BỘ TÀI NGUYÊN VÀ | CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM |
Số: 1596/BTNMT-TCQLĐĐ | Hà Nội, ngày 26 tháng 3 năm 2020 |
Kính gửi: Ủy ban nhân dân các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương
Thực hiện Nghị quyết số 112/2015/NQ-QH13 ngày 27 tháng 11 năm 2015 của Quốc hội, Chỉ thị số 11/CT-TTg ngày 04 tháng 4 năm 2016 của Thủ tướng Chính phủ về thực hiện Nghị quyết số 112/2015/NQ-QH13 ngày 27 tháng 11 năm 2015 của Quốc hội về tăng cường quản lý đất đai có nguồn gốc từ nông trường, lâm trường quốc doanh do các công ty nông nghiệp, công ty lâm nghiệp, ban quản lý rừng và các tổ chức, hộ gia đình, cá nhân khác sử dụng (sau đây gọi tắt là Chỉ thị số 11/CT-TTg), các địa phương đã nỗ lực triển khai thực hiện nhiều nhiệm vụ, giải pháp nhằm hiện thực hóa chủ trương, đường lối, chính sách của Đảng về sắp xếp, đổi mới và phát triển, nâng cao hiệu quả hoạt động của công ty nông, lâm nghiệp. Qua đó, nâng cao hiệu lực quản lý và hiệu quả sử dụng đối với đất có nguồn gốc từ các nông, lâm trường quốc doanh.
Ngày 07 tháng 01 năm 2020, Thủ tướng Chính phủ ban hành Quyết định số 32/QĐ-TTg phê duyệt Đề án Tăng cường quản lý đất đai có nguồn gốc từ các nông, lâm trường quốc doanh hiện do các công ty nông nghiệp, công ty lâm nghiệp không thuộc diện sắp xếp lại theo Nghị định số 118/2014/NĐ-CP, ban quản lý rừng và các tổ chức sự nghiệp khác, hộ gia đình cá nhân sử dụng (Đề án).
Ngày 01 tháng 3 năm 2020, Chính phủ ban hành Nghị quyết số 22/NQ-CP về ổn định dân di cư tự do và quản lý, sử dụng đất có nguồn gốc từ nông, lâm trường (Nghị quyết 22/NQ-CP), trong đó Chính phủ giao Bộ Tài nguyên và Môi trường chỉ đạo, hướng dẫn các địa phương thực hiện Đề án Tăng cường quản lý đất đai có nguồn gốc từ các nông, lâm trường quốc doanh hiện do các công ty nông nghiệp, công ty lâm nghiệp không thuộc diện sắp xếp lại theo Nghị định số 118/2014/NĐ-CP, ban quản lý rừng và các tổ chức sự nghiệp khác, hộ gia đình cá nhân sử dụng nhằm xác lập cụ thể về chủ thể quản lý, sử dụng đất đai có nguồn gốc từ nông, lâm trường, lập hồ sơ để quản lý chặt chẽ, không để tình trạng thiếu rõ ràng về ranh giới, dẫn đến tranh chấp, khiếu kiện.
Để tiếp tục triển khai thực hiện thắng lợi các mục tiêu, nhiệm vụ của Nghị quyết số 112/2015/NQ-QH13 ngày 27 tháng 11 năm 2015 của Quốc hội và hoàn thành các nhiệm vụ do Thủ tướng Chính phủ giao tại Chỉ thị số 11/CT-TTg, đồng thời triển khai thực hiện các nhiệm vụ trong Đề án đã được Thủ tướng Chính phủ phê duyệt đúng tiến độ và đảm bảo chất lượng, hiệu quả; đáp ứng các mục tiêu, yêu cầu của Nghị quyết số 22/NQ-CP, Bộ Tài nguyên và Môi trường đề nghị Ủy ban nhân dân các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương thực hiện một số công việc sau:
1. Rà soát, hoàn thiện các nhiệm vụ về sắp xếp, đổi mới và phát triển, nâng cao hiệu quả hoạt động của công ty nông, lâm nghiệp theo Nghị định 118/2014/NĐ-CP.
1.1. Tập trung chỉ đạo khẩn trương hoàn thành dứt điểm các công việc còn tồn đọng khi thực hiện việc rà soát ranh giới, cắm mốc, đo đạc ranh giới, lập hồ sơ ranh giới sử dụng đất; đo đạc, lập bản đồ địa chính đối với phần đất các công ty nông, lâm nghiệp giữ lại.
