15.000

 

 94.665

 

PHỤ LỤC II

PHƯƠNG ÁN HỖ TRỢ BỔ SUNG VỐN ĐẦU TƯ PHÁT TRIỂN CHO MỘT SỐ ĐỊA PHƯƠNG THỰC HIỆN NHIỆM VỤ ĐỘT XUẤT, PHÁT SINH
(Theo chỉ đạo của Lãnh đạo Đảng, Nhà nước)
(Kèm theo Công văn số     /BNN-VPĐP ngày     tháng     năm 2023 của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn)

TT

Nội dung hỗ trợ

ĐVT

Số lượng

Dự kiến hỗ trợ bổ sung

 

TỔNG CỘNG

 

 

650.000

1

Hỗ trợ bổ sung cho 15 huyện “trắng xã nông thôn mới” của 11 tỉnh thành phố

huyện

15

375.000

1.1

Huyện Bảo Lâm, huyện Nguyên Bình

(tỉnh Cao Bằng )

 

2

50.000

1.2

Huyện Mù Căng Chải

(tỉnh Yên Bái)

 

1

25.000

1.3

Huyện Pắc Nặm

(tỉnh Bắc Kạn)

 

1

25.000

1.4

Huyện Tủa Chùa, huyện Tuần Giáo, huyện Điện Biên Đông, huyện Mường Chà

(tỉnh Điện Biên)

 

4

100.000

1.5

Huyện Mường Lát

(tỉnh Thanh Hóa)

 

1

25.000

1.6

Huyện Quế Phong

(tỉnh Nghệ An)

 

1

25.000

1.7

Huyện Nam Giang

(tỉnh Quảng Nam)

 

1

25.000

1.8

Huyện Sơn Tây

(tỉnh Quảng Ngãi)

 

1

25.000

1.9

Huyện Bắc Ái

(tỉnh Ninh Thuận)

 

1

25.000

1.10

Huyện Tuy Đức

(tỉnh Đắk Nông)

 

1

25.000

1.11

Huyện Tu Mơ Rông

(tỉnh Kon Tum)

 

1

25.000

2

Hỗ trợ huyện Định Hóa phấn đấu đạt chuẩn NTM vào năm 2023 theo chỉ đạo của đồng chí Chủ tịch Quốc hội

huyện

1

50.000

3

Hỗ trợ cho Huyện Kbang, tỉnh Gia Lai (huyện chỉ đạo điểm của Trung ương) phấn đấu đạt chuẩn NTM giai đoạn 2021-2025

huyện

1

50.000

4

Hỗ trợ cho xã Mường Chanh, huyện Mường Lát, tỉnh Thanh Hóa, đạt chuẩn NTM giai đoạn 2021-2025

1

40.000

5

Xây dựng thí điểm một số mô hình Trung tâm thu mua - cung ứng nông sản an toàn cấp huyện đại diện 07 vùng của cả nước

MH

 

135.000

5.1

Tỉnh Yên Bái

 

1

13.500

5.2

Tỉnh Hòa Bình

 

1

13.500

5.3

Tỉnh Thái Bình

 

1

13.500

5.4

Tỉnh Nghệ An

 

1

13.500

5.5

Tỉnh Quảng Nam

 

1

13.500

5.6

Tỉnh Gia Lai

 

1

13.500

5.7

Tỉnh Sóc Trăng

 

1

13.500

5.8

Tỉnh Ninh Thuận

 

1

13.500

5.9

Tỉnh Kiên Giang

 

1

13.500

5.10

Tỉnh Đồng Tháp

 

1

13.500

 

PHỤ LỤC III

TIÊU CHÍ PHÂN BỔ VỐN NGÂN SÁCH TRUNG ƯƠNG THỰC HIỆN CÁC CHƯƠNG TRÌNH CHUYÊN ĐỀ GIAI ĐOẠN 2021-2025 VÀ NĂM 2023 CHO CÁC ĐỊA PHƯƠNG
(Kèm theo Công văn số    /BNN-VPĐP ngày    tháng    năm 2023 của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn)

1. Chương trình Mỗi xã một sản phẩm giai đoạn 2021-2025 (đã được phê duyệt tại Quyết định số 919/QĐ-TTg ngày 01/8/2022 của Thủ tướng Chính phủ):

a) Tiêu chí, hệ số phân bổ vốn kinh phí sự nghiệp theo mục tiêu sản phẩm OCOP (căn cứ số lượng sản phẩm tính đến hết 2021, mục tiêu đăng ký của các địa phương đến năm 2025) như sau:

- Nâng cấp sản phẩm đã được phân hạng đạt từ 3 sao trở lên (50% số sản phẩm đã được phân hạng ở các tỉnh, thành phố tính đến tháng 6/2022): Hệ số 1,0.

- Phát triển sản phẩm mới (phát triển thêm ngoài sản phẩm đã được phân hạng, ưu tiên các làng nghề truyền thống, để phấn đấu hoàn thành mục tiêu có ít nhất 50% làng nghề truyền thống có sản phẩm OCOP): Hệ số 3,0.

- Hỗ trợ thêm để phát triển sản phẩm theo chuỗi giá trị (nhằm mục tiêu 30% sản phẩm gắn với chuỗi giá trị): Hệ số 2,0.

