BỘ TƯ PHÁP | CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM |
Số: 1585/BTP-HTQTCT | Hà Nội, ngày 17 tháng 5 năm 2016 |
Kính gửi: Ủy ban nhân dân các tỉnh/ thành phố trực thuộc Trung ương
Triển khai Kế hoạch rà soát, đánh giá việc giải quyết vấn đề quốc tịch, hộ tịch của trẻ em là con của công dân Việt Nam với người nước ngoài đang cư trú trên lãnh thổ Việt Nam được ban hành kèm theo Quyết định số 1793/QĐ-BTP ngày 08/10/2015 của Bộ trưởng Bộ Tư pháp, Bộ Tư pháp gửi Ủy ban nhân dân các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương 02 biểu mẫu: Phiếu thu thập thông tin trẻ em là con của công dân Việt Nam với người nước ngoài đang cư trú tại xã/phường/thị trấn và Biểu tổng hợp nhanh kết quả rà soát để thực hiện việc rà soát, thống kê số trẻ em là con của công dân Việt Nam với người nước ngoài đang cư trú trên từng địa bàn.
Để thực hiện công việc một cách hiệu quả, bảo đảm chất lượng, Bộ Tư pháp đề nghị Ủy ban nhân dân các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương giao cho Sở Tư pháp chủ trì, phối hợp với Công an tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương và các cơ quan có liên quan chỉ đạo Ủy ban nhân dân cấp huyện và Ủy ban nhân dân cấp xã thực hiện thu thập thông tin, rà soát, phân loại theo nhóm số trẻ em là con của công dân Việt Nam với người nước ngoài hiện đang cư trú trên địa bàn và điền chính xác vào Phiếu thu thập thông tin (mỗi trẻ em điền 01 phiếu); lập danh sách vào Biểu tổng hợp nhanh theo đúng cách thức hướng dẫn kèm theo Công văn này. Trên cơ sở số liệu thông tin đã thu được, Sở Tư pháp xây dựng Báo cáo đánh giá thực trạng tình hình giải quyết vấn đề quốc tịch, hộ tịch của trẻ em là con của công dân Việt Nam với người nước ngoài cư trú trên địa bàn. Báo cáo cần được đánh giá trên cơ sở các quy định của pháp luật hiện hành về vấn đề hộ tịch, quốc tịch của trẻ em là con của công dân Việt Nam với người nước ngoài trong mối liên hệ với thực tiễn (mặt tích cực, mặt hạn chế, nguyên nhân của những hạn chế, từ đó đề xuất giải pháp hoàn thiện nhằm bảo đảm quyền được khai sinh, quyền có quốc tịch và các quyền khác của trẻ em).
Báo cáo kèm theo toàn bộ Phiếu thu thập thông tin (đã được niêm phong) được thu thập từ các Ủy ban nhân dân cấp xã trong tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương và Biểu tổng hợp nhanh đề nghị gửi về Bộ Tư pháp (Cục Hộ tịch, quốc tịch, chứng thực) trước ngày 01/8/2016 để tổng hợp và có biện pháp xử lý cụ thể./.
| KT. BỘ TRƯỞNG |
(Kèm theo Công văn số 1585/BTP-HTQTCT ngày 17/5/2016 của Bộ Tư pháp)
1. Về đối tượng cần thu thập thông tin:
- Tất cả trẻ em là con của công dân Việt Nam với người nước ngoài, hiện đang cư trú trên địa bàn xã/phường/thị trấn, là những người dưới 16 tuổi tính đến thời điểm 30/6/2016 (những trẻ em được sinh ra trong khoảng thời gian từ ngày 01/7/2000 đến ngày 30/6/2016).
- Trẻ em thuộc đối tượng nghiên cứu bao gồm:
+ Trẻ em có mẹ đẻ là công dân Việt Nam (có quốc tịch Việt Nam) và cha đẻ là người nước ngoài (có quốc tịch nước ngoài hoặc không có quốc tịch);
+ Trẻ em có cha đẻ là công dân Việt Nam (có quốc tịch Việt Nam) và mẹ đẻ là người nước ngoài (có quốc tịch nước ngoài hoặc không có quốc tịch).
+ Trẻ em có cả cha đẻ và mẹ đẻ là người không quốc tịch.
+ Trường hợp đặc biệt: Trẻ em có cả cha đẻ và mẹ đẻ là công dân nước ngoài nhưng tại thời điểm 30/6/2016 trẻ em đang cư trú tại địa bàn xã/phường/thị trấn cùng với gia đình.
