- 1 Thông tư 184/2010/TT-BTC quy định mức thuế suất của Biểu thuế xuất khẩu, nhập khẩu ưu đãi theo danh mục mặt hàng chịu thuế do Bộ Tài chính ban hành
- 2 Thông tư 193/2012/TT-BTC về Biểu thuế xuất khẩu, Biểu thuế nhập khẩu ưu đãi theo danh mục mặt hàng chịu thuế do Bộ trưởng Bộ Tài chính ban hành
- 3 Nghị quyết 02/NQ-CP năm 2013 về giải pháp tháo gỡ khó khăn cho sản xuất kinh doanh, hỗ trợ thị trường, giải quyết nợ xấu do Chính phủ ban hành
BỘ TÀI CHÍNH | CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM |
Số: 15919 /BTC-CST | Hà Nội, ngày 18 tháng 11 năm 2013 |
Kính gửi: | - Bộ Công Thương; |
Bộ Tài chính nhận được các công văn số 40/KSMT ngày 20/9/2013 của Công ty Cổ phần Khoáng sản Miền Trung, công văn số 110/CV-AMC ngày 16/9/2013 của Công ty Cổ phần khoáng sản Á Châu, công văn số 283/CV-CT ngày 5/9/2013 của Công ty Cổ phần khoáng sản Nghệ An kiến nghị về thuế xuất khẩu mặt hàng bột cacbonat canxi siêu mịn. Về vấn đề này, Bộ Tài chính có ý kiến trao đổi với các Bộ ngành, Hiệp hội như sau:
I . Kiến nghị của các doanh nghiệp
Từ năm 2008 đến 2012, có 11 Nhà máy chế biến bột đá vôi trắng cacbonat canxi siêu mịn tại Nghệ An và Yên bái được thành lập gồm: Công ty CP Khoáng sản Nghệ An, Công ty CP khoáng sản Á Châu; Công ty CP khoáng sản Miền Trung; Công ty TNHH Liên Hiệp; Công ty CP khoáng sản Trung Đức và Công ty CP khoáng sản VNT, Công ty Phát triển số 1; Công ty CP Mông Sơn; Công ty Vinaconex; Công ty CP Khoáng sản YBB và Công ty CP Xi măng Yên Bái. Tổng mức đầu tư cho mỗi nhà máy từ 80 đến 120 tỷ đồng. Sản phẩm bột cacbonat canxi siêu mịn được bán cho các đơn vị làm nguyên liệu sản xuất thuộc ngành sơn, ngành giấy, ngành nhựa trong và ngoài nước. Công suất trung bình hiện nay của các nhà máy là 50.000 tấn /tháng bột siêu mịn, trong khi đó nhu cầu sản phẩm phụ gia cho các ngành chế biến công nghiệp trong cả nước chỉ sử dụng hết 1/3 sản lượng trên, số lượng còn lại các đơn vị phải xuất khẩu.
Theo quy định tại thông tư 184/2010/TT-BTC của Bộ Tài Chính ngày 15/11/2010 về mức thuế suất của biểu thuế xuất khẩu theo danh mục mặt hàng chịu thuế, mặt hàng bột cacbonat canxi siêu mịn được sản xuất từ loại đá thuộc nhóm 25.15 đang chịu mức thuế suất xuất khẩu = 10%; Mặt hàng bột cacbonat canxi siêu mịn có tráng phủ Acid Stearic thuế suất xuất khẩu =0%.
Từ đầu năm 2011 đến hết năm 2012, hàng loạt chi phí đầu vào tăng đột biến (so với năm 2010) trong đó chủ yếu là các yếu tố đầu vào của các doanh nghiệp sản xuất như: nguyên liệu đá đầu vào tăng 8%; điện sản xuất tăng 16%; xăng dầu tăng 22%; tiền lương tăng 13,6%; chi phí vận chuyển nội địa tăng 14%; chi phí bốc xếp hàng hoá tại cảng tăng 10%, lãi suất tiền vay tăng trên 20%/năm. Năm 2013 tuy một số chi phí có giảm nhưng do ảnh hưởng của sự khủng hoảng kinh tế thế giới dẫn đến khó khăn chung của các doanh nghiệp chỉ duy trì hoạt động cầm chừng, đầu ra gặp nhiều cạnh tranh gay gắt.