(Kinh phí hỗ trợ bao gồm cả phát triển sản phẩm, chuỗi giá trị và hỗ trợ tập huấn, tuyên tuyền, quảng bá, xúc tiến thương mại cho sản phẩm OCOP của các địa phương).

b) Tiêu chí, hệ số phân bổ vốn đầu tư phát triển: Hỗ trợ xây dựng một số mô hình thí điểm phát triển chuỗi giá trị gắn với vùng nguyên liệu địa phương, OCOP xanh và dịch vụ du lịch cộng đồng (Theo danh sách mô hình chỉ đạo điểm của trung ương được Bộ Nông nghiệp và PTN phê duyệt), cụ thể:

- Hỗ trợ 10 địa phương xây dựng mô hình phát triển OCOP xanh gắn mục tiêu phát triển cộng đồng trong quản lý tài nguyên và bảo tồn đa dạng sinh học: Hệ số 1,0.

- Hỗ trợ 10 địa phương xây dựng mô hình phát triển nhóm sản phẩm OCOP dịch vụ du lịch cộng đồng gắn với nâng cao vai trò cộng đồng: Hệ số 2,0.

- Hỗ trợ 10 địa phương xây dựng mô hình thí điểm phát triển chuỗi giá trị sản phẩm OCOP gắn với vùng nguyên liệu địa phương, phát triển chế biến quy mô nhỏ và vừa: Hệ số 3,0.

- Tiêu chí, hệ số phân bổ cho các tỉnh thuộc đối tượng ưu tiên: Theo quy định tại khoản 3, Điều 5, Quyết định số 07/2022/QĐ-TTg , ưu tiên theo tiêu chí về mục tiêu sản phẩm đạt được của địa phương đến năm 2025.

2. Chương trình tăng cường bảo vệ môi trường, an toàn thực phẩm và cấp nước sạch nông thôn trong xây dựng NTM giai đoạn 2021-2025 (đã được phê duyệt tại Quyết định số 925/QĐ-TTg ngày 02/8/2022 của Thủ tướng Chính phủ)

a) Tiêu chí, hệ số phân bổ cho các địa phương theo đối tượng xã, huyện và tỉnh để thực hiện các mục tiêu và nội dung của Chương trình (căn cứ vào tổng số xã và huyện đến hết năm 2021 và dự toán thu, chi NSNN năm 2022):

- Tiêu chí, hệ số phân bổ theo đối tượng xã, huyện để thực hiện các mục tiêu của Chương trình:

+ Phân bổ cho 80% số xã để triển khai các nội dung của chương trình đối với các mô hình triển khai ở cấp xã: Hệ số 1,0.

+ Phân bổ cho 50% số huyện để triển khai các nội dung của Chương trình đối với các mô hình triển khai ở cấp huyện: Hệ số 4,0.

+ Tiêu chí, hệ số phân bổ cho các tỉnh thuộc đối tượng ưu tiên: Theo quy định tại khoản 3, Điều 5, Quyết định số 07/2022/QĐ-TTg.

b) Tiêu chí, định mức phân bổ cho các mô hình thí điểm gồm:

- Tiêu chí phân bổ vốn ngân sách trung ương phân bổ cho các mô hình được xác định dựa trên số lượng, nội dung thực hiện, tính đặc thù của các mô hình: (i) Mô hình cấp nước hộ gia đình cho dân cư vùng đặc thù, chưa có khả năng tiếp cận với cấp nước tập trung, khan hiếm, khó khăn về nguồn nước; (ii) Mô hình về liên kết thị trường để thu hồi, sản xuất, tiêu thụ các sản phẩm tái chế, tái sử dụng từ chất thải;(iii) Mô hình thu gom, xử lý nước thải sinh hoạt quy mô hộ gia đình, cấp thôn áp dụng công nghệ sinh thái; (iv) Mô hình xử lý, tuần hoàn chất thải chăn nuôi; (v) Mô hình chợ an toàn thực phẩm; (vi) Mô hình cải tạo cảnh quan theo hướng đa chức năng, gắn với phát triển du lịch nông thôn (Theo danh mục các mô hình thí điểm được Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn phê duyệt).

- Định mức phân bổ: Căn cứ vào vốn ngân sách trung ương được giao và điều kiện thực tế, các địa phương chủ động cân đối bố trí kinh phí thực hiện các mô hình đảm bảo phù hợp theo định mức được quy định tại Điều 9 Thông tư số 53/2022/TT- BTC ngày 12/8/2022 của Bộ Tài chính và các văn bản quy định khác có liên quan.

3. Chương trình phát triển du lịch nông thôn trong xây dựng NTM giai đoạn 2021-2025 (đã được phê duyệt tại Quyết định số 922/QĐ-TTg ngày 02/8/2022 của Thủ tướng Chính phủ)

a) Tiêu chí, hệ số phân bổ theo mục tiêu của Chương trình:

Căn cứ mục tiêu, nội dung của Chương trình, hệ số phân bổ vốn ngân sách trung ương cho các tỉnh thực hiện Chương trình CĐS đến năm 2025, như sau:

- Hỗ trợ mỗi tỉnh, thành phố có ít nhất 01 điểm du lịch nông thôn: Hệ số 1,0.

