BỘ THƯƠNG MẠI | CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM |
Số: 1590/TM-XNK | Hà Nội, ngày 29 tháng 6 năm 2001 |
Kính gửi: Uỷ ban Thường vụ Quốc hội
Vừa qua các phương tiện thông tin đại chúng đưa tin Bộ Thương mại cho phép nhập khẩu 60.000 tấn đường, và tại kỳ họp thứ 9 Quốc hội khóa X một số đại biểu Quốc hội cũng đã chất vấn Bộ Thương mại về việc cho nhập khẩu đường.
Tại báo cáo số 2286 TM/VP ngày 14/6/2001, Bộ Thương mại đã giải trình chất vấn của đại biểu Quốc hội về vấn đề này. Nay theo yêu cầu của Văn phòng Quốc hội tại công văn số 1048 VP/CN ngày 26/6/2001 Bộ Thương mại xin được trình bày rõ thêm một số điểm sau:
1. Về tình hình sản xuất và tiêu thụ đường:
Mặc dù gặp nhiều khó khăn trong sản xuất nhưng tổng lượng đường niên vụ 2000 - 2001 vẫn ước đạt khoảng gần 1 triệu tấn, bình quân tiêu thụ đường 5 tháng đầu năm 2001 là 67.000 tấn/tháng, thấp hơn so với bình quân 6 tháng đầu năm 2000 (75.000 tấn/tháng); số lượng đường xuất khẩu năm 2001 cũng sẽ thấp hơn năm 2000 (năm 2000 xuất khẩu mậu dịch 100.000 tấn) do giá đường trong nước cao giảm khả năng xuất khẩu...
Giá đường trong nước hiện nay tăng so với năm 2000 nhưng cũng mới chỉ tương đương mức giá đường của năm 1998, đầu năm 1999 (đường kính hiện nay ± 7.500 đồng/kg). Với giá này nhà máy đường và người trồng mía đều có lợi. Điều này sẽ khuyến khích người sản xuất tăng diện tích trồng mía trong niên vụ 2001 - 2002, tăng nguyên liệu cho nhà máy chế biến.
Vì vậy, việc cho phép nhập khẩu đường để tiêu thụ trong nước cần được xem xét hết sức thận trọng. Theo Bộ Thương mại trước mắt chưa nên cho phép nhập khẩu đường để phục vụ tiêu dùng trong nước.
2. Về tạm nhập và tái xuất đường:
Từ đầu năm đến nay, Bộ Thương mại chưa giải quyết cho bất kỳ doanh nghiệp nào được nhập khẩu đường để về tiêu thụ trong nước mà chỉ cho phép các doanh nghiệp được tạm nhập tái xuất đường.
Tính đến ngày 18/6/2001 theo yêu cầu của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, Bộ Thương mại đã cấp giấy phép cho các doanh nghiệp được tạm nhập để tái xuất 115.000 tấn đường. Trên thực tế, các doanh nghiệp đã nhập khẩu về cảng 19.900 tấn và đã làm thủ tục tái xuất 17.344 tấn. Số lượng đường còn lại là 2.556 tấn doanh nghiệp đã đưa về kho cảng và cơ quan Hải quan đã niêm phong (xin gửi kèm theo danh sách).
Việc Bộ Thương mại giải quyết cho các doanh nghiệp được tạm nhập tái xuất đường là dựa trên các cơ sở sau:
- Năm 2000, do giá đường sản xuất trong nước hạ (khoảng 4.500 đồng/kg) nêu có sức cạnh tranh cao, cả nước xuất khẩu được 100.000 tấn đường. Tuy nhiên, do giá đường thấp, tiêu thụ mía gặp nhiều khó khăn (có lúc giá mía xuống dưới mức 80.000 đồng/tấn) nên vào niên vụ 2000 - 2001, người sản xuất đã giảm diện tích trồng mía và thêm vào đó thời tiết không thuận lợi, chữ đường trong mía giảm dẫn đến các nhà máy thiết nguyên liệu, giá đường tăng cao.
Trong khi đó các doanh nghiệp Việt Nam vẫn giữ được thị trường và có hợp đồng xuất khẩu. Nếu để các doanh nghiệp lấy đường trong nước xuất khẩu sẽ gây ra thiếu hụt lớn so với nhu cầu và hơn nữa giá thành đường trong nước cao các doanh nghiệp cũng không thể xuất khẩu được. Vì vậy, cần giải quyết cho các doanh nghiệp được tạm nhập đường để tái xuất.
