TỔNG LIÊN ĐOÀN LAO ĐỘNG | CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM |
Số: 1594/TLĐ | Hà Nội, ngày 29 tháng 01 năm 2021 |
Kính gửi: | - LĐLĐ các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương; |
Bước sang năm 2021, tình hình dịch bệnh Covid - 19 trên thế giới đang tiếp tục diễn biến rất phức tạp với tốc độ lây lan nhanh trên 70 quốc gia. Tại Việt Nam, trong các ngày từ 27 đến sáng ngày 29 tháng 01 năm 2021 đã ghi nhận 93 ca dương tính trong cộng đồng do biến thể mới của vi rút gây ra tại các tỉnh, thành phố: Hải Dương, Quảng Ninh, Bắc Ninh, Hà Nội, Hải Phòng; đây là những trường hợp lây nhiễm cộng đồng lớn nhất từ trước đến nay ở nước ta, có nguy cơ lây lan nhanh trên diện rộng và đều có liên quan dịch tễ đến ổ dịch tại thành phố Chí Linh, tỉnh Hải Dương.
Thực hiện Chỉ thị số 05/CT-TTg ngày 28 tháng 01 năm 2021 của Thủ tướng Chính phủ về một số biện pháp cấp bách phòng chống dịch Covid - 19, để nhanh chóng kiểm soát hiệu quả, triệt để dập dịch, không để bùng phát trong cộng đồng, Đoàn Chủ tịch Tổng Liên đoàn Lao động Việt Nam đề nghị Liên đoàn Lao động các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương, Công đoàn ngành trung ương và tương đương, Công đoàn tổng công ty trực thuộc Tổng Liên đoàn triển khai thực hiện một số nội dung sau đây:
1. Đối với Liên đoàn Lao động tỉnh Hải Dương và Quảng Ninh
- Chỉ đạo các cấp công đoàn rà soát các hoạt động theo kế hoạch dự kiến triển khai trong dịp Tết Nguyên đán Tân Sửu, nhất là Tết Sum vầy để thực hiện các biện pháp theo yêu cầu của chính quyền địa phương: tạm dừng hoạt động, không tổ chức hoạt động đông người, tiến hành giãn cách xã hội; đối với những hoạt động cần thiết tổ chức trên địa bàn được phép tổ chức, phải hạn chế số lượng người tham gia và thực hiện nghiêm ngặt các biện pháp phòng chống Covid - 19. Căn cứ chỉ đạo của chính quyền địa phương, Công đoàn kiến nghị việc đóng cửa, dừng hoạt động sản xuất, kinh doanh và hoạt động chuyên môn của các cơ quan, nhà máy, trường học... để đảm bảo an toàn cho người lao động.
- Vận động đoàn viên, người lao động chỉ ra khỏi nhà khi thật cần thiết, đi làm việc (tại cơ quan, nhà máy, cơ sở sản xuất kinh doanh dịch vụ, hàng hóa thiết yếu không bị đóng cửa hoặc bị dừng hoạt động) và các trường hợp khẩn cấp khác; phối hợp, yêu cầu người sử dụng lao động, đoàn viên và người lao động thực hiện nghiêm các biện pháp phòng chống dịch tại nơi làm việc, nơi tập trung đông công nhân lao động như đo thân nhiệt, thực hiện nguyên tắc 5K (Khẩu trang, Khử khuẩn, Khoảng cách, Không tập trung, Khai báo y tế), để chung sống an toàn với dịch bệnh.
- Thực hiện nghiêm ngặt chỉ đạo của chính quyền địa phương và ngành về các biện pháp phòng chống dịch, nhất là nguyên tắc 5K.
- Không tổ chức các hoạt động có nguy cơ lây nhiễm cao, tạm dừng các hoạt động có đông người tham gia. Đối với một số hoạt động cần thiết tổ chức, phải giảm thiểu số người tham gia và thực hiện nghiêm ngặt các biện pháp phòng chống Covid - 19.
3. Đối với LĐLĐ các tỉnh, thành phố, ngành, tổng công ty trực thuộc chưa có ca dương tính
- Thực hiện nghiêm ngặt chỉ đạo của chính quyền địa phương và ngành về các biện pháp phòng chống dịch, nhất là nguyên tắc 5K.