- Hỗ trợ thí điểm mô hình du lịch nông thôn theo hướng du lịch xanh, có trách nhiệm và bền vững theo chỉ đạo của Trung ương (theo danh sách được cấp có thẩm quyền phê duyệt): Hệ số 3,0.

- Hỗ trợ tổ chức triển khai chương trình (tập huấn, nâng cao năng lực cho cán bộ, người dân làm du lịch, phấn đấu thực hiện mục tiêu: 70% chủ cơ sở du lịch nông thôn được đào tạo, tập huấn về nghiệp vụ quản lý du lịch; 80% lao động du lịch nông thôn được bồi dưỡng, tập huấn và nâng cao nghiệp vụ, kỹ năng phục vụ khách du lịch, trong đó ít nhất 50% là lao động nữ; mỗi điểm du lịch có ít nhất 01 nhân viên thành thạo ngoại ngữ): Căn cứ vào số lượng xã của các tỉnh, thành phố, hệ số hỗ trợ gồm:

+ Tỉnh, thành phố có dưới 100 xã: Hệ số 1,0.

+ Tỉnh, thành phố có từ 100 xã đến dưới 200 xã: Hệ số 1,3.

+ Tỉnh, thành phố có từ 200 xã trở lên: hệ số 1,6.

b) Tiêu chí, hệ số phân bổ cho các tỉnh thuộc đối tượng ưu tiên: Theo quy định tại khoản 3, Điều 4, Quyết định số 07/2022/QĐ-TTg.

4. Chương trình chuyển đổi số trong xây dựng NTM, hướng tới NTM thông minh giai đoạn 2021-2025 (đã được phê duyệt tại Quyết định số 924/QĐ- TTg ngày 02/8/2022 của Thủ tướng Chính phủ)

a) Tiêu chí, hệ số phân bổ theo nội dung và mục tiêu của Chương trình:

- Phân bổ kinh phí để tổ chức triển khai thực hiện các mô hình chỉ đạo điểm của Trung ương: Hệ số 3,0

- Phân bổ kinh phí cho các địa phương xây dựng các mô hình theo các nội dung của Chương trình đã được Thủ tướng Chính phủ phê duyệt:

+ Mỗi tỉnh, thành phố có ít nhất 01 mô hình thí điểm thôn/xã NTM thông minh theo lĩnh vực nổi trội nhất: Hệ số 1,0.

+ Hỗ trợ tổ chức triển khai chương trình (tập huấn, nâng cao năng lực cho các xã, phấn đấu ít nhất 40% số xã có cung cấp ít nhất một dịch vụ thiết yếu và tổ chức lấy ý kiến phản hồi về sự hài lòng của người dân/cộng đồng về kết quả xây dựng NTM thông qua ứng dụng trực tuyến): Căn cứ vào số lượng xã của các tỉnh, thành phố, hệ số hỗ trợ gồm:

+ Tỉnh, thành phố có dưới 100 xã: Hệ số 1,0.

+ Tỉnh, thành phố có từ 100 xã đến dưới 200 xã: Hệ số 1,3.

+ Tỉnh, thành phố có từ 200 xã trở lên: hệ số 1,6.

b) Tiêu chí, hệ số phân bổ cho các tỉnh thuộc đối tượng ưu tiên: Theo quy định tại khoản 3, Điều 4, Quyết định số 07/2022/QĐ-TTg của Thủ tướng Chính phủ, tiêu chí ưu tiên dựa trên điểm số về “Hỗ trợ tổ chức triển khai chương trình”: Hệ số ưu tiên tối đa bằng 50% hệ số hỗ trợ tổ chức triển khai mô hình (theo số xã), cụ thể:

- Các tỉnh miền núi, Tây Nguyên: Hệ số bằng 50% hệ số hỗ trợ tổ chức triển khai mô hình (theo số xã)

- Các tỉnh nhận hỗ trợ NSTW từ 60% trở lên: Hệ số bằng 30% hệ số hỗ trợ tổ chức triển khai mô hình (theo số xã)

c) Đối với các nội dung, mục tiêu thuộc nhiệm vụ thường xuyên không bố trí kinh phí từ Chương trình để thực hiện.

5. Chương trình nâng cao chất lượng, hiệu quả thực hiện tiêu chí an ninh, trật tự trong xây dựng NTM giai đoạn 2021-2025 (đã được phê duyệt tại Quyết định số 926/QĐ-TTg ngày 02/8/2022 của Thủ tướng Chính phủ).

Căn cứ tổng kế hoạch vốn ngân sách trung ương giao thực hiện Chương trình giai đoạn 2021-2025 và dự toán ngân sách nhà nước năm 2022, ưu tiên phân bổ vốn ngân sách trung ương (kinh phí sự nghiệp) cho các địa phương theo hệ số như sau:

- Các tỉnh miền núi và Tây Nguyên: Hệ số 1,5.

- Các tỉnh có tỷ lệ nhận hỗ trợ từ ngân sách trung ương từ 60% trở lên: Hệ số 1,3.

- Các tỉnh có tỷ lệ nhận hỗ trợ từ ngân sách trung ương dưới 60% và tỉnh Quảng Nam, Quảng Ngãi: Hệ số 1,0./.

