BAN CHẤP HÀNH TRUNG ƯƠNG | ĐẢNG CỘNG SẢN VIỆT NAM |
Số: 1611-CV/BTCTW | Hà Nội, ngày 29 tháng 03 năm 2007 |
Kính gửi: | - Các tỉnh, thành ủy, đảng ủy trực thuộc Trung ương; |
Thực hiện Nghị quyết Trung ương 3 (khóa VIII) về Chiến lược cán bộ, Nghị quyết số 42-NQ/TW của Bộ Chính trị (khóa IX) về công tác quy hoạch cán bộ lãnh đạo, quản lý, Nghị quyết số 52-NQ/TW của Bộ Chính trị (khóa IX) về đổi mới, nâng cao chất lượng đào tạo, bồi dưỡng cán bộ và nghiên cứu khoa học của Học viện Chính trị quốc gia Hồ Chí Minh, Công văn số 1836-CV/VPTW của Văn phòng Trung ương thông báo ý kiến kết luận của Bộ Chính trị tại phiên họp ngày 16/3/2007 về việc bổ sung một số điểm liên quan đến công tác quy hoạch đào tạo, bồi dưỡng cán bộ;
Nhằm tăng cường hơn nữa công tác quản lý, nâng cao chất lượng đào tạo, bồi dưỡng cán bộ theo tinh thần Nghị quyết Đại hội X của Đảng;
Sau khi trao đổi thống nhất với Học viện Chính trị quốc gia Hồ Chí Minh, Ban Tổ chức Trung ương đề nghị các địa phương, đơn vị liên quan thống nhất thực hiện một số vấn đề về đào tạo, bồi dưỡng cán bộ trong nhiệm kỳ Đại hội lần thứ X của Đảng, cụ thể như sau:
1. Tiêu chuẩn xét cử vào học cao cấp lý luận chính trị và các đại học chính trị chuyên ngành trong hệ thống Học viện Chính trị quốc gia Hồ Chí Minh:
1.1. Là Đảng viên Đảng Cộng sản Việt Nam.
Riêng, đối với cán bộ đi học đại học chính trị chuyên ngành (tổ chức, kiểm tra, tư tưởng – văn hóa, dân vận, tôn giáo …) và cán bộ trẻ đi học CCLLCT hệ tập trung nếu chưa phải là đảng viên thì phải là đoàn viên ưu tú, có đủ điều kiện, triển vọng kết nạp vào Đảng Cộng sản Việt Nam.
1.2. Có bằng đại học về chuyên môn.
Riêng, đối với cán bộ không giữ chức danh chủ chốt cấp huyện, quận, thị xã và tương đương trở lên và không trong diện quy hoạch cho các chức danh đó nhưng là người dân tộc thiểu số, công tác lâu năm ở miền núi, vùng sâu, vùng xa, vùng đặc biệt khó khăn, công tác ở các huyện biên giới, hải đảo, ở những đơn vị và các vị trí công tác đặc thù thì phải có trình độ tối thiểu là từ tốt nghiệp trung cấp về chuyên môn, kèm theo bằng trung cấp lý luận chính trị.
1.3. Về độ tuổi đi học và hệ đào tạo:
+ Cán bộ có tuổi đời từ 45 trở lên đối với nam, 40 trở lên đối với nữ đang giữ chức danh chủ chốt cấp huyện, quận, thị xã và tương đương trở lên hoặc trong diện quy hoạch cho các chức danh đó thì thuộc diện xét cử đi học CCLLCT hệ tại chức; nếu có tuổi đời dưới 45 đối với nam, dưới 40 đối với nữ thì thuộc diện xét cử đi học CCLLCT hệ tập trung.
+ Cán bộ không giữ chức danh chủ chốt cấp huyện, quận, thị xã và tương đương trở lên và không trong diện quy hoạch cho các chức danh đó có tuổi đời từ 41 trở lên đối với nam, 36 trở lên đối với nữ thì thuộc diện xét cử đi học CCLLCT hệ tại chức; nếu có tuổi đời dưới 41 đối với nam, dưới 36 đối với nữ thì thuộc diện xét cử đi học CCLLCT hệ tập trung.
Riêng, đối với cán bộ không giữ chức danh chủ chốt cấp huyện, quận, thị xã và tương đương trở lên và không trong diện quy hoạch cho các chức danh đó nhưng là người dân tộc thiểu số, công tác lâu năm ở miền núi, vùng sâu, vùng xa, vùng đặc biệt khó khăn, công tác ở các huyện biên giới, hải đảo, ở những đơn vị và các vị trí công tác đặc thù có tuổi đời từ 36 trở lên đối với nam, 31 trở lên đối với nữ thì thuộc diện xét cử đi học CCLLCT hệ tại chức.
2. Học viện Chính trị quốc gia Hồ Chí Minh, các học viện chính trị khu vực cần tăng số lượng chiêu sinh hệ tập trung về CCLLCT, trước mắt trong năm 2007 tăng 15% so với năm 2006.
3. Học viện Chính trị quốc gia Hồ Chí Minh nghiên cứu, đề xuất cơ chế để những giảng viên của trường chính trị TP. Hà Nội, TP. Hồ Chí Minh đã qua đào tạo sau đại học, có đủ điều kiện tham gia giảng dạy các lớp CCLLCT hệ tại chức do Học viện Chính trị khu vực I và Học viện Chính trị khu vực II chiêu sinh trên địa bàn TP. Hà Nội và TP. Hồ Chí Minh theo kế hoạch hàng năm của Ban Tổ chức Trung ương.
4. Trên cơ sở tổng hợp nhu cầu từ các trường chính trị, hàng năm Học viện Chính trị quốc gia Hồ Chí Minh mở lớp đào tạo giảng viên chính trị (trình độ cử nhân) cho cán bộ trẻ đã có bằng đại học của các trường chính trị tỉnh, thành phố.
5. Các địa phương, bộ, ban, ngành, đảng ủy trực thuộc Trung ương cần thực hiện nghiêm túc việc cử cán bộ đi bồi dưỡng kiến thức quốc phòng – an ninh, bồi dưỡng cập nhật kiến thức mới đối với cán bộ lãnh đạo, quản lý.
6. Các cấp ủy tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương có trách nhiệm xem xét, tạo điều kiện thuận lợi cho các chức sắc tôn giáo có nhu cầu đi học trung cấp, cao cấp lý luận chính trị được vào học tại trường chính trị của tỉnh, thành phố hoặc các học viện chính trị khu vực.
7. Ban Tổ chức Trung ương chủ trì, phối hợp với các cơ quan liên quan tiến hành kiểm tra định kỳ hoặc đột xuất về công tác quy hoạch đào tạo, bồi dưỡng cán bộ đối với tất cả các địa phương, đơn vị và các cơ sở đào tạo thuộc hệ thống Học viện Chính trị quốc gia Hồ Chí Minh.
8. Hàng năm, các tỉnh, thành ủy, các ban, ban cán sự đảng, đảng đoàn và đảng ủy trực thuộc Trung ương lập kế hoạch đào tạo, bồi dưỡng cán bộ, danh sách cán bộ dự kiến cử đi học cao cấp lý luận chính trị, báo cáo kết quả công tác quy hoạch đào tạo cán bộ của địa phương, đơn vị gửi về Ban Tổ chức Trung ương trong tháng 10 để tổng hợp và xây dựng kế hoạch chung.
Nơi nhận: | KT. TRƯỞNG BAN |