Đối với trường hợp này, chỉ thu thập thông tin và ghi phiếu khi có ít nhất 01 bên cha hoặc mẹ đã từng là công dân Việt Nam (có quốc tịch Việt Nam) nhưng đã thôi quốc tịch Việt Nam và có quốc tịch nước ngoài. Trường hợp cả cha đẻ và mẹ đẻ là công dân nước ngoài, chưa từng thay đổi quốc tịch liên quan đến quốc tịch Việt Nam thì không thu thập thông tin và không ghi phiếu. Ví dụ: cháu Kim In Hoa có cha là công dân Hàn Quốc, mẹ hiện cũng là công dân Hàn Quốc, nhưng trước khi có quốc tịch Hàn Quốc người mẹ đã phải thôi quốc tịch Việt Nam để nhập quốc tịch Hàn Quốc - trường hợp này cũng được thu thập thông tin và ghi Phiếu. Trường hợp khác, cháu Song Junsu có cả cha và mẹ là công dân Hàn Quốc (cả cha và mẹ chưa từng có quốc tịch Việt Nam) thì không thu thập thông tin và không ghi Phiếu.
Lưu ý: Cha đẻ và mẹ đẻ có thể có đăng ký kết hôn hoặc có thể không có đăng ký kết hôn.
2. Phạm vi thu thập:
- Tổng rà soát và thu thập thông tin của các trẻ em thuộc đối tượng nghiên cứu cư trú trên các địa bàn xã/phường/thị trấn trên phạm vi cả nước.
- Nơi đăng ký cư trú tại hướng dẫn này được xác định là nơi đăng ký thường trú hoặc nơi đăng ký tạm trú (trường hợp không có nơi đăng ký thường trú) tại địa điểm thuộc xã/phường/thị trấn.
Xác định nơi cư trú của trẻ em căn cứ vào nơi cư trú của cha mẹ đẻ hoặc người đang nuôi dưỡng (người giám hộ, người chăm sóc…) trẻ em.
3. Thời điểm chốt số liệu:
Tính đến ngày 30/6/2016.
4. Nội dung thông tin cần thu thập:
Các thông tin về nhân thân trẻ em; thông tin cha mẹ đẻ của trẻ em; thông tin về quốc tịch; tình trạng cư trú của trẻ em,… được phản ánh qua “Phiếu thu thập thông tin trẻ em là con của công dân Việt Nam với người nước ngoài đang cư trú tại xã/phường/thị trấn” (sau đây gọi chung là Phiếu).
5. Thời gian tiến hành thu thập thông tin tại địa bàn xã/phường/thị trấn:
Thời gian thu thập thông tin tại địa bàn là trong khoảng 15 ngày, từ ngày 01/7/2016 đến ngày 15/7/2016.
6. Phương pháp thu thập thông tin tại Ủy ban nhân dân xã/phường/thị trấn:
Công chức Tư pháp hộ tịch phối hợp với Công an xã/phường/thị trấn (sau đây gọi chung là Công an cấp xã) và các Trưởng thôn/ấp/tổ dân phố tiến hành rà soát tất cả các gia đình thuộc địa bàn xã/phường/ thị trấn để lập danh sách gia đình có trẻ em thuộc đối tượng cần thu thập thông tin; tiến hành phỏng vấn chủ gia đình hoặc người chăm sóc trẻ em và ghi thông tin vào Phiếu. Mỗi trẻ em thuộc đối tượng rà soát được ghi thông tin trên 01 Phiếu.
- Sau khi tất cả các trẻ em trên địa bàn thuộc đối tượng cần thu thập thông tin đã được cập nhật thông tin vào Phiếu, công chức Tư pháp hộ tịch tổng hợp nhanh kết quả vào Biểu số 01THN và trình Chủ tịch Ủy ban nhân dân xã/phường/thị trấn ký tên, đóng dấu.
1. Người có trách nhiệm điền phiếu
Công chức Tư pháp hộ tịch của xã/phường/thị trấn được xác định là người thu thập thông tin chính và ghi thông tin vào Phiếu.
2. Người cung cấp thông tin
Là cha đẻ, mẹ đẻ của trẻ em hoặc người đang nuôi dưỡng, chăm sóc trẻ em.
3. Các bước triển khai thu thập thông tin tại xã/phường/thị trấn
Tiến hành rà soát lần lượt từng địa bàn thôn/ấp/tổ dân phố của xã/phường/ thị trấn để lập danh sách và thu thập thông tin về trẻ em.
Bước 1: Rà soát tất cả gia đình trên địa bàn (bao gồm cả thường trú và tạm trú) để lập danh sách các gia đình có thể có trẻ em là đối tượng cần thu thập thông tin.
