BỘ THÔNG TIN VÀ | CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM |
Số: 1631/BTTTT-CBC | Hà Nội, ngày 20 tháng 5 năm 2021 |
Kính gửi: | Bộ trưởng Bộ Y tế Nguyễn Thanh Long |
Ngay từ khi dịch bệnh COVID-19 xuất hiện tại Việt Nam, quán triệt chỉ đạo của Bộ Chính trị, Ban Bí thư, Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ và Ban Chỉ đạo Quốc gia về phòng, chống dịch COVID-19, cùng với sự nỗ lực của ngành y tế và các cấp, ngành, công tác chỉ đạo, định hướng và bảo đảm cung cấp thông tin cho các cơ quan báo chí đã được Bộ Y tế, Bộ Thông tin và Truyền thông cùng các cơ quan liên quan phối hợp thực hiện bài bản, chuyên nghiệp. Công tác thông tin, tuyên truyền đã góp phần quan trọng trong việc nâng cao hiệu quả phòng, tránh dịch bệnh và ý thức tự bảo vệ bản thân, cộng đồng ở mỗi người dân, tạo nên tâm thế bình tĩnh đối phó, chiến thắng dịch bệnh trong cộng đồng xã hội.
Tuy vậy, một số phương thức và nội dung cung cấp thông tin về phòng chống dịch, trong đó có việc công bố công khai danh tính và lịch trình di chuyển của nhiều bệnh nhân mắc COVID-19, gần đây đã bộc lộ nhiều bất cập. Những thông tin này được các Trung tâm kiểm soát dịch bệnh (CDC) ở các địa phương có người nhiễm Covid-19 công bố (phần nhiều dựa trên nội dung khai báo của người bệnh), và sau đó được báo chí đăng tải, mạng xã hội phát triển, suy diễn thêm, khiến cho dư luận, cộng đồng bám theo bình luận, bàn tán, kỳ thị, xâm phạm đời tư, gây ảnh hưởng xấu đến uy tín, danh dự của người nhiễm bệnh và cuộc sống, sinh hoạt của gia đình họ.
Từ thực tế đó, để bảo đảm hiệu quả thông tin, tuyên truyền phòng, chống dịch bệnh COVID-19, phù hợp với quy định của pháp luật, Bộ Thông tin và Truyền thông trân trọng đề nghị đồng chí Bộ trưởng Bộ Y tế, Phó trưởng Ban thường trực Ban Chỉ đạo Quốc gia phòng, chống dịch COVID-19 chỉ đạo ngành Y tế và Trung tâm Kiểm soát dịch bệnh các địa phương:
1. Bảo đảm cung cấp thông tin cho báo chí kịp thời, chuẩn xác về diễn biến, của dịch bệnh COVID-19 để không lơ là, chủ quan, nhưng cũng không gây hoang mang, nhất là khi dịch bệnh bùng phát đến nay đã là lần thứ tư, cần phát huy những kinh nghiệm, bài học tốt, nhưng cũng cần thay đổi những cách làm không còn phù hợp, trong đó có công tác truyền thông về dịch bệnh.
2. Không công bố cho báo chí danh tính, chi tiết về lịch trình di chuyển và chi tiết về quá trình tiếp xúc của bệnh nhân. Chỉ công bố, khuyến cáo các điểm đến có nguy cơ về dịch tễ (nơi đã từng có người dương tính với Covid-19 đến) để người dân đã từng di chuyển, tiếp xúc tại khu vực đó thực hiện ngay các biện pháp tự bảo vệ mình và những người xung quanh theo hướng dẫn của ngành y tế.
3. Hỗ trợ các cơ quan báo chí có đầy đủ thông tin và có phương thức truyền thông rõ ràng, chuẩn xác về công tác triển khai tiêm vắc-xin phòng chống dịch cho các tầng lớp nhân dân.
Trân trọng./.
| KT. BỘ TRƯỞNG |
- 1 Thông báo 121/TB-VPCP năm 2021 về kết luận của Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính tại cuộc họp Thường trực Chính phủ về phòng, chống dịch COVID-19 do Văn phòng Chính phủ ban hành
- 2 Công điện 749/CĐ-BCĐQG năm 2021 về khẩn trương rà soát và tăng cường năng lực cấp cứu, hồi sức tích cực,
- 3 Thông báo 129/TB-VPCP năm 2021 về kết luận của Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính tại cuộc họp trực tuyến với lãnh đạo tỉnh Bắc Giang và tỉnh Bắc Ninh về phòng, chống dịch COVID-19 do Văn phòng Chính phủ ban hành
- 4 Công văn 2765/BTTTT-PTTH&TTĐT năm 2021 thực hiện Nghị quyết 78/NQ-CP và tăng cường xử lý tin giả, tin sai sự thật về Covid-19 trên mạng do Bộ Thông tin và Truyền thông ban hành