1.2. Phê duyệt phương án sử dụng đất đối với phần diện tích mà các công ty nông, lâm nghiệp giữ lại để quản lý, sử dụng khi thực hiện sắp xếp theo Nghị định số 118/2014/NĐ-CP, đảm bảo phương án sử dụng đất phù hợp với bản đồ ranh giới, mốc giới, bản đồ địa chính và phù hợp với thực địa.
1.3. Chỉ đạo thực hiện ngay việc bàn giao ranh giới, mốc giới tại thực địa cho các công ty nông, lâm nghiệp. Chỉ đạo, hướng dẫn các công ty nông, lâm nghiệp có giải pháp bảo quản hệ thống ranh giới, mốc giới trên thực địa, quản lý chặt chẽ diện tích đất giữ lại không để xảy ra tình trạng tái lấn chiếm, tranh chấp đất đai; tiến hành giao đất, cho thuê đất và cấp Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà ở và tài sản khác gắn liền với đất cho các công ty nông, lâm nghiệp theo quy định.
1.4. Chỉ đạo Sở Tài nguyên và Môi trường tổ chức thực hiện việc giao nộp, bàn giao các sản phẩm về rà soát ranh giới, cắm mốc, đo đạc ranh giới, đo đạc bản đồ địa chính, lập hồ sơ địa chính theo quy định; đưa sản phẩm vào sử dụng, quản lý, khai thác theo quy định.
2. Rà soát các nhiệm vụ tăng cường quản lý đất đai có nguồn gốc từ các nông, lâm trường quốc doanh hiện do các công ty nông nghiệp, công ty lâm nghiệp không thuộc diện sắp xếp lại theo Nghị định số 118/2014/NĐ-CP, ban quản lý rừng và các tổ chức sự nghiệp khác, hộ gia đình cá nhân sử dụng theo Nghị quyết 112/2015/NQ-QH13 của Quốc hội.
2.1. Chủ động, phối hợp với các bộ, ngành và cơ quan chủ quản trong việc thống nhất giải pháp giải quyết dứt điểm và thu hồi đất thuộc diện phải bàn giao về địa phương; đồng thời rà soát lại quỹ đất của các công ty nông, lâm nghiệp thu hồi các diện tích đất sử dụng không hiệu quả, sai mục đích, khoán trắng thực hiện theo quy định của Nghị định số 118/2014/NĐ-CP và xây dựng phương án quản lý, sử dụng tổng thể để thực hiện các dự án bố trí ổn định dân di cư tự do, trình cơ quan có thẩm quyền xem xét, quyết định.
2.2. Chỉ đạo lập phương án quản lý, sử dụng quỹ đất các nông, lâm trường bàn giao về địa phương, trong đó xác định quỹ đất giao cho người dân, nhất là hộ đồng bào dân tộc thiểu số thiếu hoặc không có đất ở, đất sản xuất. Chủ động quy hoạch, xây dựng các điểm dân cư tập trung, việc bố trí các khu vực đất đai dự kiến giao cho hộ dân di cư tự do phải đảm bảo tính đồng bộ về hạ tầng, đất ở và đất sản xuất, trong đó chú trọng việc định canh cho đồng bào, khắc phục tình trạng di cư tự do, dân cư trú phân tán trên diện rộng trong diện tích đất do các nông, lâm trường quản lý, sử dụng.
2.3. Chủ động rà soát, điều chỉnh quy hoạch ba loại rừng, xác định những diện tích đất, rừng phòng hộ xung yếu; quy hoạch, đưa diện tích đất rừng bỏ hoang, chưa sử dụng hợp lý trước đây chuyển sang rừng sản xuất để phát huy hiệu quả kinh tế.