Công chức Tư pháp hộ tịch phối hợp với Công an cấp xã và Trưởng thôn/ấp, Tổ trưởng tổ dân phố để lập danh sách các gia đình có trẻ em thuộc đối tượng cần thu thập thông tin.
Bước 2: Công chức Tư pháp hộ tịch phối hợp với Công an cấp xã đến từng gia đình, gặp chủ gia đình, cha mẹ đẻ hoặc người đang nuôi dưỡng trẻ em để phỏng vấn và ghi Phiếu.
Để xác định chính xác đối tượng trẻ em cần lưu ý:
- Hỏi gia đình xem có trẻ em thuộc đối tượng cần thu thập thông tin thường sinh sống tại gia đình hay không. Nếu có, đề nghị gia đình cho xem các giấy tờ cần thiết liên quan đến trẻ em, gồm: sổ hộ khẩu, sổ đăng ký tạm trú (nếu có), giấy chứng sinh, giấy khai sinh, CMND của trẻ em (nếu có)...
- Dựa trên các giấy tờ trên đây, hỏi thêm thông tin bổ sung để xác định tình trạng quốc tịch của trẻ em và cha mẹ trẻ em để ghi vào Phiếu.
Lưu ý:
- Mỗi một trẻ em chỉ được thu thập thông tin và ghi Phiếu ở một nơi, tránh ghi trùng hoặc bỏ sót trẻ em.
Nguyên tắc xác định nơi thu thập thông tin và ghi Phiếu:
+ Trẻ em cư trú ở địa bàn nào thì thu thập thông tin và ghi Phiếu tại địa bàn đó.
Ví dụ: cháu Adam, 13 tuổi là con trai của ông bà Tony Nguyễn. Gia đình ông bà Tony Nguyễn cư trú tại xã Hòa An. Trong dịp nghỉ hè, cháu Adam về chơi với bà ngoại ở thị trấn Núi Thành. Cháu Adam vẫn được thu thập thông tin và ghi phiếu tại xã Hòa An (là nơi cư trú của cha mẹ) mà không thu thập thông tin tại thị trấn Núi Thành.
+ Đối với những trường hợp cha mẹ đẻ có địa chỉ cư trú rõ ràng, nhưng thực tế trẻ em lại cư trú ở nơi khác với nơi cư trú của cha, mẹ đẻ (do cha, mẹ đẻ đồng ý hoặc do pháp luật quy định) thì nơi trẻ em thực tế cư trú sẽ là nơi thu thập thông tin và ghi Phiếu.
Ví dụ: Cha mẹ cháu Jacki Tran ly dị, do bố cháu Jacki Tran bị bệnh không có việc làm, mẹ bị tâm thần, không có người nuôi dưỡng nên cháu Jacki Tran được đưa tới sinh sống tại làng SOS tại phường Mai Dịch, quận Cầu Giấy, Hà Nội từ tháng 5/2016 đến thời điểm thu thập thông tin. Trong trường hợp này, phường Mai Dịch, quận Cầu Giấy, Hà Nội, nơi cháu Jacki Tran thực tế cư trú sẽ thu thập thông tin và ghi phiếu.
* Đối với những trường hợp di chuyển nơi cư trú:
+ Với những trường hợp cha mẹ đẻ hoặc người nuôi dưỡng (người giám hộ, người chăm sóc…) của trẻ em có địa chỉ cư trú tại một xã/phường/thị trấn nhưng thực tế đang sinh sống ở một xã/phường/thị trấn khác dưới 12 tháng (tính đến 30/6/2016) thì Ủy ban nhân dân xã/phường/thị trấn nơi cha mẹ đẻ hoặc người nuôi dưỡng (người giám hộ, người chăm sóc…) có địa chỉ cư trú là nơi thu thập thông tin và ghi Phiếu.
Ví dụ: Cha mẹ cháu Adam đăng ký thường trú tại xã Kỳ Nam, huyện Kỳ Anh, tỉnh Hà Tĩnh nhưng vào thời điểm thu thập thông tin, cháu Adam cùng cha mẹ đã sinh sống ở phường Kỳ Đồng, thành phố Vinh, tỉnh Nghệ An được 8 tháng.Cháu Adam sẽ được thu thập thông tin và ghi phiếu tại xã Kỳ Nam, huyện Kỳ Anh.
+ Với những trường hợp cha mẹ đẻ hoặc người nuôi dưỡng (người giám hộ, người chăm sóc…) của trẻ em có địa chỉ cư trú tại một xã/phường/thị trấn nhưng thực tế đang sinh sống ở một xã/phường/thị trấn khác từ 12 tháng trở lên (tính đến 30/6/2016) thì Ủy ban nhân dân xã/phường/thị trấn nơi cha mẹ đẻ hoặc người nuôi dưỡng (người giám hộ, người chăm sóc…) thực tế đang sinh sống là nơi thu thập thông tin và ghi Phiếu.