 

PHỤ LỤC IV

PHƯƠNG ÁN PHÂN BỔ KẾ HOẠCH VỐN NSTW NĂM 2023 CHO CÁC BỘ, NGÀNH TRUNG ƯƠNG VÀ ĐỊA PHƯƠNG
(Theo quy định tại Quyết định số 07/2022/QĐ-TTg của Thủ tướng Chính phủ)
(Kèm theo Công văn số     /BNN-VPĐP ngày    tháng     năm 2023 của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn)

ĐVT: Triệu đồng

TT

CƠ QUAN, ĐƠN VỊ

Dự kiến phân bổ kế hoạch vốn năm 2023

Bao gồm

Tổng cộng

ĐTPT

Kinh phí sự nghiệp

Phân bổ chung, theo quy định

Trong đó

Phân bổ thực hiện 06 Chương trình chuyên đề

Trong đó

Kinh phí sự nghiệp của 06 Chương trình chuyên đề

Hỗ trợ thực hiện theo chỉ đạo điểm của Trung ương

Trong đó

ĐTPT

Kinh phí sự nghiệp

ĐTPT (Chương trình OCOP)

Kinh phí sự nghiệp

QĐ 919 CT OCOP (Chi hoạt động kinh tế)

QĐ 922 CT DLNT (Chi hoạt động kinh tế)

QĐ 923 CT KHCN (Chi sự nghiệp KHCN)

QĐ 924 CT CĐS (Chi Sự nghiệp VHTT)

QĐ 925 CT BVMT (Chi Sự nghiệp BVMT)

QĐ 926 CT ANTT (Chi Sự nghiệp giáo dục, đào tạo và dạy nghề)

ĐTPT

Kinh phí sự nghiệp

 

TỔNG CỘNG

9.210.000

7.000.000

2.210.000

7.568.354

6.589.920

978.434

1.328.446

120.080

1.208.366

264.570

199.950

100.000

207.320

396.500

40.026

313.200

290.000

23.200

A

BỘ, CƠ QUAN TRUNG ƯƠNG

350.360

-

350.360

144.300

-

144.300

206.060

-

206.060

45.400

19.200

100.000

21.400

18.500

1.560

-

-

-

I

CÁC BỘ

283.260

-

283.260

104.700

-

104.700

178.560

-

178.560

31.400

19.200

100.000

13.400

13.000

1.560

-

-

-

1

Bộ Quốc phòng

1.000

-

1.000

1.000

 

1.000

-

 

-

 

 

 

 

 

 

-

 

 

2

Bộ Công an

3.760

-

3.760

1.000

 

1.000

2.760

 

2.760

 

 

 

1.200

 

1.560

-

 

 

3

Bộ Tư pháp

6.000

-

6.000

6.000

 

6.000

-

 

-

 

 

 

 

 

 

-

 

 

4

Bộ Công thương

14.800

-

14.800

6.000

 

6.000

8.800

 

8.800

8.000

 

 

800

 

 

-

 

 

5

Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội

14.500

-

14.500

14.500

 

14.500

-

 

-

 

 

 

 

 

 

-

 

 

6

Bộ Giao thông vận tải

300

-

300

300

 

300

-

 

-

 

 

 

 

 

 

-

 

 

7

Bộ Xây dựng

2.700

-

2.700

2.700

 

2.700

-

 

-

 

 

 

 

 

 

-

 

 

8

Bộ Thông tin và Truyền thông

8.300

-

8.300

7.500

 

7.500

800

 

800

 

 

 

800

 

 

-

 

 

9

Bộ Giáo dục và Đào tạo

4.000

-

4.000

4.000

 

4.000

-

 

-

 

 

 

 

 

 

-

 

 

10

Bộ Nông nghiệp và PTNT

188.100

-

188.100

38.700

 

38.700

149.400

 

149.400

21.600

11.200

100.000

9.600

7.000

 

-

 

 

11

Bộ Kế hoạch và Đầu tư

6.000

-

6.000

6.000

 

6.000

-

 

-

 

 

 

 

 

 

-

 

 

12

Bộ Nội vụ

3.200

-

3.200

3.200

 

3.200

-

 

-

 

 

 

 

 

 

-

 

 

13

Bộ Y tế

2.900

-

2.900

1.500

 

1.500

1.400

 

1.400

400

 

 

 

1.000

 

-

 

 

14

Bộ Văn hoá, Thể thao và Du lịch

14.500

-

14.500

6.500

 

6.500

8.000

 

8.000

 

8.000

 

 

 

 

-

 

 

15

Bộ Tài nguyên và Môi trường

11.500

-

11.500

5.500

 

5.500

6.000

 

6.000

1.000

 

 

 

5.000

 

-

 

 

16

Bộ Khoa học và Công nghệ

1.400

-

1.400

-

 

-

1.400

 

1.400

400

 

 

1.000

 

 

-

 

 

17

Ngân hàng Nhà nước Việt Nam

300

-

300

300

 

300

-

 

-

 

 

 

 

 

 

-

 

 

II

ỦY BAN TW MTTQ VIỆT NAM VÀ CÁC CƠ QUAN ĐOÀN THỂ

67.100

-

67.100

39.600

-

39.600

27.500

-

27.500

14.000

-

-

8.000

5.500

-

-

-

-

18

Ủy ban Trung ương Mặt trận Tổ quốc Việt Nam

3.000

-

3.000

1.000

 

1.000

2.000

 