Trước thực tế áp lực chi phí đầu vào tăng mạnh dẫn đến giá bán ra của mặt hàng bột cacbonat canxi siêu mịn các loại trong hai năm qua đã tăng từ 8 đến 12% so với năm 2009, 2010. Cước vận chuyển quốc tế từ cảng Hải Phòng đi các nước trong khu vực và một số nước có nhập khẩu bột CaCo3 (như Ấn Độ, Băngladesh, các nước EU,...) cao hơn cước vận chuyển từ các nước cùng có bột CaCo3 xuất khẩu như Malaysia, Đài Loan, Thái Lan,.... Giá bán FOB Hải Phòng cao hơn 6 -8 USD/tấn; giá CIF cao hơn 10 đến 12 USD/tấn so với giá bán của các nước như Trung Quốc, Thái Lan, Đài Loan, Malaysia, Hàn Quốc,...
Trong khi đó, tại các nước có cùng nguồn tài nguyên được biết như Malaysia, India đang áp dụng thuế xuất khẩu đá vôi trắng 3% cho hàng thô và hàng đã qua chế biến. Indonesia, Đài Loan, Thái Lan...áp dụng thuế xuất khẩu đá vôi trắng 0% cho hàng đã qua chế biến sâu. Các nguyên nhân trên khiến hàng xuất khẩu của Việt Nam khó cạnh tranh với hàng xuất khẩu của nước ngoài.
Bên cạnh đó, với mức thuế suất chênh lệch giữa bột Cacbonat canxi siêu mịn không tráng phủ và có tráng phủ Acid Stearic là 10%, nhiều đơn vị xuất khẩu đã tập trung xuất hàng có tráng phủ Acid Stearic hoặc xuất hàng không tráng phủ nhưng vẫn khai báo có hàng có tráng phủ Acid Stearic để không phải nộp thuế xuất khẩu, dẫn đến các doanh nghiệp làm ăn chân chính, khai và trích nộp thuế đầy đủ cho Nhà nước không cạnh tranh được về giá, không bán được hàng. Hơn một nửa các Nhà máy sản xuất bột siêu mịn hiện nay không cạnh tranh được với thị trường xuất khẩu nên chỉ bán được trong nước, dẫn đến bị các Nhà máy mua phụ gia trong nước ép về sản lượng, giá cả, công nợ kéo dài, thậm chí khó thu hồi được vốn,..
(Bảng giá thành sản phẩm, giá một số mặt hàng đang bán theo giá thị trường xuất khẩu gửi kèm).
Để tạo điều kiện giúp đỡ và khuyến khích các Nhà máy đi đầu trong việc đầu tư công nghệ chế biến sâu khoáng sản cũng như để sản xuất bột cacbonat canxi siêu mịn đạt tối đa công suất nhằm sớm thu hồi vốn đầu tư, tạo công ăn việc làm ổn định cho người lao động, nâng cao hiệu quả kinh doanh của doanh nghiệp và tăng nguồn thu ngân sách cho nhà nước, các Công ty đề nghị Bộ Tài chính xem xét giảm mức thuế suất xuất khẩu hiện tại đối với mặt hàng bột cacbonat canxi siêu mịn (thuộc nhóm 2517.49.00) đang áp dụng từ 10% xuống 3%.
II. Ý kiến của Bộ Tài chính
1. Về chính sách thuế hiện hành:
Theo Biểu thuế xuất khẩu hiện hành quy định tại Phụ lục 1 Thông tư số 193/2012/TT-BTC ngày 15/11/2012 thì mặt hàng bột cacbonat canxi siêu mịn được sản xuất từ loại đá thuộc nhóm 25.15, mã số 2517.49.00 có mức thuế xuất khẩu 10%. Khung thuế suất do Ủy ban thường vụ quốc hội quy định đối với nhóm 25.17 là 5-35%.