Ví dụ: Cha mẹ cháu Adam đăng ký thường trú tại xã Kỳ Nam, huyện Kỳ Anh, tỉnh Hà Tĩnh nhưng thực tế cháu Adam cùng cha mẹ đã sống ở phường Kỳ Đồng, thành phố Vinh, tỉnh Nghệ An hơn 1 năm nay. Cháu Adam sẽ được thu thập thông tin và ghi phiếu tại phường Kỳ Đồng, thành phố Vinh.
+ Với những trường hợp cha mẹ đẻ hoặc người nuôi dưỡng (người giám hộ, người chăm sóc…) của trẻ em có địa chỉ cư trú tại một xã/phường/thị trấn nhưng thực tế không sinh sống tại xã phường đó mà di chuyển đến nhiều nơi khác nhau và chưa nơi nào ở được 12 tháng, thì nơi thực tế sinh sống tại thời điểm 30/6/2016 là nơi thu thập thông tin và ghi Phiếu.
Ví dụ: Cha mẹ cháu Adam đăng ký thường trú tại xã Kỳ Nam, huyện Kỳ Anh, nhưng thực tế Adam cùng cha mẹ đã rời khỏi Kỳ Nam, huyện Kỳ Anh được 2 năm nay (không cư trú tại xã Kỳ Nam) và trong thời gian 2 năm đó đã đến sống ở phường Thụy Khuê, quận Ba Đình được 10 tháng (chưa được 12 tháng), phường Láng Hạ, quận Đống Đa 11 tháng (chưa được 12 tháng) và vào thời điểm 30/6/2016 đang sống tại phường Thành Công - quận Đống Đa (cũng chưa được 12 tháng). Trong trường hợp này, phường Thành Công, quận Đống Đa sẽ là nơi thu thập thông tin và ghi Phiếu.
III. HƯỚNG DẪN GHI PHIẾU THU THẬP THÔNG TIN
- Thông tin định danh: ghi đầy đủ tên tỉnh, huyện, xã/phường/thị trấn, thôn/ấp/tổ dân phố vào phần để trống “…”.
- Họ tên công chức Tư pháp hộ tịch
Ghi đầy đủ họ tên bằng chữ in hoa, có dấu; đồng thời ghi số điện thoại di động/cố định của công chức Tư pháp hộ tịch để liên lạc khi cần thiết.
- Câu 1. Họ và tên trẻ em
Ghi bằng chữ hoa có dấu. Nếu trẻ em có tên khai sinh, đồng thời có tên gọi khác thì ghi họ tên khai sinh trước, ghi tên gọi khác sau và được ngăn cách với nhau bằng dấu sổ chéo (/).
Ví dụ: NGUYỄN VĂN ĐOÀN / JOHN DOE.
- Câu 2. Giới tính
Dùng dấu (X) đánh dấu vào một ô thích hợp.
Ví dụ: cháu NGUYỄN VĂN ĐỨC, giới tính: Nam sẽ được đánh dấu như sau:
- Câu 3. Ngày, tháng, năm sinh
Ngày, tháng, năm sinh có thể được ghi từ Giấy chứng sinh, Giấy khai sinh, Hộ chiếu, CMND, Sổ hộ khẩu, Sổ đăng ký tạm trú.... Trường hợp không có giấy tờ trên thì ghi theo trả lời của cha/mẹ đẻ hoặc người đang nuôi dưỡng trẻ em (ngày, tháng, năm sinh là ngày, tháng, năm theo dương lịch). Trường hợp không nhớ ngày, tháng thì ghi năm sinh hoặc tuổi (sau đó quy ra năm sinh) để ghi vào Phiếu.
Lưu ý: Đối với trường hợp chỉ ghi được năm sinh của trẻ thì những trẻ em sinh trước năm 2000 sẽ không thu thập thông tin và không ghi phiếu.
- Câu 4. Nơi sinh.
Dùng dấu (X) đánh dấu vào một ô thích hợp.
- Câu 5. Đã đăng ký khai sinh chưa?