3. Triển khai thực hiện Quyết định số 32/QĐ-TTg ngày 07 tháng 01 năm 2020 của Thủ tướng Chính phủ
3.1. Đối với 33 tỉnh1 đăng ký nhu cầu khối lượng theo Đề án
a) Chỉ đạo Sở Tài nguyên và Môi trường chủ trì lập, trình Ủy ban nhân dân cấp tỉnh phê duyệt trước 30 tháng 6 năm 2020 Đề án Tăng cường quản lý đất đai có nguồn gốc từ các nông, lâm trường quốc doanh hiện do các công ty nông nghiệp, công ty lâm nghiệp không thuộc diện sắp xếp lại theo Nghị định số 118/2014/NĐ-CP, ban quản lý rừng và các tổ chức sự nghiệp khác, hộ gia đình cá nhân sử dụng tại địa phương và các Thiết kế kỹ thuật - dự toán chi tiết theo hướng dẫn của Bộ Tài nguyên và Môi trường để khẩn trương thực hiện các nhiệm vụ được giao trong Đề án theo đúng tiến độ;
b) Tổng hợp nhu cầu khối lượng, kinh phí thực hiện nhiệm vụ trong Đề án, xây dựng kế hoạch tổng thể, kế hoạch hàng năm về tiến độ, khối lượng và dự toán kinh phí để thực hiện Đề án theo Biểu 1,2 Phụ lục số 01 đính kèm Công văn này; đề xuất nhu cầu hỗ trợ kinh phí từ ngân sách Trung ương (Trừ tỉnh Khánh Hòa) gửi về Bộ Tài nguyên và Môi trường trước ngày 10 tháng 4 năm 2020 để tổng hợp, phối hợp với Bộ Tài chính, trình Thủ tướng Chính phủ quyết định. Bộ Tài nguyên và Môi trường sẽ không tổng hợp, đề xuất hỗ trợ kinh phí từ Trung ương cho các địa phương không thực hiện đúng tiến độ nêu trên.
c) Hàng năm, trước ngày 31 tháng 9, tổng hợp, báo cáo kết quả thực hiện Đề án tại địa phương theo Biểu 1,2,3 Phụ lục số 2 đính kèm Công văn này về Bộ Tài nguyên và Môi trường; đề xuất nhu cầu hỗ trợ kinh phí từ ngân sách Trung ương cho năm tiếp theo để tổng hợp chung trên phạm vi cả nước báo cáo Thủ tướng Chính phủ quyết định;
3.2. Đối với các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương còn lại
a) Chỉ đạo các Sở, ngành có liên quan tổ chức rà soát tình hình triển khai thực hiện các nhiệm vụ do Thủ tướng Chính phủ giao tại khoản 5 Chỉ thị số 11/CT-TTg. Đối với các nhiệm vụ chưa/đang triển khai thì Ủy ban nhân dân các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương tập trung chỉ đạo và có giải pháp để sớm hoàn thành theo yêu cầu của Thủ tướng.
b) Chỉ đạo rà soát, đánh giá tình hình quản lý và sử dụng đất có nguồn gốc từ các nông, lâm trường quốc doanh hiện do các công ty nông nghiệp, công ty lâm nghiệp không thuộc diện sắp xếp lại theo Nghị định số 118/2014/NĐ-CP, ban quản lý rừng và các tổ chức sự nghiệp khác, hộ gia đình cá nhân sử dụng theo Nghị quyết 112/2015/NQ-QH13 của Quốc hội và Chỉ thị số 11/CT-TTg ngày 04 tháng 4 năm 2016 của Thủ tướng Chính phủ. Trường hợp tình hình quản lý, sử dụng đất đai của các đối tượng nêu trên chưa đáp ứng theo yêu cầu của Quốc hội và của Chính phủ thì Ủy ban nhân dân các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương tiếp tục chỉ đạo thực hiện rà soát, sắp xếp, triển khai các biện pháp tăng cường quản lý để việc quản lý, sử dụng đất đai có nguồn gốc từ các nông, lâm trường quốc doanh hiệu lực, hiệu quả.
c) Chủ động bố trí kinh phí từ ngân sách địa phương để thực hiện các nhiệm vụ. Hàng năm, trước ngày 31 tháng 9 tổng hợp, báo cáo kết quả thực hiện nhiệm vụ tại địa phương (theo Biểu 1,2,3 Phụ lục số 02 đính kèm Công văn này) về Bộ Tài nguyên và Môi trường để tổng hợp chung trên phạm vi cả nước, báo cáo Thủ tướng Chính phủ.
4. Các địa phương trong quá trình tổ chức thực hiện nhiệm vụ cần triển khai các giải pháp đồng bộ để đảm bảo an toàn, an ninh, quốc phòng và công tác bảo mật. Không để xảy ra tình trạng tranh chấp, lấn chiếm đất đai, tránh để các đối tượng phản động, thù địch lợi dụng, kích động tụ tập đông người gây mất an ninh trật tự hoặc hình thành “điểm nóng” về an ninh trật tự trong quá trình triển khai thực hiện.