- Việc cho phép tạm nhập tái xuất đường chủ yếu nhằm góp phần tăng thu ngoại tệ xuất khẩu cho các doanh nghiệp nhà nước không ảnh hưởng tới giá đường trong nước.
- Việc tạm nhập tái xuất đường đã được Bộ Thương mại thống nhất với Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn giải quyết. Trong quá trình thực hiện Bộ Thương mại đã phối hợp với Tổng cục Hải quan theo dõi quản lý chặt chẽ ngay từ khi hàng tạm nhập đến cửa khẩu, không để đường thẩm lậu vào trong nước. Vừa qua Bộ Thương mại đã cử Đoàn cán bộ trực tiếp kiểm tra việc tạm nhập tái xuất của các doanh nghiệp tại cảng Hải Phòng (là cảng các doanh nghiệp đưa đường về) và cùng với Hải quan cửa khẩu xem xét toàn bộ số hàng nhập khẩu đã được cơ quan Hải quan làm thủ tục xuất khẩu, áp tải tới cửa khẩu biên giới giao hàng cho khách.
Căn cứ vào tình hình thực hiện, Bộ Thương mại đã ngừng cấp chỉ tiêu tạm nhập tái xuất đường cho các doanh nghiệp mới từ ngày 18/6/2001.
Bộ Thương mại xin báo cáo Uỷ ban Thương vụ Quốc hội và các đại biểu Quốc hội có chất vấn về việc nhập khẩu đường tình hình trên.
Trân trọng.
| BỘ TRƯỞNG BỘ THƯƠNG MẠI |
BÁO CÁO
TÌNH HÌNH SỐ LƯỢNG ĐƯỜNG TẠM NHẬP TÁI XUẤT ĐẾN ĐÃ ĐƯỢC BỘ THƯƠNG MẠI CẤP ĐẾN NGÀY 18/6/2001
TT | Tên doanh nghiệp | Số, ngày CV | Số lượng cấp | SL về cảng | Thực xuất | Số còn lại |
1 | Cty TNHH Thương mại Ninh Bình | 0331TM/XNK, 16.2.2001 | 1.800 |
|
|
|
2 | Cty Thực phẩm Miền Bắc | 0386TM/XNK, 20.2.2001 | 6.000 | 6.000 | 6.000 |
|
3 | Cty Thực phẩm Miền Bắc | 0717TM/XNK, 23.3.2001 | 10.000 | 10.000 | 8.744 | 1.256 |
4 | Cty Nông sản XNK TH Nghệ An | 0716TM/XNK, 23.3.2001 | 5.000 | 3.032 | 1.732 | 1.300 |
5 | Cty Đường Biên Hoà | 0728TM/XNK, 23.3.2001 | 10.000 | 418 | 418 |
|
6 | Cty Thực phẩm Miền Bắc | 1114TM/XNK, 7.5.2001 | 10.000 |
|
|
|
7 | Cty UPEXIM | 0957TM/XNK, 16.4.2001 | 10.000 | 450 | 450 |
|
8 | Cty TM và DV Hải Phòng | 1175TM/XNK, 14.5.2001 | 10.000 |
|
|
|
9 | Cty Thực phẩm miền Trung | 1235TM/XNK, 18.5.2001 | 10.000 |
|
|
|
10 | Cty CP TM Đầu tư Cửu Long | 1236TM/XNK, 18.5.2001 | 10.000 |
|
|
|
11 | Cty CP PT K.tế Hỗ trợ tài năng trẻ VN | 1252TM/XNK, 23.5.2001 | 10.000 |
|
|
|
12 | Cty Mía đường tỉnh Sóc Trăng | 1272TM/XNK, 25.5.2001 | 5.000 |
|
|
|
13 | Cty XNK Ngũ Cốc | 1369TM/XNK, 6.6.2001 | 12.000 |
|
|
|
14 | CT TNHH Giao nhận và XNK Năm Sao | 1430TM/XNK, 14.6.2001 | 5.000 |
|
|
|
15 | Cty TNHH TM Hương Nghị | 1463TM/XNK, 18.6.2001 | 1.000 |
|
|
|
| Tổng cộng |
| 115.800 | 19.900 |
| 2.556 |
Số lượng đường TNTX được Bộ Thương mại cấp là: 115.800 tấn
- Số lượng đường đã được các DN đưa về cảng: 19.900 tấn
- Số lượng đường thực xuất là: 17.344 tấn
- Số lượng đường còn lại tại kho cảng: 2.556 tấn (số lượng này đã được Hải quan cửa khẩu niêm phong để chờ xuất khẩu)