Dùng dấu (X) đánh dấu vào một ô thích hợp. Ví dụ: Nếu chưa đăng ký khai sinh thì đánh dấu như sau:
- Câu 6. Quốc tịch của trẻ em
Dùng dấu (X) đánh dấu vào các ô thích hợp. Câu hỏi này cho phép được đánh dấu (X) vào hơn 1 ô (nếu một trẻ em chưa có quốc tịch thì đánh dấu vào ô “Không có quốc tịch”). Ví dụ: Trường hợp một trẻ em có 2 quốc tịch là quốc tịch Việt Nam và quốc tịch Australia, công chức Tư pháp hộ tịch đánh dấu như sau:
- Câu 7. Nguyện vọng đối với quốc tịch của trẻ em
Dùng dấu (X) đánh dấu vào một ô thích hợp.
Ví dụ: Hai mẹ con cháu Jacki Tran về Việt Nam từ tháng 12/2016 sau khi mẹ cháu ly hôn với cha đẻ là công dân Trung Quốc (Đài Loan). Hiện nay cháu Jacki Tran vẫn đang có quốc tịch Trung Quốc (Đài Loan). Công chức Tư pháp hộ tịch hỏi mẹ cháu về nguyện vọng đối với quốc tịch của cháu Jacki Tran là gì. Mẹ cháu khẳng định bà muốn cháu thôi quốc tịch Trung quốc (Đài Loan) để nhập quốc tịch Việt Nam. Trường hợp này ghi mã như sau:
- Câu 8. Thời gian cư trú tại địa bàn xã/phường/thị trấn
Dùng dấu (X) đánh dấu vào một ô thích hợp.
- Câu 9. Để trả lời câu này cần kiểm tra thông tin ở câu 4, nếu một trẻ em sinh ra ở Việt Nam thì sẽ không hỏi câu này. Nếu sinh ở nước ngoài thì sẽ hỏi câu 9.1, 9.2 và 9.3; trường hợp trẻ em nhập cảnh nhiều lần thì trả lời các câu hỏi cho lần nhập cảnh gần nhất.
Câu 9.1. Ghi rõ ngày, tháng, năm nhập cảnh.
Câu 9.2. Dùng dấu (X) đánh dấu vào một ô thích hợp.
Câu 9.3. Người đi cùng trẻ em.
Dùng dấu (X) đánh dấu vào ô “Cha” nếu trẻ về Việt Nam cùng với cha, nhưng không có mẹ đi cùng; hoặc đánh dấu (X) vào ô “Mẹ” nếu trẻ về Việt Nam cùng với mẹ nhưng không có cha đi cùng; hoặc đánh dấu (X) vào ô “Cả cha và mẹ” nếu cả cha và mẹ cùng nhập cảnh về Việt Nam cùng với trẻ em. Trường hợp trẻ nhập cảnh về Việt Nam với người lớn khác, không có cha hoặc mẹ hoặc không có cả cha và mẹ đi cùng thì đánh dấu (X) vào ô “Người khác”.
- Câu 10. Trẻ em này hiện đang sống với ai?
Dùng dấu (X) đánh dấu vào một ô thích hợp.
- Câu 11 và Câu 12. Phần ghi về họ tên cha đẻ (câu 11), họ tên mẹ đẻ (câu 12): trường hợp cha, mẹ đẻ là người nước ngoài, có tên nước ngoài mà không nhớ rõ tên thì ghi là “Không biết”.
Câu 11.1 và Câu 12.1: Dùng dấu (X) đánh dấu vào các ô thích hợp. Câu hỏi này cho phép được đánh dấu (X) vào hơn 1 ô (nếu cha/mẹ có hơn 01 quốc tịch); nếu cha/mẹ không có quốc tịch thì đánh dấu vào ô “Không có quốc tịch”.
Câu 11.2 và Câu 12.2: Nếu cha/mẹ đẻ hiện tại không có quốc tịch Việt Nam thì hỏi cha/mẹ đẻ đã từng có quốc tịch Việt Nam hay không và dùng dấu (X) đánh dấu vào một ô thích hợp.
Câu 11.3 và Câu 12.3: Dùng dấu (X) đánh dấu vào một ô thích hợp.
Câu 13. Quan hệ vợ chồng của cha mẹ đẻ:
Dùng dấu (X) đánh vào một ô thích hợp.
Lưu ý: Câu hỏi này để xác định cha mẹ đẻ của trẻ em đã hoặc đã từng đăng ký kết hôn hay chưa. Trong trường hợp cha và mẹ đẻ của trẻ đã đăng ký kết hôn, nay dù đã ly hôn, hoặc một hay hai người đã chết hay cả hai đã chết thì vẫn đánh dấu (X) vào ô “Có đăng ký kết hôn”.