2.000

 

 

 

2.000

 

 

-

 

 

19

Trung ương Đoàn thanh niên cộng sản Hồ Chí Minh

12.700

-

12.700

6.500

 

6.500

6.200

 

6.200

4.000

 

 

1.200

1.000

 

-

 

 

20

Trung ương Hội liên hiệp Phụ nữ Việt Nam

15.000

-

15.000

7.800

 

7.800

7.200

 

7.200

4.000

 

 

1.200

2.000

 

-

 

 

21

Hội Nông dân Việt Nam

20.200

-

20.200

13.500

 

13.500

6.700

 

6.700

4.000

 

 

1.200

1.500

 

-

 

 

22

Hội Cựu chiến binh Việt Nam

4.500

-

4.500

2.300

 

2.300

2.200

 

2.200

 

 

 

1.200

1.000

 

-

 

 

23

Liên minh Hợp tác xã Việt Nam

 11.700

 -

 11.700

 8.500

 

 8.500

 3.200

 

 3.200

 2.000

 

 

 1.200

 

 

 -

 

 

B

ĐỊA PHƯƠNG

 8.859.640

 7.000.000

 1.859.640

 7.424.054

 6.589.920

 834.134

 1.122.386

 120.080

 1.002.306

 219.170

 180.750

 -

 185.920

 378.000

 38.466

 313.200

 290.000

 23.200

I

MIỀN NÚI PHÍA BẮC

 2.485.865

 1.932.140

 553.725

 1.980.985

 1.758.410

 222.575

 356.480

 32.930

 323.550

 64.160

 54.620

 -

 58.900

131.200

14.670

148.400

140.800

 7.600

1

Hà Giang

 127.615

 86.200

 41.415

 94.925

 84.260

 10.665

 32.690

 1.940

 30.750

 9.550

 5.840

 

 3.200

 10.900

 1.260

 -

 

 

2

Tuyên Quang

 196.448

 154.480

 41.968

 167.488

 148.670

 18.818

 28.960

 5.810

 23.150

 5.630

 5.840

 

 3.200

 7.600

 880

 -

 

 

3

Cao Bằng

 87.312

 59.990

 27.322

 45.052

 39.990

 5.062

 20.660

 -

 20.660

 5.130

 2.530

 

 3.200

 8.800

 1.000

 21.600

 20.000

 1.600

4

Lạng Sơn

 203.491

 161.490

 42.001

 181.931

 161.490

 20.441

 21.560

 -

 21.560

 2.320

 2.530

 

 3.200

 12.200

 1.310

 -

 

 

5

Lào Cai

 124.810

 89.550

 35.260

 98.700

 87.610

 11.090

 26.110

 1.940

 24.170

 6.110

 5.840

 

 3.200

 8.100

 920

 -

 

 

6

Yên Bái

 194.884

 153.490

 41.394

 153.384

 136.150

 17.234

 24.700

 1.940

 22.760

 2.440

 5.840

 

 3.200

 10.200

 1.080

 16.800

 15.400

 1.400

7

Thái Nguyên

 277.301

 231.240

 46.061

 199.821

 177.370

 22.451

 27.480

 3.870

 23.610

 4.540

 2.530

 

 6.950

 8.600

 990

 50.000

 50.000

 

8

Bắc Kạn

 123.944

 96.500

 27.444

 95.264

 84.560

 10.704

 17.880

 1.940

 15.940

 3.900

 2.200

 

 2.750

 6.400

 690

 10.800

 10.000

 800

9

Phú Thọ

 329.062

 269.260

 59.802

 303.342

 269.260

 34.082

 25.720

 -

 25.720

 6.680

 2.530

 

 3.200

 11.900

 1.410

 -

 

 

10

Bắc Giang

 270.056

 216.040

 54.016

 239.026

 212.170

 26.856

 31.030

 3.870

 27.160

 5.350

 2.530

 

 6.950

 11.000

 1.330

 -

 

 

11

Hòa Bình

 164.551

 123.250

 41.301

 126.221

 112.040

 14.181

 32.330

 5.810

 26.520

 3.300

 5.840

 

 6.950

 9.500

 930

 6.000

 5.400

 600

12

Sơn La

 159.160

 116.020

 43.140

 124.160

 110.210

 13.950

 35.000

 5.810

 29.190

 3.640

 5.840

 

 6.950

 11.400

 1.360

 -

 

 

13

Lai Châu

 90.254

 66.550

 23.704

 74.974

 66.550

 8.424

 15.280

 -

 15.280

 3.050

 2.200

 

 2.750

 6.600

 680

 -

 

 

14

 Điện Biên

 136.977

 108.080

 28.897

 76.697

 68.080

 8.617

 17.080

 -

 17.080

 2.520

 2.530

 

 3.200

 8.000

 830

 43.200

 40.000

 3.200

II

ĐỒNG BẰNG SÔNG HỒNG

 386.300

 299.320

 86.980

 331.120

 293.920

 37.200

 49.180

 -

 49.180

 9.530

 5.390

 -

 9.540

 22.400

 2.320

 6.000

 5.400

 600

15

Nam Định

 196.564

 149.220

 47.344

 168.104

 149.220

 18.884

 28.460

 

 28.460

 6.660

 2.530

 

 6.690

 11.400

 1.180

 -

 