Mặt hàng bột cacbonat canxi siêu mịn có tráng phủ acid steric thuộc mã số 3824.90.99, chưa quy định trong danh mục chịu thuế xuất khẩu nên có mức thuế xuất khẩu 0%. Khung thuế suất do Ủy ban thường vụ quốc hội quy định đối với nhóm 38.24 là 0-10%.
2. Về chi phí sản xuất, giá thành, giá bán:
+ Đối với bột cacnonat canxi siêu mịn không phủ:
Theo số liệu bảng giá xuất khẩu thực hiện từ 1/1/2013 của Công ty CP Khoáng sản Nghệ An cung cấp thì từ đầu năm đến nay giá thành sản xuất bột cacbonat canxi siêu mịn từ 967.604đồng/tấn đến 1.272.762 đồng/tấn (tùy theo chủng loại, kích thước sản phẩm). Sau khi cộng với các chi phí (chi phí vận chyển từ kho ra cảng, phí kẹp chì, phí nâng hạ, phí giám định...) thì giá chưa thuế từ 67.55USD/tấn đến 82.65 USD/tấn (tỷ giá 21.000đ/1USD). Với thuế xuất khẩu 10%, giá sau khi có thuế là 74.34USD/tấn đến 90.91USD/tấn (tùy theo chủng loại kích cỡ sản phẩm BA8, BA10, BA12, BA15, BA20, BA25).
Giá xuất khẩu các sản phẩm từ đầu năm đến nay đang thấp hơn giá giao dịch tại các Hợp đồng thương mại của các Công ty giao dịch với các đối tác nước ngoài. Ví dụ sản phẩm bột cacbonatcanxi siêu mịn cỡ hạt 10micron (BA10) giá sau thuế là 90.91 USD/tấn, giá trên hợp đồng thương mại là 84USD/tấn, Công ty hiện lỗ 6.91USD/tấn. Sản phẩm bột cacbonatcanxi siêu mịn cỡ hạt 20micron, giá bán sau thuế là 78.45 USD/tấn, giá trên hợp đồng thương mại là 70-71USD/tấn, Công ty lỗ 7.45-8.45USD/tấn.
Theo số liệu bảng giá xuất khẩu thực hiện từ 1/10/2013 của Công ty CP Khoáng sản Nghệ An cung cấp thì một số chi phí (chi phí hải quan, gửi chứng từ, phí giám định, phí vận đơn) tăng dẫn đến giá bán FOB chưa thuế tăng từ 68.76USD/tấn đến 84.09USD/tấn (tỷ giá 21.080đ/1USD). Với thuế xuất khẩu 10%, giá sau khi có thuế là 75.63USD/tấn đến 92.54USD/tấn (tùy theo chủng loại kích cỡ sản phẩm BA8, BA10, BA12, BA15, BA20, BA25). Với giá giao dịch hiện nay trên thị trường Công ty chịu lỗ từ 4-6USD/tấn.
+ Đối với bột cacnonat canxi siêu mịn có phủ axit stearic:
Theo bảng giá bột can xi có phủ thực hiện từ ngày 1/1/2013 đến nay thì giá thành sản xuất bột cacnonat canxi siêu mịn có phủ axit stearic từ 1.243.359 đồng/tấn đến 1.548.517đồng/tấn (tùy chủng loại, kích cỡ sản phẩm). Sau khi cộng với các chi phí (chi phí vận chyển từ kho ra cảng, phí kẹp chì, phí nâng hạ, phí giám định...) thì giá FOB xuất khẩu từ 82.89USD/tấn đến 117.31 USD/tấn (tỷ giá 21.000đ/1USD) tùy chủng loại, kích cỡ sản phẩm. Theo bảng giá thực hiện từ ngày 1/10/2013 thì giá FOB xuất khẩu có xu hướng giảm còn 82.71USD/tấn đến 114.95USD/tấn (tùy theo chủng loại kích cỡ sản phẩm BA8, BA10, BA12, BA15, BA20, BA25). Với mức giá xuất khẩu này thì hiện nay các khách hàng đồng ý mua.