Câu 14. Quan hệ hôn nhân hiện tại của cha mẹ đẻ
Nếu cha hoặc mẹ hoặc cả cha và mẹ đã chết thì đánh dấu (X) vào ô “Quan hệ khác”, đồng thời ghi rõ để mô tả quan hệ đó. Ví dụ: bà ngoại nói rằng: “Mẹ cháu cách đây 10 năm lấy 1 người Trung Quốc sang làm ăn tại Việt Nam, người này đã về Trung Quốc lâu rồi, không có thông tin gì cả”. Công chức Tư pháp hộ tịch đánh dấu (X) vào ô “Quan hệ khác” và Ghi rõ: “cha đẻ về Trung Quốc, không có thông tin”.
Lưu ý: Câu này chỉ được đánh dấu (X) vào một ô thích hợp.
IV. XÂY DỰNG BÁO CÁO KẾT QUẢ RÀ SOÁT, GỬI KẾT QUẢ THÔNG TIN ĐÃ THU THẬP
- Đối với Ủy ban nhân dân xã/phường/thị trấn:
Trên cơ sở kết quả thu thập thông tin, Ủy ban nhân dân xã/phường/thị trấn xây dựng báo cáo đánh giá thực trạng tình hình quốc tịch, hộ tịch của trẻ em là con của công dân Việt Nam với người nước ngoài đang cư trú trên địa bàn xã, niêm phong tất cả Phiếu đã được điền thông tin và Biểu tổng hợp nhanh (Biểu số 01/THN) gửi Phòng Tư pháp.
- Đối với Phòng Tư pháp:
Tổng hợp tình hình, xây dựng báo cáo đánh giá thực trạng tình hình quốc tịch, hộ tịch của trẻ em là con của công dân Việt Nam với người nước ngoài đang cư trú trên địa bàn huyện. Báo cáo kèm theo niêm phong phiếu và Biểu tổng hợp nhanh (Biểu số 01/THN) của các xã/phường/thị trấn trên địa bàn huyện/quận/thành phố thuộc tỉnh được gửi cho Sở Tư pháp.
- Đối với Sở Tư pháp:
Tổng hợp tình hình, xây dựng báo cáo đánh giá thực trạng tình hình quốc tịch, hộ tịch của trẻ em là con của công dân Việt Nam với người nước ngoài đang cư trú trên địa bàn tỉnh/thành phố. Báo cáo kèm theo niêm phong phiếu và Biểu tổng hợp nhanh (Biểu số 01/THN) của các xã/phường/thị trấn trên địa bàn tỉnh/thành phố được gửi cho Bộ Tư pháp (Cục Hộ tịch, quốc tịch, chứng thực).
V. THỜI GIAN GỬI BÁO CÁO KÈM KẾT QUẢ THÔNG TIN ĐÃ THU THẬP
- Ủy ban nhân dân các xã/phường/thị trấn gửi Phòng Tư pháp trước ngày 20/7/2016.
- Phòng Tư pháp gửi Sở Tư pháp trước ngày 25/7/2016.
- Sở Tư pháp gửi Bộ Tư pháp (Cục Hộ tịch, quốc tịch, chứng thực) trước ngày 01/8/2016./.
THÔNG TIN TRÊN PHIẾU ĐƯỢC GIỮ KÍN, CHỈ PHỤC VỤ CHO NGHIÊN CỨU CHÍNH SÁCH | BỘ TƯ PHÁP | ||
PHIẾU THU THẬP THÔNG TIN TRẺ EM LÀ CON CỦA CÔNG DÂN VIỆT NAM VỚI NGƯỜI NƯỚC NGOÀI ĐANG CƯ TRÚ TẠI XÃ/PHƯỜNG/THỊ TRẤN | |||
TỈNH: ……………………………………… | HUYỆN: ………………………………………….. | ||
XÃ: ………………………………………… | THÔN/ẤP, TỔ DÂN PHỐ................................... | ||
HỌ TÊN CÔNG CHỨC TPHT: ………………………………… | ĐIỆN THOẠI: ………………… | ||
A. Thông tin về trẻ em (Trẻ em là người sinh từ 1/7/2000 đến 30/6/2016)
1. Họ và tên trẻ em:............................................................... 2. Giới tính: Nam…. □ Nữ…□
3. Ngày, tháng, năm sinh: _ _/_ _/20_ _
4. Nơi sinh (đánh dấu X vào một ô thích hợp): | Ở Việt Nam…….…..□ | Ở nước ngoài……….□ |
5. Đã đăng ký khai sinh chưa: | Đã đăng ký…………□ | Chưa đăng ký……….□ |