 

16

Thái Bình

 189.736

 150.100

 39.636

 163.016

 144.700

 18.316

 20.720

 

 20.720

 2.870

 2.860

 

 2.850

 11.000

 1.140

 6.000

 5.400

 600

III

BẮC TRUNG BỘ

1.717.978

1.388.120

 329.858

1.495.362

.327.350

 168.012

 177.016

 19.370

 157.646

 35.630

 28.740

 -

 23.490

 63.000

 6.786

 45.600

 41.400

 4.200

17

Thanh Hoá

 635.827

 528.190

 107.637

 559.211

 496.380

 62.831

 47.816

 5.810

 42.006

 11.450

 6.170

 

 2.850

 19.300

 2.236

 28.800

 26.000

 2.800

18

Nghệ An

 417.502

 344.190

 73.312

 363.862

 322.980

 40.882

 36.840

 5.810

 31.030

 4.130

 6.170

 

 2.850

 15.900

 1.980

 16.800

 15.400

 1.400

19

Hà Tĩnh

 238.953

 183.280

 55.673

 204.293

 181.340

 22.953

 34.660

 1.940

 32.720

 9.010

 5.840

 

 6.300

 10.700

 870

 -

 

 

20

Quảng Bình

 176.256

 144.700

 31.556

 163.016

 144.700

 18.316

 13.240

 -

 13.240

 1.940

 2.530

 

 2.550

 5.600

 620

 -

 

 

21

Quảng Trị

 123.693

 95.860

 27.833

 107.993

 95.860

 12.133

 15.700

 -

 15.700

 3.500

 2.530

 

 2.940

 6.100

 630

 -

 

 

22

Thừa Thiên Huế

 125.747

 91.900

 33.847

 96.987

 86.090

 10.897

 28.760

 5.810

 22.950

 5.600

 5.500

 

 6.000

 5.400

 450

 -

 

 

IV

DH. NAM TRUNG BỘ

 874.566

 677.740

 196.826

 702.286

 623.380

 78.906

 127.880

 13.560

 114.320

 28.250

 24.110

 -

 21.900

 36.800

 3.260

 44.400

 40.800

 3.600

23

Quảng Nam

 224.252

 178.120

 46.132

 176.772

 156.910

 19.862

 30.680

 5.810

 24.870

 6.950

 5.840

 

 2.550

 8.600

 930

 16.800

 15.400

 1.400

24

Quảng Ngãi

 132.625

 100.970

 31.655

 102.485

 90.970

 11.515

 19.340

 -

 19.340

 6.850

 2.530

 

 2.550

 6.700

 710

 10.800

 10.000

 800

25

Bình Định

 139.590

 105.630

 33.960

 119.000

 105.630

 13.370

 20.590

 -

 20.590

 5.260

 5.840

 

 2.550

 6.400

 540

 -

 

 

26

Phú Yên

 114.392

 86.810

 27.582

 95.612

 84.870

 10.742

 18.780

 1.940

 16.840

 2.840

 2.200

 

 6.000

 5.400

 400

 -

 

 

 27

Ninh Thuận

 95.080

 68.730

 26.350

 55.720

 49.460

 6.260

 22.560

 3.870

 18.690

 2.860

 5.500

 

 6.000

 4.100

 230

 16.800

 15.400

 1.400

28

Bình Thuận

 168.627

 137.480

 31.147

 152.697

 135.540

 17.157

 15.930

 1.940

 13.990

 3.490

 2.200

 

 2.250

 5.600

 450

 -

 

 

 V

TÂY NGUYÊN

 1.030.409

 807.290

 223.119

 840.879

 746.400

 94.479

 138.730

 15.490

 123.240

 31.200

 18.590

 -

 22.600

 46.600

 4.250

 50.800

 45.400

 5.400

29

Đăk Lắk

 207.676

 162.000

 45.676

 178.146

 158.130

 20.016

 29.530

 3.870

 25.660

 7.630

 2.530

 

 3.200

 11.200

 1.100

 -

 

 

30

Đắk Nông

 153.075

 118.080

 34.995

 115.215

 102.270

 12.945

 27.060

 5.810

 21.250

 3.120

 5.500

 

 6.500

 5.700

 430

 10.800

 10.000

 800

31

Gia Lai

 365.155

 293.340

 71.815

 297.495

 264.070

 33.425

 38.460

 3.870

 34.590

 10.600

 2.530

 

 6.950

 13.200

 1.310

 29.200

 25.400

 3.800

32

Kon Tum

 138.330

 104.130

 34.200

 103.860

 92.190

 11.670

 23.670

 1.940

 21.730

 5.870

 5.500

 

 2.750

 7.000

 610

 10.800

 10.000

 800

33

Lâm Đồng

 166.173

 129.740

 36.433

 146.163

 129.740

 16.423

 20.010

 -

 20.010

 3.980

 2.530

 

 3.200

 9.500

 800

 -

 

 

 VI

ĐÔNG NAM BỘ

 322.577

 263.250

 59.327

 294.387

 261.310

 33.077

 28.190

 1.940

 26.250

 3.560

 4.400

 -

 5.000

 12.300

 990

 -

 -

 -

34

 Bình Phước

 182.605

 149.080

 33.525

 165.765

 147.140

 18.625

 16.840

 1.940

 14.900

 1.600

 2.200

 