3. Về quy trình sản xuất mặt hàng bột cacbonat canxi siêu mịn:
Nguyên liệu thô (đá vôi trắng) được đưa vào máy cấp phát nguyên liệu, sau đó qua hệ thống máy kẹp hàm, máy búa, máy chia liệu đưa vào các silo cấp liệu. Hệ thống các silo cấp liệu được đưa qua hệ thống máy nghiền bi để nghiền nhỏ đá thành dạng hạt, bột. Thiết bị phân cấp hạt bằng khí sẽ phân loại sản phẩm theo từng chủng loại, kích cỡ, sau đó sản phẩm được đưa vào các silo thành phẩm. Trường hợp bột cacbonat canxi có phủ sẽ được đưa qua thiết bị tráng phủ trước khi đưa ra ngoài để đóng bao bì. Quá trình sản xuất bột cacbonat canxi siêu mịn không chỉ làm tăng hàm lượng CaCO3>98% mà còn mang lại cho sản phẩm các công năng vượt trội, sử dụng làm nguyên liệu đầu vào cho các ngành công nghiệp như sản xuất sơn, giấy, nhựa, cao su, dầu khí, đá marble nhân tạo.
(Quy trình sản xuất bột cacbonat canxi siêu mịn gửi kèm).
4. Về số liệu thống kê của Tổng cục Hải quan
Qua số liệu thống kê của TCHQ thì kim ngạch xuất khẩu các mặt hàng bột cácbonat canxi siêu mịn mã số 2517.49.00, các mặt hàng đá khác thuộc mã số 2517, cacbonat canxi siêu mịn có tráng phủ mã số 3824.90.99 năm 2012 đạt 884 nghìn tấn, trị giá đạt 47,3 triệu USD; 8 tháng năm 2013 đạt 957 nghìn tấn, trị giá đạt 47,6 triệu USD, tăng 2 lần về lượng so với cùng kỳ năm 2012. Các thị trường xuất khẩu chủ yếu là Ấn độ, Hồng Kông, Nhật Bản, Bănglađét, Nam Phi, Đài Loan, Srilanka, Inđônêxia, Trung Quốc, Ý...Giá xuất khẩu trung bình năm 2012 đạt 53.5USD/tấn, năm 2013 đạt 49.7USD/tấn. Như vậy giá xuất khẩu năm 2013 giảm so với năm 2012 là 3.7USD/tấn.
Nếu tính riêng kim ngạch xuất khẩu của bột cacbonat canxi siêu mịn có tráng phủ axit steric, mã số 3824.90.99 thì năm 2012 đạt 101,9 nghìn tấn, trị giá 11,5 triệu USD. Giá xuất khẩu trung bình đạt 113,4USD/tấn. 8 tháng đầu năm 2013 đạt 98 nghìn tấn, trị giá 9,5 triệu USD. Giá xuất khẩu trung bình đạt 97,8 USD/tấn.
Kim ngạch xuất khẩu của bột cacbonat canxi không tráng phủ năm 2012 đạt 782,21 nghìn tấn, trị giá 22,58 triệu USD. Giá xuất khẩu trung bình đạt 28,8USD/tấn. 8 tháng đầu năm 2013 đạt 859,26 nghìn tấn, trị giá 20,3 triệu USD. Giá xuất khẩu trung bình đạt 23,6 USD/tấn. Tuy nhiên số liệu của TCHQ cung cấp không tách riêng bột cacbonat canxi siêu mịn chịu thuế xuất khẩu 10% và loại có kích cỡ từ 1-400mm chịu thuế xuất khẩu 14% nên không tính được tỷ trọng mặt hàng bột cacbonat canxi siêu mịn không phủ/có phủ và tính trên tổng kim ngạch xuất khẩu nói chung.