6. Quốc tịch của trẻ em (đánh dấu X vào các ô thích hợp) | Việt Nam……….….□ Trung Quốc……..…□ Trung quốc (Đài Loan) ……………....□ | Hàn Quốc……….…..□ Quốc tịch khác…..…□ Không có quốc tịch….□ |
7. Nguyện vọng đối với quốc tịch của trẻ em này là gì? (đánh dấu X vào một ô thích hợp) | Có một quốc tịch, là quốc tịch Việt Nam………□ Có một quốc tịch, là quốc tịch nước ngoài….□ Có cả quốc tịch Việt Nam và nước ngoài…….□ | |
8. Thời gian cư trú tại địa bàn xã/phường: (đánh dấu X vào một ô thích hợp) | 0-5 tháng……….….□ 6-11 tháng…….…..□ | 12-59 tháng…………□ 60 tháng trở lên…….□ |
9. Kiểm tra câu 4: Nếu trẻ em sinh ở nước ngoài, hỏi thông tin lần nhập cảnh về Việt Nam lần gần nhất: 9.1. Nhập cảnh ngày tháng năm nào: _ _/_ _/20_ _ | ||
9.2. Đi bằng phương tiện gì: (đánh dấu X vào một ô thích hợp) | Hàng không………..□ Đường bộ………….□ | Đường thủy……….…□ Phương tiện khác…..□ |
9.3. Người đi cùng trẻ em: (đánh dấu X vào một ô thích hợp) | Cha…………………□ Mẹ…………………..□ | Cả cha và mẹ……….□ Người khác………….□ |
10. Trẻ em này hiện đang sống với ai: (đánh dấu X vào một ô thích hợp) | Với cả cha và mẹ đẻ …………………..□ Với cha đẻ…………□ Với mẹ đẻ………….□ | Với ông bà/nội……..□ Với ông bà/ngoại…..□ Với người khác…….□ |
B. Thông tin về cha mẹ đẻ của trẻ em
11. Họ tên cha đẻ (Nếu không biết ghi: “Không biết”): ……………………………………………
11.1. Quốc tịch hiện tại của cha đẻ (đánh dấu X vào các ô thích hợp) | Việt Nam………….□ Trung Quốc………□ Trung quốc (Đài Loan) ……………..□ | Hàn Quốc…………..□ Quốc tịch khác……..□ Không có quốc tịch…□ |
11.2. Kiểm tra câu 11.1: Nếu cha đẻ hiện tại không có quốc tịch Việt Nam, hỏi: | ||
Cha đẻ đã từng có quốc tịch Việt Nam không? | Có………………….□ | Không………………□ |
11.3. Nơi cư trú hiện tại của cha đẻ | Ở Việt Nam………..□ | Ở nước ngoài………□ |
12. Họ tên mẹ đẻ (Nếu không biết ghi: “Không biết”): …………………………………………… | ||
12.1. Quốc tịch hiện tại của mẹ đẻ (đánh dấu X vào các ô thích hợp) | Việt Nam…………..□ Trung Quốc……….□ Trung quốc (Đài Loan) ……………….□ | Hàn Quốc……………□ Quốc tịch khác……..□ Không có quốc tịch…□ |
12.2. Kiểm tra câu 12.1: Nếu mẹ đẻ hiện tại không có quốc tịch Việt Nam, hỏi: | ||
Mẹ đẻ đã từng có quốc tịch Việt Nam không? | Có………………….□ | Không………………□ |
12.3. Nơi cư trú hiện tại của mẹ đẻ | Ở Việt Nam………..□ | Ở nước ngoài………□ |
13. Quan hệ vợ chồng của cha mẹ đẻ: | Có đăng ký kết hôn …□ | Không đăng ký kết hôn..□ |
14. Quan hệ hôn nhân hiện tại của cha mẹ đẻ (đánh dấu X vào ô thích hợp) | Đang là vợ chồng……□ Đã ly hôn………□ | Quan hệ khác……..□ Ghi rõ:____________ |
BIỂU SỐ 1/THN
TỔNG HỢP NHANH KẾT QUẢ KHẢO SÁT
TRẺ EM ĐANG CƯ TRÚ TẠI XÃ/PHƯỜNG/THỊ TRẤN
LÀ CON CỦA CÔNG DÂN VIỆT NAM VỚI NGƯỜI NƯỚC NGOÀI
Tỉnh:............................................................................................................................
Huyện:.........................................................................................................................
Xã/phường/thị trấn:......................................................................................................