 2.750

 7.700

 650

 -

 

 

35

Tây Ninh

 139.972

 114.170

 25.802

 128.622

 114.170

 14.452

 11.350

 -

 11.350

 1.960

 2.200

 

 2.250

 4.600

 340

 -

 

 

VII

ĐỒNG BẰNG SÔNG CỬU LONG

2.041.945

1.632.140

 409.805

1.779.035

1.579.150

 199.885

 244.910

 36.790

 208.120

 46.840

 44.900

 -

 44.490

 65.700

 6.190

 18.000

 16.200

 1.800

36

Long An

 263.482

 219.800

 43.682

 247.622

 219.800

 27.822

 15.860

 -

 15.860

 2.010

 2.530

 

 2.550

 8.000

 770

 -

 

 

37

Tiền Giang

 192.274

 153.460

 38.814

 168.524

 149.590

 18.934

 23.750

 3.870

 19.880

 3.960

 2.530

 

 6.300

 6.400

 690

 -

 

 

 8

Bến Tre

 261.052

 216.950

 44.102

 240.052

 213.080

 26.972

 21.000

 3.870

 17.130

 5.170

 2.530

 

 2.550

 6.200

 680

 -

 

 

39

Trà Vinh

 110.283

 84.370

 25.913

 92.863

 82.430

 10.433

 17.420

 1.940

 15.480

 2.420

 5.500

 

 2.250

 4.900

 410

 -

 

 

40

Vĩnh Long

 158.203

 125.160

 33.043

 141.003

 125.160

 15.843

 17.200

 -

 17.200

 3.880

 2.200

 

 6.000

 4.700

 420

 -

 

 

41

Hậu Giang

 110.849

 87.010

 23.839

 91.479

 81.200

 10.279

 19.370

 5.810

 13.560

 5.760

 2.200

 

 2.250

 3.100

 250

 -

 

 

42

Sóc Trăng

 140.602

 108.720

 31.882

 109.852

 97.510

 12.342

 24.750

 5.810

 18.940

 4.990

 5.500

 

 2.550

 5.400

 500

 6.000

 5.400

 600

43

An Giang

 261.983

 211.280

 50.703

 233.663

 207.410

 26.253

 28.320

 3.870

 24.450

 6.400

 2.530

 

 6.690

 8.100

 730

 -

 

 

44

Đồng Tháp

 165.911

 127.830

 38.081

 131.381

 116.620

 14.761

 28.530

 5.810

 22.720

 4.130

 5.840

 

 6.300

 5.900

 550

 6.000

 5.400

 600

45

Kiên Giang

 146.754

 114.690

 32.064

 123.124

 109.290

 13.834

 17.630

 -

 17.630

 2.880

 5.840

 

 2.550

 5.800

 560

 6.000

 5.400

 600

46

Bạc Liêu

 71.988

 54.340

 17.648

 61.218

 54.340

 6.878

 10.770

 -

 10.770

 3.080

 2.200

 

 2.250

 3.000

 240

 -

 

 

47

Cà Mau

 158.564

 128.530

 30.034

 138.254

 122.720

 15.534

 20.310

 5.810

 14.500

 2.160

 5.500

 

 2.250

 4.200

 390

 -

 

 

 

PHỤ LỤC V

PHƯƠNG ÁN HỖ TRỢ BỔ SUNG VỐN NGÂN SÁCH TRUNG ƯƠNG NĂM 2023 CHO MỘT SỐ ĐỊA PHƯƠNG THỰC HIỆN NHIỆM VỤ ĐỘT XUẤT, PHÁT SINH
(Theo chỉ đạo của Lãnh đạo Đảng, Nhà nước)
(Kèm theo Công văn số    /BNN-VPĐP ngày    tháng    năm 2023 của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn)

TT

Nội dung hỗ trợ

ĐVT

Số lượng

Năm 2023

Trong đó

Ghi chú

Vốn ĐTPT

Kinh phí sự nghiệp

 

TỔNG CỘNG

 

 

313.200

290.000

23.200

 

1

Hỗ trợ bổ sung cho 15 huyện “trắng xã nông thôn mới” của 11 tỉnh thành phố

huyện

15

162.000

150.000

12.000

 

1.1

Huyện Bảo Lâm, huyện Nguyên Bình

(tỉnh Cao Bằng)

 

2

21.600

20.000

1.600

 

1.2

Huyện Mù Căng Chải

(tỉnh Yên Bái)

 

1

10.800

10.000

800

 

1.3

Huyện Pắc Nặm

(tỉnh Bắc Kạn)

 

1

10.800

10.000

800

 

1.4

Huyện Tủa Chùa, huyện Tuần Giáo, huyện Điện Biên Đông, huyện Mường Chà

(tỉnh Điện Biên)

 

4

43.200

40.000

3.200

 

1.5

Huyện Mường Lát

(tỉnh Thanh Hóa)

 

1

10.800

10.000

800

 

1.6

Huyện Quế Phong

(tỉnh Nghệ An)

 

1

10.800

10.000

800

 

1.7

Huyện Nam Giang

(tỉnh Quảng Nam)

 

1

10.800

10.000

800

 

1.8

Huyện Sơn Tây

(tỉnh Quảng Ngãi)

 