5. Đề xuất:
Căn cứ theo số liệu của Công ty cung cấp, số liệu xuất khẩu của TCHQ thì thấy rằng giá xuất khẩu sản phẩm bột cacbonat canxi siêu mịn (kể cả loại có phủ và không phủ) nhìn chung có xu hướng giảm. Giá bán của loại không phủ thậm chí thấp hơn giá thành, các Công ty hiện đang chịu lỗ từ 4-5USD/tấn. Bên cạnh đó, hàng loạt chi phí đầu vào tăng (nguyên liệu, điện, xăng dầu, chi phí vận chuyển, lãi suất tiền vay...) khiến các doanh nghiệp hoạt động cầm chừng, đầu ra gặp nhiều cạnh tranh gay gắt với các đối tác nước ngoài có cùng sản phẩm xuất khẩu.
Tổng sản lượng sản xuất bột siêu mịn của các nhà máy hiện nay là 50.000tấn/tháng, nhu cầu trong nước chỉ chiếm 1/3 sản lượng. Bột cacbonat canxi siêu mịn là sản phẩm chế biến sâu, cần khuyến khích đầu tư xuất khẩu sau khi đáp ứng nhu cầu trong nước. Nhằm triển khai tích cực theo đúng tinh thần của Nghị quyết số 02/NQ-CP ngày 07/1/2013 là giải quyết hàng tồn kho, tháo gỡ khó khăn cho doanh nghiệp, thúc đẩy sản xuất phát triển, để giúp doanh nghiệp giảm giá bán, tăng sức cạnh tranh, đẩy mạnh xuất khẩu, Bộ Tài chính dự kiến giảm thuế xuất khẩu mặt hàng bột cacbonat canxi siêu mịn, mã số 2517.49.00 từ 10% xuống 5% (bằng với mức sàn khung thuế suất do Ủy ban thường vụ Quốc hội quy định). Với mức thuế giảm từ 10% xuống 5% dự kiến sản phẩm bán ra chịu lỗ từ 1-2 USD/tấn.
Ngoài ra, theo phản ánh của doanh nghiệp, do thuế xuất khẩu của loại bột siêu mịn không tráng phủ và bột siêu mịn có tráng phủ chênh lệch 10% (0% và 10%) nên dẫn đến hiện tượng nhiều doanh nghiệp lợi dụng chính sách, xuất hàng không tráng phủ nhưng vẫn khai báo là hàng có tráng phủ để không phải nộp thuế xuất khẩu, dẫn đến các doanh nghiệp chân chính không cạnh tranh được về giá, không bán được hàng. Do vậy để giảm bớt sự chênh lệch về giá giữa các sản phẩm này Bộ Tài chính dự kiến điều chỉnh thuế suất mặt hàng bột cacbonat canxi siêu mịn có tráng phủ axit steric, mã số 3824.90.99 từ 0% lên 3%. Hiện nay giá bán của mặt hàng này khoảng từ 82.71USD/tấn đến 114.95USD/tấn. Việc tăng thuế từ 0% lên 3% nhằm hạn chế gian lận thương mại, tạo sự cạnh tranh bình đẳng giữa các doanh nghiệp, góp phần tăng thu cho ngân sách. Dự kiến với mức thuế tăng từ 0% lên 3% thì mặt hàng này vẫn có lãi trung bình 4,5USD/tấn (tính theo giá xuất khẩu bình quân 8 tháng năm 2013 là 97,8USD/tấn, giá thành bình quân 90,55USD/tấn, thuế xuất khẩu 3% là 2,7USD/tấn).
Bộ Tài chính dự thảo Thông tư điều chỉnh thuế suất mặt hàng bột cacbonat canxi siêu mịn, mã số 2517.49.00 từ 10% xuống 5% và bột cacbonat canxi siêu mịn có tráng phủ axit steric, mã số 3824.90.99 từ 0% lên 3%. Đề nghị các Bộ ngành, Hiệp hội nghiên cứu và có ý kiến và gửi về Bộ Tài chính trước ngày 26/11/2013 để Bộ Tài chính tổng hợp.