Chỉ tiêu | Mã số | Tổng số |
1. Số trẻ em dưới 16 tuổi đang cư trú tại xã/phường/thị trấn là con của công dân Việt Nam với người nước ngoài | 01 |
|
a. Chia ra: |
|
|
Trẻ em nam | 02 |
|
Trẻ em nữ | 03 |
|
b. Trong đó: Số trẻ em đã có quốc tịch Việt Nam | 04 |
|
Số trẻ em chưa có quốc tịch | 05 |
|
|
|
|
| Ngày ….. tháng ….. năm ….. 2016 |
Giải thích:
- Biểu này do Công chức HTTP tổng hợp và được đóng gói cùng với Phiếu Khảo sát gửi cho Phòng Tư pháp huyện/quận/TX
- Dòng Mã số 1: Tính bằng tổng số phiếu trẻ em. Dòng Mã số 1=Dòng Mã số 2 + Dòng Mã số 3
- Dòng Mã số 2: Tổng hợp từ Câu 2 (số trẻ em được đánh dấu (X) tại ô mã “Nam”
- Dòng Mã số 3: Tổng hợp từ Câu 2 (số trẻ em được đánh dấu (X) tại ô mã “Nữ”
- Dòng Mã số 4: Tổng hợp từ câu 6 (số trẻ em được đánh dấu (X) tại ô mã “Việt Nam”
- Dòng Mã số 5: Tổng hợp từ câu 6 (số trẻ em được đánh dấu (X) tại ô mã “Không có quốc tịch”
- 1 Quyết định 660/QĐ-BTP năm 2017 Kế hoạch thực hiện Quyết định 101/QĐ-TTg do Bộ trưởng Bộ Tư pháp ban hành
- 2 Công văn 1185/HTQTCT-HT năm 2016 về cung cấp thông tin liên quan đến việc đăng ký hộ tịch có yếu tố nước ngoài do Cục Hộ tịch, quốc tịch, chứng thực ban hành
- 3 Công văn 345/CNTT-HTTT&CSDL năm 2016 triển khai phần mềm hộ tịch tại các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương do Cục Công nghệ thông tin ban hành
- 4 Công văn 460/HTQTCT-HT năm 2016 hướng dẫn nghiệp vụ do Cục Hộ tịch, quốc tịch, chứng thực ban hành
- 5 Công văn 6555/HTQTCT-HT năm 2015 triển khai thi hành Luật hộ tịch và các văn bản quy định chi tiết, hướng dẫn thi hành Luật hộ tịch do Cục Hộ tịch, quốc tịch, chứng thực ban hành
- 6 Quyết định 2173/QĐ-BTP năm 2015 phê duyệt Đề án Cơ sở dữ liệu hộ tịch điện tử toàn quốc do Bộ trưởng Bộ Tư pháp ban hành
- 7 Thông tư 15/2015/TT-BTP hướng dẫn Luật hộ tịch và Nghị định 123/2015/NĐ-CP hướng dẫn Luật hộ tịch do Bộ trưởng Bộ Tư pháp ban hành
- 8 Quyết định 1793/QĐ-BTP năm 2015 ban hành Kế hoạch rà soát, đánh giá việc giải quyết vấn đề quốc tịch, hộ tịch của trẻ em là con của công dân Việt Nam với người nước ngoài đang cư trú trên lãnh thổ Việt Nam do Bộ Tư pháp ban hành
- 1 Thông tư 15/2015/TT-BTP hướng dẫn Luật hộ tịch và Nghị định 123/2015/NĐ-CP hướng dẫn Luật hộ tịch do Bộ trưởng Bộ Tư pháp ban hành
- 2 Công văn 6555/HTQTCT-HT năm 2015 triển khai thi hành Luật hộ tịch và các văn bản quy định chi tiết, hướng dẫn thi hành Luật hộ tịch do Cục Hộ tịch, quốc tịch, chứng thực ban hành
- 3 Công văn 460/HTQTCT-HT năm 2016 hướng dẫn nghiệp vụ do Cục Hộ tịch, quốc tịch, chứng thực ban hành
- 4 Quyết định 2173/QĐ-BTP năm 2015 phê duyệt Đề án Cơ sở dữ liệu hộ tịch điện tử toàn quốc do Bộ trưởng Bộ Tư pháp ban hành
- 5 Công văn 345/CNTT-HTTT&CSDL năm 2016 triển khai phần mềm hộ tịch tại các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương do Cục Công nghệ thông tin ban hành
- 6 Quyết định 660/QĐ-BTP năm 2017 Kế hoạch thực hiện Quyết định 101/QĐ-TTg do Bộ trưởng Bộ Tư pháp ban hành
- 7 Công văn 1185/HTQTCT-HT năm 2016 về cung cấp thông tin liên quan đến việc đăng ký hộ tịch có yếu tố nước ngoài do Cục Hộ tịch, quốc tịch, chứng thực ban hành