1

10.800

10.000

800

 

1.9

Huyện Bắc Ái

(tỉnh Ninh Thuận)

 

1

10.800

10.000

800

 

1.10

Huyện Tuy Đức

(tỉnh Đắk Nông)

 

1

10.800

10.000

800

 

1.11

Huyện Tu Mơ Rông

(tỉnh Kon Tum)

 

1

10.800

10.000

800

 

2

Hỗ trợ huyện Định Hóa phấn đấu đạt chuẩn NTM vào năm 2023 theo chỉ đạo của đồng chí Chủ tịch Quốc hội

huyện

1

50.000

50.000

 

 

3

Hỗ trợ cho Huyện Kbang, tỉnh Gia Lai (huyện chỉ đạo điểm của Trung ương) phấn đấu đạt chuẩn NTM giai đoạn 2021-2025

huyện

1

23.200

20.000

3.200

 

4

Hỗ trợ cho xã Mường Chanh, huyện Mường Lát, tỉnh Thanh Hóa, đạt chuẩn NTM giai đoạn 2021-2025

1

18.000

16.000

2.000

 

5

Xây dựng thí điểm một số mô hình Trung tâm thu mua - cung ứng nông sản an toàn cấp huyện đại diện 07 vùng của cả nước

MH

10

60.000

54.000

6.000

 

5.1

Tỉnh Yên Bái

 

1

6.000

5.400

600

 

5.2

Tỉnh Hòa Bình

 

1

6.000

5.400

600

 

5.3

Tỉnh Thái Bình

 

1

6.000

5.400

600

 

5.4

Tỉnh Nghệ An

 

1

6.000

5.400

600

 

5.5

Tỉnh Quảng Nam

 

1

6.000

5.400

600

 

5.6

Tỉnh Ninh Thuận

 

1

6.000

5.400

600

 

5.7

Tỉnh Gia Lai

 

1

6.000

5.400

600

 

5.8

Tỉnh Sóc Trăng

 

1

6.000

5.400

600

 

5.9

Tỉnh Đồng Tháp

 

1

6.000

5.400

600

 

5.10

Tỉnh Kiên Giang

 

1

6.000

5.400

600

 

 



1 Nghị quyết 25/2021/QH15 phê duyệt chủ trương đầu tư Chương trình mục tiêu quốc gia xây dựng nông thôn mới giai đoạn 2021-2025 do Quốc hội ban hành

  • 2 Quyết định 263/QĐ-TTg năm 2022 phê duyệt Chương trình mục tiêu quốc gia xây dựng nông thôn mới giai đoạn 2021-2025 do Thủ tướng Chính phủ ban hành
  • 3 Quyết định 652/QĐ-TTg năm 2022 về giao kế hoạch vốn đầu tư phát triển nguồn ngân sách trung ương giai đoạn 2021-2025 cho các địa phương thực hiện 03 chương trình mục tiêu quốc gia do Thủ tướng Chính phủ ban hành
  • 4 Quyết định 919/QĐ-TTg năm 2022 phê duyệt Chương trình mỗi xã một sản phẩm giai đoạn 2021-2025 do Thủ tướng Chính phủ ban hành
  • 5 Quyết định 922/QĐ-TTg năm 2022 phê duyệt Chương trình phát triển du lịch nông thôn trong xây dựng nông thôn mới giai đoạn 2021-2025 do Thủ tướng Chính phủ ban hành
  • 6 Quyết định 924/QĐ-TTg năm 2022 phê duyệt Chương trình chuyển đổi số trong xây dựng nông thôn mới, hướng tới nông thôn mới thông minh giai đoạn 2021-2025 do Thủ tướng Chính phủ ban hành
  • 7 Quyết định 925/QĐ-TTg năm 2022 phê duyệt Chương trình tăng cường bảo vệ môi trường, an toàn thực phẩm và cấp nước sạch nông thôn trong xây dựng nông thôn mới giai đoạn 2021-2025 do Thủ tướng Chính phủ ban hành
  • 8 Quyết định 926/QĐ-TTg năm 2022 phê duyệt Chương trình nâng cao chất lượng, hiệu quả thực hiện tiêu chí an ninh, trật tự trong xây dựng nông thôn mới giai đoạn 2021-2025 do Thủ tướng Chính phủ ban hành
  • 9 Thông tư 53/2022/TT-BTC quy định quản lý và sử dụng kinh phí sự nghiệp từ nguồn ngân sách trung ương thực hiện Chương trình mục tiêu quốc gia xây dựng nông thôn mới giai đoạn 2021-2025 do Bộ trưởng Bộ Tài chính ban hành
  • 10 Nghị quyết 70/2022/QH15 về phân bổ ngân sách trung ương năm 2023 do Quốc hội ban hành
  • 11 Công văn 8048/BNN-VPĐP năm 2022 về đề xuất xây dựng mô hình thí điểm thuộc Chương trình OCOP do Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn ban hành
  • 12 Quyết định 1513/QĐ-TTg năm 2022 về giao kế hoạch đầu tư vốn ngân sách nhà nước năm 2023 do Thủ tướng Chính phủ ban hành
  • 13 Quyết định 1506/QĐ-TTg năm 2022 về giao dự toán ngân sách nhà nước năm 2023 do Thủ tướng Chính phủ ban hành