Đề nghị Ủy ban nhân dân các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương quan tâm chỉ đạo. Trong quá trình thực hiện, nếu có khó khăn vướng mắc, đề nghị các địa phương phản ánh kịp thời về Bộ Tài nguyên và Môi trường để được hướng dẫn, giải quyết./.
Nơi nhận: | KT. BỘ TRƯỞNG |
1 Gồm các tỉnh: Cao Bằng, Bắk Kạn, Lạng Sơn, Hà Giang, Tuyên Quang, Thái Nguyên, Lào Cai, Yên Bái, Lai Châu, Điện Biên, Sơn La, Hòa Bình, Phú Thọ, Ninh Bình, Thanh Hóa, Nghệ An, Hà Tĩnh, Quảng Bình, Quảng Trị, Thừa Thiên Huế, Quảng Nam, Bình Định, Phú Yên, Khánh Hòa, Ninh Thuận, Bình Thuận, Kon Tum, Gia Lai, Đắk Lắk, Đắk Nông, Lâm Đồng, Bình Phước và Hậu Giang.
- 1 Nghị quyết 22/NQ-CP năm 2020 về ổn định dân di cư tự do và quản lý, sử dụng đất có nguồn gốc từ nông, lâm trường do Chính phủ ban hành
- 2 Quyết định 32/QĐ-TTg năm 2020 về phê duyệt Đề án Tăng cường quản lý đối với đất đai có nguồn gốc từ nông, lâm trường quốc doanh hiện do công ty nông nghiệp, công ty lâm nghiệp không thuộc diện sắp xếp lại theo Nghị định 118/2014/NĐ-CP, ban quản lý rừng và tổ chức sự nghiệp khác, hộ gia đình, cá nhân sử dụng do Thủ tướng Chính phủ ban hành
- 3 Công văn 1067/TCQLĐĐ-CĐKĐĐ năm 2019 về thủ tục đăng ký quyền sở hữu tài sản gắn liền với đất do Tổng cục Quản lý đất đai ban hành
- 4 Công văn 1050/TCQLĐĐ-CĐKĐĐ năm 2019 hướng dẫn thủ tục cấp Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất trúng đấu giá do Tổng cục Quản lý đất đai ban hành
- 5 Công văn 2083/TCQLĐĐ-CĐKĐĐ năm 2018 trả lời kiến nghị trên Cổng Thông tin điện tử của Chính phủ về quyền sử dụng đất do Tổng cục Quản lý đất đai ban hành
- 6 Chỉ thị 11/CT-TTg năm 2016 thực hiện Nghị quyết 112/2015/NQ-QH13 về tăng cường quản lý đất đai có nguồn gốc từ nông trường, lâm trường quốc doanh do các công ty nông nghiệp, công ty lâm nghiệp, ban quản lý rừng và các tổ chức, hộ gia đình, cá nhân khác sử dụng do Thủ tướng Chính phủ ban hành
- 7 Nghị quyết 112/2015/QH13 về tăng cường quản lý đất đai có nguồn gốc từ nông trường, lâm trường quốc doanh do các công ty nông nghiệp, công ty lâm nghiệp, ban quản lý rừng và các tổ chức, hộ gia đình, cá nhân khác sử dụng do Quốc hội ban hành
- 8 Nghị định 118/2014/NĐ-CP về sắp xếp, đổi mới và phát triển, nâng cao hiệu quả hoạt động của công ty nông, lâm nghiệp
- 1 Công văn 2083/TCQLĐĐ-CĐKĐĐ năm 2018 trả lời kiến nghị trên Cổng Thông tin điện tử của Chính phủ về quyền sử dụng đất do Tổng cục Quản lý đất đai ban hành
- 2 Công văn 1050/TCQLĐĐ-CĐKĐĐ năm 2019 hướng dẫn thủ tục cấp Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất trúng đấu giá do Tổng cục Quản lý đất đai ban hành
- 3 Công văn 1067/TCQLĐĐ-CĐKĐĐ năm 2019 về thủ tục đăng ký quyền sở hữu tài sản gắn liền với đất do Tổng cục Quản lý đất đai ban hành