- Khẩn trương chỉ đạo các cấp công đoàn tự rà soát, tuân thủ việc thực hiện các biện pháp phòng chống dịch, nhất là tại các cơ sở y tế, trường học, khu công nghiệp, nhà máy, các khu vực thường xuyên có hoạt động tập trung đông người.
- Hạn chế tổ chức hoạt động có đông người tham gia, đối với các hoạt động được tổ chức, phải thực hiện nghiêm ngặt các biện pháp phòng chống Covid - 19.
- Các cấp công đoàn tiếp tục làm tốt công tác chăm lo Tết cho người lao động, không để người lao động nào không có Tết. Lưu ý các biện pháp đảm bảo an toàn cho đoàn viên, người lao động được các cấp công đoàn hỗ trợ phương tiện về quê ăn Tết.
- Đối với các đơn vị đã có kế hoạch tổ chức Tết Sum vầy hoặc chuẩn bị chương trình để các đồng chí lãnh đạo Đảng, Nhà nước, MTTQ Việt Nam và Tổng Liên đoàn Lao động Việt Nam về thăm, tặng quà, động viên công nhân, viên chức, lao động, việc có tiếp tục tổ chức hay không, Tổng Liên đoàn sẽ trao đổi, thống nhất với từng đơn vị. Các đơn vị đồng thời chủ động theo sát tình hình, báo cáo với cấp ủy, chính quyền và tham mưu với Tổng Liên đoàn kịp thời.
5. Công đoàn Ngành Y tế kịp thời động viên, quan tâm, chia sẻ, hỗ trợ cán bộ, đoàn viên, nhân viên y tế làm nhiệm vụ tuyến đầu trong phòng chống dịch bệnh; kịp thời đề xuất khen thưởng các tập thể, cá nhân có thành tích xuất sắc.
6. Các cơ quan báo chí trong hệ thống Công đoàn tiếp tục thông tin về tình hình và các biện pháp phòng, chống dịch Covid - 19, truyền thông thông điệp 5K để đoàn viên, người lao động đề cao cảnh giác, không hoang mang với dịch bệnh.
Đề nghị Liên đoàn Lao động các tỉnh, thành phố, Công đoàn ngành trung ương và tương đương, Công đoàn tổng công ty trực thuộc tập trung triển khai thực hiện nghiêm các biện pháp phòng chống dịch để đảm bảo mọi đoàn viên, người lao động được an toàn trong dịp Tết Tân Sửu; kịp thời báo cáo về Tổng Liên đoàn Lao động Việt Nam qua Ban Quan hệ Lao động để nắm tình hình./.
| TM. ĐOÀN CHỦ TỊCH |
- 1 Công văn 931/BGTVT-VT năm 2021 về tiếp tục triển khai Chỉ thị 05/CT-TTg về biện pháp cấp bách phòng, chống dịch Covid-19 do Bộ Giao thông vận tải ban hành
- 2 Công văn 316/BTTTT-BC về bảo đảm cung ứng dịch vụ bưu chính trong giai đoạn dịch COVID-19 đầu năm 2021 do Bộ Thông tin và Truyền thông ban hành
- 3 Công văn 462/CHK-VTHK năm 2021 về giải quyết việc hành khách không thể thực hiện được chuyến bay do ảnh hưởng của dịch Covid-19 do Cục Hàng không Việt Nam ban hành
- 4 Công văn 1612/TLĐ năm 2021 về tiếp tục tăng cường biện pháp phòng, chống dịch Covid-19 và chăm lo Tết cho đoàn viên, người lao động do Tổng Liên đoàn lao động Việt Nam ban hành
- 5 Công văn 2001/TLĐ năm 2021 về biện pháp cấp bách phòng, chống dịch Covid-19 trong khu công nghiệp, nơi tập trung đông công nhân lao động do Tổng Liên đoàn Lao động Việt Nam ban hành
- 6 Hướng dẫn 29/HD-TLĐ năm 2021 về đẩy mạnh công tác thông tin, tuyên truyền phòng chống dịch COVID-19 trong các cấp công đoàn, công chức, viên chức, người lao động do Tổng Liên đoàn Lao động Việt Nam ban hành