Trân trọng sự phối hợp công tác của quí cơ quan, đơn vị./.
Nơi nhận: | KT. BỘ TRƯỞNG |
- 1 Công văn 2649/BTC-CST năm 2015 điều chỉnh thuế xuất khẩu đối với mặt hàng sắn lát và ethanol do Bộ Tài chính ban hành
- 2 Công văn 6643/BTC-CST năm 2014 về thuế xuất khẩu tinh quặng niken do Bộ Tài chính ban hành
- 3 Thông báo 3558/TB-TCHQ năm 2014 về kết quả phân loại hàng hóa xuất khẩu, nhập khẩu là Bột nhẹ calcium carbonate đã kết tủa do Tổng cục Hải quan ban hành
- 4 Công văn 298/GSQL-GQ1 năm 2014 về xuất khẩu mặt hàng fero silic do Cục Giám sát quản lý về Hải quan ban hành
- 5 Công văn 7177/BTC-CST năm 2013 điều chỉnh thời điểm chốt giá, xác định khối lượng và trị giá tính thuế khoáng sản xuất khẩu do Bộ Tài chính ban hành
- 6 Nghị quyết 02/NQ-CP năm 2013 về giải pháp tháo gỡ khó khăn cho sản xuất kinh doanh, hỗ trợ thị trường, giải quyết nợ xấu do Chính phủ ban hành
- 7 Thông tư 193/2012/TT-BTC về Biểu thuế xuất khẩu, Biểu thuế nhập khẩu ưu đãi theo danh mục mặt hàng chịu thuế do Bộ trưởng Bộ Tài chính ban hành
- 8 Thông tư 184/2010/TT-BTC quy định mức thuế suất của Biểu thuế xuất khẩu, nhập khẩu ưu đãi theo danh mục mặt hàng chịu thuế do Bộ Tài chính ban hành
- 9 Thông tư 81/2009/TT-BTC điều chỉnh thuế suất thuế xuất khẩu đối với mặt hàng gỗ thuộc nhóm 44.07 trong biểu thuế xuất khẩu do Bộ Tài chính ban hành
- 10 Quyết định 92/2008/QĐ-BTC điều chỉnh thuế suất thuế nhập khẩu đối với một số mặt hàng sắt, thép không hợp kim của biểu thuế xuất khẩu do Bộ trưởng Bộ Tài chính ban hành
- 1 Quyết định 92/2008/QĐ-BTC điều chỉnh thuế suất thuế nhập khẩu đối với một số mặt hàng sắt, thép không hợp kim của biểu thuế xuất khẩu do Bộ trưởng Bộ Tài chính ban hành
- 2 Công văn số 9989/BCT-XNK về việc điều chỉnh thuế suất thuế xuất khẩu, thuế nhập khẩu sắt thép do Bộ Công thương ban hành
- 3 Thông tư 81/2009/TT-BTC điều chỉnh thuế suất thuế xuất khẩu đối với mặt hàng gỗ thuộc nhóm 44.07 trong biểu thuế xuất khẩu do Bộ Tài chính ban hành
- 4 Công văn 7177/BTC-CST năm 2013 điều chỉnh thời điểm chốt giá, xác định khối lượng và trị giá tính thuế khoáng sản xuất khẩu do Bộ Tài chính ban hành
- 5 Công văn 298/GSQL-GQ1 năm 2014 về xuất khẩu mặt hàng fero silic do Cục Giám sát quản lý về Hải quan ban hành
- 6 Công văn 6643/BTC-CST năm 2014 về thuế xuất khẩu tinh quặng niken do Bộ Tài chính ban hành
- 7 Công văn 2649/BTC-CST năm 2015 điều chỉnh thuế xuất khẩu đối với mặt hàng sắn lát và ethanol do Bộ Tài chính ban hành
- 8 Thông báo 3558/TB-TCHQ năm 2014 về kết quả phân loại hàng hóa xuất khẩu, nhập khẩu là Bột nhẹ calcium carbonate đã kết tủa do Tổng cục Hải quan ban hành